Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần dịch vụ và giải pháp trực tuyến Vgroup. (Trang 47)

Nâng cao năng lực quản lý

Sự thay đổi công nghệ nhanh chóng cùng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đã khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro. Đặc biệt, trong thời kỳ toàn cầu hóa và cạnh tranh cao như hiện nay thì có được hệ thống quản lý điều hành chuyên nghiệp trên nền tảng ứng dụng CNTT phù hợp sẽ góp phần quyết định vào thành công của cả doanh nghiệp và góp phần hội nhập cùng nền kinh tế thế giới.

Một doanh nghiệp khi đã quyết định mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng thì đầu tiên phải quan tâm đến việc chuyên nghiệp hóa hệ thống quản lý. Muốn như vậy, doanh nghiệp phải tạo được một nền tảng vững chắc để quản trị và giám sát hiệu quả. Điều này chỉ thành công nếu những người làm công tác triển khai hệ thống quản trị có được sự thấu hiểu doanh nghiệp một cách sâu sắc nhất. Đây chính là mong muốn của hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng CNTT nhằm nâng cao quy mô kinh doanh.

Tổ chức theo hướng chuyên môn hóa

“Mỗi nhân viên được gắn với một vị trí làm việc dựa trên nguyên tắc chuyên môn hóa”- đó chính là công thức quản lý thành công của nhiều doanh nghiệp ngày nay. Với sự ảnh hưởng sâu rộng, cũng như tác động tích cực đến toàn bộ quá trình quản lý, dường như nguyên tắc này đã đặt nền móng vững chắc cho những bước phát triển mới.

Tổ chức theo hướng chuyên môn hóa sẽ đẩy năng suất lao động sẽ đạt ở mức cao, giá thành thấp, kết quả cuối cùng là lợi nhuận tăng để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao. Ưu thế chính của công thức quản lý mới này là: tối ưu hóa quá trình sản xuất nhờ hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp, phân công chuyên môn hóa đối với lao động của nhân viên và đối với các chức năng quản lý, cuối cùng là cách trả lương theo số lượng sản phẩm nhằm kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.

Từ những ưu thế đó, nguyên lý này đã mở ra một cuộc cải cách trong quản lý doanh nghiệp, tạo được những bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thời đại mới cùng với những thành tựu lớn trên thương trường của nhiều công ty. Tuy nhiên, nhiều người cũng đã nêu lên mặt trái đối với phương thức quản lý này. Trước hết, định mức lao động thường rất cao đòi hỏi nhân viên phải làm việc cật lực. Mặc dù vậy, tương tự như nhiều thành tựu khác của khoa học kỹ thuật, trong lĩnh vực kinh doanh, điều quan trọng là chúng ta sử dụng nó như thế nào và với mục đích gì. Chính vì thế, trong khi nhiều chuyên gia lên án phương thức quản lý theo chuyên môn hóa là “khoa học về cách vắt mồ hôi nhân viên” nhưng họ vẫn đánh giá đây là một phương pháp tổ chức lao động tạo ra được năng suất cao, cần được vận dụng trong quá trình phát triển kinh doanh của các công ty ngày nay.

Tăng cường công tác Marketing đặc biệt là Marketing số

Việt Nam hiện nay, internet và các ứng dụng công nghệ số đang phát triển vượt bậc, trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống. Với gần 20 triệu người sử dụng internet (tính đến năm 2008), hơn 60% dân số tuổi dưới 30 thông thạo internet, tốc độ tăng trưởng hàng năm của internet lên đến 30%/năm, hơn 70% tổng số dân tại 6 thành phố lớn có sử dụng điện thoại di động và dùng nó để nghe nhạc, nhắn tin. Đó là những điều kiện thuận lợi để marketing số (digital marketing) phát triển tại Việt Nam và đây được xem như một trong những giải pháp marketing hữu hiệu trong thời kỳ nền kinh tế lâm vào khó khăn như hiện nay. Marketing số là kênh hiệu quả cho phép bạn xác định đối tượng mục tiêu rõ ràng và có thể đánh giá được. Marketing số rất linh hoạt nên đó là một ưu điểm đặc biệt quan trọng trong thời suy thoái. Quan trọng nhất, marketing số có tính hai chiều giúp tạo nên quan hệ tốt hơn vì thương hiệu của bạn mang đến cho người tiêu dùng cảm giác được lắng nghe và cho phép họ tùy chỉnh những nội dung họ muốn xem

