SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT PHẦN MỞ BÀI CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ TRONG CHƯƠNG T
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH VIẾT PHẦN MỞ BÀI CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ
VĂN 9 TẠI TRƯỜNG THCS BAN CÔNG – BÁ THƯỚC
Người thực hiện : Đinh Thị Nga Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Ban Công
SKKN thuộc môn : Ngữ Văn
THANH HÓA NĂM 2019
Trang 2MỤC LỤC Tiêu đề Trang
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu: 2
2 NỘI DUNG 3
2.1 Cơ sở lí luận 3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 3
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4
2.3.1 Các giải pháp đã sử dụng 5
2.3.1.1 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định mục đích và yêu cầu của phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ 5
2.3.1.2 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định cấu trúc của phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ 5
2.3.1.3 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ 6
2.3.1.4 Giáo viên tổ chức cho học sinh viết phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ 6
2.3.1.5 Giáo viên kiểm tra 6
2.3.2 Các kinh nghiêm bản thân được áp dụng để hướng dẫn học sinh 6
2.4 Hiệu quả của sáng kiến đồng nghiệp và nhà trường 13
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15
3.1 Kết luận 15
3.2 Kiến nghị 16
Tài liệu tham khảo 17
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT, Cấp Sở GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên 18
Phụ lục 19
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Bộ môn ngữ văn được cấu tạo theo tính chất tích hợp giữa ba phân môn:Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn Đây là một sự đổi mới rất tích cực bởicách tiếp cận kiến thức tuân theo trục đồng tâm sẽ giúp học sinh hiểu bài sâuhơn, nắm kiến thức chắc chắn hơn Trong đó, sự “khô”, “khó” của phân mônTập làm văn khiến học sinh phần nào ngại học Bởi vì tập làm văn không có néttươi mát, hấp dẫn như trong các tác phẩm văn học, nó cũng không có sự thú vị,bất ngờ như những bài học ở môn Tiếng Việt Tập làm văn là một môn rènluyện về kĩ năng hành văn, khả năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc; cách bày tỏ thái
độ, suy nghĩ của các em về các sự vật, sự việc trong các tác phẩm văn thơ hoặctrong đời sống
Ở chương trình Ngữ văn 9 có hai dạng đề nghị luận đó là: Nghị luận xãhội: Trong đó có nghị luận về một sự việc, hiện tượng của đời sống và nghị luận
về vấn đề tư tưởng, đạo lí Dạng còn lại là nghị luận Văn học: Trong đó có kiểubài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích và nghị luận về một đoạn thơ, bàithơ Nghị luận là một dạng bài tương đối khó nhưng cũng rất gần gũi, thân thuộcvới học sinh Chính vì vậy phần mở bài giữ một vai trò rất quan trọng, đó là giớithiệu vấn đề cần nghị luận Nếu có thể so sánh thì nó giống như cánh cửa củamột ngôi nhà Một cánh cửa đẹp đẽ, thoáng mát, rộng mở như chào đón kháchhẳn tấm lòng của chủ nhân ngôi nhà cũng rộng mở và đẹp đẽ như vậy Phần mởbài có nhiệm vụ chào đón và bước đầu giới thiệu với người đọc nội dung vấn đềnghị luận là như thế Mở bài hay, hấp dẫn, sáng tạo, độc đáo thì mới có thể khơigợi, gây ấn tượng khiến người đọc chú ý đến nội dung bài văn, và đôi khi chỉcần đọc phần mở bài người đọc có thể nhận thấy người viết có năng lực sángtạo, ngôn ngữ phong phú, tư duy sắc sảo, kiến thức sâu rộng Như vậy, bài vănhay thì mở bài cũng phải cân xứng với nội dung của nó ở phần thân bài
Do vậy, tôi nghĩ rằng việc giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết phần mởbài là một việc làm cần thiết, giúp các em có kĩ năng viết bài ở khâu đầu tiên củabài tập làm văn Một bài văn nghị luận có tính cân đối, hài hòa, sáng tạo, đặc sắcthì phần mở bài cũng đóng góp một phần quan trọng Lâu nay, vấn đề này vẫn bịxem nhẹ, bởi vì nó chỉ là một phần nhỏ của bài văn, người ta thường quan tâm làphần thân bài có đủ ý, đủ lời, diễn đạt thế nào, nội dung có phong phú không nhưng thực tế cho thấy nếu chưa viết phần mở bài thì học sinh không thể làmđược phần thân bài, và đôi khi bài làm của các em thiếu hẳn phần mở bài hay
mở bài chưa đủ ý, nghĩa là chưa giới thiệu được vấn đề cần nghị luận Vậy cónên thực hiện việc hướng dẫn các em viết phần mở bài trong một bài văn nghịluận?
