Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
94 KB
Nội dung
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Văn thơ cổ Việt Nam – Văn học Việt Nam, từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là những tinh hoa quý giá của văn hóa dân tộc. Nó là vốn quý góp phần bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc, làm giàu nhân cách con người Việt Nam trong mọi thời đại. Văn thơ cổ là tên gọi chung cho các tác phẩm văn chương được sáng tác trong 10 thế kỷ của văn học dân tộc từ thế kỷ X – XIX, kể cả một số tác phẩm xuất hiện vào đầu thế kỷ XX nhưng được sáng tác theo quan điểm thẩm mĩ, theo đặc điểm đề tài, đặc điểm ngôn ngữ của các nhà thơ xưa như những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… sau này. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC THƠ CỔ VIỆT NAM THUỘC THỂ ĐƯỜNG LUẬT TRONG TRƯỜNG THPT HIỆN NAY. 1. Thực trạng: 1 Qua thực tế giảng dạy và trao đổi cùng đồng nghiệp cũng như tìm hiểu thực tế học sinh tôi nhận thấy: Cả thầy và trò ít nhiều gặp khó khăn khi tiếp nhận một bài thơ cổ thuộc thể Đường luật. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra la: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học văn thơ cổ? Làm thế nào để những em HS lớp 10 có thể cảm nhận được những nội dung tinh túy trong các tác phẩm thơ cổ thuộc thể Đường luật? Đó là câu hỏi đặt ra không chỉ cho bản thân tôi mà có lẽ cho tất cả những giáo viên dạy văn có tâm huyết. Do đó, sau một số năm trực tiếp giảng dạy, nhất là sau ba năm dạy chương trình lớp10 , tôi muốn đưa ra một vài kinh nghiệm để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. Ở để tài này tôi chỉ tập trung vào việc trao đổi nội dung. Làm thế nào để dạy tốt một bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể Đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Phần nội dung đề tài gồm: I. Cơ sở lý luận 2 II. Một số khó khăn với người dạy và học những bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể Đường Luật. III. Một vài kinh nghiệm để có thể dạy tốt một bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể thơ Đường Luật. * Phương pháp nghiên cứu: - Đọc nghiên cứu SGK, SGV, tìm tài liệu tham khảo khác - Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp - Tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu điều tra qua các tiết dạy trên lớp * Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: - Chương trình Ngữ văn 10 (phần thơ cổ Việt Nam thuộc thể thơ Đường luật) - Đối tượng: Học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Thị Lợi 3 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Cơ sở lý luận: Văn thơ Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là một bộ phận quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc gồm những tác phẩm ưu tú của các nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc, đã vượt qua những biến cố của lịch sử qua thử thách của thời gian đến với chúng ta và hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Với nội dung nhân đạo và giá trị hiện thượng sâu sắc văn thơ cổ cho học sinh, hình dung được đất nước, xã hội, con người Việt Nam trong những thời đại đã qua, phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc, bảo vệ ngôn ngữ dân tộc trong văn học. Tác phẩm văn chương cổ thật sự là nguồn cảm hứng vô tận mà người giáo viên dạy văn phải khai thác để bồi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ. Đặc biệt những bài thơ Đường Luật này lại được sáng tác với những ngôn từ mới mẻ, mang ý ngoài lời. Ví như: Bài “Thuật hoài” của phạm Ngũ Lão một bài thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán là một minh chứng tiêu biểu cho quy luật sống còn của văn chương 4 nghệ thuật: “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”(Quý tinh tuý, không cốt nhiều).Bài thơ thể hiện vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đạt. Con