Chương trình ngữ văn THPT, về phần làm văn nghị luận gồm các bài sau: - Nghị luận xã hội và nghị luận văn học - Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Nghị luận về một hiện tượng đời sống -
Trang 1Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1 Xưa nay, thi đỗ tốt nghiệp và đại học, đạt giải cao trong thi học sinh giỏi
các cấp luôn là niềm mong ước lớn, là mục đích phấn đấu của học sinh lớp 12 Việc học tập, thi cử của các em đã trở thành mối quan tâm của các gia đình và toàn xã hội Nhưng làm thế nào để đỗ đạt theo nguyện vọng, làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục? Đó luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở không chỉ của học sinh mà còn của các thày cô giáo, của các nhà trường, của toàn ngành giáo dục Muốn đạt được mục tiêu trên, cần phát huy sức mạnh của nhiều yếu tố, song điều căn cốt nhất là học sinh cần nắm vững kiến thức và kĩ năng của từng môn học
2 Ngữ văn là một môn học quan trọng, có mặt trong các kì thi tốt nghiệp
THPT và thi đại học, cao đẳng của các khối C, D, thi học sinh giỏi các cấp Tuy nhiên, theo xu thế của thời đại hội nhập, theo nhu cầu, thị hiếu của con người thời đại, môn học này chưa thực sự được coi trọng và yêu thích Do đó thực trạng dạy văn, học văn hiện nay còn tồn tại khá nhiều bất cập; kết quả thi tốt nghiệp, đại học môn văn chưa được nâng cao, một số học sinh có tâm lí thờ ơ, thậm chí coi thường môn học Nguyên nhân của tình trạng trên thì có nhiều, song cần nói đến một lí do căn bản là học sinh chưa được trang bị đầy đủ về phương pháp học văn, kĩ năng làm văn Thực tế cho thấy: lượng kiến thức cần học và ôn luyện về môn văn khá nặng, trong khi đó thời lượng trên lớp dành cho môn học lại ít ỏi, nên các em chủ yếu được trang bị về kiến thức chứ chưa được chú ý rèn luyện về kĩ năng Vì vậy, học
sinh thường chỉ biết học vẹt và tỏ ra lúng túng, bị động trong làm văn
3 Theo hướng dẫn của Bộ giáo dục đào tạo, cấu trúc đề thi tốt nghiệp, đại
học, thi học sinh giỏi gồm từ 2 đến 3 câu với những yêu cầu khác nhau: tái hiện kiến thức cơ bản, viết bài nghị luận xã hội và viết bài nghị luận văn học Ba câu hỏi này thuộc về hai kiểu bài cơ bản: nghị luận xã hội và nghị luận văn học Tuy nhiên, các kiểu, dạng bài của nghị luận xã hội và nghị luận văn học lại hết sức phong phú, đa dạng; vì thế yêu cầu học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phải biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, cần có phương pháp, kĩ năng phù hợp với từng kiểu bài nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của đề
4 Xem xét thực trạng dạy văn học văn và thi tốt nghiệp, đại học, thi học sinh
giỏi nói chung và ở tỉnh Bắc Giang nói riêng cho thấy: chất lượng dạy học môn văn còn có những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân, trong đó có lí do căn bản là kém về khả năng vận dụng kiến thức, về kĩ năng làm bài của học sinh Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang Kết quả cho thấy: khi chưa được hướng dẫn về phương pháp, kĩ năng làm từng kiểu dạng bài nghị luận thì kết quả bài làm của học sinh không cao, thậm chí
Trang 2còn có phần thấp Thế nhưng khi được chúng tôi hướng dẫn cụ thể thì các em chủ động, tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn (xem phụ lục 1)
Xuất phát từ những lý do căn bản trên đây, chúng tôi quyết định chọn Nghiên cứu, biên soạn tài liệu về phương pháp, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học làm đề tài nghiên cứu
II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Theo qui định của Bộ giáo dục đào tạo, đề thi tốt nghiệp THPT gồm kiến thức của chương trình ngữ văn 12, đề thi đại học và cao đẳng bao gồm cả chương trình ngữ văn 12 và một phần chương trình ngữ văn 11, đề thi học sinh giỏi quốc gia gồm toàn bộ chương trình ngữ văn THPT Ở đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu, biên soạn tài liệu về phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học thuộc chương trình ngữ văn thi tốt nghiệp THPT, thi đại học cao đẳng
và thi học sinh giỏi các cấp (chủ yếu là chương trình lớp 11 và 12)
III LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ nhiều năm nay, đã có rất nhiều cuốn sách, tài liệu tham khảo nhằm giúp học sinh ôn thi tốt nghiệp, đại học và cao đẳng, thi sinh giỏi các cấp Những tài liệu này vô cùng phong phú, đa dạng Ở đây, chúng tôi phân chia thành các loại sau:
1 Các bài học trong sách giáo khoa
a Trong sách giáo khoa Ngữ văn cũ, có sự phân tách riêng thành các phân môn: văn học, tiếng Việt, làm văn Các bài học về phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học được đưa vào các cuốn sách Làm văn 10, Làm văn 11, Làm văn
12 gồm các bài sau:
- Nghị luận văn học
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình
là các kiểu bài như trước kia mà chỉ được xem là những thao tác lập luận Chương trình ngữ văn THPT, về phần làm văn nghị luận gồm các bài sau:
- Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Trang 3- Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học…
Các bài học này đã chú ý đến việc rèn phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học cho học sinh Tuy nhiên mục đích của SGK là rèn
kĩ năng qua các đề luyện tập nên chủ yếu là giới thiệu các đề và gợi ý tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn cho các đề cụ thể, chưa có những khái quát đầy đủ về phương pháp, kĩ năng làm bài; thời lượng dành cho mỗi bài học này lại ít (thường là
1 tiết học) cho nên học sinh dù đã được học mà vẫn không tránh khỏi lúng túng khi làm bài
2 Các tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp của Bộ giáo dục đào tạo
Đơn cử như:
- Tài liệu chuẩn kiến thức Văn - Tiếng Việt 12, 1995
- Hướng dẫn ôn tập lớp 12 thi tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007 môn văn
- Hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm học 2007-2008 môn Ngữ văn
- Chuẩn bị kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học-cao đẳng môn Ngữ văn…
3 Các tài liệu, sách tham khảo của các GS-TS, những nhà nghiên cứu, phê bình văn học, các thầy cô giáo và cả các em học sinh Loại sách này vô cùng đa dạng, song phần nhiều là cung cấp kiến thức, cung cấp bài văn mẫu, sách phân tích tác phẩm Chúng tôi chỉ xin nêu một số cuốn sách tiêu biểu:
- Để viết bài thi đại học đạt điểm cao, Nguyễn Quang Ninh, NXB Đại học sư
- Chuyên đề ôn tập và luyện thi ngữ văn 12, Khuất Thế Khoa, NXB Hà Nội, 2009
- Các dạng đề và hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội môn Ngữ văn lớp 10,11,12; Lê A - Nguyễn Thị Ngân Hoa chủ biên, NXB Giáo dục, 2009
- 60 bài văn chọn lọc, Nguyễn Xuân Lạc chủ biên, NXB Đại học sư phạm, 2009…
- Dàn bài làm văn 10, 11, 12; Đỗ Ngọc Thống chủ biên, NXB Giáo dục, 2009
- Rèn kĩ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT và thi đại học môn Ngữ văn
(nghị luận xã hội), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010
- Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội, tập 1-2, NXB Giáo dục, 2011
- Tài liệu chuyên văn, tập 1-2-3, Đỗ Ngọc Thống chủ biên, NXB Giáo dục, 2012
Nghiên cứu, xem xét kĩ lưỡng các tài liệu tham khảo trên, chúng tôi nhận thấy:
- Về ưu điểm:
+ Hệ thống hóa, củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản của chương trình ngữ văn 11,12 Ngoài ra, một số tài liệu còn bổ sung thêm kiến thức nâng cao
về tác giả, tác phẩm
Trang 4+ Cung cấp cho học sinh hệ thống các đề luyện tập, các gợi ý làm bài, các bài văn mẫu
+ Kết cấu, bố cục của các cuốn sách đảm bảo tính khoa học, mạch lạc, khúc chiết; văn phong chặt chẽ, sáng rõ; đáp ứng được những yêu cầu của văn bản khoa học
Nhìn chung, đây là những tài liệu bổ ích, giúp học sinh thuận lợi hơn trong việc học tập và thi cử Đó cũng là tài liệu quí cho các thầy cô giáo
- Về nhược điểm:
+ Ở một vài tài liệu, vẫn còn đôi chỗ chưa thật chuẩn xác về kiến thức và kĩ năng + Nặng về cung cấp kiến thức, cung cấp những bài văn mẫu dễ khiến cho học sinh tiếp nhận một cách thụ động, thiếu sáng tạo và có tư tưởng ỷ lại, lệ thuộc vào tài liệu, vào các bài văn mẫu
+ Chưa quan tâm đích đáng đến việc rèn phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học cho học sinh
Tất nhiên, ở một số cuốn sách này ít nhiều đã có phần hướng dẫn phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận nhưng chủ yếu vẫn là những hướng dẫn chung chung, chưa đi kĩ vào các dạng bài cụ thể Thực ra, đã từ lâu các nhà nhà nghiên cứu, nhà sư phạm đã rất quan tâm đến phương pháp, kĩ năng Sách viết riêng và đi sâu về phương pháp dạy học văn đã có những cuốn rất có giá trị của các GS-TS uy
tín như: Muốn viết bài văn hay của GS Nguyễn Đăng Mạnh, Phương pháp dạy học văn của GS Phan Trọng Luận và gần đây nhất là cuốn Phương pháp nghiên cứu
và phân tích tác phẩm văn học của GS-TS Trần Đăng Suyền (mới xuất bản tháng 5
năm 2012) Tuy nhiên các cuốn sách này chưa có những hướng dẫn về phương pháp, kĩ năng riêng cho từng kiểu bài, dạng bài nghị luận cụ thể; chưa triển khai thành một hệ thống tất cả các kiểu bài, dạng bài nghị luận cần ôn luyện và thi cử Do
đó học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn khi làm bài Kém về khả năng vận dụng kiến thức, về phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận chính là yếu điểm lớn nhất của học sinh hiện nay
IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Xuất phát từ thực trạng đã nêu, trên cơ sở kế thừa, phát huy thành tựu nghiên
cứu của những người đi trước, chọn đề tài Nghiên cứu, biên soạn tài liệu về phương pháp, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học, chúng
tôi hướng tới mục đích cơ bản sau: tập trung chủ yếu và nhấn mạnh vào việc rèn phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học cho học sinh, giúp các em nhận biết được các kiểu, dạng bài và biết cách vận dụng kiến thức linh hoạt vào từng đề bài cụ thể, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của đề Người viết hệ thống hóa các đề nghị luận theo các kiểu loại lớn; trong mỗi kiểu bài đó lại chia thành các dạng bài khác nhau Chúng tôi sẽ trang bị phương pháp, kĩ năng và hướng dẫn học sinh ôn tập theo các kiểu bài, dạng bài cụ thể này Nhờ đó, học sinh sẽ hoàn toàn tự tin,
chủ động, sáng tạo trong làm bài Đây chính là đóng góp mới của đề tài
Trang 5Chúng tôi hi vọng đây là một cẩm nang, một tài liệu rất cần thiết, bổ ích
dành cho giáo viên ngữ văn và học sinh THPT đáp ứng tốt nhu cầu của học sinh, của các thầy cô giáo và yêu cầu dạy văn, học văn hiện nay trên địa bàn tỉnh và cả
nước Giáo viên ngữ văn THPT được sử dụng tài liệu sẽ tự bồi dưỡng kiến thức và
kĩ năng về môn học, nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao hiệu quả ôn luyện thi Được nghiên cứu tài liệu này sẽ giúp các em học sinh THPT không chỉ nắm vững kiến thức mà còn biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt; có phương pháp, kĩ năng phù hợp với từng kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học nhằm đáp
ứng tốt nhất yêu cầu của đề, đạt kết quả cao trong các kì thi
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp phân tích, chứng minh…
- Phương pháp so sánh, đối chiếu…
VI CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
* Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của đề tài được chia thành hai chương:
- Chương 1: Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội
- Chương 2: Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận văn học
* Ở mỗi chương, chúng tôi triển khai theo cấu trúc như sau:
- Phần 1: hướng dẫn cụ thể phương pháp, kĩ năng làm từng kiểu, dạng bài nghị luận Phần này chúng tôi viết không chỉ căn cứ vào những tài liệu đã có mà chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều năm giảng dạy và ôn luyện môn văn
- Phần 2: đề xuất các đề luyện tập, gợi ý cách làm bài, cung cấp những bài mẫu (chủ yếu dưới hình thức dàn ý chi tiết) để minh họa cho phần lí thuyết ở trên
Do dung lượng của đề tài, ở mỗi kiểu dạng bài, chúng tôi chỉ gợi ý một vài đề tiêu
biểu nhất, chủ yếu trên cơ sở đó mà rèn kĩ năng cho học sinh
* Trong đề tài, để thuận lợi hơn cho các thầy cô giáo và các em học sinh trong quá trình ôn luyện, chúng tôi cung cấp thêm hệ thống đề bài và những bài làm mẫu (dưới dạng dàn ý chi tiết) ở phần phụ lục
Trang 6Phần thứ hai
NỘI DUNG Chương I: PHƯƠNG PHÁP, KĨ NĂNG LÀM BÀI
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I.1 Khái quát chung về nghị luận xã hội
I.1.1 Khái niệm: Nghị luận xã hội là kiểu bài nghị luận đi vào các vấn đề xã hội
- chính trị như một tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống để bàn bạc, làm rõ làm rõ cái đúng - cái sai, cái phải - cái trái, cái tốt - cái xấu… Những lời bàn này góp phần làm cho nhận thức và tâm hồn của con người thêm phong phú, tạo cho mỗi người ý thức chăm sóc cuộc sống tinh thần của bản thân mình và xây dựng các mối quan hệ trong xã hội, trong cộng đồng ngày càng văn minh tốt đẹp hơn Không chỉ vậy, nó còn có khả năng rèn năng lực tư duy cho con người, giúp con người có thể đối diện với các vấn đề xã hội và biết cách giải quyết những vấn đề ấy
Đề nghị luận xã hội có thể bàn đến những vấn đề tích cực như: đức tính trung thực, lòng vị tha, đạo lí uống nước nhớ nguồn , cũng có thể bàn đến những vấn đề tiêu
cực: thói ghen tị, hiện tượng nghiện game Song, dù bàn đến những vấn đề tích cực hay
tiêu cực thì mục đích cuối cùng của nghị luận xã hội là giúp con người hướng thiện
I.1.2 Vị trí, vai trò: Từ năm 2008 trở lại đây, một trong những thay đổi của
chương trình phần làm văn mới là tăng cường văn nghị luận xã hội, nhằm cân đối cả hai loại văn nghị luận (nghị luận xã hội và nghị luận văn học) Do đó, viết bài nghị luận xã hội
đã trở thành một yêu cầu bắt buộc trong các kì thi, các bài kiểm tra từ cấp học THCS đến THPT
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới hiện nay nghị luận xã hội cũng rất được đề cao Chẳng hạn như đề thi vào đại học của Trung Quốc năm 2006:
Viết một bài văn với chủ đề Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ (đề của tỉnh An Huy), Viết một bài văn với chủ đề Tôi muốn nắm chặt tay bạn (đề của thành phố Thượng
Hải) Hay như đề văn nghị luận xã hội của Cộng hòa liên bang Đức: “Cuộc sống rất buồn tẻ”, nhiều bạn thanh niên nói như vậy, anh/ chị có những lời khuyên nào?