Trong quá trình dạy học Ngữ văn ở nhà trường Trung học cơ sở, đặc biệt
là các lớp tôi phụ trách; tôi đã “Hướng dẫn cho học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ” Trong khuôn khổ hạn hẹp
của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin trình bày cách mình đã làm để có thể
Trang 4hướng dẫn học sinh viết phần mở bài tốt hơn trong bài văn nghị luận về mộtđoạn thơ, bài thơ.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Với đối tượng học sinh mà mình đang đảm nhận đa số các em chưa thực
sự biết cách đi vào phần mở bài hoặc có mở bài nhưng chưa thực sự lôi cuốnngười đọc, dẫn dắt và khới dậy ở người đọc sự tò mò, hiếu kỳ để có thể đọc tiếp
và đọc hết bài văn Chính vì thế với mục đích giúp các em viết được phần mởbài hay, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu và
có thể áp dụng trong thực tế giảng dạy ở trường THCS Ban Công
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này áp dụng với đối tượng học sinh lớp 9 trường THCS Ban Công,
Bá Thước, Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Sử dụng các minh chứng cụ thể, sinh động và thực tế
- Kiểm tra cách viết của học sinh và uốn nắn, sửa chữa kịp thời
- Nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
- Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Trang 52 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ không chỉ là việc lựa chọn hình ảnh,
tứ thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ để khai thác phân tích mà còn phát hiện ra cái hay,cái đẹp của bài thơ theo cách cảm nhận theo lí giải của riêng mình Bài viết phải
có những luận điểm sáng tạo, mới mẻ, độc đáo nhưng quan trọng nhất là phảichính xác, bám sát nội dung vấn đề nghị luận ngay từ phần mở bài
Đối với học sinh, khi các em đã hiểu được yêu cầu của bài văn nghị luậnviết được phần mở bài thì suy nghĩ, cảm xúc ùa về, các em sẽ viết phần thân bài
sẽ dễ dàng hơn Đại đa số học sinh tốn rất nhiều thời gian cho phần mở bài, ảnhhưởng đến lượng thời gian dành cho phần thân bài Thế nhưng, khi đọc lên phần
mở bài trong bài văn nghị luận của các em nhiều khi xa đề, lạc đề cần giới thiệutác phẩm thì lại giới thiệu tác giả và ngược lại, bài viết thiếu tính chân thực hồnnhiên trong sáng Ở độ tuổi học sinh, các em có sức sáng tạo, liên tưởng dồi dàonhưng lại nghèo về vốn từ và vụng về cách diễn đạt Điều đó thật đáng tiếc Vì
vậy, tôi đã thực hiện viết đề tài: “Hướng dẫn cho học sinh viết phần mở bài cho bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong chương trình ngữ văn
9 tại trường THCS Ban Công – Bá thước” Cách làm này đã được các em
hưởng ứng, thực hành, vận dụng và thu được hiệu quả nhất định
Trong thực tế quá trình giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy học sinhthường xem nhẹ khâu tìm hiểu yêu cầu đề bài, viết phần mở bài qua loa, đạikhái, cứ viết đúng như sách giáo khoa giới thiệu là được Khi chấm bài đọc 32bài văn thì có đến 2/3 số bài viết có cách mở bài giống nhau theo trình tự sáchgiáo khoa, bản thân giáo viên chấm bài không thấy gì mới lạ, hấp dẫn, không tạođược tâm thế thoải mái, hứng thú, đôi khi tạo nên sự chán nản mệt mỏi Riêngtôi, sau khi hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần nghị luận mà phạm vi đề bàiyêu cầu, tôi đòi hỏi học sinh phải có những cách mở bài sáng tạo, không aigiống ai, ban đầu học sinh thấy khó và loay hoay đi tìm cái mới, cái lạ trongphần mở bài nhưng sau khi được tổ chức hướng dẫn, thảo luận nói trước lớp,giáo viên nhận xét, uốn nắn, học sinh của tôi đã biết viết những cách mở bàikhác nhau khá sáng tạo
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Về nội dung phần mở bài của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9.
