1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN nâng cao hiệu quả dạy học ngữ văn 6 ở trường THCS ban công, bá thước thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy

21 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Theo điều 28.2 Luật giáo dục 14/6/2005 đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC NGỮ VĂN 6

Ở TRƯỜNG THCS BAN CÔNG, BÁ THƯỚC THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG S ĐỒ TƯ DUY

Người thực hiện: Vũ Thị Anh Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Ban Công SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019

Trang 2

MỤC LỤC

1.1 Lí do chọn đề tài Trang 2 1.2 Mục đích nghiên cứu Trang 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu Trang 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trang 3

2.1 Cơ sở lí luận Trang 3 2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN Trang 4 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ

văn lớp 6 ở trường THCS Ban Công thông qua việc sử dụng sơ đồ

tư duy Trang 6 2.4 Hiệu quả của SKNN Trang 17

3.1 Kết luận Trang 19 3.2 Kiến nghị Trang 19

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1 1 Lí do chọn đề tài

Theo điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) đã ghi: Phương pháp giáo dục

phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS [3] Do đó mà trong quá trình giảng dạy

hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học đòi hỏi người thầy luôn phảiđặt ra cái đích, đó là giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phươngpháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn

Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội Đây là môn học cóvai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người.Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tưtưởng, tình cảm cho học sinh Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công

cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trongnhà trường phổ thông Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn họckhác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn Điều đóđặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắnkiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống Vì tầmquan trọng của việc dạy học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 6 nói riêngđáp ứng việc đổi mới phương pháp và giảng dạy theo quan điểm tích cực trongdạy học Ngữ văn là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay

Trong thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ Văn ở trường THCS Ban Công, tôinhận thấy rằng học sinh lớp 6 mới chuyển từ một môi trường tiểu học lên môitrường THCS đang còn rất bỡ ngỡ về cách học trong một môi trường mới, chính

vì lí do đó, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi nhớ kiến thức vào bộ não

mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng khôngnhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được điểm cốt lõi trong bài học đó,hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau

Để nâng cao chất lượng dạy học, cần phải đổi mới phương pháp dạy họccác môn học ở trường nói chung và môn Ngữ văn nói riêng Công nghệ thôngtin được ứng dụng vào môn Sinh học đã góp phần cải thiện sự nhàm chán và gâyhứng thú học tập bộ môn cho HS Để đa dạng hóa các hình thức dạy học, đểkhắc sâu kiến thức trong bộ não một cách lôgic mà lại phát huy được khả năngtiềm ẩn trong bộ não của HS, trong quá trình giảng dạy của mình, đặc biệt là ởcác tiết ôn tập, tôi thường hướng dẫn HS ghi nhớ bài học dưới dạng từ khóa vàchuyển cách ghi bài truyền thống sang phương pháp ghi bài bằng SĐTD Tôinhận thấy phương pháp này là thực sự cần thiết nhằm giúp HS rút ngắn thời gianhọc, giúp các em dễ nhớ, nhớ lâu, dễ dàng hệ thống hoá kiến thức với lượng lớn,đồng thời phát triển tư duy cho các em

Việc vận dụng sơ đồ tư duy (SĐTD) trong dạy học sẽ dần hình thành cho

HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề mộtcách hệ thống, khoa học Sử dụng SĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học

Trang 4

tích cực khác như vấn đáp gợi mở, có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH.Sau mỗi chương hoặc mỗi phần Nếu sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống thì HS sẽkhắc sâu được những kiến thức đó một cách nhanh nhất có hệ thống và hiệu quảnhất Xuất phát từ những lợi ích thiết thực của việc áp dụng phương pháp dạyhọc bằng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn và khắc phục những mặt còn hạn

chế trong dạy học Ngữ văn hiện nay tôi đã chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn 6 ở trường THCS Ban Công thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy để nghiên cứu nhằm đóng góp ý kiến nhỏ của mình trong tìm ra những giải

pháp tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung vàNgữ văn 6 nói riêng

1.2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tôi khi viết sáng kiến này là nhằm tìm ra những giải phápchung nhất và hiệu quả nhất trong việc dạy học phân môn văn trong chươngtrình Ngữ văn 6 Đặc biệt chú trọng sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn

để nâng cao chất lượng học sinh mũi nhọn, học sinh đại trà ở môn phụ trách dạyhọc Đồng thời tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn trong quá trình công tác ởđơn vị

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Việc sử dụng SĐTD trong giảng dạy Ngữ văn 6 để nâng cao tính tíchcực, chủ động, sáng tạo của HS, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện nay