Rất nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới hiện nay đã ra đời từ trong khủng hoảng và tạo nên sự thành công nhanh chóng. Nhiều thương hiệu và công ty khác đã tận dụng bối cảnh kinh tế khó khăn để giành những ưu thế đáng kể trên thị trường. Lịch sử đã chứng minh rằng một số thương hiệu tăng cường hoạt động marketing của mình trong thời kỳ suy thoái, khi các đối thủ đang cắt giảm nó, đã giúp họ tăng thị phần với chi phí thấp hơn so với khi họ thực hiện điều đó trong thời không khủng hoảng. Vấn đề là sử dụng nguồn ngân sách marketing hợp lý và sử dụng giải pháp marketing phù hợp chứ không phải là cắt giảm ngân sách và hạn chế hoạt động

Thu hút nhân tài

Khi bước vào nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, người ta thấy rõ vai trò quan trọng của nhân tài trong phát triển, vì thế khắp nơi đều tìm mọi cách để thu hút nhân tài. Tuy nhiên, công việc này không đơn giản. Trước hết, như người ta thường nói "phải đổi mới tư duy", vì nếu dùng tư duy kiểu ban ơn thì sẽ không có sức hút. Một số công ty thường đưa ra cách thức: Nếu tiến sĩ, thạc sĩ về địa phương thì được nhận vào biên chế, được cấp đất, cấp nhà, được trợ cấp một khoản tiền ban đầu. Chính sách này chỉ nhận được những tiến sĩ, thạc sĩ đang bị ế, chưa có nơi làm việc thôi. (Tất nhiên không phải các trường hợp đều như vậy). Những người có năng lực thật sự còn cân nhắc nhiều với những câu hỏi: Làm gì? Công việc có phù hợp năng lực của mình không? Ðiều kiện làm việc có tốt không? Tương lai có phát triển không? Ðiều kiện sống và sinh hoạt của bản thân và gia đình như thế nào? Văn hóa tổ chức ở nơi ấy ra sao? Phải trả lời được phần lớn các câu hỏi đó họ mới đưa ra quyết định.

Về phía người sử dụng nhân tài cũng phải có những yêu cầu cần làm rõ. Cần trả lời ba câu hỏi theo một trật tự lô-gích nhất định là: Thu hút nhân tài để làm gì? Thu hút ai? Thu hút như thế nào? Trước hết chọn người phải phù hợp yêu cầu công việc. Sau khi trả lời câu hỏi: Thu hút để làm gì? Mới tìm cách trả lời câu hỏi thứ hai là: Thu hút ai? Một cách đơn giản để trả lời câu hỏi thứ hai là việc chọn người thích hợp cho công việc, giải quyết được công việc nhưng lại không phí sức của người sử dụng và không quá tốn kém. Câu hỏi: Thu hút ai? Làm cho nhà quản lý trở lại với việc sử dụng người đã đề cập ở trên. Sau khi xác định được thu hút ai thì mới có thể trả lời được thu hút như thế nào? Mỗi người, mỗi nhóm, mỗi loại nghề nghiệp khác nhau có câu trả lời khác nhau, không thể có câu trả lời chung. Vì vậy, không phải ai cũng có thể

sử dụng được nhân tài. Muốn dùng được người tài, trước hết người quản lý phải tài dùng người, người giúp việc họ ở pḥng nhân sự cũng phải tài dùng người mới trả lời được lần lượt ba câu hỏi nói trên.