Hiện nay trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 không có bàinào về hướng dẫn học sinh viết mở bài về nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ,điều này cũng gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập nắm vững kiếnthức, kĩ năng làm bài, nhất là đối với học sinh yếu, kém
2.2.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng viết phần mở bài của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Đối với người dạy, đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy,
chăm lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
Giáo viên không chưa quan tâm hướng dẫn cụ thể và chi tiết cách viết mởbài đối với kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Chưa có thời gian để
Trang 6thực hành, rèn kĩ năng, chưa đưa ra nhiều bài mẫu nên học sinh còn lúng túngkhi làm bài văn kiểu này.
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy tập làm văn cũngcòn hạn chế, chưa hợp lí… nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến viếc gây hứng thú
và tạo cảm xúc của học sinh
2.2.3 Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng viết phần mở bài của kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy tôi thấyrằng:
Tuy trường THCS Ban Công đã có thư viện và có sách tham khảo nhưngchưa nhiều, sách văn hay còn hiếm, gia đình học sinh lại không có điều kiện cậpnhật Intenets, chưa mua sách cho các em đọc tham khảo Vì vậy mà vốn kiếnthức về văn học nói chung và kĩ năng làm mở bài văn nghị luận nói riêng cònrất nhiều hạn chế
Số nhiều học sinh vẫn còn nhận thức một cách mơ màng về tầm quantrọng của phần mở bài của một bài văn nói chung và đặc biệt là phần mở bàicủa một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ nói riêng
Học sinh không xác định rõ: Viết mở bài cho đoạn văn là viết như thếnào? Viết mở bài cho bài văn là viết như thế nào? Chính vì thế hầu như phần mởbài của hầu hết các bài văn của các em đều chưa được chính xác, chưa hay, hấpdẫn và lôi cuốn dẫn đến bài viết của các em đạt được kết quả còn thấp
* Trong thực tế, quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 9 ở trườngTHCS Ban Công năm học 2015- 2016, 2016-2017, trước khi áp dụng đề tàinghiên cứu này là :
K t qu i m ki m tra 15 phút, n m h c 2015- 2016 v n m h cết quả điểm kiểm tra 15 phút, năm học 2015- 2016 và năm học ả điểm kiểm tra 15 phút, năm học 2015- 2016 và năm học điểm kiểm tra 15 phút, năm học 2015- 2016 và năm học ểm kiểm tra 15 phút, năm học 2015- 2016 và năm học ểm kiểm tra 15 phút, năm học 2015- 2016 và năm học ăm học 2015- 2016 và năm học ọc 2015- 2016 và năm học à năm học ăm học 2015- 2016 và năm học ọc 2015- 2016 và năm học
mở bài, vì vậy tôi rất trăn trở và tìm ra cách khác đi để hướng dẫn học sinh viếtphần mở bài cho bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ kết quả bài kiểm tra khảo sát và thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhậnthấy học sinh nhiều em chưa biết cách làm mở bài bài nghị luận về một đoạnthơ, bài thơ; về hành văn thì chưa lưu loát, dẫn dắt vào bài chưa hợp lí, chưa hay
và hấp dẫn Xuất phát từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số giải pháp và kinh
Trang 7nghiệm giúp các em có kĩ năng viết tốt phần mở bài trong một bài văn nghị luận
về một đoạn thơ, bài thơ như sau:
- Yêu cầu của mở bài:
+ Ngắn gọn: Phần mở bài thường là một đoạn văn, không quá dài dòng,phần này chỉ nên hé mở những gì mình định viết ở phần thân bài
+ Đầy đủ: Phần mở bài phải nêu được vấn đề cần nghị luận, phạm vi tưliệu, thao tác nghị luận chính
+ Độc đáo: Phần mở bài phải gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đềcần nghị luận bằng cách nêu hoặc có những liên tưởng khác lạ, bất ngờ chongười đọc sẽ dễ chiếm cảm tình của người đọc bằng cách này nhất, bởi nó làmnổi bật giữa hàng trăm bài văn khác
+ Tự nhiên: Phần mở bài cũng chỉ nên dùng các ngôn từ giản dị, mộcmạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép Bởi điều này sẽ gây cho người đọc cảmgiác mơ hồ, khó chiệu về sự giả tạo
+ Tránh lạc đề: Cần phân tích đề trước khi làm để tránh lạc đề, tránh mất điểm và gây mất thiện cảm cho người đọc
2.3.1.2 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh xác định cấu trúc của phần
mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ.