Vậy tại sao nghị luận xã hội lại được đề cao như vậy? Có lẽ bởi nghị luận xã hội thể hiện được đúng nhất suy nghĩ của người viết Và đó cũng là cách tốt nhất để chống việc chép văn mẫu, chống việc dạy tủ và học tủ Hơn thế nữa, chúng ta đang sống trong thời kì bùng nổ của công nghệ thông tin, đất nước cũng đang trong quá trình phát triển và hội nhập, theo đó, con người luôn đứng trước những cơ hội
và thách thức, phải đối diện và giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh Do đó, nghị luận xã hội có thể rèn năng lực tư duy, năng lực giải quyết các vấn đề xã hội và để góp phần hoàn thiện nhân cách con người
Không phải đến bậc THPT học sinh mới được học nghị luận xã hội mà ngay
từ THCS, các em đã được làm quen với kiểu bài này Tuy nhiên, kiểu bài này được
Trang 7đề cập trong SGK THPT ngoài mục đích củng cố, nó còn rèn năng lực nhận thức, tư duy ở mức độ cao hơn cho học sinh
Trong SGK của cả hai cấp học, các tác giả soạn sách đã nêu ra rất nhiều đề nghị luận xã hội Số lượng đề trong các sách tham khảo cũng không phải là ít Song thực tế cho thấy không phải học gì thi đấy, các đề nghị luận trong các kì thi, kiểm tra đều rất đa dạng, phong phú và hoàn toàn mới, ít khi có trong SGK, nhất là mấy
năm trở lại đây Ví dụ: đề thi đại học khối D năm 2011: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích Hãy viết một bài văn ngắn
(khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên?; Đề thi đại học khối
D năm 2012: Hâm mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng lại là một thảm họa Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy
nghĩ của anh/chị về ý kiến trên? Bên cạnh đó, đề nghị luận xã hội từ bậc THCS đến THPT cũng được nâng lên theo mức độ khó dần, rồi đề thi học sinh giỏi cũng được ra ở mức độ khó hơn so với đề thi tốt nghiệp và đại học Do đó, học sinh không thể nghĩ rằng chỉ cần học thuộc các đề trong sách là có thể làm được bài Mà quan trọng là người viết phải trang bị cho mình phương pháp, kĩ năng Có như vậy mới có thể tự tin khi gặp bất kì đề nghị luận xã hội nào
Hiện nay trên thị trường, sách tham khảo về nghị luận xã hội cũng đã có khá nhiều Tuy nhiên, đa phần các sách tham khảo đều chưa chú trọng đến rèn phương pháp, kĩ năng cho học sinh Nhiều cuốn chỉ đơn thuần là tuyển chọn các đề và bài văn mẫu được viết dưới dạng hoàn chỉnh, để đọc xong một bài mất không ít thời gian, việc nắm bắt ý cũng như phương pháp với học sinh là rất khó Một số sách tham khảo trình bày các đề theo dàn ý thì lại sơ sài Đặc biệt, điểm chung của các sách tham khảo là chưa phân loại đề (nghị luận về một tư tưởng, đạo lí hay nghị luận về một hiện tượng đời sống) Do đó, học sinh rất khó rèn được kĩ năng, phương pháp làm từng kiểu bài
Xuất phát từ những thực tế trên, làm chuyên đề này chúng tôi mong muốn sẽ giúp người học rèn được phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội
I.1.3 Phân loại: Trong SGK Ngữ văn 12 bộ nâng cao, nghị luận xã hội được
chia thành ba dạng: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học Còn SGK Ngữ văn lớp 9 và SGK Ngữ văn 12 bộ cơ bản thì chia nghị luận xã hội thành hai dạng: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống Qua khảo sát và thực tế giảng dạy chúng tôi thấy, học sinh đa phần học theo sách giáo khoa chương trình cơ bản và thường chỉ quen với hai kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống Đây cũng là hai kiểu bài có mặt trong các kì thi Hơn nữa ở kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, những vấn đề đưa ra bàn luận cũng chính là những vấn đề về tư tưởng, đạo lí hoặc là về hiện tượng đời sống Do đó, chúng tôi thống nhất chia nghị
Trang 8luận xã hội thành hai kiểu bài: nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống
I.1.4 Về cách hỏi: Đề nghị luận xã hội thường được hỏi theo hai cách: trực
tiếp hoặc gián tiếp:
- Hỏi trực tiếp: là hỏi cụ thể, rõ ràng vấn đề cần nghị luận Ví dụ: Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lòng dũng cảm/ tính trung thực ? Suy nghĩ của anh/ chị về bệnh vô cảm?
- Hỏi gián tiếp: là vấn đề cần nghị luận được nêu ra qua một câu tục ngữ, một câu thơ hay một ý kiến, một nhận định, một tác phẩm Ví dụ: Tìm lời giải đáp cho
câu hỏi: Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn?; Suy nghĩ của anh/ chị về câu ngạn ngữ sau: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào (ngạn ngữ
Hi Lạp);Từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết bài văn bàn
về danh và thực trong cuộc sống hiện nay?
I.1.5 Yêu cầu: Để làm tốt nghị luận xã hội, học sinh cần đảm bảo một số
yêu cầu sau:
- Về kiến thức: Phải có hiểu biết về xã hội, cuộc sống và văn học; hiểu biết
về các luồng quan điểm, tư tưởng; đồng thời, nắm vững các chuẩn mực đạo đức xã hội; có thái độ và nhận thức đúng đắn về vấn đề nghị luận, có lập trường vững vàng
và tỉnh táo trong việc bác bỏ những quan điểm sai và đề xuất những ý kiến đúng Ngoài ra, người viết cần chân thành, trung thực khi thể hiện cách ứng xử, đánh giá của mình về vấn đề Đặc biệt là người viết phải thể hiện được quan điểm, suy nghĩ riêng, sự trải nghiệm của bản thân
- Về kĩ năng: Nắm vững các thao tác lập luận, biết sử dụng kết hợp các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ…
+ Sử dụng thao tác giải thích để làm rõ ý nghĩa vấn đề, căn cứ của phát ngôn + Sử dụng thao tác chứng minh để làm sáng tỏ, tạo sức thuyết phục cho vấn đề + Sử dụng các thao tác: so sánh, bình luận, bác bỏ… nhằm khẳng định, phủ định, mở rộng, nâng cao vấn đề, xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng
Ngoài ra, cũng cần nắm vững các phương thức biểu đạt và biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: nghị luận với tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, kết hợp nhuần nhuyễn lý lẽ và cảm xúc trong bài văn nghị luận Bài viết phải có bố cục 3 phần, có hệ thống luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động
- Về cách thức trình bày: Bài nghị luận xã hội thường được trình bày theo ba cách: + Theo hệ thống các luận điểm
+ Theo hình thức một câu chuyện
+ Theo hình thức một bức thư
Cũng cần lưu ý, cách lựa chọn phương thức biểu đạt, hình thức trình bày mới
lạ, độc đáo và phù hợp hoặc kết hợp được nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt cũng góp phần làm nên một bài nghị luận xã hội hay, ấn tượng và hấp dẫn như trình bày dưới hình thức một bức thư, nhật kí…Thực tế đã chứng minh một số bài văn
Trang 9tuy chưa đầy đủ ý nhưng lại có một hình thức trình bày rất sáng tạo nên cũng được đánh giá cao
I.2 Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận xã hội
I.2.1 Phương pháp, kĩ năng làm bài chung
Để làm tốt bài văn nghị luận xã hội nói chung và kiểu bài nghị luận về một
tư tưởng, đạo lý nói riêng, người viết cần thành thạo một số phương pháp, kĩ năng
cơ bản sau:
I.2.1.1 Tìm hiểu đề (phân tích đề)
Đây là thao tác đầu tiên, quan trọng và cần thiết trong việc xác định vấn đề cần nghị luận, từ đó mới có thể triển khai đúng yêu cầu của đề Khi tiến hành phân tích đề, người viết cần xác định được ba yêu cầu sau:
- Yêu cầu về nội dung (vấn đề cần nghị luận) Để xác định được nội dung của đề, cần trả lời được câu hỏi: Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? Đó là vấn đề về
tư tưởng, đạo lí hay là về hiện tượng đời sống?
+ Đối với những đề hỏi trực tiếp, ngắn gọn, dễ hiểu, người viết sẽ xác định được nhanh chóng vấn đề nghị luận (ví dụ: Suy nghĩ của anh/ chị về lòng dũng
cảm? , vấn đề cần nghị luận là lòng dũng cảm, là một vấn đề về tư tưởng)
+ Đối với những đề hỏi gián tiếp qua một câu danh ngôn, tục ngữ, một câu chuyện nhỏ … thì việc phát hiện vấn đề nghị luận không phải dễ dàng Muốn xác định được nội dung của đề, cần đọc kĩ đề, chú ý những từ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ ngữ, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu, văn bản; chia tách vế, chỉ ra mối quan hệ giữa các vế (song song, nhân quả, chính phụ, tăng tiến, đối lập…)
- Yêu cầu về thao tác lập luận: xác định các thao tác lập luận cần vận dụng Trong các thao tác lập luận đó thì thao tác nào là chính, thao tác nào là phụ
- Yêu cầu về phạm vi tư liệu (phạm vi dẫn chứng): cần sử dụng những tư liệu, dẫn chứng nào (trong văn chương, sử sách, trong đời sống xã hội) Khi chọn dẫn chứng, người viết cũng cần chọn lựa những dẫn chứng tiêu biểu, chân thực, toàn diện
và các dẫn chứng phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý Có như vậy, dẫn chứng mới thuyết phục (Lưu ý khi viết bài, dẫn chứng phải được trình bày ngắn gọn, súc tích, tránh kể lể dài dòng, lan man)
Ví dụ 1: Đề hỏi trực tiếp
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn bàn về tự ti và tự tôn
Khi phân tích đề trên, cần xác định được các yêu cầu sau:
- Về nội dung: vấn đề cần nghị luận là sự tự ti và tự tôn ở con người (thuộc kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Về thao tác lập luận: với vấn đề trên, cần sử dụng kết hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ…
- Về phạm vi dẫn chứng: trong thực tế, trong văn chương
Ví dụ 2: Đề hỏi gián tiếp
Trang 10Trang bị quý nhất của mỗi người là khiêm tốn và giản dị (Ph.Ăngghen)
Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên?