người với sức mạnh lí tưởng lớn lao cao cả, với cái tâm sáng ngời nhân cách ;thời đại và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của hào khí Đông A (Hào khí đời Trần). Thuật Hoài là một tia hào quang của thời Trần, thời kỳ phục hưng của dân tộc, thời kỳ có nhiều người con anh hùng khí phách,và tâm hồn rộng mở. Hay trong bài “Bảo kính cảnh giới – Bài số 43” của Nguyễn Trãi viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đã khiến người đọc vài nét phác họa trong bài “Bảo kính cảnh giới – Bài số 43” về cảnh cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, nặng lòng với nhân dân, đất nước. Và vẻ đep trong thơ Nôm Nguyễn Trãi: bình dị, tự nhiên, mới mẻ, đan xen câu sáu tiếng (lục ngôn) trong bài thơ thất ngôn (bảy tiếng) .Ý tại ngôn ngoại, đó chính là sự khó khăn không chỉ đối với người học mà cả với người dạy là vì lẽ đó. 2. Một số khó khăn với người với người dạy và người học những bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể Đường luật. 5 Không chỉ riêng đối với HS mà đối với một số giáo viên văn THPT hiện nay khi tiếp cận với cá bải thơ cổ gặp rất nhiều khó khăn về khoảng cách lớn giữa các thế hệ. Dù có là những áng thơ cổ nổi tiếng cũng vẫn là những tiếng nói và cách nói tương đối xa lạ. Đó là tiếng nói, cách nói của những người từng sống cách ta hàng mấy trăm năm, họ có cách cảm, cách nghĩ, cách sinh hoạt, quan điểm thẩm mĩ, cách trình bày, diễn đạt khác hẳn chúng ta ngày nay. Khó khăn thứ hai mà người dạy mà người học gặp phải khi tiếp cận một bài thơ Đường Luật là “ Hàng rào ngôn ngữ”. Ngôn ngữ trong các tác phẩm thơ cổ có nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng, các dùng điển tích, từ ngữ Hán Việt, thuật ngữ xưa nếu không được hướng dẫn giải thích thì các em sẽ rất khó trong việc nắm bắt nội dung tác phẩm. Bởi vậy, để dạy tốt một bài thơ cổ Việt Nam thể Đường Luật, giáo viên cần nắm vững những đặc trưng thẩm mĩ của thể thơ Đường luật. Đặc trưng thẩm mĩ và tu duy nghệ thuật của thời xưa có những tiêu chuẩn đánh giá được quy định rõ ràng. 6 Thiên nhiên là đối tượng quen thuộc là đề tài phổ biến: Trời, mây, sông, nước; phong, hoa, tuyết, nguyệt… đã trở thành người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng của thi sĩ. Không khí tĩnh tại, tính chất cân đối hài hòa, niêm luật chặt chẽ là yêu cầu nghiêm ngặt trong quan niệm về cái đẹp của người xưa. Trong một xã hội luôn lấy quá khứ là khuôn mẫu, người xưa là mẫu mực thì việc mô phỏng quá khứ tuân theo khuôn mẫu có sẵn là nguyên tắc sáng tạo. Song thực tế vẫn có một số bài thơ cổ Việt Nam được sáng tác một cách độc đáo, thể hiện được cá tính cách sáng tạo của tác giả. Với những tính chất trên đã làm cho một số giáo viên ngữ văn và đa số học sinh lớp 10 cảm thấy lúng túng trong việc tiếp nhận một bài thơ cổ Đường luật. Qua quá trình học tập ở trường sư phạm và nhất là qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi xin phép đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp, cùng quan tâm khi dạy những bài thơ Cổ Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 (tập 1). 7 III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ CÓ THỂ DẠY TỐT MỘT BÀI THƠ CỔ VIỆT NAM THUỘC THỂ ĐƯỜNG LUẬT (NGỮ VĂN 10 – TẬP 1) 1. Đọc bài thơ, giải nghĩ từ khó: Đây là một nguyên tắc chung và là bước đầu tiên phải làm để tìm hiểu một tác phẩm thơ. Với những bài thơ Đường luật cổ càng phải đọc kỹ nhiều lần để hiểu rõ chữ và nghĩa. Phải đọc kỹ không chỉ riêng về văn bản mà cả phần chú thích. Phải đọc nhiều và suy ngẫm không ngại dài, ngại khó không kiên nhẫn đọc hàng loạt chú thích sẽ không thể hiểu nghĩa của câu, của từ được chú giải mà cốt hiểu cả câu, cả đoạn trong đó có từ được chú giải, cốt thâu tóm ý của câu hoặc của đoạn chứa từ đó. Từng bước có thể hiểu được cả bài việc hiểu được nghĩa toàn bài thì mới có điều kiện để từ chỉnh thể văn bản quay lại từng