- Cấu trúc của một mở bài gồm 4 nội dung chính:
+ Dẫn dắt vấn đề: Nêu một vài ý liên quan đến luận đề cần bàn, chuẩn bị
tư tưởng dẫn dắt người đọc, người nghe vào nội dung bàn luận hay tình huống
có vấn đề đặt ra ở đề bài Điều quan trọng ở phần này là tạo được sự hấp dẫn,thu hút người đọc
+ Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, khái quát và chính xác Vấn
đề mà mở bài nêu ra chính là vấn đề mà nội dung bài viết đề cập tới
+ Nêu giới hạn vấn đề : Nêu được phạm vi bàn luận trong khuôn khổ tưliệu nào (Đoạn thơ nào? Bài thơ nào?)
+ Nêu thao tác nghị luân chính của bài: Phân tích, bình luận, chứng minh,
* Thông thường ở học sinh trường THCS chỉ yêu cầu đạt ở mức độ: Giới
thiệu đoạn thơ, bài thơ, nêu khái quát nhận định của mình về vấn đề nghị luận
Ví dụ: Đề bài “Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê
hương của Tế Hanh”.
Mở bài cần giới thiệu bài thơ, nêu khái quát nhận định của mình về vấn
đề nghị luận: Giới thiệu sơ lược về tác giả và bài thơ Quê hương của Tế Hanh,
nêu nhận định của em về tình yêu quê hương trong bài thơ
Trang 8- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Nếu là dạng đề so sánh hai bài thơ, hai đoạn thơ thì phải trình bày cả haitác giả hai bài thơ, đoạn thơ đó
2.3.1.3 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thảo luận phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ.
- Tổ chức học sinh trao đổi, thảo luận vấn đề làm phần mở bài của bài vănnghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Học sinh đưa ra các ý kiến về cách làm củamình Sau đó cho học sinh tìm các đề bài cụ thể và trao đổi, giáo viên cũng nêu
ra một số đề bài cho học sinh thảo luận cách làm
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh mở bài theo những cách khác nhau cóthể là giới thiệu tác giả trước, tác phẩm sau, có thể giới thiệu tác phẩm trước, tácgiả sau hoặc có thể giới thiệu một hình ảnh, một chi tiết có giá trị trong bài, cóthể bắt đầu từ một kỉ niệm hay ấn tượng với tác phẩm đang nghị luận
2.3.1.4 Giáo viên tổ chức cho học sinh viết phần mở bài bài văn nghị luận một đoạn thơ, bài thơ.
- Sau khi thực hiện được các bước hướng dẫn về lí thuyết như trên thìgiáo viên giành thời gian( các buổi phụ đạo hoặc giao về nhà) giao đề bài chohọc sinh viết mở bài
- Sau đó chấm điểm, nhận xét, góp ý Giáo viên biểu dương những cáchviết hay, sáng tạo, độc đáo uốn nắn những lệch lạc về diễn đạt ý, cách dùng từ,đặt câu của học sinh phải đảm bảo yêu cầu dù mở bài theo cách nào thì cũngphải đúng ý, sát hợp với nội dung vấn đề nghị luận tránh lối diễn đạt quẩn quanhvòng vèo mất thời gian và công sức một cách vô nghĩa