- Về nội dung: vấn đề đưa ra bàn luận là một vấn đề tư tưởng: bàn về những phẩm chất cần phải rèn luyện của con người: khiêm tốn và giản dị
- Về thao tác lập luận: Sử dụng kết hợp các thao tác giải thích, phân tích,
- Các ý lớn, ý nhỏ cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lý Cụ thể, trong bài nghị luận xã hội, ý đầu tiên bao giờ cũng là giải thích sau đó là tiến hành bàn luận (theo các bước: phân tích – chứng minh – bình luận…), cuối cùng là rút ra ý nghĩa của vấn đề
- Tương ứng với mỗi ý, người viết có thể tìm dẫn chứng tương ứng cho phù hợp
Ví dụ: tìm ý cho ví dụ 2 (ở trên, phần tìm hiểu đề)
- Ý 1: Giải thích câu nói
+ Thế nào là khiêm tốn? Người khiêm tốn là người như thế nào?
+ Thế nào là giản dị? Biểu hiện ?
- Ý 2: Bàn luận (kết hợp phân tích, chứng minh và bình luận), phần này được triển khai thành các ý nhỏ sau:
+ Đánh giá, nhận xét: câu nói đó có đúng không ?
+ Phân tích, chứng minh: Vì sao khiêm tốn và giản dị lại là trang bị quý nhất của con người? (nêu dẫn chứng)
+ Mở rộng vấn đề: khiêm tốn có đồng nghĩa với tự ti? Giản dị có đồng nghĩa với xềnh xoàng ?
- Ý 3: Đánh giá ý nghĩa của câu nói
* Lập dàn ý
Dàn ý của một bài văn chẳng khác nào một bản vẽ, một bản thiết kế cho một công trình xây dựng Có được một dàn ý cơ bản, điều đó sẽ giúp người viết đỡ lúng túng trong quá trình hình thành bài văn Ý của bài văn sẽ được nối kết chặt chẽ, không rời rạc, không đi xa đề bài Lập dàn ý là tạo khung sườn đầy đủ cho bài văn với bố cục ba phần:
- Mở bài: Dẫn dắt vấn đề xã hội cần nghị luận
- Thân bài: Triển khai nội dung theo các ý lớn, ý nhỏ đã tìm
- Kết luận: Khái quát lại vấn đề, mở rộng, nâng cao, liên hệ bản thân…
Trang 11* Luận điểm 1: Giải thích câu nói
- Khiêm tốn là gì? Người khiêm tốn là người như thế nào?
+ Khiêm tốn là thái độ của con người
+ Người khiêm tốn là những người: luôn có ý thức về sự thiếu hụt trong nhận thức của bản thân về đời sống và kho tàng tri thức bao la của nhân loại, luôn có ý thức học hỏi, tôn trọng người khác, không khoe khoang tự mãn, có thái độ khiêm nhường trước mọi người, không nói nhiều về mình, trái lại luôn biết lắng nghe để tự hoàn thiện mình, dè dặt, nhã nhặn khi nhận những lời khen; chân thành, từ tốn trước những lời góp ý phê bình của người khác…
- Giản dị là thế nào, có những biểu hiện nào?
+ Giản dị là đơn giản và bình dị, giản dị đối lập với cầu kỳ Người giản dị là người không cầu kỳ, kiểu cách, không lấy sự phô trương hay nổi bật làm phương châm sống, trái lại luôn hướng tới sự hài hoà giữa mình và mọi người xung quanh
+ Giản dị có nhiều biểu hiện: giản dị trong tác phong, lối sống, giản dị trong nói năng, giao tiếp, giản dị trong quan niệm sống, quan niệm hạnh phúc
* Luận điểm 2: Bàn luận:
- Đánh giá, nhận xét: câu nói hoàn toàn đúng
- Phân tích, chứng minh: Vì sao đó là những trang bị quý nhất của con người? + Những người khiêm tốn bao giờ cũng dễ hoà đồng với những người xung quanh, bởi tâm lý chung của con người là không thích thói hung hăng, kiêu ngạo, tự phụ, chuộng những người ham học hỏi, từ tốn, điềm đạm
+ Khiêm tốn rất cần thiết vì sự hiểu biết của mỗi người là hữu hạn trong khi
những bài học trong cuộc sống; kho tri thức của nhân loại là vô hạn (Học, học nữa, học mãi - Lênin)
+ Khiêm tốn không hạ thấp con người, trái lại nó nâng con người lên
=> Khiêm tốn là một phẩm chất rất cần thiết giúp con người thành công
+ Giản dị, ngoài việc giúp con người dễ hoà đồng, chiếm được cảm tình của
số đông còn giúp cho con người tiết kiệm: thời gian chăm sóc bản thân, có thêm thời gian làm việc; tiết kiệm tiền của, vật chất (Có thể nêu những tấm gương về khiêm tốn, giản dị như Hồ Chí Minh, Anbe Anh xtanh, nữ hoàng Anh Ê-li-da-bét)
Trang 12* Luận điểm 3: Khẳng định ý nghĩa câu nói: câu nói của Ph.Ăngghen ngắn gọn và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc Nó giúp con người nhận thức được rằng:
để hạn chế những vấp ngã, thất bại, con người cần phải rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết, trong đó có đức tính khiêm tốn và giản dị
Kết bài
- Khẳng định khiên tốn, giản dị là những đức tính quý báu của con người
- Rút ra bài học cho bản thân: Muốn thành công thì phải có ý thức rèn luyện
những phẩm chất đó
I.2.2 Phương pháp, kĩ năng làm từng kiểu bài cụ thể
I.2.2.1 Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
a Giới thiệu chung về kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
a1 Khái niệm: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề
thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người
a2 Phân biệt hai khái niệm: tư tưởng và đạo lí
Những vấn đề tư tưởng - đạo lý chiếm khối lượng lớn nhất trong các đối tượng của nghị luận xã hội Trong các tài liệu hiện hành, tư tưởng - đạo lí là một cặp khái niệm đi kèm với nhau Tuy nhiên, các tác giả soạn SGK (từ THCS - SGK Ngữ văn lớp 9, tập 2 đến THPT - SGK Ngữ văn 12, tập 1), sách tham khảo hầu như chưa quan tâm làm rõ hai khái niệm tư tưởng và đạo lí Trong SGK Ngữ văn 9, bài
nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có nêu khái niệm Nghị luận về một vấn đề
tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người (phần ghi nhớ trang 36) SGK Ngữ văn 12 cơ bản thì chỉ bàn đến
cách viết kiểu bài này: hướng dẫn cách tìm hiểu đề và lập dàn ý SGK Ngữ văn 12 nâng cao cũng tương tự: ở bài học nghị luận xã hội và nghị luận văn học, tác giả
soạn sách giới thiệu: Dạng đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường nhân một câu danh ngôn, một nhận định, đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình (trang 22) ; còn trong bài nghị luận
về một tư tưởng, đạo lí cũng chỉ nêu ra 3 đề và yêu cầu tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn
ý Như vậy SGK ở cả hai cấp học THCS và THPT đều chưa phân biệt rõ hai khái niệm tư tưởng và đạo lí Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của học sinh khiến các em dễ lúng túng trong việc hiểu khái niệm
Trên cơ sở thống kê, đối chiếu, so sánh, phân loại, chúng tôi tạm thời chia tách tư tưởng - đạo lý thành hai vấn đề, hai khái niệm để tiện cho việc nghiên cứu
* Những vấn đề tư tưởng được đem ra bàn luận rất rộng, bao gồm: quan niệm cách sống, quan niệm về cuộc sống, về con người; quan niệm về văn hóa, giáo dục, về tình bạn, tình yêu, về hạnh phúc, về tiền bạc, về vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách con người; tầm quan trọng của việc làm; con đường lập thân của thanh niên; những bài học về cách nhìn nhận con người, cuộc sống…
Trang 13Trong số những vấn đề kể trên, chiếm số lượng nhiều nhất, giành được mối quan tâm lớn nhất với các nhà tư tưởng là những quan niệm, những bài học, những triết lý về cách sống: những câu hỏi về sống đẹp; những lời khuyên, những bài học: sống là phải hành động, là phải đấu tranh; sống là phải cống hiến; sống là phải biết lắng nghe, biết quan tâm chia sẻ; sống là phải có ý chí nghị lực, phải quyết đoán, phải lạc quan…
Tiếp đó là những quan niệm, những lời khuyên, những triết lí về con người:
những triết lý về thói xấu (Những thói xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên bạn thân ở chung nhà và kết thúc là ông chủ nhà khó tính…), thói quen (Đừng bắt thói quen nhảy qua cửa sổ…); những bài học về cách nhìn nhận đánh giá con người (Không phải cái gì lóng lánh cũng đều là vàng…), về con đường đời mà mỗi người phải trải qua (Ai chiến thắng mà không hề chiến bại…); những phẩm chất cần có,
cần phải rèn luyện (tình yêu thương, tinh thần đoàn kết, thái độ đồng cảm, chia sẻ,
sự khiêm tốn, giản dị, trung thực, lòng khoan dung, tha thứ, tinh thần tự lực cánh sinh, phẩm chất cần cù, tiết kiệm…); những thói xấu cần tránh (lười biếng, ỷ lại, đố
kỵ, ích kỷ, vô cảm, hung hăng, kiêu ngạo, nói xấu người khác…)
Ngoài ra là những quan niệm, nhận thức về các mặt khác vô cùng phong phú của đời sống
* Những vấn đề đạo lý được đem ra bàn bạc là những bài học, những lời khuyên về thái độ sống, cách ứng xử mang tính nhân văn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội:
- Đó là những mối quan hệ: thầy trò, cha con, anh em, vợ chồng, bè bạn…
- Là những tình cảm: Họ hàng (Một giọt máu đào hơn ao nước lã); làng xóm (tối lửa tắt đèn có nhau); giai cấp (Bầu ơi thương lấy bí cùng); dân tộc (Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng)
- Là thái độ sống: tôn trọng người lớn tuổi, yêu thương trẻ thơ, tôn trọng người lao động, bênh vực kẻ yếu, thái độ trân trọng quá khứ, uống nước nhớ nguồn…
- Là trách nhiệm nghĩa vụ đối với tổ quốc, với cộng đồng xã hội
b Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
b1 Loại 1: Đề bài có vấn đề tư tưởng, đạo lý được đặt ra trực tiếp
* Dàn ý cơ bản
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận
Thân bài: Triển khai việc bàn luận về tư tưởng, đạo lí
Trang 14Luận điểm 1: Giải thích khái niệm
Luận điểm 2: Bàn luận: (kết hợp phân tích, chứng minh, bình luận ) về vấn đề
- Chỉ ra những biểu hiện của tư tưởng, đạo lí đó trong thực tế; có thể lý giải nguyên nhân, nguồn gốc của nó
- Phân tích, chứng minh mặt đúng - sai, lợi - hại, tốt - xấu của vấn đề
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về lòng dũng cảm?
Xác định yêu cầu của đề
- Yêu cầu về nội dung: Đối tượng nghị luận là một vấn đề thuộc về tư tưởng:
quan niệm về một đức tính tốt đẹp cần có ở con người: lòng dũng cảm
- Yêu cầu về thao tác lập luận: Sử dụng thao tác giải thích, phân tích, chứng
minh kết hợp với bình luận để làm sáng tỏ vấn đề
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong đời sống, trong văn chương, sử sách
Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp của con người Nó là động lực giúp con
người chiến thắng bản thân để trở nên mạnh mẽ hơn, vượt lên trên hoàn cảnh đầy khó khăn, thử thách, những mất mát hi sinh trong cuộc sống
Lòng dũng cảm góp phần quan trọng làm cho xã hội công bằng hơn, tiến bộ hơn
( khi lẽ phải được bảo vệ, cái yếu được bênh vực, cái xấu, cái ác bị lên án )
Trang 15Lòng dũng cảm còn giúp con người khám phá, phát minh ra những điều
mới lạ trong mọi lĩnh vực
+ Mở rộng vấn đề: Phê phán và lên án những kẻ hèn nhát (trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, trong cuộc sống đời thường )
Kết luận:
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề: dũng cảm là một phẩm chất, đức tính tốt đẹp, đáng quý cần có ở mỗi con người Phẩm chất ấy luôn được đề cao, ca ngợi
- Liên hệ: mỗi người cần học tập, rèn luyện để có lòng dũng cảm, góp phần làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, đất nước giàu mạnh hơn
Ví dụ 2: về một vấn đề đạo lí
Suy nghĩ của anh (chị) về tình mẫu tử?
