Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của công ty cổ phần dịch vụ và giải pháp trực tuyến Vgroup

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần dịch vụ và giải pháp trực tuyến Vgroup. (Trang 40)

công ty cổ phần dịch vụ và giải pháp trực tuyến Vgroup

Như đã nói ở trên, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng mà mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm. Theo đó, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh từ đó nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Căn cứ trên kết quả đánh giá đó đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.

Tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của từng thời kỳ mà doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề đặc thù trong vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên về cơ bản, để giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh công nghệ thông tin thì có thể đề xuất một vài nhóm biện pháp cơ bản sau :

Các biện pháp tăng doanh thu

Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh nguồn thu vào của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không tất nhiên không thể hoàn toàn đánh giá qua chỉ tiêu này nhưng nó là một chỉ tiêu cơ sở dùng để đánh giá hiêuh quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể kinh doanh có hiệu quả nếu doanh thu từ các hoạt

động kinh doanh thấp, vì vậy muồn nâng cao hiệu quả kinh doanh phải nghĩ đến các biện pháp để tăng doanh thu.

Trong doanh nghiệp có nhiều loại doanh thu khác nhau: doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác,…Mỗi loại doanh thu phản ánh kết quả của một lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia, muốn nâng cao tổng doanh thu doanh nghiệp cần có các biện pháp để tăng doanh thu của các bộ phận, các lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp luôn có một hoặc một số lĩnh vực kinh doanh chính mang lại hiệu quả chủ yếu nên doanh nghiệp cần chú trọng hơn đối với các lĩnh vực này, tìm các biện pháp để tăng doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh là thế mạnh của doanh nghiệp.

Tuỳ theo điều kiện riêng của mỗi doanh nghiệp mà họ đưa ra các biện pháp tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình một cách hợp lý và hiệu quả. Đối với doanh nghiệp thương mại thì lĩnh vực kinh doanh hàng hoá và dịch vụ là lĩnh vực kinh doanh chính vì vậy cần chú trọng tới các biện pháp tập trung tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ. Với nhóm biện pháp này có thể thực hiện một số biện pháp cụ thể như:

- Nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ cung ứng.

- Chú trọng nâng cao chất lượng các dich vụ gia tăng, đưa ra các dịch vụ gia tăng mới để tăng sự thoả mãn của khách hàng

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến có hiệu quả như quảng cáo, khuyến mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm,…

Các biện pháp tăng doanh thu chủ yếu tập trung vào việc thu hút khách hàng, kích thích nhu cầu của khách hàng, khơi gợi các nhu cầu tiềm ẩn hoặc kích thích các nhu cầu mới của khách hàng nhằm tăng doanh số bán ra, từ đó tăng

doanh thu bán hàng hoặc tăng doanh thu nhờ tăng giá trị của hàng hóa - dịch vụ cung ứng.

Các biện pháp giảm chi phí

Cùng với việc tăng doanh thu thì các biện pháp giảm chi phí cũng là nhóm biện pháp đầu tiên được quan tâm để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng sẽ là không đạt được hiệu quả khi chi phí quá lớn, đôi lúc chi phí quá lớn có thể làm doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ mặc dù doanh thu rất cao. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì phải tiến hành đồng thời hai nhóm biện pháp tăng doanh thu - giảm chi phí hoặc giữ vững doanh thu - giảm chi phí hoặc doanh thu và chi phí cùng giảm nhưng mức độ giảm chi phí nhiều hơn thì mới đạt được hiệu quả. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thương mại thường bao gồm các bộ phận: chi phí mua hàng, chi phí lưu thông, chi nộp thuế và chi mua bảo hiểm. Giảm chi phí kinh doanh đòi hỏi giảm các khoản mục tạo thành chi phí kinh doanh. Trong đó khoản mục chi thuế và chi mua bảo hiểm về nguyên tắc là không giảm được vì khoản mục chi phí này gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ vủa doanh nghiệp. Còn lại hai khoản mục chi phí còn lại có thể có các biện pháp để giảm chi phí.

- Nhóm biện pháp giảm chi phí mua hàng: chi phí mua hàng là khoản mục chi phí chính liên quan tới việc mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhóm đối tượng này để có thể giảm thiểu chi phí thì biện pháp đầu tiên và tôi ưu nhất là biện pháp liên quan tới công tác tạo nguồn hàng. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn nhà cung ứng thích hợp, một nhà cung ứng thích hợp là nhà cung ứng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của doanh nghiệp: cung ứng hàng hóa - dịch vụ đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đúng về thời gian giao hàng và cơ cấu

hang hoá, bên có doanh nghiệp còn xét đến các yếu tố khác như các uy tín, các dịch vụ kèm theo, khoảng cách giữa nguồn cung ứng và doanh nghiệp,… Khi tìm hiểu nguồn hàng doanh nghiệp nên đưa ra một danh mục các nhà cung ứng tiềm năng, sau đó tuỳ vào các điều kiện thoả thuận giữa hai bên để lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cơ bản của doanh nghiệp trong điều kiện ràng buộc phải tối thiểu hóa chi phí để lựa chọn nhà cung ứng hay cơ cấu các nhà cung ứng mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

- Nhóm biện pháp giảm chi phí lưu thông: Chi phí lưu thông bao gồm chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hóa; chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ (bán hàng); chi phí hao hụt hàng hóa; chi phí quản lý hành chính.