2.3.1.5 Giáo viên kiểm tra.
- Kiểm tra học sinh viết phần mở bài ngay trên lớp trong khoảng thời gian
15 - 20 phút tôi đã thu được những cách mở bài không những đạt yêu cầu màcòn rất sáng tạo và sinh động
2.3.2 Các kinh nghiêm bản thân được áp dụng để hướng dẫn học sinh.
Bằng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, tôi đã hướng dẫn các emviết phần mở bài trong bài văn nghi luận về một bài thơ theo những cách sau:
- Trước hết, chọn một đề bài cụ thể để hướng dẫn cho học sinh viết mởbài
Đề bài: Phân tích bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
Tôi đã hướng dẫn cho học sinh viết phần mở bài theo 6 cách sau:
1 Mở bài trực tiếp
2 Mở bài gián tiếp
3 Mở bài bằng phương pháp phản đề
4 Mở bài bằng cách so sánh
5 Mở bài bằng cách nêu ấn tượng
6 Mở bài bằng cách khơi gợi suy nghĩ, cảm xúc
2.3.2.1.Mở bài trực tiếp: Là đi thẳng vào vấn đề nghị luận, giới thiệu luôn về tác phẩm.
- Mở bài bằng cách giới thiệu tác giả - tác phẩm: Đây là cách mở bài
luôn luôn đúng nhưng chưa hay vì nội dung mở bài là những kiến thức có sẵn
Trang 9trong sách giáo khoa Đây cũng là cách làm khá phổ biến của học sinh khi các
em không muốn đi chệch quỹ đạo, yêu cầu của bài làm nhưng phần mở bài nàychưa hay và thiếu tính sáng tạo
Ví dụ:
Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, ông sinh năm 1930, mất năm
1980, quê ở huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên- Huế Ông là người có công đầutrong việc xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam Bài thơ “ Mùa xuânnho nhỏ” ra đời vào tháng 11 năm 1980 khi ông đang nằm trên giường bệnh.Tác phẩm thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyệnlàm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho đời
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm theo suy nghĩ và cách sáng tạo riêng của mình, cách này thường ngắn gọn, cảm xúc và sáng ý.
Ví dụ: Khi nhắc đến nhà thơ Thanh Hải người ta thường nghĩ ngay đến
bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - tác phẩm cuối cùng và đặc sắc nhất của ông Mùaxuân nho nhỏ là nhan đề bài thơ hay là tiếng lòng tha thiết ước nguyện chânthành của Thanh Hải khi biết mình sắp phải lìa xa cuộc sống mến thương
- Mở bài bằng cách giới thiệu tác phẩm trước, tác giả sau.
Ví dụ: Nhắc đến bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” là người ta lại nghĩ ngay
đến nhà thơ Thanh Hải Bài thơ chính là tiếng lòng, là tâm nguyện thiết tha củatác giả trước khi trở về với cát bụi Bằng âm hưởng dịu dàng, sâu lắng, bài thơkhông chỉ làm bằng sức sống của mùa xuân thiên nhiên đất nước mà còn là ướcnguyện được làm một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân lớn của dân tộc
- Mở bài bằng cách giới thiệu từ chung đến riêng.
Ví dụ: Cũng như bao nhà thơ khác, Thanh Hải rất yêu mùa xuân và ông đã
góp cho đời một “Mùa xuân nho nhỏ” Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến vàgắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của tác giả làgóp một “Mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của dân tộc Bài thơ đã để lạitrong lòng người đọc một ấn tượng sâu sắc
2.3.2.2 Mở bài gián tiếp: là cách dẫn dắt vấn đề bằng những cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng của riêng mình rồi từ đó giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Từ cảm xúc bồi hồi, rạo rực của con người trước thiên nhiên.