đơn vị ngôn từ cấu thành. Khi ấy việc hiểu, cảm mới được sâu sắc. Thời gian ở lớp có hạn nên đây là phần giáo viên phải chuẩn bị kỹ trước khi đến lớp. Và với học sinh cũng cần hướng dẫn cho các em 8 thực hiện những thao tac này khi chuẩn bị bài ở nhà để phần nào nắm được nội dung cơ bản của bài thơ. Đến lớp, trước khi phân tích bài thơ vẫn hướng dẫn học sinh đọc. Tùy từng bài cụ thể, phải hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đọc cho âm vang bài thơ. Khâu đọc phải được chú ý ngay từ đầu giờ. Trong khi phân tích và cả khi kết thúc. Đặc điệt, giáo viên phải tập luyện để có giọng đọc khó phai mờ trong lòng học sinh. Có thể cho một vài học sinh đọc trước sau khi đã hướng dẫn cách đọc cho em rồi sau đó giáo viên đọc đúng theo ý tưởng mà tác giả gửi gắm trong bài thơ. Giáo viên cần bố trí linh hoạt giữa đọc và giảng, tránh gò bó. Nếu có điều kiện nên hướng dẫn các em tập ngâm thơ để tiết sau kiểm tra bài cũ hoặc trong bài tổng kết, tiết ngoại khó. Chẳng hạn ở tiết 35 văn bản “ Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão để giúp học sinh cảm nhận được giá trị biểu hiện đặc sắc của bài thơ trước hết phải gợi để học sinh hình dung được không khí lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong thời đại Lý – Trần. Bài thơ đã thể hiện bản lĩnh khí phách của dân tộc ta.Vì vậy giáo viên yêu cầu học sinh đọc cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.Giọng hùng tráng, chậm rãi, ngắt nhịp 4/3 9 Sau khi cho học sinh đọc bài thơ để các em hiểu rõ chữ và nghĩa cần cho các em hiểu được những từ khó những điển tích, điển cố (nếu có). Trong tiết 35 bài thơ đều được viết bằng chữ Hán nên ở SGK đã có giải thích rất kỹ về nghĩa của từng tiếng. Do đó mặc HS đã đọc và chuẩn bị bài ở nhà nhưng đến lớp tùy từng bài, tùy từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc lại toàn bộ nội dung phần giải nghĩa phiên âm tiếng Hán, từ khó hoặc yêu cầu học sinh trình bày cách hiểu của mình về một trong số những từ khó đó nhằm kiểm tra việc chuẩn bị bài trước ở nhà của học sinh. Đặc biệt trong văn bản “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão cũng đã tồn tai hai cách hiểu câu thơ thứ hai “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” Cách hiểu thứ nhất: Ba quân như hổ báo nuốt trôi trâu Cách hiểu thứ hai: Khí thế ba quân như hổ báo át cả sao Ngưu. Tuy nhiên cách hiểu đúng là cách thứ nhất với nghệ thuật so sánh trực tiếp vừa diễn tả được sức mạnh vật chất, vừ nói lên được khí phách, sức mạnh tinh thần của quân đội thời Trần. Nếu ngưu là sao Ngưu thì trong Hán tự thường là cụm từ ngưu đẩu.Hơn nữa thôn với nghĩa nuốt thì cách biểu hiện nuốt sao ngưu có phần gượng ép. 10 [...]... hiện II Các biện pháp để có thể dạy tốt một bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể thơ đường luật Phần thứ ba: Kết luận Trang 14 I Kết quả nghiên cứu II Kiến nghị, đề xuất 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO - SGK Ngữ văn1 0, tập 1 (NXBGD) - SGV Ngữ văn 10 tập 1 (NXBGD) - Sách bài tập Ngữ văn 10 tập 1 (NXBGD) - Phương pháp dạy – học văn – Nguyễn Văn Đồng chủ biên (NXBGD-1994) - Văn học trung đại Việt Nam trong nhà trường(NXBGD... sinh Nhất là những bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể thơ Đường luật, người giáo viên càng phải đầu tư suy nghĩ nhiều cho bài giảng của mình đạt hiểu quả cao Ở trên tôi đã trình bày “Hàng rào ngôn ngữ của các bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể thơ Đường luật đã có nhiều ngăn cách khá hơn không chỉ với học sinh mà với cả giáo viên Do đó phải đọc đi đọc lại nhiều lần, phải học hỏi nhiều để nắm được nghĩa của từng... là từ khi thực hiện chương trình SGK mới Bằng kinh nghiệm bản thân và học hỏi đồng nghiệp, tôi đã tự tin tưởng hơn trong những giờ lên lớp khi dạy những bài thơ cổ Việt Nam, thuộc thể Đường luật Tuy là học sinh lớp 10 nhưng các em đã biết