Ngày nay, thu hút nhân tài như một chiến lược quan trọng của tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp, các tổ chức, vì vậy có rất nhiều giải pháp nhằm thu hút nhân tài cho tổ chức, đất nước mình. Mỗi nước, mỗi tổ chức đều vận dụng những giải pháp chung và phổ biến nhưng cố gắng tìm cho mình những giải pháp riêng khả dĩ giành thắng lợi trong thu hút nhân tài.

Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ giữa trọng thị, trọng dụng và trọng đãi nhân tài (giải pháp phổ biến nhất). Ba khâu này liên quan chặt chẽ với nhau trong từng thời điểm, từng lĩnh vực, những khâu này có thể mạnh, yếu khác nhau nhưng không bỏ qua được khâu nào.

Muốn thu hút được nhân tài thì cần làm cho họ biết họ được thu hút về để giải quyết vấn đề gì, điều đó mới thật sự tạo ra sự lôi cuốn. Việc trọng dụng sẽ là động lực quan trọng thu hút nhân tài. Thật sự trọng dụng là biểu hiện tốt đẹp của trọng thị. Trả lời câu hỏi thu hút như thế nào là thể hiện trọng đãi của nơi sử dụng nhân tài. Trọng đãi là sự trả công xứng đáng cho đóng góp của nhân tài đối với cơ quan sử dụng. Cụ thể hóa ba khâu trọng thị, trọng dụng và trọng đãi sẽ tạo ra được các giải pháp tổng thể cho thu hút nhân tài. Giải pháp này thường mang tính chiến lược chi phối các giải pháp kỹ thuật khác.

Thứ hai, săn tìm nhân tài, ngày xưa nhiều nhân tài "mai danh ẩn tích" nên các triều đại phong kiến đều không tiếc công sức và huy động cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương để tìm nhân tài.

Thứ ba, tạo môi trường thu hút nhân tài. Nhân tài mong muốn trước hết là được làm việc và cống hiến. Vì vậy, việc tạo môi trường thu hút, hấp dẫn là rất quan trọng đối với nhân tài. Về vấn đề này cần quan tâm tới ba yếu tố sau: - Ðiều kiện làm việc tốt bao gồm cơ sở hạ tầng như phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm (đối với cán bộ khoa học và công nghệ, giáo sư...); điều kiện thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác. Có một tập thể hoạt động tốt, ăn ý, không khí làm việc cởi mở, minh bạch, dân chủ;

- Nhân tài được quyền tự chủ trong lĩnh vực hoạt động của mình; - Có cuộc sống ổn định.

Ba điều kiện trên là môi trường hấp dẫn nhân tài và cũng là môi trường để nhân tài nảy nở và phát triển. Có những điều kiện cần có đầu tư, nhưng có những điều kiện không cần tiền, chỉ cần người quản lý thật sự trọng thị và trọng dụng nhân tài. Trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, các nhà giáo, các nhà khoa học thường yêu cầu cao về điều kiện làm việc và cuộc sống thường ở mức trung lưu.

Một số phương hướng phát triển khác

Công ty cố gắng phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ, giá thành hợp lý, coi đây là 2 tiêu chí chủ yếu để cạnh tranh tích cực, mở rộng thị trường cả ở trong nước và nước ngoài. Quan tâm thúc đẩy các hoạt động liên doanh, liên kết không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Tập trung vốn, đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật, mua thêm các trang thiết bị cần thiết cho công tác thiết kế, kinh doanh trong. Mở rộng các mảng kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ cao như buôn bán linh kiện điện tử, viễn thông…

KẾT LUẬN

Bản báo cáo chuyên đề với đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần dịch vụ và giải pháp trực tuyến Vgroup” đã trình bày những kiến thức cơ bản chung nhất về vấn đề hiệu quả kinh doanh dịch vụ và nâng cao hiệu quả hoạt dịch vụ của doanh nghiệp. Trên cơ sở các tài liệu thực tế tại đơn vị thực tế tôi đưa ra phân tích một số các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh tế này nhằm đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian 2010-2011. Từ đó kiến nghị một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần dịch vụ và giải pháp trực tuyến Vgroup. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w