Ví dụ: Rạo rực trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, tâm hồn người
thi sĩ cũng xốn xang lắng đọng bởi những cảm xúc thiết tha ngọt ngào, khátvọng được dâng hiến hòa nhập - đó là ước nguyện chân thành mà sâu sắc củanhà thơ Thanh Hải qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” giản dị mà khiêm nhường
- Liên tưởng từ cách gợi trong một bài hát cùng tên.
Ví dụ:
Mùa xuân ta xin hát Câu nam ai nam bình
Nước non ngàn dặm mìnhNước non ngàn dặm tình
Bài hát đã khép lại nhưng khúc ngân của mùa xuân mang âm điệu mượt
mà của câu hò xứ Huế vẫn còn vương vấn trong lòng người Với chất nhạc, chấtthơ lay động tâm hồn ước nguyện chân thành tha thiết từ tấm lòng thi nhân, bài
Trang 10thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã để lại trong lòng độc giả ấn tượng vàcảm xúc sâu lắng.
- Đi từ quan niệm về cuộc sống: khát vọng cống hiến cho đời không
kể tuổi tác, thời gian.
Ví dụ: Có quan niệm cho rằng tuổi trẻ cần cống hiến còn tuổi già thì
hưởng thụ nhưng Thanh Hải- nhà thơ xứ Huế lại không nghĩ như thế Với ôngsống nghĩa là cống hiến hết mình, đem phần tốt đẹp cuộc đời mình dù nhỏ bé đểgóp phần làm nên vẻ đẹp cho đời và làm nên mùa xuân cho đất nước Quanniệm đó được thể hiện rõ qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
là mùa của thi ca, không thế mà sao có biết bao bài thơ xuân đã ra đời như :
“Xuân ý” của Chế Lan Viên, “ Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử, “Mùa xuânxanh” của Nguyễn Bính và để lại cảm xúc hơn cả là “Mùa xuân nho nhỏ” củaThanh Hải
- Để gây sự chú ý người ta nói đến những dự định lớn lao vậy mà ThanhHải vẫn được bạn đọc nhiều thế hệ yêu mến dù ông chỉ nói đến những điều giản
dị khiêm nhường khi ước muốn trở thành một “Mùa xuân nho nhỏ” hòa vàomạch cảm xúc của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước
2.3.2.4 Mở bài bằng cách so sánh.
- So sánh với tác giả khác.
Ví dụ: Nếu ai yêu mến thơ Xuân Diệu thì sẽ thấy Xuân Diệu viết nhiều về
mùa xuân, giục giã mọi người sống vội vàng, hối hả gấp gáp để hưởng thụ cuộcsống xanh tươi mơn mởn, còn Thanh Hải thì lại thật khác biệt tâm nguyện củaông là sống phải cống hiến hết mình ( Dù là tuổi hai mươi / dù là khi tóc bạc )cho mùa xuân của đất nước, của dân tộc Điều đó được ông gởi gắm trong bàithơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- So sánh một tác giả nổi tiếng gắn liền với một tác phẩm nổi tiếng.
Ví dụ: Có rất nhiều tác giả mà tên tuổi của họ gắn liền với một tác phẩm
để đời Nhắc đến Lưu Trọng Lư người ta nghĩ ngay đến “Tiếng thu”, nói đến VũĐình Liên người ta liên tưởng đến “Ông đồ” còn nói đến Thanh Hải thì người tanhớ ngay đến “Mùa xuân nho nhỏ”- một tứ thơ sâu lắng thiết tha, khao khátcống hiến hết mình cho mùa xuân đất nước
- So sánh lựa chọn.
Ví dụ: Chúng ta đã đọc nhiều bài thơ hay về tình yêu gia đình, tình yêu
quê hương đất nước, có bạn thích vẻ thiết tha nồng nàn của Tế Hanh ở bài thơ
“Quê hương”, có bạn thích sự mộng mơ lãng mạn của bài “Mây và Tago Riêng tôi, tôi đồng cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thiết tha ướcnguyện cống hiến cho mùa xuân của đất nước, mùa xuân của dân tộc, của nhàthơ Thanh Hải qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Trang 11sóng” So sánh cảm xúc về mùa xuân giữa hai tác giả với hai văn bản viết
về mùa xuân.