đọc thơ khá hơn, tiếp thu bài thơ nhanh hơn, tỏ ra hào hứng trong khi tiếp thu bài Học sinh nắm vững nội dung tư tưởng, cũng như đã khám phá khá tốt về hình thức nghệ... này thuộc thể thơ gì? Chỉ có 21/41 học sinh giơ tay phát biểu còn khi dạy lớp 10A6 ngoài việc yêu cầu học sinh theo dõi về thể thơ 23 thất ngôn bát cú Đường luật theo chú thích SGK tôi đã minh họa cụ thể bằng các câu thơ trong bài về vần niên, luật, cách gieo vần, đối… Kết quả hôm sau khi kiểm tra bài cũ cũng với câu hỏi như lớp 10A6 nhưng cả 37 học sinh đều nhận diện được bài thơ này thuộc thể thơ. .. viên thấy cần thiết tìm hiểu bài thơ Đường luật theo mạch cảm xúc của tác giả; có thể theo học sinh tìm bố cục, nội dung cơ bản từng phần II phân tích: 19 Như đã trình bày ở phần trên với bài thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật hoặc thất ngôn tứ tuyệt Đường luật có thể phân tích theo từng câu hoặc theo mạch cảm xúc bài thơ Còn với bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật cũng có thể phân tích theo hai cách:... lớp 10A5, nhưng vẫn chưa toát hết được hàm ý của bài thơ Tôi đã đọc mẫu một lần và gọi hai học sinh đọc tiếp kết quả các em đọc rất tốt Thứ hai: Khi dạy lớp 10A5 về việc tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật trong bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du), tôi gọi một em đọc phần chú thích (*) trong SGK rồi yêu cầu các em về nhà nghiên cứu Nhưng sang tiết học sau tôi hỏi học sinh lớp 10A5: Bài thơ. .. trong phần đọc, hiểu văn bản trong quá trình giảng dạy cho phù hợp Đặc biệt cần có một vài câu hỏi nêu vấn đề để học sinh tranh luận trình bày ý kiến cá nhân của mình về việc hiểu một từ, một câu nào đó trong bài thơ để khơi gợi sự tìm tòi của các em Chẳng hạn 20 trong bài “Đọc Tiểu Thanh kí” giáo viên có thể đưa : Tại sao Nguyễn Du cho rằng nỗi hờn kim cổ ấy trời khôn hỏi tức là không thể hỏi trời được?... thơ cổ Việt Nam thuộc thể thơ Đường Luật mà chỉ tìm hiểu một vấn đề nhỏ Đề tài hoàn thành xong, chắc chắn còn nhiều thiếu xót, khiếm khuyết Vì vậy, tôi mong có sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn 27 Tôi xin chân thành cảm ơn! 28 MỤC LỤC Phần thứ nhất: Đặc vấn đề; Trang 1 I Lời mở đầu II Thực trạng của việc dạy học văn thơ cổ Việt Nam thuộc thể đường luật trong trường THCS... cho lớp nhận xét Phần đọc còn được kết hợp khi phân tích bài thơ hoặc khi củng cố bài Tiếp theo hướng dẫn học sinh, tìm hiểu và giải thích từ khó để các em hiểu nội dung bài thơ 3 Tìm hiểu thể loại: Học sinh căn cứ vào số câu trong bài số tiếng trong dòng thơ để xác định đó là thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật hay thất ngôn bát cú Đường Luật Từ đó định hướng cho phần phân tích tác phẩm 4 Bố cục:... nói chung và của các bài thơ Đường luật nói riêng thường gắn liền với nội dung của lịch sử xã hội, mà tác phẩm ra đời Vì vậy, khi dạy các bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể Đường Luật để học sinh hiểu thấu đáo được nội dung tư tưởng tác phẩm, giáo viên cần phải làm sống lại, tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tìm hiểu bài thơ, bởi văn học là tấm gương phản chiếu . cổ Việt Nam thuộc thể Đường luật trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Phần nội dung đề tài gồm: I. Cơ sở lý luận 2 II. Một số khó khăn với người dạy và học những bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể Đường. thân để trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp, cùng quan tâm khi dạy những bài thơ Cổ Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 10 (tập 1). 7 III/ CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ CÓ THỂ DẠY TỐT MỘT BÀI THƠ CỔ VIỆT. và học những bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể Đường Luật. III. Một vài kinh nghiệm để có thể dạy tốt một bài thơ cổ Việt Nam thuộc thể thơ Đường Luật. * Phương pháp nghiên cứu: - Đọc nghiên cứu