Xác định yêu cầu của đề
- Yêu cầu về nội dung: Đối tượng nghị luận là một vấn đề thuộc về đạo lý: tình mẫu tử
- Yêu cầu về thao tác lập luận: Kết hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận để làm sáng tỏ vấn đề
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn chương, trong đời sống
Gợi ý lập dàn bài
Mở bài
Dẫn dắt, nêu vấn đề
Thân bài
- Giải thích: Thế nào là tình mẫu tử: đó là tình cảm ruột thịt, thiêng liêng
giữa mẹ - con Nhưng chủ yếu được hiểu là tình mẹ dành cho con
- Bàn luận về tình mẫu tử:
+ Vai trò của tình mẫu tử: Trong đời sống của mỗi con người, có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: tình cảm với quê hương đất nước, tình làng nghĩa xóm, tình bạn, tình yêu Trong tình cảm gia đình có tình cảm với ông bà, tổ tiên, tình cha- con, anh - chị - em nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, nó thiêng liêng mà gần gũi, ấm áp và máu thịt nhất Vì sao lại như vậy? Bởi:
Đó là tình yêu thương, đùm bọc, che chở, là những hi sinh mà người mẹ
dành cho con Tình cảm ấy tự nhiên, giản dị, mà rất đỗi thiêng liêng, cao cả, chính
vì thế nó sẽ theo suốt cuộc đời của mỗi con người
Bởi mẹ là người gần gũi nhất, là người hi sinh nhiều nhất cho con Mẹ nuôi
con, yêu con khi còn là giọt máu, chưa rõ hình hài; mẹ dìu dắt con từng bước trên đường đời, đỡ con khi con vấp ngã, hạnh phúc khi con trưởng thành Trái tim người
mẹ là ngôi nhà bình yên nhất, ấm áp nhất, là nơi trở về, bến đỗ an toàn nhất cho đứa con trong bất cứ hoàn cảnh nào
Bởi đó là thứ tình cảm vị tha tuyệt đối không một chút tính toán vụ lợi (mọi
mối quan hệ đều theo quy luật: có đi - có lại), mẹ chỉ “cho” mà không hề đòi hỏi
“nhận” Mẹ có thể cho con tất cả cuộc đời, cả sự sống của mình
Trang 16+ Mở rộng, liên hệ thực tiễn:
Cần phê phán hiện tượng con cái vô tâm với cha mẹ (chỉ “nhận” mà không biết
“cho”, không hề nghĩ đến trách nhiệm và tình cảm đối với cha mẹ); thậm chí đối xử bất hiếu với cha mẹ
Kết luận
- Khẳng định vai trò của tình mẫu tử
- Liên hệ bản thân: nêu phương châm xử thế và hành động của bản thân
(Hãy ngừng lại một giây phút để nghĩ về người mẹ của mình, về cách cư xử
của mình đối với cha mẹ)
b.2 Đề bài có vấn đề tư tưởng, đạo lý được đặt ra gián tiếp qua một ý kiến, nhận định hay một câu danh ngôn, tục ngữ, một câu thơ hoặc một tác phẩm…
* Khái quát
Ở loại đề này, cách làm bài cơ bản cũng giống loại bài có vấn đề tư tưởng được đặt ra trực tiếp Chỉ khác là người viết cần phải giải thích, phân tích ý kiến, nhận định hay câu danh ngôn, tục ngữ… sau đó mới rút ra được vấn đề cần nghị luận Cụ thể, trong phần triển khai vấn đề, cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Giải thích vấn đề (thuật ngữ, khái niệm, những hình ảnh ẩn dụ, biểu
tượng, nghĩa đen, nghĩa bóng ) Từ đó, rút ra vấn đề cần bàn luận Riêng đối với vấn đề tư tưởng, đạo lý đặt ra trong văn bản mới thì cần đọc hiểu và tìm ra ý nghĩa của văn bản, sau đó xác định tư tưởng, đạo lý cần bàn
- Đối với vấn đề tư tưởng, đạo lý đặt ra trong tác phẩm:
+ Với tác phẩm đã học, người viết cần phân tích ngắn gọn sự thể hiện của vấn đề trong tác phẩm, sau đó mới bàn luận về vấn đề đó trong đời sống xã hội (Có thể đánh giá về sự thay đổi hay không thay đổi trong quan niệm của tác giả và trong cái nhìn của đời sống thực tại về vấn đề được đặt ra trong tác phẩm, lý giải nguyên nhân của sự thay đổi nếu có)
+ Với vấn đề đặt ra qua câu chuyện nhỏ (mini) thì sau khi đọc hiểu, tìm ra ý nghĩa của văn bản và xác định được tư tưởng, đạo lý cần bàn, người viết tiến hành bàn luận về vấn đề đó Người viết có thể hiểu ý nghĩa của câu chuyện theo nhiều cách khác nhau Tuy nhiên, dù hiểu cách nào cũng cần có lí và có sức thuyết phục Mỗi câu chuyện có thể nêu lên nhiều ý nghĩa (bài học) nhưng thường có một nghĩa chủ đạo (ý nghĩa chính) Đó là ý nghĩa chung mà ai đọc cũng cảm nhận và hiểu như
Trang 17thế Ngoài ra, theo lí thuyết tiếp nhận, mỗi người có thể có những cách hiểu riêng Tuy nhiên, khi làm bài, người viết cần nêu lên ý nghĩa chung đó
Bước 3: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận đối với đời sống và
Thân bài: Triển khai việc bàn luận về vấn đề:
Luận điểm 1: Giải thích vấn đề (thuật ngữ, khái niệm, những hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng, nghĩa đen, nghĩa bóng .) Từ đó, rút ra vấn đề cần bàn luận; đối với vấn đề tư tưởng, đạo lý đặt ra trong văn bản mới thì cần đọc hiểu và tìm ra ý nghĩa của văn bản, sau đó xác định tư tưởng, đạo lý cần bàn
Luận điểm 2: Bàn luận về vấn đề (bình luận, phân tích, chứng minh) Căn cứ vào cách nêu vấn đề ở đề bài (qua một câu danh ngôn, một ý kiến, một câu tục ngữ, một câu thơ hay một tác phẩm) mà người viết tiến hành các bước bàn luận cho phù hợp như đã đề cập ở phần khái quát trên
Luận điểm 3: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận đối với đời sống
Ví dụ 1: vấn đề nghị luận được đặt ra qua một câu tục ngữ
Tục ngữ Việt Nam có câu: Im lặng là vàng
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về câu nói trên
Xác định yêu cầu của đề
- Yêu cầu về nội dung:
+ Đối tượng nghị luận: là một vấn đề tư tưởng được dân gian đúc kết dưới hình thức một câu tục ngữ
+ Nội dung: đưa ra một bài học về phương châm ứng xử cho con người
- Yêu cầu về thao tác lập luận: Sử dụng thao tác bình luận để trình bày quan điểm kết hợp với các thao tác phân tích, chứng minh, bác bỏ… để làm sáng tỏ vấn đề
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong đời sống, trong sử sách
Trang 18- Giải thích
+ Vàng: một loại lim loại quý hiếm
+ Ví Im làng là vàng, dân gian muốn đưa ra một bài học về thái độ, cách ứng
+ Phân tích, chứng minh:
Những trường hợp Im lặng là vàng:
Đó là khi cần phải giữ bí mật về một vấn đề gì đó (có thể là bí mật quốc
gia, có thể là một lời hứa nghiêm túc với một người khác)
Ví dụ: Những chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm, tra tấn để lấy lời khai; những điệp viên tình báo chẳng may bị phát hiện, chỉ điểm…
Im lặng để đem lại hạnh phúc cho người khác (im lặng mang tính chất hi
sinh); im lặng vì mục đích nhân đạo (có thể là người mẹ giấu con những sự thật phũ phàng nào đó về người cha; về bản thân mình, hay về đứa con để trái tim đứa con không bị tổn thương; một người cưu mang một người khác một cách âm thầm lặng lẽ; một bác sỹ không nói rõ sự thật về tình trạng bệnh hiểm nghèo cho bệnh nhân…)
Im lặng vì chưa hiểu rõ về một vấn đề nào đó, cần tiếp tục lắng nghe, học
hỏi (Biết thì thưa thốt; không biết thì dựa cột mà nghe)
Im lặng để giảm bớt những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống hàng ngày
(Một điều nhịn bằng chín điều lành)
Và có thể còn có nhiều trường hợp khác cần phải im lặng…
Những trường hợp không thể im lặng, trái lại cần phải lên tiếng:
Đó là khi chân lí, lẽ phải bị vùi dập… Trong trường hợp này, im lặng là nhu
nhược, đớn hèn
Trước nỗi oan ức của người khác biết mà không dám lên tiếng là thiếu lòng
dũng cảm, không có tinh thần đấu tranh
.Trước sai phạm của người khác biết mà không lên tiếng là thiếu tinh thần
trách nhiệm
Trước những hành vi thiếu lương tâm của đồng loại (bà bảo mẫu đánh đập
các cháu nhỏ; con cái ngược đãi cha mẹ; chồng ngược đãi vợ…) mà không lên tiếng bênh vực… là thiếu tình người… (có thể nêu những tấm gương về tinh thần đấu tranh cho chân lí, lẽ phải, cho quyền sống của con người… trong sử sách, trong văn chương và đời sống…)
+ Mở rộng vấn đề, liên hệ thực tế: ngày nay thế giới và quốc gia đang đứng trước những vấn đề lớn: chiến tranh sắc tộc, chiến tranh khủng bố, chiến tranh hạt
Trang 19nhân, ô nhiễm môi trường, căn bệnh thế kỷ HIV - AIDS liệu con người ta có thể im lặng và im lặng có phải là vàng ? Ví dụ : Ở Việt Nam, những nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam và Hội bảo trợ những nạn nhân bị nhiễm chất độc này vẫn đang kiên trì theo đuổi vụ kiện đòi các công ty hóa chất của Mỹ bồi thường cho những nạn nhân, cải thiện môi trường bị nhiễm chất độc Rất nhiều tổ chức, các nhân trên thế giới đang kề vai sát cánh cùng nạn nhân Việt Nam trong cuộc đấu tranh này Chúng ta là người Việt Nam liệu có thể im lặng ?
- Rút ra ý nghĩa: câu tục ngữ là một bài học về phương châm ứng xử cho
con người trong đời sống, giúp mỗi người hoàn thiện hơn về nhân cách
Kết bài:
- Cần khẳng định: chân lí chỉ thuộc về câu tục ngữ một nửa
- Bài học rút ra là: Cần biết im lặng lúc cần thiết và không thể im lặng khi cần phải lên tiếng
Ví dụ 2: vấn đề nghị luận đặt ra qua một ý kiến
Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau: Trên đời này, không có cái thái quá nào đẹp hơn cái thái quá về sự tri ân
Xác định yêu cầu của đề
- Yêu cầu về nội dung:
+ Đối tượng nghị luận: là một vấn đề đạo lí: bàn về thái độ sống của con người, đó là cần phải biết tri ân
- Yêu cầu về thao tác lập luận:
Sử dụng thao tác bình luận để trình bày quan điểm kết hợp với các thao tác
+ Nội dung của ý kiến: Biết ơn và trả ơn là việc làm không bao giờ đủ Tri
ân là cái thái quá đẹp nhất, là thái độ ứng xử cao đẹp của người có văn hóa
- Bàn luận
+ Đánh giá, nhận xét: câu nói hoàn toàn đúng
+ Phân tích, chứng minh: Vì sao không có cái thái quá nào đẹp hơn cái thái quá về sự tri ân? Vì sao con người cần biết sống tri ân?