+ Các biện pháp giảm chi phí vận tải, bốc dỡ: rút ngắn quảng đường vận tải bình quân và lựa chọn đúng đắn phương tiện vận tải hàng hóa; kết hợp chặt chẽ mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ; phân bố hợp lý mạng lưới kinh doanh tạo cho hàng hóa có đường vận động hợp lý và ngắn nhất; hợp tác chặt chẽ với đơn vị vận chuyển và hai đầu tuyến vận chuyển;… + Các biện pháp giảm chi phí bảo quản, thu mua, tiêu thụ: tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hóa luân chuyển; tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong bảo quản hàng hóa; tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách.

+ Biện pháp giảm chi phí hao hụt hàng hóa: hao hụt hàng hóa có liên quan đến nhiều khâu, nhiều yếu tố vì vậy để giảm chi phí hao hụt có thể áp dụng các biện pháp: kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng hàng hóa nhập; có sự phân loại hàng hóa và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đầu; xây dựng

các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu, các yếu tố có liên quan đến hao hụt tự nhiên; tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật bảo quản và tinh thần trách nhiệm của công nhân bảo quản, bảo vệ hàng hóa.

+ Biện pháp giảm chi phí quản lý hành chính: Tinh giảm bộ máy quản lý hành chính và cải tiến bộ máy phù hợp với sự phát triển của công ty; giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết, các khoản chi có tính chất hình thức, phô trương; áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý hành chính đảm bảo thông tin thông suốt, chính xác.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường được phân chia làm hai nhóm cơ bản là vốn lưu động và vốn cố định. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định và vốn lưu thông, vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lai hình thái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định của doanh nghiệp thương mại dùng trong kinh doanh, tài sản cố định dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng về mặt giá trị thì chỉ có thể thu hồi dần sau nhiều kỳ kinh doanh hay nói cách khác là về mặt thời gian phải trên một năm.

+ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động hay rút ngắn số ngày của một vòng lưu chuyển hàng hóa. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động bán hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, áp dụng các biện pháp để tăng năng suất lao động,…; tiết kiệm chi phí kinh doanh, sử dụng hợp lý tài sản, giảm bớt rủi ro thiệt hại. Doanh nghiệp thương mại cần giảm tối đa chi phí trong đơn giá hàng mua (mua tận gốc, mua buôn, bán tận

ngọn,…), tiết kiệm chi phí lưu thông và tìm hiểu đón đầu các xu hướng tiêu dùng mới để bán hàng nhanh chóng, thuận tiện,…; tăng cường công tác quản trị vốn, quản trị tài chính ở doanh nghiệp bằng cách áp dụng chế độ hạch toán kinh doanh đầy đủ ở các chi nhánh, bộ phận, chấp hành đầy đủ kỷ luật thanh toán, vay trả, quản trị chặt chẽ vốn, các khoản thu chi chống lãng phí, tham ô, giảm các khoản phí phát sinh không đáng có,…

+ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là vốn dùng để xây dựng và mua sắm, trang bị các loại tài sản cố định khác nhau ở doanh nghiệp thương mại vì vậy để nâng cao hiệu quả của vốn cố định phải nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng, mua sắm, trang bị và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Các công tác xây dựng, mua sắm và trang bị tài sản cố định phải được tiến hành trên cơ sở xét duyệt tính khả thi và khả năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh nghĩa là mục đích thực hiện vệc xây dựng hay mua sắm phải là góp phần mang lại hiệu quả cao hơn tròn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là phải xét đến tính kinh tế. Bên cạnh công tác xây dựng, mua sắm, trang bị hay sửa chữa tài sản cố định thì vấn đề quản lý, bảo quản sử dụng hợp lý tài sản cố định cũng là một vấn đề cần quan tâm khi muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tài sản trong doanh nghiệp càng được sử dụng hợp lý, sử dụng hết công suất cho phép thì hiệu quả mang lại càng cao hay nói cách khác là doanh nghiệp đã hợp lý nguồn lực.

Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản

Thực chất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đã được đề cập trong các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhưng nói tóm lại để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thì doanh nghiệp khi lập kế hoạch mua sắm tài sản cần phải nắm rõ đặc trưng của tài sản như chức năng,công dụng,

bảo quản, cách vận hành, sử dụng… để có kế hoạch sử dụng hợp lý đảm bảo sử dụng đúng công dụng chức năng, vận hành đúng cách, đúng quy trình, đúng công suất,…

Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn nhân lực là một nguồn lực của doanh nghiệp. Suy cho cùng thì mọi hoạt động đều do con người thực hiện vì vậy cần phải có chính sách chú trọng tới nguồn lực này. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là cơ sở để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác. Đây là một phần trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp đòi hỏi phải có nghệ thuật và kinh nghiệm quản trị . Tuỳ theo đặc điểm của nguồn nhân lực ở doanh nghiệp để nhà quản trị có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Sau đây là một số biện pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:

- Tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ có tài năng, trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm quản lý và có đạo đức kinh doanh.

- Tuyển chọn đội ngũ nhân viên lành nghề, giỏi công tác nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và có tinh thần trách nhiệm.

- Đưa ra hệ thống chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức trong lao động, các chính sách thưởng phạt phân minh rõ ràng, chính sách thưởng để khuyến khích sự phấn đấu đóng góp của người lao động và chính sách phạt để tăng cường trách nhiệm của người lao động. Hệ thống chính sách này phải được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng lao động để đảm bảo tính công bằng.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có điều kiện nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ cũng như tạo điều kiện thăng tiến cho ngươig lao động để người lao động có động lực phấn đấu và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. - Quan tâm tới đời sống của người lao động và gia đình.

- Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, hợp tác, gắn bó giúp đỡ nhau và cùng vì mục tiêu chung của doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ của Công ty cổ phần dịch vụ và giải pháp trực tuyến Vgroup. (Trang 40)