Ví dụ: Nếu nhà văn Vũ Bằng thiết tha yêu mến mùa xuân với “mưa riêu
riêu gió lành lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có câu hát huê tìnhcủa cô thôn nữ đẹp như thơ mộng ” thì nhà thơ Thanh Hải lại say sưa ngây ngấttrước khung cảnh mùa xuân thiên nhiên tươi sáng với dòng sông xanh, bông hoatím biếc và tiếng chim chiền chiện hót vang trời, để rồi từ đó lại trầm lắng suy tưkhi nghĩ về mùa xuân đất nước và ước nguyện cống hiến, đem hết sức xuân tươitrẻ của mình góp vào mùa xuân lớn của dân tộc
2.3.2.5.Mở bài bằng cách nêu ấn tượng.
- Ấn tượng từ một câu thơ hay trong bài.
Ví dụ: Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc Khi lời thơ của Thanh Hải tha thiết ngân vang thì mùa xuân lại rạo rựctrong lòng mỗi chúng ta Hòa nhập với sức xuân phơi phới nhà thơ Thanh Hảicũng muốn cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho mùa xuân đất nước Vì vậy
“Mùa xuân nho nhỏ” đã trở thành một bài thơ thật đẹp và ý nghĩa
- Ấn tượng về hình ảnh mùa xuân tươi đẹp trong bài thơ.
Ví dụ: Ai cũng yêu mùa xuân nhưng có lẽ đẹp nhất là sắc xuân long lanh
trong tiếng chim chiền chiện hót vang trời, là bông hoa hết mình tím biếc trêndòng sông xanh, là những lộc biếc theo người đi đến khắp mọi nơi trên đất nước
để xây dựng và bảo vệ quê hương- đó chính là “Mùa xuân nho nhỏ” trong thơThanh Hải- nhà thơ của xứ Huế mộng mơ
2.3.2.6 Mở bài bằng cách khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ.
- Mở bài gắn với suy nghĩ từ hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Ví dụ: Cuối năm 1980, nhà thơ Thanh Hải nằm trên giường bệnh, nhưng
lòng yêu đời, yêu cuộc sống, đặc biệt là khát vọng sống và cống hiến đã khiếncho tâm hồn nhà thơ trở nên khỏe khoắn, mạnh mẽ, dạt dào sức sống để rồi ông
đã cất lên tiếng lòng thiết tha của mình bằng khúc hát ân tình của người con xứHuế qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
- Mở bài gắn với sự cảm thức về thời gian.
Ví dụ: Mùa đông thường ảm đạm, lạnh lẽo khiến người ta chỉ muốn thu
mình lại trong tổ ấm của chính mình để đợi chờ mùa xuân ấm áp Nhà thơThanh Hải lúc này lại đang ốm, phải nằm trên giường bệnh, nhưng lòng yêu đời,yêu cuộc sống mến thương đã giúp ông nhận ra giá trị cuộc sống Và ông đãchạy đua cùng với thời gian, đón được mùa xuân về giữa mùa đông lạnh giá
- Mở bài gắn với cảm xúc, tâm trạng.
Ví dụ: Như con chim cất tiếng hót vút cao trước khi hòa mình vào trời
xanh thăm thẳm, như ánh nắng rực rỡ chan hòa khắp thế gian trước khi mặt trờitắt lặng, nhà thơ Thanh Hải đã cất lên khúc ca lòng mình trước khi trở về lòngđất mẹ Khác với tâm trạng chán nản khi phải lìa xa cuộc sống, thi nhân củachúng ta lại rộn rã, say sưa yêu đời Điều đó thật đáng quý biết bao Có lẽ vì thế
mà bài thơ cuối cùng của ông - bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” - được biết bao thế
hệ bạn đọc yêu mến
- Mở bài gắn với quan niệm về lẽ sống.