Đối với mỗi người: Tri ân là việc làm, là lối sống đẹp, thể hiện đạo lí làm
người, góp phần hoàn thiện nhân cách con người (tri ân với quá khứ, với gia đình, thầy cô, với bạn bè, với quê hương, đất nước,…) Tri ân cũng là động lực giúp con người sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn
Trang 20Đối với xã hội: Tri ân là nghĩa cử cao cả, phù hợp với đạo lý uống nước nhớ
nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây Cách ứng xử nhân văn giữa con người với con
người sẽ tạo ra môi trường xã hội đầy nhân ái Tri ân cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có tác dụng giáo dục đạo đức, lối sống cho các thế hệ
Vì sao sự thái quá trong tri ân lại là đẹp nhất?
Trong cuộc sống có nhiều điều thái quá Hầu hết mọi sự thái quá đều có thể gây
những ảnh hưởng không tốt với đời sống, dễ khiến con người sa vào những thói hư tật xấu
Trong khi đó, thái độ tri ân bao giờ cũng mang lại những điều tốt đẹp cho
mọi người Biết đền đáp công ơn người khác là nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm con người; giáo dục ý thức trách nhiệm với cộng đồng, đồng thời cảnh báo con người trước bờ vực của lỗi lầm, tội ác
+ Mở rộng, nâng cao vấn đề
Trong thực tế không hiếm những con người sống vô ơn, bội nghĩa, vô cảm,
vô trách nhiệm với mọi người, với xã hội và với chính mình
Cũng cần phê phán những kẻ lợi dụng việc tri ân để làm những điều sai trái
nhằm mục đích cá nhân ích kỉ, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội
- Ý nghĩa của câu nói: giúp mỗi người nhận thức được vai trò của của sự tri ân, từ
đó biết tri ân với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè góp phần hoàn thiện nhân cách
Kết luận: Khái quát lại vấn đề ; Bài học và liên hệ bản thân
Mỗi người cần coi sự tri ân như một tiêu chí đạo đức để hoàn thiện nhân cách…
Ví dụ 3: vấn đề nghị luận đặt ra qua một văn bản đã học
Từ bài Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về
danh và thực trong cuộc sống hiện nay
Xác định yêu cầu của đề
- Yêu cầu về nội dung :
Đối tượng nghị luận là một vấn đề tư tưởng được đặt ra trong tác phẩm văn học: quan niệm về danh và thực
- Yêu cầu về thao tác lập luận: giải thích, bình luận kết hợp với phân tích, chứng minh
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong văn chương, trong thực tế đời sống
Gợi ý lập dàn bài
Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: danh và thực trong cuộc sống con người
Thân bài
- Khái quát nội dung, ý nghĩa của bài thơ
+ Bài thơ miêu tả ông tiến sĩ giấy nhưng đằng sau đó là hàm ý rất sâu xa của nhà thơ Nguyễn Khuyến Tiến sĩ giấy nghĩa là một ông tiến sĩ đồ chơi làm bằng giấy của trẻ em trong dịp tết trung thu, cũng là một ông tiến sĩ hàng mã dùng để
cúng tế Nó được mô phỏng theo một ông tiến sĩ thật nào đó ngoài đời Hình tượng
Trang 21ông tiến sĩ hiện lên chân thực với cờ, biển, cân đai; với xiêm áo, lọng xanh, ghế chéo, vinh dự trong lễ xướng danh Có thể nói, một ông tiến sĩ giấy được miêu tả
như ông tiến sĩ thật ngoài đời Chỉ có điều, vì được làm bằng giấy nên nó nhẹ phèo
xã hội lại là những kẻ leo lên bằng con đường không chính đáng Qua đó, Nguyễn
Khuyến đã bày tỏ thái độ mỉa mai, khinh bỉ của mình về những ông tiến sĩ hữu danh
Thực: là cái có thật, cái tồn tại, là thực lực bản chất của mỗi người
+ Bình luận kết hợp với phân tích, chứng minh:
Khẳng định: danh và thực không chỉ là vấn đề đặt ra ở thời đại Nguyễn
Khuyến thế kỉ XIX mà nó còn là vấn đề của thời đại hôm nay
Trong đời sống, danh và thực thường thống nhất, phù hợp với nhau Có
thực mới có danh và có danh ắt có thực Đó là những người lập danh dựa vào tài đức của chính mình Có người lưu danh nhờ những công trình ích nước, lợi dân; có người lưu danh qua con đường học tập: học thành tài, có dịp đem tài năng của mình
ra phụng sự đất nước rồi danh tiếng tự đến và lưu truyền từ đời này sang đời khác, thành tên đất, tên làng Vì vậy, chỉ cần có thực tài thì sẽ có danh
Thực tế, không ít trường hợp danh và thực lệch nhau, không tương xứng thống nhất:
Có danh mà không có thực Khi chữ danh đi liền với chữ lợi, với quyền lực
thì cũng xuất hiện những kẻ dùng tiền bạc để mua danh Trong những trường hợp
đó, không phải thực tài tạo nên danh tiếng mà là vật chất, là thói xu thời hèn nhát, là
sự vô đạo Khi không bắt đầu từ thực tài thì cái danh khoác bên ngoài chính là cái
danh hão, danh giả- Ông Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến là một ví dụ tiêu biểu Đó
là điển hình cho những kẻ dựng danh nhờ mua danh bán tước Trong xã hội hiện đại, hiện tượng đó vẫn tồn tại
Có thực mà không có danh VD: những người tốt việc tốt, những người
tài… chưa được xã hội trọng danh, tôn vinh xứng đáng
=> Trong cuộc sống, để phân biệt mọi việc ta không thể nhìn vào hiện tượng
bề ngoài để tuyệt đối hoá bản chất Muốn hiểu bản chất, ta cần tỉnh táo tiếp xúc, phân tích để có những nhận xét, kết luận xác đáng
Trang 22
Kết bài:
- Khẳng định: danh phải đi liền với thực Dù ở thời đại nào, sự thực tốt đẹp
sẽ khiến con người không hổ thẹn với chính mình, mới xứng đáng với danh thơm
- Khẳng định: Tiến sĩ giấy cảnh tỉnh mỗi chúng ta phải phân biệt giữa danh và thực
ở đời Từ đó mỗi người phải biết sống như thế nào để hoàn thiện chính mình
Ví dụ 4: vấn dề nghị luận đặt ra qua một câu chuyện nhỏ
Suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện sau:
Chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Ôi, sao sớm thế?
Chiếc lá vàng giơ tay chào, cười và chỉ vào những lộc non
(Ngụ ngôn chọn lọc - NXB Thanh Niên - 2003)
Xác định yêu cầu của đề
- Yêu cầu về nội dung
+ Đối tượng nghị luận: vấn đề tư tưởng được rút ra từ một câu chuyện + Nội dung: bàn về một quan niệm sống: sống là phải biết vì người khác, dám hi sinh vì người khác
- Yêu cầu về thao tác lập luận
Sử dụng kết hợp với các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ để làm sáng tỏ vấn đề
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong đời sống, trong văn chương
Gợi ý lập dàn bài
Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu vấn đề, từ đó dẫn vào câu chuyện
Thân bài
- Bước 1: Thực hiện thao tác đọc hiểu văn bản để tìm ra ý nghĩa của câu chuyện
+ Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà chiếc lá vàng rời khỏi cái cây nó
đã bám víu lâu nay: nó tự bứt khỏi cành cây sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại, khiến cái gốc phải bật hỏi: Sao sớm thế?
+ Điều quan trọng hơn nữa là cách chiếc lá vàng nhìn nhận về sự ra đi của mình: mỉm cười và chỉ vào những lộc non Đó là sự thanh thản khi chiếc lá đã tìm
thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện hi sinh để nhường chỗ cho một thế hệ mới ra đời
Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hy sinh về phía bản thân mình Đó cũng chính là một trong những cách sống để khẳng định ý nghĩa sự sống của mỗi con người
- Bước 2: Bàn luận
+ Tại sao con người sống phải biết hi sinh vì người khác?
Mỗi phút giây được sống, được yêu thương trên cõi đời này là niềm hạnh
phúc tuyệt diệu của mỗi con người trên thế gian này Vì vậy, bất cứ ai cũng quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời mình Thế nhưng, giá trị sự sống của mỗi
Trang 23con người lại không phải là sự tồn tại được đo bằng giờ, bằng phút, bằng năm…,
đúng như Bailey đã từng nói điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào
Lẽ sống cống hiến, hi sinh vì những người thương yêu, vì sự tiến bộ của
nhân loại là một phương cách để con người tìm được ý nghĩa, giá trị sự sống của bản thân Bởi khi trao yêu thương cũng là lúc mỗi người được nhận lại những niềm hạnh phúc ngập tràn của lòng biết ơn, sự cảm phục… Ngay cả khi chấp nhận hy sinh sự sống quý báu của bản thân mình cũng là lúc con người bất tử hóa giá trị sự
sống của mình trong sự sống của những thế hệ tiếp sau…
+ Từ mối quan hệ giữa lá vàng và lộc non câu chuyện cũng đưa ra một quy
luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử; đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có cơ hội để khẳng định mình và thúc đẩy xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ
Kết luận
- Khái quát lại vấn đề
- Liên hệ bản thân: thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho
xứng đáng với những gì được nhận
I.2.2.2 Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
a Giới thiệu chung về kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng đề có nội dung bàn bạc về một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận xã hội trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm Ngoài những nét tương đồng với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí (cùng bàn đến những vấn đề xã hội, cùng sử dụng kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận ), kiểu bài nghị luận
về một hiện tượng đời sống có những nét khác biệt cần lưu ý:
Từ một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội, người viết phải phân tích, tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức để bàn bạc, đánh giá…
Những vấn đề, hiện tượng của đời sống rất phong phú, nhưng vấn đề đưa ra bàn bạc phải sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh và mang tính thời sự cấp thiết:
- Vấn đề an toàn giao thông
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu
Trang 24- Nạn bạo hành trong gia đình
- Tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tan nạn giao thông
- Tai nạn giao thông đang là vấn đề của xã hội, mỗi công dân cần phải làm gì
để khắc phục tình trạng này?
- Tại sao nói: An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà?
Cách hỏi khác nhau, nhưng cùng chung vấn đề đưa ra bàn luận đó là vấn đề tai nạn giao thông đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, trở thành vấn nạn của xã hội Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, học sinh cần phải có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế được tích luỹ trong quá trình học tập, quan sát trải nghiệm của bản thân, đặc biệt vốn kiến thức tiếp thu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ sách báo Chẳng hạn muốn bài luận về hiện tượng ô nhiễm môi trường, học sinh cần biết: thực trạng môi trường đang bị ô nhiễm ra sao, có những kiến thức thực tế về môi trường bị ô nhiễm; hay khi bàn nghị luận về vấn đề
an toàn giao thông người viết cần hiểu rõ thực trạng về tai nạn giao thông, nắm bắt được những thông tin mang tính thời sự của hiện tượng Đồng thời có những dẫn chứng và số liệu cụ thể để chứng tỏ sự hiểu biết của mình về vấn đề (Ví dụ theo
thống kê của báo điện tử nguoidaibieu.com.vn: Sông Cầu tiếp nhận thêm 180000
tấn phân hoá học, 15000 tấn thuốc trừ sâu; theo Báo Lao động điện tử, từ ngày 30 đến mùng 6 Tết Canh Dần, cả nước xảy ra hơn 400 vụ tai nạn giao thông…)
b Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
b1 Loại 1: Đề bài có hiện tượng đời sống được đặt ra trực tiếp
* Khái quát
Cũng giống như kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý được đặt ra trực tiếp, ở loại đề này người viết cũng có thể xác định được ngay hiện tượng đời sống cần bàn luận Sau đó tiến hành giải thích và bàn luận về hiện tượng
Trang 25Trong bài làm, người viết cần: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi - hại, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó Cho nên, cấu trúc chung về nội dung thường là:
- Thực trạng của hiện tượng
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
- Hậu quả hiện tượng gây ra
Ví dụ 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay?
Xác định yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu về nội dung: Đề bài bàn về mối quan hệ giữa người với người trong xã hội hiện nay, phê phán thái độ vô cảm trong một số người sống chỉ biết mình, thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại,… Đó là lối sống ích kỷ, vô lương tâm và
đang là một căn bệnh của xã hội: bệnh vô cảm
- Yêu cầu về thao tác lập luận: Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh và các phương thức biểu đạt
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong đời sống, trong văn chương Gợi ý lập dàn bài
Trang 26Thân bài
- Giải thích:Thế nào là bệnh vô cảm?