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tham khảo, nghiêncứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực nói chung vàphương pháp, kỹ thuật dạy học sử dụng sơ đồ tư duy Tham khảo SGK, SGV,sách chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn Ngữ văn

- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú họctập của học sinh

- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạytrên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý

- Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng;

áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp

- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độtích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Theo nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW tạihội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

có ghi: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiệnđại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năngcủa người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tậptrung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tựcập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ

Trang 5

yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông trong dạy và học” [5]

Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kếcác hoạt động sao cho học sinh có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thứcmới dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của thầy Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạtđộng học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người họckhông chủ động, tích cực, tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lựccủa người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế

Sơ đồ tư duy (SĐTD) là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mởrộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa mộtchủ đề…bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết

SĐTD được coi là công cụ ghi chú tối ưu do Tony Buzan khởi xướng Sựkhác nhau cơ bản giữa ghi chú truyền thống và ghi chú bằng SĐTD là: Nếu ghichú truyền thống chỉ lấy “chữ” làm phương tiện biểu hiện theo một trật tự nhấtđịnh (thường là từ trên xuống dưới, từ trái sang phải) thì SĐTD sử dụng cảđường nét, hình vẽ, màu sắc…lại được người sử dụng thiết kế hoàn toàn theo sởthích cá nhân của họ

Theo các nhà nghiên cứu thì bộ não con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và inđậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, vẽ theo ngôn ngữ của mình Vì vậy việc

sử dụng SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềmnăng của bộ não Việc học sinh lập SĐTD còn giúp cho các em phát triển khảnăng thẩm mỹ, do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, cácnhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, súc tích, hợp lý, trựcquan, dễ hiểu, dễ đọc, dễ tiếp thu, sơ đồ tư duy do các em tự "sáng tác" nên trênmỗi SĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh vàSĐTD do các em tự thiết kế nên các em sẽ yêu quý và trân trọng "tác phẩm" củamình

SĐTD giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực.Thực tế ở trường phổ thông cho thấy, một số học sinh có xu hướng không thíchhọc môn Ngữ văn hoặc ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học thườngphải ghi chép nhiều, khó nhớ Một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích họctập chưa cao Các em thường học bài nào biết bài nấy, học phần sau không biếtliên hệ với phần trước, không biết hệ thồng kiến thức, liên kết kiến thức vớinhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước vào bài học sau Do đó, việc

sử dụng thành thạo SĐTD trong dạy học, sẽ giúp học sinh học được phươngpháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy

Dạy học bằng SĐTD cũng có tác dụng rất thiết thực vì vẽ SĐTD bằngnhững vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế và cách làm đơn giản, SĐTD có thể vận dụngđược với bất kỳ điều kiện nào của nhà trường hiện nay

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trang 6

Năm học 2018 - 2019 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mớiphương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhàtrường phổ thông

Việc đổi mới phương pháp dạy cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các phươngtiện kĩ thuật đã và đang phần nào đạt được những yêu cầu đặt ra như phươngpháp tổ chức hoạt động nhóm của học sinh, phương pháp dạy học theo góc, dạygiáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào giảng dạy.Tuy nhiên, các phương pháp này đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, trang thiết bịdạy học trong khi do điều kiện học tập ở nhà trường còn chưa trang bị được máychiếu cho tất cả các lớp học và một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút thì không đủthời gian cho các hoạt động

Về phía giáo viên: trong quá trình giảng dạy các tiết ôn tập sau mộtchương hay sau một học kỳ để HS nắm được kiến thức trọng tâm, và ghi nhớ hệthống kiến thức đã học là rất khó Trong các quá trình đó, người dạy mà khôngvận dụng tốt các khâu lên lớp, chuẩn bị tốt các phương tiện cũng như phươngpháp kĩ thuật dạy học cho phù hợp, người học sẽ tiếp thu bài không tốt Vì vậyđòi hỏi người giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp vớiđặc trưng bộ môn đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp học hiệu quả

từ đó giúp các em tích cực, chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức là một vấn đềbức thiết được đặt ra Nhiều giáo viên mặc dù đã được tập huấn và biết cácphương pháp dạy học tích cực nhưng việc vận dụng các phương pháp đó vàogiảng dạy còn gặp nhiều khó khăn:

- Do nhiều giáo viên dạy các tiết ôn tập thường áp dụng phương pháptruyền thống là giáo viên đưa ra các câu hỏi, học sinh nhớ lại kiến thức trong cácbài, các chương để trả lời