Vô cảm tức là không có cảm xúc trước bất kỳ sự việc hiện tượng gì, không
hề động lòng trước niềm vui cũng như nỗi đau của người khác, không hề phẫn nộ
mà thờ ơ trước những tệ nạn xã hội, trước cái xấu, cái ác Đó là căn bệnh không có trong danh mục ngành y, nhưng đang lây lan với tốc độ đáng báo động trong xã hội hiện đại
- Trình bày suy nghĩ của mình về căn bệnh này:
+ Bệnh vô cảm hiện diện ở mọi lúc mọi nơi, trong mọi tầng lớp xã hội và ngày càng biến tướng, muôn hình vạn trạng, có thể kể tên một số biểu hiện thường gặp như:
Ngoảnh mặt làm ngơ, thậm chí xua đuổi, dè bỉu người ăn mày, hành khất Thấy người gặp tai nạn vội vã bỏ đi vì sợ phiền toái, nếu có dừng lại thì
không phải để giúp đỡ mà vì hiếu kỳ, tò mò, có kẻ còn nhân cơ hội đó lấy cắp tiền của người bị nạn
Con cái ăn chơi, đua đòi trác táng trong khi cha mẹ vất vả, lam lũ
Không nhường chỗ chỗ cho người tàn tật, người già, phụ nữ có thai trên xe buýt Bác sĩ dửng dưng trước sự đau đớn của bệnh nhân, chậm trễ trong việc
khám bệnh và cấp cứu…
Chứng kiến người khác bạo hành, ngược đãi, nhưng không lên tiếng, không
bênh vực…
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm:
Tác động của cơ chế thị trường, dẫn đến sự suy đồi về đạo đức, lối sống,
chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển, con người chỉ chú ý đến lợi ích của bản thân, dửng dưng trước cuộc sống của những người xung quanh
Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh chưa được chú trọng trong các
trường học, chưa tạo được một môi trường để gắn kết học trò, chưa có nhiều các hoạt động ngoại khoá hướng các em tới sự đồng cảm và chia sẻ
Do sự nuông chiều của cha mẹ khiến con cái luôn có tư tưởng “mình là nhất” Xã hội chưa lên án mạnh mẽ thói vô cảm
+ Bệnh vô cảm gây ra hậu quả gì?
Là nhân tố làm mai một truyền thống “tương thân tương ái” cao đẹp của
dân tộc Việt Nam
Mầm mống của cái xấu, cái ác trong xã hội (bởi khi con người không có
cảm xúc, không hề động lòng trước nỗi đau của người khác, thì cũng dễ dàng gây ra nỗi đau cho đồng loại )
+ Làm thế nào để chữa trị? (Giải pháp khắc phục)
Tăng cường việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh từ những cấp học đầu
tiên, đặc biệt là kỹ năng biết đồng cảm và chia sẻ với mọi người xung quanh, thông
Trang 27qua các hoạt động ngoại khoá, thăm hỏi và giúp đỡ trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, các thương bệnh binh…
Tổ chức nhiều hơn nữa những phong trào tập thể vì cộng động (phong trào
ký tên vì công lý để đòi quyền lợi cho các nạn nhân chất độc da cam, phong trào ủng hộ vì người nghèo…)
Dự luận cần lên án nghiêm khắc những biểu hiện của bệnh vô cảm.Nhà nước cần
xử lý nghiêm minh bằng pháp luật những kẻ thờ ơ, dửng dưng, vô trách nhiệm trước đồng loại (bác sĩ thấy chết mà không cứu, thấy người gặp nạn không giúp đỡ )
Các bậc cha mẹ không quá nuông chiều con, có biện pháp giáo dục kịp thời
khi thấy biểu hiện của bệnh vô cảm, khuyến khích con biết làm việc tốt để giúp đỡ mọi người
Tóm lại: Cần phải có sự phối hợp của gia đình – nhà trường – xã hội
- Trải nghiệm của bản thân
Anh (chị) đã biết sống đồng cảm và chia sẻ với cộng đồng chưa? Những tấm gương về sự đồng cảm, sẻ chia mà anh (chị) được biết
Kết bài
Có thể kết bài theo nhiều cách, nhưng nên chốt lại bằng những thông điệp định hướng cho hành động: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để yêu thương, đồng cảm, sẻ chia với mọi người
Ví dụ 2
Văn hoá học đường đang xuống dốc Anh (chị) có đồng ý với đánh giá trên? Nêu suy nghĩ của anh (chị) về thực trạng văn hoá giao tiếp trong học đường hiện nay
Xác định yêu cầu của đề
- Yêu cầu về nội dung: Người viết trình bày thái độ, suy nghĩ của mình về ý kiến, đồng thời nhận xét về thực trạng văn hoá giao tiếp trong học đường hiện nay
- Yêu cầu về thao tác lập luận: Để làm bài người viết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, bình luận
Gợi ý lập dàn bài
Mở bài:
Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề
Thân bài:
- Giải thích: thế nào là văn hoá học đường?
+ Văn hoá học đường là sự hiểu biết của con người trong môi trường giáo dục, thể hiện ở cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử, cử chỉ, hành vi phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội
+ Văn hoá học đường vốn là vấn đề được cả xã hội quan tâm, nhưng ngày nay nó đang bị xuống dốc nghiêm trọng khiến dư luận hết sức lo ngại Những biểu hiện chứng tỏ sự xuống dốc đó: Cách ăn mặc ở trường học của một bộ phận học sinh chưa đúng chuẩn, không phù hợp với môi trường mang tích giáo dục; trong giao tiếp, ứng xử còn có những lời nói thiếu lịch sự; còn có những cử chỉ, hành vi
Trang 28chưa lành mạnh, thiếu văn hoá, gây ảnh hưỏng xấu tới người khác, tới tập thể; mối quan hệ giữa thầy và trò, trò với trò ở một số bộ phận vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chưa thực sự tạo được những tình cảm tốt đẹp, thân thiện
- Trình bày suy nghĩ về thực trạng văn hoá giao tiếp trong học đường hiện nay: + Thực trạng văn hoá giao tiếp trong học đường hiện nay:
Cha ông ta từ xưa đã dạy Tiên học lễ, hậu học văn Người học trò đến
trường để học văn hoá, lĩnh hội tri thức, nhưng cũng đồng thời học đạo đức, học cách làm người từ những điều nhỏ nhất như cách nói năng, giao tiếp với mọi người Tuy nhiên, ngày nay nhiều học sinh đã xem nhẹ vấn đề này, không chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp; giao tiếp một cách tự phát, thiếu suy nghĩ:
Hiện tượng học sinh nói tục, chửi bậy đang là vấn nạn của nhiều nhà trường Vẫn còn tình trạng học sinh có những lời nói thiếu tôn trọng thầy cô, găp
thầy cô không chào hỏi, thậm chí lăng mạ, xúc phạm thầy cô
Tuỳ tiện sử dụng những ngôn ngữ ngoài xã hội, tiếng lóng trong giao tiếp Có nhiều trường hợp học sinh đánh nhau xuất phát từ những lời nói mỉa, nói tức
+ Vậy đâu là nguyên nhân gây nên thực trạng trên?
Có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là những nguyên nhân chính sau:
Bản thân mỗi học sinh chưa có ý thức cao trong việc rèn luyện kĩ năng giao
tiếp, ứng xử
Giữa gia đình và nhà trường chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc rèn kỹ
năng giao tiếp cho học sinh
Nội dung rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp đã được đưa vào
chương trình giáo dục, nhưng còn mang tính hình thức, chưa có hiệu quả
Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đến việc uốn nắn lời nói của học
trò; nói năng bỗ bã, tự nhiên, chưa nghiêm túc để học trò bắt chước theo
Sự ảnh hưởng tiêu cực của các phương tiện giải trí thiếu văn hoá, chưa
được kiểm duyệt đến đối tượng thanh, thiếu niên
+ Hậu quả của thực trạng:
Làm mất đi tính trong sáng, lành mạnh cần có của môi trường giáo dục Ảnh hưởng đến sự phát huy và gìn giữ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” vốn
rất đẹp đẽ của dân tộc
Nhiều sự việc đau lòng, nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra xuất phát từ sự
giao tiếp chưa chuẩn mực, thiếu văn hoá
+ Giải pháp khắc phục:
Với mỗi học sinh: Không ngừng học tập để rèn luyện bản thân, trang bị cho
mình kỹ năng giao tiếp để trở thành người có văn hoá
Về phía nhà trường: đẩy mạnh hơn nữa việc rèn luyện kỹ năng sống cho
học sinh qua những hoạt động phong trào cụ thể, thiết thực Mỗi thầy cô phấn đấu trở thành tấm gương sáng về giao tiếp, ứng xử cho học sinh noi theo
Trang 29Về phía gia đình: Quan tâm nhiều hơn đến việc uốn nắn, định hướng lời nói
cho con em từ trong cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ gia đình
Về phía các cơ quan chức năng: Quản lí tốt việc phát hành văn hoá phẩm,
xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để có tính răn đe
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản thân
b2 Loại 2: Đề bài có hiện tượng đời sống được đặt ra gián tiếp
* Khái quát
Đặc điểm của loại đề này là hiện tượng đời sống được rút ra từ một ý kiến, một câu nói hay một tác phẩm văn học Vì vậy, người viết phải hiểu ý kiến, câu nói, nắm vững tác phẩm, xác định được hiện tượng đời sống được đề cập Sau đó mới tiến hành các bước như ở loại bài 1 đã nói ở trên
* Dàn ý cơ bản
Mở bài:
- Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng đời sống
- Trích dẫn câu nói, ý kiến
Thân bài
- Giải thích ý kiến, câu nói ( nếu là hiện tượng đời sống đặt ra trong tác phẩm văn học thì cần làm rõ hiện tượng đời sống được nhà văn thể hiện trong tác phẩm - phân tích ngắn gọn); sau đó tiến hành bàn luận về hiện tượng đời sống được đưa ra
- Phân tích hiện tượng:
- Khẳng định ý nghĩa của câu nói, nhận định, của tác phẩm
- Khẳng định những mặt tích cực của vấn đề đối với xã hội, với cộng đồng; phủ định những mặt tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến đời sống văn minh, tiến bộ,
- Trách nhiệm của mỗi người, liên hệ bản thân
* Ví dụ minh họa
Ví dụ 1
Từ truyện ngắn Đời thừa của Nam Cao, anh (chị) hãy trình bày quan điểm
của mình về tình trạng sống thừa của con người trong xã hội
Xác định yêu cầu của đề
-Yêu cầu về nội dung:
Đối tượng nghị luận là một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: hiện tượng
sống thừa của con người
- Yêu cầu về thao tác lập luận: sử dụng kết hợp các thao tác giải thích, bình luận, phân tích, chứng minh, bác bỏ…
Trang 30Gợi ý lập dàn bài
Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: tình trạng sống thừa của con người trong xã hội
Thân bài:
- Khái quát bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ trong Đời thừa (Nam Cao)
Bi kịch ở đây hiểu theo nghĩa những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm con
người, nó căng thẳng, không có cách nào giải quyết Bi kịch của Hộ được xây dựng
trên mâu thuẫn,giữa một bên là khát vọng được sống có ích, có ý nghĩa, muốn xác định sự tồn tại cá nhân bằng một sự nghiệp lao động sáng tạo có ích cho xã hội với một bên là sự ngăn cản của xã hội Nêu khái quát hai bi kịch tinh thần của nhân vật
Hộ trong tác phẩm( bi kịch vỡ mộng văn chương và bi kịch tình thương)
- Tình trạng sống thừa của con người trong xã hội
+ Giải thích: Thế nào là sống thừa? sống thừa là sống vô ích, vô nghĩa,
không có tác dụng, có cũng như không
+ Bàn luận:
Thực trạng: trong xã hội, có một bộ phận những người( bình thường cả về trí
tuệ, thể chất) đang sống thừa, sống một cuộc sống vô nghĩa, vô ích, sống không có ước mơ, lý tưởng Đó là những kẻ dù còn khoẻ mạnh, dư thừa sức lao động nhưng
lười biếng ngồi mát ăn bát vàng, là những kẻ đủ sức tự lập nhưng vẫn sống dựa dẫm,
ỷ lại vào người khác, là những kẻ sa đà vào lối sống buông thả, mắc vào các tệ nạn xã hội( hút trích ma tuý, buôn bán ma tuý, mại dâm, trộm cắp )
Hậu quả: Đó là những kẻ không chỉ sống một cuộc sống vô nghĩa, vô ích
mà còn làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, trở thành gánh nặng cho gia đình, bạn bè và xã hội; là nguyên nhân làm gia tăng các tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển của đất nước
Biện pháp khắc phục:
Bản thân: cần xác định mục đích, lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp Phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; cần có lập trường, bản lĩnh vững vàng trước những cám dỗ tầm thường của cuộc sống
Gia đình, xã hội: quan tâm sát sao, uốn nắn những lệch lạc trong suy nghĩ, hành động
của con cái
Trang 31Nhà trường, xã hội: giáo dục lí tưởng sống, tạo công ăn việc làm cho người
thất nghiệp, kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội, giúp những kẻ sống thừa trở thành những người sống có ích, có ý nghĩa…
Kết bài:
- Nhấn mạnh, khẳng định: sự sống là quý giá nhất đối với mỗi con người
- Song, mỗi người cần phải làm cho cuộc sống ấy có ý nghĩa, có ích không chỉ đối với bản thân mà còn đối với gia đình, nhà trường và xã hội
- Liên hệ bản thân
Ví dụ 2
Hiện tượng Người trong bao không chỉ có trong truyện ngắn của Sê Khốp,
đó là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội ngày nay
Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng này ?
Xác định yêu cầu của đề
- Yêu cầu về nội dung: Đối tượng nghị luận là một hiện tượng đời sống đặt ra
trong tác phẩm văn học: hiện tượng người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao
- Yêu cầu về thao tác lập luận: sử dụng thao tác giải thích, bình luận kết hợp với phân tích, chứng minh, bác bỏ
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: trong đời sống, trong văn chương
Gợi ý lập dàn bài
Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn Người trong bao của nhà văn Sê-Khốp (Người
trong bao -nhân vật chính -tên là Bê-li-côp)
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: hiện tượng người trong bao trong xã hội ngày nay
Thân bài
- Về tác phẩm Người trong bao của Sê-Khốp
Nhân vật chính trong tác phẩm là Bê-li-cốp, đồng thời cùng là Người trong bao Đó là một giáo viên trung học dạy tiếng Hi Lạp (ngôn ngữ cổ)
+ Toát lên từ con người anh ta là cảm giác trong bao: Từ cách ăn mặc, phục
sức (giày, ủng, kính, ô ) cho đến thói quen sinh hoạt Thậm chí, đến cả ý nghĩ của
bản thân, anh ta cũng muốn giấu vào bao
+ Cách sống thu mình vào bao là một cách sống cổ lỗ, hủ lậu, kỳ quái nhưng lại cho Bê-li-cốp một cảm giác yên tâm Vì hắn cho rằng chiếc bao đó sẽ bảo vệ hắn
khỏi những ảnh hưởng, tác động của thế giới bên ngoài của cuộc sống
+ Cách sống trong bao đó là sản phẩm của chế độ chuyên chế khắc nghiệt ở
nước Nga cuối thế kỉ XIX Song nó đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến trong
xã hội hiện nay
- Về hiện tượng người trong bao trong xa hội ngày nay
+ Giải thích hiện tượng người trong bao
Nghĩa đen bao là cái bao, vật dùng để gói, đựng đồ vật, hàng hoá có hình túi, hộp
Trang 32Nghĩa bóng: lối sống và tính cách của Bê-li-cốp
Nghĩa biểu trưng: kiểu người trong bao, lối sống trong bao
+ Bàn luận về hiện tượng:
Khẳng định: đây là hiện tượng không chỉ có trong tác phẩm của Sê-khốp
mà còn là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay
Người trong bao là những người như thế nào?
Những người sống thu mình, khép kín, không giao lưu, quan hệ với mọi người xung quanh; những người nhút nhát, sợ sệt, chưa làm đã sợ sai nên không dám làm bất cứ điều gì; những kẻ sống rập khuôn, máy móc, nguyên tắc, cứng nhắc; những kẻ nô lệ của cường quyền
Nguyên nhân:
Chủ quan: do hạn chế trong nhận thức về vai trò của cá nhân, về xã hội; do thiếu tự tin, bản lĩnh, nghị lực, lòng dũng cảm…
Khách quan: Có thể do hoàn cảnh, môi trường sống, do chế độ xã hội
=> Kiểu " người trong bao, tính cách trong bao" có ảnh hưởng như thế nào ?
Kiểu người trong bao, tính cách trong bao đó sẽ làm cho cuộc sống của
chính bản thân họ buồn tẻ, vô nghĩa Họ không làm chủ được bản thân, không đủ khả năng đương đầu với khó khăn, thử thách trong cuộc sống
Họ cũng sẽ bỏ qua những cơ hội quý giá, không khẳng định được mình trước mọi người và trong xã hội
Nhanh chóng bị cô lập, bị tụt hậu
Nói tóm lại, lối sống trong bao, tính cách trong bao sẽ làm ảnh hưởng không
nhỏ đến mọi người xung quanh và làm cho xã hội kém phần tốt đẹp
Biện pháp khắc phục: Làm thế nào để không còn hiện tượng người trong bao?
Mỗi người cần nhận thức đầy đủ về vai trò của cá nhân, của bản thân trong
xã hội; có lối sống cởi mở, có bản lĩnh, tự tin, thẳng thắn, trung thực để sống và làm những gì mình thấy cần và thấy thích, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội Cần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, dân chủ để con người được là mình và dám là mình
Kết bài:
- Khẳng định: đây là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội cần được khắc phục, loạii bỏ
- Mỗi người hãy tự làm cho mình và mọi người xung quanh không phải là
Bê-li-cốp, người trong bao, xã hội sẽ không còn người trong bao…
Trang 33Chương II: PHƯƠNG PHÁP, KĨ NĂNG LÀM BÀI
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC II.1 Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về văn bản thơ
II.1.1 Khái quát chung về kiểu bài
* Văn bản thơ trước hết là một văn bản văn học, tác phẩm văn học Cho nên
cảm thụ, phân tích thơ cần tuân theo những yêu cầu, những phương pháp chung của bài phân tích tác phẩm văn học; cần tìm hiểu, đánh giá về giá trị nội dung tư tưởng
và giá trị nghệ thuật của bài thơ trong mối liên hệ với tác giả và thời đại Khi phân tích có thể chia tách hoặc kết hợp hai mặt nội dung và nghệ thuật Mặt khác, thơ thuộc loại hình tác phẩm trữ tình, nên ngoài những đặc điểm chung của văn bản văn học còn có những đặc điểm riêng của thể loại Do đó, phương pháp, kĩ năng làm bài phân tích văn bản thơ cũng có những điểm khác biệt so với văn xuôi và kịch
Trong chương trình Ngữ văn THPT đã có một số bài học về văn bản thơ và kĩ năng làm bài nghị luận về văn bản thơ Đó là các bài:
- Một là Đọc thơ (SGK Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2): nêu đặc điểm của thơ và
hướng dẫn cách đọc thơ Đây là bài học vừa trang bị về kiến thức lí luận vừa định hướng chung về cách thức đọc văn bản thơ Tuy nhiên, những hướng dẫn này còn rất chung chung, sơ lược, mới chỉ là những lưu ý khi đọc văn bản thơ, chưa nêu lên phương pháp, cách thức cụ thể cho từng dạng bài
- Hai là Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (SGK Ngữ văn 12 nâng cao, tập
1): cho ba đề bài về bài thơ, đoạn thơ và gợi ý tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho những đề bài đó, chưa khái quát phương pháp, kĩ năng làm kiểu bài này Trong khi
đó, thực tế thi cử lại không chỉ có một dạng bài về thơ
Như vậy, dù đã có những bài học trong SGK nhưng học sinh vẫn lơ mơ và lúng túng trong việc làm bài nghị luận về văn bản thơ, vẫn chưa thạo về kĩ năng, nhất là ở những đề bài phân tích theo định hướng Trong khi đó, số lượng các bài thơ phải học và thi khá nhiều (thi tốt nghiệp là 6 tác phẩm, thi đại học là 12 tác phẩm) Cảm thụ và phân tích thơ lại không dễ Cho nên nhiều học sinh không thuộc thơ, cũng chưa biết cách làm bài Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất một số định hướng về phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về văn bản thơ như sau:
* Khi tìm hiểu, phân tích văn bản thơ, học sinh cần chú ý
- Học thuộc lòng văn bản thơ, vì:
+ Có nhiều khi đề thi không trích dẫn văn bản tác phẩm mà yêu cầu học sinh phải tự thuộc
+ Việc thuộc lòng văn bản sẽ giúp học sinh nắm vững tác phẩm, trên cơ sở đó
có căn cứ khoa học, xác đáng và chủ động, dễ dàng hơn trong phân tích, lí giải
- Nắm vững xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Nắm bắt được cảm hứng chủ đạo của tác phẩm và sự thể hiện của cái tôi trữ tình (nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình) trong bài thơ Nhân vật trữ tình là nhân vật
Trang 34trực tiếp bộ lộ suy nghĩ và tình cảm, tâm trạng và cảm xúc trong tác phẩm Phân tích tác phẩm thơ trữ tình không thể không chỉ ra cái riêng, nét đặc sắc của nhân vật trữ tình, qua đó, thấy được phẩm chất cá tính của nhà thơ
- Tìm ra cái tứ của bài thơ Tứ thơ là cái ý lớn bao trùm và chi phối tất cả các yếu tố trong một bài thơ; là cái ý lớn bao quát toàn bài thơ, làm điểm tựa cho sự vận động của tác phẩm Tứ thơ mang đặc điểm của cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của thơ Cái thú vị của việc phân tích văn bản thơ là gặp được những bài thơ có tứ thơ sâu sắc và phát hiện được tứ thơ độc đáo đó
- Hiểu được vị trí, nội dung ý nghĩa của từng khổ thơ, đoạn thơ đặt trong chỉnh thể tác phẩm
- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (đối với thơ chủ yếu là từ ngữ, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu, nhịp điệu…) Phân tích thơ cần chỉ ra được tài năng của nhà thơ trong việc tạo ra một thứ ngôn ngữ riêng độc đáo Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ tràn đầy cảm xúc, giàu nhạc tính,
là một ngôn ngữ đã được cách điệu hóa Phân tích thơ cũng cần nắm bắt được giọng
điệu của bài thơ Đây là một trong những yêu cầu khó nhất đối với việc lí giải văn bản thơ
- Nắm được ảnh hưởng, tác dụng, ý nghĩa của bài thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả và trong nền văn học nói chung
II.1.2 Phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về văn bản thơ
Tìm hiểu các kiểu, dạng đề thi tốt nghiệp, đại học về văn bản thơ, chúng tôi nhận thấy có thể chia thành 2 dạng bài như sau:
- Một là: cảm thụ, phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ thuần tuý (không theo định hướng)
- Hai là: cảm thụ, phân tích một bài thơ hoặc đoạn thơ theo định hướng
Mỗi dạng bài này lại có phương pháp, kĩ năng làm bài riêng
a Phương pháp, kĩ năng làm bài cảm thụ, phân tích một khổ thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ thuần túy
* Về lí thuyết, đây là dạng bài mà học sinh được tự do phát biểu cảm nhận
của mình về tác phẩm, tự do lựa chọn các yếu tố, các bình diện của văn bản để phân tích theo suy nghĩ chủ quan của người viết Tuy nhiên, dù lựa chọn như thế nào thì cũng cần làm nổi bật được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, lí giải được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ Với thang điểm 5, đề thi thường yêu cầu phân tích toàn bộ tác phẩm đối với những bài thơ ngắn, còn đối với những bài thơ dài thường chỉ hỏi một đoạn thơ Về cơ bản, phương pháp chung làm kiểu bài này cần tuân thủ theo trình tự sau:
a.1 Mở bài:
Học sinh có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau, có thể chọn cách mở bài gián tiếp Tuy nhiên kinh nghiệm làm bài cho thấy: cách mở bài nhanh, tiết kiệm
Trang 35thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả là mở bài trực tiếp Đây cũng là cách mở bài thường thấy trong các đáp án của Bộ giáo dục đào tạo
- Dẫn dắt vào đề: giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm (thường nêu xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ)
a.2 Thân bài: có thể triển khai theo hai cách sau:
- Cắt ngang theo bố cục tác phẩm: lần lượt phân tích từng khổ thơ, đạn thơ; ở mỗi phần cần làm rõ những nét đắc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như cái hay, cái đẹp của văn bản thơ
- Bổ dọc: phân tích đoạn thơ, bài thơ theo 2 bình diện cơ bản là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật
a.3 Kết bài:
- Tổng kết, đánh giá về giá trị, đóng góp của đoạn thơ đối với chỉnh thể tác phẩm, của bài thơ đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả và với nền văn học
- Khái quát về phong cách nghệ thuật của nhà thơ qua tác phẩm
* Dạng bài này lại có nhiều cách hỏi với những yêu cầu khác nhau:
- Phân tích bài thơ (đoạn thơ)
Ví dụ: Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh
- Cảm nhận về bài thơ (đoạn thơ)
Ví dụ: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Vội vàng của
Xuân Diệu: Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
- Cảm nhận nét đặc sắc của bài (đoạn thơ)
Ví dụ: Cảm nhận nét đặc sắc của đoạn thơ sau trong bài thơ Vội vàng của
Xuân Diệu: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non , nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất;
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Trang 36Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…
Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ba cách hỏi này có yêu cầu chung là: cảm thụ, phân tích, lí giải những nét đặc sắc, giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ Tuy nhiên, yêu cầu phân tích và cảm nhận vẫn có sự khác biệt: phân tích là sự lí giải nghiêng nhiều về yếu tố khách quan tác phẩm còn cảm nhận lại nghiêng nhiều về yếu tố chủ quan của người viết