- Việc sử dụng phần mềm mindmap để thiết kế sơ đồ tư duy của đa số giáoviên còn gặp khó khăn nên thường không thiết kế SĐTD trong các tiết ôn tập.Mặt khác, phần mềm mindmap khi cài đặt lên máy tính thường làm cho tốc độ

xử lí của máy tính chậm lại nên nhiều giáo viên thường không cài đặt phần mềmnày

Về phía học sinh:

- Do chương trình Ngữ văn lớp 6 là phần mở đầu cho chương trình Ngữvăn của bậc THCS, giúp HS bắt đầu làm quen với bộ môn khoa xã hội thuộclĩnh vực văn học nghệ thuật, nghệ thuật ngôn từ Như vậy, trong quá trình dạy

và học chúng ta sẽ thường gặp một số khó khăn như là: học sinh chưa biết cáchhọc, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc mộtcách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắmđược điểm cốt lõi trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liêntưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau

- Nhiều học sinh chưa có kỹ năng tìm lại, nhớ lâu, nhớ lại kiến thức đãhọc do thói quen học ở cấp 1 còn ít lượng kiến thức nên các em chỉ học thuộclòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc

Trang 7

Trong thực tế, quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 6 ở trường THCSBan Công năm học 2015- 2016, 2016-2017, trước khi áp dụng đề tài nghiên cứu

Không tích cực

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn lớp 6 ở trường THCS Ban Công thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy.

2.3.1 Bản thân giáo viên phải nắm rõ vai trò của sơ đồ tư duy, biết

sử dụng phần mềm mindmap để thiết kế sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng

và đào sâu các ý tưởng SĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu

tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét,màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp conngười khai thác tiềm năng vô tận của bộ não

SĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rènluyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệuquả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học Thực tế cho thấy một số học sinh học

Trang 8

rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, họcphần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau,không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau Phần lớn sốhọc sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép đểlưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình Sử dụng thành thạoSĐTD trong dạy học sẽ giúp học sinh có được phương pháp học, tăng tính độclập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực: Một số kết quả nghiêncứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà dochính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sửdụng SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năngcủa bộ não

Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòixây dựng kiến thức mới Nhờ sự liên kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp

và cách diễn đạt riêng của mỗi người, sơ đồ tư duy giúp bộ não liên tưởng, liênkết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống… để phát triển,

mở rộng ý tưởng Sau khi HS tự thiết lập sơ đồ tư duy kết hợp việc thảo luậnnhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của GV dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹnhàng, tự nhiên

Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học ở một số tiết học cho thấy,

sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủđộng, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hàohứng Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàngngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khichứng kiến thành quả lao động của học trò của mình Cách học này còn pháttriển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên

sơ đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó đểchọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ,chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống

Ưu điểm của sơ đồ tư duy

- Kích thích hứng thu học tập của HS

- Kích thích sáng tạo của HS

- Giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức

- Giúp hệ thống hoá kiến thức

- Giúp ôn tập kiến thức

- Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức

Trang 9

CNTT) Việc sử dụng phần mềm để vẽ bản đồ tu duy còn có thể liên kết với cácfile hình ảnh, âm thanh, video, Rất tiện lợi cho GV trong giảng dạy, tăngcường năng lực sáng tạo cho HS.

Hạn chế của sơ đồ tư duy

- Đôi khi mất nhiều thời gian cho HS tô, vẽ quá nhiều

- Do mỗi người thể hiện sơ đồ tư duy theo cách hiểu và sở thích của riêngmình nên khi nhìn vào sơ đồ tư duy của một người khác lập ra thì cảm giác hơirối mắt và đôi lúc khó hiểu

- Việc sử dụng phần mềm mindmap trên máy tính của nhiều giáo viên thấykhó khăn, khó thực hiện thậm chí không biết thiết kế ra sao…

2.3.2 Giáo viên nắm vững quy trình thiết lập sơ đồ tư duy để hướng dẫn cho học sinh

Bước 1: Lập sơ đồ tư duy

HS lập sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân với các gợi ý liên quan đếnchủ đề kiến thức của bài học

- Chọn từ trung tâm ( hay còn gọi là từ khóa) là tên cửa một bài hay một chú

đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác

- Vẽ nhánh cấp 1: Các nhánh cáp 1 chính là các nội dung chính của bài họchay chủ đề đó (hay tên các mục của sách giáo khoa)

- Vẽ nhánh cấp 2,3 …

Các nhánh con cấp 2,3, chính là các nhánh con của nhánh con trước đó(hay nói rõ hơn nhánh con cấp 2,3, là các ý triển khai của nhánh trước đó)