b Phương pháp, kĩ năng làm bài cảm thụ, phân tích một khổ thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ theo định hướng (thường được nêu lên trong đề bài)
* Đây là dạng bài yêu cầu học sinh cần vận dụng kiến thức về tác phẩm một
cách linh hoạt Người viết không chỉ phân tích thuần tuý văn bản tác phẩm mà còn biết gắn việc phân tích ấy vào định hướng của đề bài, qua phân tích mà làm rõ vấn
đề được nêu Dạng đề này thường hỏi với một đoạn thơ hoặc toàn bộ văn bản bài thơ (có khi là tác phẩm dài), do đó học sinh không thể sa đà phân tích miên man, thuần tuý từ đầu đến cuối tác phẩm mà cần bám sát vào yêu cầu của đề; ở mỗi luận điểm, luận cứ cần lựa chọn được những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu nhất, phù hợp nhất để phục vụ tốt nhất cho định hướng của đề bài Định hướng này đã được nêu
rõ, gợi dẫn trong đề bài (có thể dưới dạng một ý kiến, nhận định) hoặc có khi người viết phải tự tìm dựa vào kiến thức và kĩ năng của mình Về cơ bản, có thể triển khai bài viết theo trình tự sau:
b.1 Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu luận đề của đề bài Nếu đề có ý kiến, nhận định thì cần trích dẫn ý kiến, nhận định đó
b.2 Thân bài: có thể triển khai theo 2 cách:
- Một là: phân tích tác phẩm trước, trên cơ sở đó khái quát, bàn luận về luận
đề được nêu trong đề bài
- Hai là: dựa vào những gợi ý của đề bài và kiến thức đã học, chia tách vấn đề cần giải quyết thành các luận điểm và lần lượt triển khai từng luận điểm đó bằng
Trang 37những luận cứ phù hợp Ở mỗi luận điểm, luận cứ cần lựa chọn những câu thơ, những dẫn chứng tiêu biểu, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề
* Lưu ý: nếu vấn đề cần làm sáng tỏ trong đề bài được nêu dưới hình thức
một ý kiến, nhận định thì cần giải thích rõ nhận định; trên cơ sở đó mà tìm được luận đề cũng như hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết
b.3 Kết bài:
Tổng kết, đánh giá về vấn đề đã triển khai trong bài viết, nêu ảnh hưởng, tác dụng, ý nghĩa của tác phẩm
* Định hướng ở dạng đề này lại có thể phân loại thành những kiểu nhỏ:
- Những định hướng về nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, hình tượng, một khía cạnh nội dung
- Những định hướng về nghệ thuật: đặc sắc nghệ thuật, đặc sắc về phong cách tác giả được thể hiện qua bài thơ, đoạn thơ
- Những định hướng về giá trị, vẻ đẹp của bài thơ, đoạn thơ
Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối Trong một số trường hợp sự chia tách thành hai phương diện này không phải lúc nào cũng rõ ràng, rành rẽ
II.1.3 Luyện tập
a Các đề luyện tập
a.1 Cảm thụ, phân tích văn bản thơ thuần túy
Với các đề luyện tập thuộc dạng này, cách hỏi thường là:
- Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau (hoặc bài thơ sau)
- Phân tích đoạn thơ sau (hoặc bài thơ sau)
- Cảm nhận của anh/chị về nét đặc sắc của đoạn thơ sau (hoặc bài thơ sau)
a.2 Cảm thụ, phân tích văn bản thơ theo định hướng
* Đề bài có định hướng về nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, hình tượng, một khía cạnh nội dung
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về cái tôi Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng
Đề 2: Bàn về thơ Xuân Diệu, có ý kiến cho rằng:
Lầu thơ ông dựng trên đất của một tấm lòng trần gian
Qua việc cảm nhận bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, anh/chị hãy trình bày
những suy nghĩ của mình về ý kiến trên
Đề 3: Có ý kiến cho rằng:
Vội vàng là một bản tuyên ngôn nghệ thuật bằng thơ, trình bày cả một quan
niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng
Anh/chị hiểu điều đó như thế nào qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu?
Đề 4: Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, nhà thơ Xuân Diệu có viết: Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho
lòng yêu giang sơn, tổ quốc
Bằng cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tràng giang, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Đề 5: Trong Thư gửi Trọng Miên (1937), Hàn Mặc Tử viết:
Trang 38Thơ bao giờ cũng tại tâm chứ không tại cảnh Thiên nhiên như hòa lẫn vào những trạng thái của cảm xúc và những hình ảnh của tâm hồn thi sĩ Cảm xúc đó bàng bạc trong mỗi câu thơ và người đọc như lạc vào thế giới mơ hồ, huyền ảo của cảm xúc, hương thơm, màu sắc và ánh sáng
Qua việc cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, anh/chị hãy
trình bày những suy nghĩ của mình về ý kiến trên
Đề 6: Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng tương tư của chàng trai trong bài
thơ Tương tư (Nguyễn Bính)
Đề 7: Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu
Đề 8: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến
(Quang Dũng)
Đề 9: Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
Đề 10: Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)
Đề 11: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài
thơ Việt Bắc (Tố Hữu)
Đề 12: Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Đề 13: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Đề 14: Hình tượng G.Lorca trong bài thơ Đàn ghita của Lorca (Thanh Thảo)
Đề 15: Tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích Đất nước (Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
Đề 16: Tiếng nói tri âm của Thanh Thảo với G Lorca qua bài thơ Đàn ghita của Lorca
* Đề bài có định hướng về nghệ thuật: đặc sắc nghệ thuật, đặc sắc về phong cách tác giả được thể hiện qua bài thơ, đoạn thơ
Đề 1: Nhưng chỉ với Xuân Diệu, thời gian mới trở thành một nỗi ám ảnh
Thời gian trong thơ ông không chỉ là cảm xúc, là thi hứng mà còn là nhân tố kiến trúc của tác phẩm nghệ thuật Có thể nói, Xuân Diệu nhìn đời bằng con mắt thời gian: chất Xuân Diệu, phong cách thơ ông là ở đó
(Đỗ Lai Thúy, Con mắt thơ, NXB Giáo dục 1997, tr.55)
Từ cảm nhận của anh/chị về bài thơ Vội vàng, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Đề 2: Phân tích nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Thanh Thảo trong bài thơ
Đàn ghita của Lorca
* Đề bài có định hướng về giá trị, vẻ đẹp của bài thơ, đoạn thơ
Đề 1: Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, nhà thơ Xuân Diệu có
viết: Bài thơ này hầu như trở thành cổ điển của một nhà Thơ mới
Từ cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tràng giang, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Đề 2: Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh)
Đề 3: Những cảm nhận và cách thể hiện mới về đất nước trong đoạn trích Đất nước (Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm
Trang 39Đề 4: Những sáng tạo mới mẻ của Thanh Thảo trong bài thơ Đàn ghita của Lorca
b Gợi ý làm bài (một số đề tiêu biểu)
b.1 Cảm thụ, phân tích văn bản thơ thuần túy
Đề 1: Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng - Xuân Diệu:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Vội vàng là áng thơ tiêu biểu cho phong cách
thơ lãng mạn của Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới Bài thơ là
tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, đắm say
- Vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Đây là đoạn thơ kết của tác phẩm diễn
tả những cảm xúc mãnh liệt, những ham muốn mỗi lúc một cuồng nhiệt, vồ vập của nhà thơ Đó là cả một cuộc tình tự với thiên nhiên, ái ân cùng sự sống Chỉ như thế, Xuân Diệu mới phô diễn được lòng ham sống, khát vọng sống sung mãn của mình:
Ta muốn ôm…
* Thân bài:
- Giữa những câu thơ dài đột ngột xem vào một câu thơ rất ngắn chỉ có ba
chữ: Ta muốn ôm Câu thơ như ngắt quãng cả đoạn thơ gợi cho người đọc liên
tưởng đến vòng tay đang quấn riết, níu giữ, bao trùm lên tất cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn, non tơ của nhà thơ
- Đại từ ta thay cho tôi ở đầu bài có giá trị tạo nên cùng nhịp điệu thơ một sự sống cuồng nhiệt Nếu tôi hãy còn là đơn lẻ thì ta là cả một sự vồ vập, một sự thiết
tha giao hòa mãnh liệt của tất cả thiên nhiên, con người và tình yêu Một đoạn thơ
ngắn mà có tới năm từ ta muốn được điệp đến năm lần và mỗi lần điệp lai đi liền
với một động từ chỉ trạng thái yêu đương, mỗi lúc một mạnh mẽ, mãnh liệt, nồng
nàn hơn: ôm, riết, say, thâu, cắn, đã nói lên được cái ham muốn, khát thèm, hăm hở
đến cuồng nhiệt của thi nhân Tình yêu cuộc sống và khát khao tận hưởng thanh
sắc, hương vị cuộc đời cứ tăng dần theo từng từ: ôm (nằm trọn trong vòng tay), riết (ghì chặt hơn), say (sự ngây ngất đến bất tỉnh nhưng vẫn chưa thỏa lòng) đến thâu
(thu hết tất cả để có sự hòa nhập làm một) Phép liệt kê ở đây đã biểu hiện một tình yêu cuộc sống dồn nén đến căng đầy, dâng tràn, đúng như Xuân Diệu đã viết:
Sống toàn tâm, toàn trí, sống toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan
Sống như vậy là để được giao cảm, để cảm nhận được tất cả những gì đáng yêu đáng quí của thiên nhiên, của cuộc sống con người Và cuối cùng là một tiếng kêu
của sự cuồng nhiệt chưa bao giờ có trong thơ ca Việt Nam: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi Trong cảm nhận của nhà thơ, mùa xuân hiện lên sống động
như có hình, có dáng, có hồn, có sắc Mùa xuân như môi, như má của người thiếu
nữ trẻ trung, xinh đẹp và tràn đầy sức sống Cuộc đời trần thế bày ra như một bữa tiệc với tất cả hình ảnh của cuộc sống tươi non, đầy hương sắc đã được nhân hóa để
Trang 40trở thành con người như có da thịt để nhà thơ được vồ vập, yêu đến no nê, đã đầy,
chếnh choáng, để tận hưởng hết giá trị, cái đẹp của cuộc sống
- Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám thì đây
là những vần thơ Xuân Diệu nhất vì mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn,
đắm say của nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới: mới từ điệu tâm hồn, cách
cảm, cách nghĩ đến cách dùng từ, đặt câu Trong bài thơ, ngay cả liên từ và có vẻ
thừa thãi, không thể có đối với thi pháp trung đại nhưng thực ra, nó đã thể hiện
được một cách đậm nét cái tôi Xuân Diệu Nó làm nổi rõ cái cảm xúc tham lam,
ham hố đang trào lên mãnh liệt trong trái tim yêu đời của thi sĩ Ngay câu thơ Cho
chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi
mới đọc, tưởng như một câu văn xuôi tầm thường nhưng thực ra lại rất thơ Điệp từ
cho với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh cái cấp độ, khát vọng hưởng thụ đạt đến độ
thỏa thuê, sung mãn, trọn vẹn Và cùng với một loạt các từ láy: chếnh choáng, đã
đầy, no nê… nhà thơ còn gợi cho ta cảm tưởng thế giới này được bày ra như một
bữa tiệc lớn với nhiều thực đơn đầy của ngon vật lạ và thi sĩ là một thực khách
đang trong trạng thái thèm khát đến cháy bỏng
* Kết bài:
Bởi thế giới đẹp như một thiên đường, bởi không thể tắt nắng hay buộc gió,
bởi cuộc đời ngắn ngủi, thời gian trôi đi không trở lại, cho nên phải vội vàng lên,
phải sống cao độ từng giây phút của tuổi xuân Sống là hạnh phúc Muốn đạt tới
hạnh phúc phải sống vội vàng, và như thế, vội vàng là cách đến với hạnh phúc và là
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc, tiêu
biểu cho thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp Thông qua cuộc đối thoại tưởng
tượng giữa người đi và kẻ ở trong ngày chiến thắng, bài thơ đã thể hiện niềm nhớ
thương và tình cảm đằm thắm, sắt son của nhân dân Việt Bắc với cách mạng, với