Bước 2: Báo cáo, thuyết minh sơ đồ tư duy ( vừa thiết lập ở bước 1)

Các cụm từ, công thức, hình vẽ, trên sơ đồ tư duy thường ngắn gọn, cáckhái niệm, định lí, thường viết ý chính chưa thành câu, vì vậy cần cho HSthuyết minh một cách đầy đủ Một vài HS hoặc đại diện của các nhóm HS lênbáo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập Hoạt động nàyvừa giúp biết nõ việc hiểu kiến thức cửa các em vừa là một cách rèn cho các emkhả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn

Bước 3: Thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện sơ đồ tư duy

Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy

về kiến thức của bài học GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh

sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học

Khi hướng dẫn cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy trong 1 tiết học, giáo viênkhông nên gò bó học sinh theo một motyp nhất định mà phải tôn trọng các ýtưởng của học sinh, của nhóm, giáo viên chỉ gợi ý, định hướng và chỉnh sửa cáclỗi của các em khi thiết kế sơ đồ tư duy

2.3.3 Hướng dẫn học sinh làm sơ đồ tư duy

- Phương tiện thiết kế sơ đồ tư duy:

Trang 10

Giáo viên, học sinh căn cứ vào điều kiện, phương tiện hiện có của nhàtrường để thiết kế sơ đồ tư duy sao cho phù hợp với kiểu bài, đối tượng và tìnhhình thực tế:

Dùng những phương tiện sẵn có của một lớp học bình thường như: bảng

đen, bảng phụ, phấn màu,bút màu , giấy A4 hoặc A0 GV, HS có thể dùng phấn

màu vẽ trực tiếp lên bảng (nếu có khả năng vẽ được) Thay vì dùng máy, GV,

HS có thể thực hiện các thao tác trên bằng tay Có thể vẽ trên giấy A4 hoặc A0

bằng bút màu

Dùng phương tiện dạy học hiện đại máy tính cũng như các phần mềm ứngdụng: Dùng phương tiện máy tính thiết kế trên powerpoint, sử dụng phần mềmConceptDraw MINDMAP để vẽ SĐTD

- Các bước thiết kế sơ đồ tư duy:

Bước 1: Bắt đầu từ một chủ đề chúng ta sẽ ghi lại một từ hoặc một hìnhảnh tượng trưng cho ý tưởng đầu tiên

Bước 2: Viết ra hoặc vẽ lại những điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bắtđầu nghĩ vấn đề liên quan quanh chủ đề

Bước 3: Khi các ý tưởng nảy sinh, hãy viết ra một hoặc hai từ mô tả ýtưởng đó trên các nhánh lớn, nhánh nhỏ

Bước 4: Diễn dịch các ý tưởng dưới dạng các từ ngữ, hình ảnh, số hoặcbiểu tượng

Bước 5: Sử dụng bút màu để phân biệt các ý tưởng

Bước 6: Thêm các liên kết, các mối liên hệ và có thể kết nối các ý phụ với

ý chính

2.3.4 Vận dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy

Để giảng dạy theo sơ đồ tư duy, giáo viên có thể chủ động vẽ hình trênbảng rồi cho học sinh tiếp tục lên phân nhánh bản đồ hay để học sinh chia thànhtừng nhóm nhỏ rồi tự vẽ bản đồ theo cách hiểu của mình sau đó giáo viên địnhhướng lại từng nội dung cho học sinh

* Tiến trình dạy học trên lớp với sơ đồ tư duy:

Hoạt động 1: HS lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý củaGV

Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh

về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập

Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy

về kiến thức của bài học đó GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoànchỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học

Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà GV đã chuẩn bịsẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HSlên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó

Lưu ý: Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm

HS có chung một kiểu sơ đồ tư duy, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiếnthức, góp ý thêm về đường nét vẽ màu sắc và hình thức (nếu cần)

Ngày đăng: 20/11/2019, 10:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD&ĐT ngày 30-9-2008 của Bộ trưởng bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin giáo dục giai đoạn 2008- 2012 Khác
2. Dạy học văn bản ngữ văn trung học cơ sở theo đặc trưng phương thức biểu đạt, NXB GD, 2006 Khác
3. Luật số 38/2005/QH11 – Luật giáo dục ngày 14/6/2005 của Quốc hội Khác
4. Một số vấn đề về phương pháp dạy học Văn trong nhà trường, NXBGD, 2001 Khác
5. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW tại hội nghị trung ương 8 khóa XI Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w