1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN từ thi pháp loại thể tới việc nâng cao hiệu quả dạy học thơ đường luật trong chương trình ngữ văn lớp 7,8

25 44 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lớp 7, lớp 8 một số giáo viênthường cho rằng dạy và học thơ Đường luật là rất khó với lý do: Thơ Đường luậtphức tạp về niêm – luật, đặc biệt là c

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÔNG CỐNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:

TỪ THI PHÁP LOẠI THỂ TỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7, 8

Người thực hiện : Nguyễn Thanh Huyền Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Hoàng Sơn SKKN thuộc lĩnh vực Môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2017

Trang 2

V Kết quả kiểm nghiệm – so sánh, đối chứng 17

2 Sau một thời gian nghiên cứu vận dụng sáng kiến kinh nghiệm 18

Trang 3

em là mục đích của việc dạy học văn” ( Nguyễn Viết Chữ - “ Phương pháp dạy

học tác phẩm văn chương theo loại thể”)

Trước yêu cầu, mục đích của việc dạy học văn, là người giáo viên đứngtrên bục giảng tôi không tránh khỏi trăn trở dạy một tác phẩm văn chương thếnào cho ra nhẽ, đọc một câu thơ sao cho “ vang nhạc sáng hình”? Giữa nói vàlàm quả là một khoảng cách xa và rất khó

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn lớp 7, lớp 8 một số giáo viênthường cho rằng dạy và học thơ Đường luật là rất khó với lý do: Thơ Đường luậtphức tạp về niêm – luật, đặc biệt là có rất nhiều điển tích, điển cố, yếu tố HánViệt Việc đưa một số bài thơ Đường luật vào chương trình sách giáo khoa lớp

7, lớp 8 hiện hành phải chăng là quá tải đối với học sinh? Đây là nỗi băn khoăn,trăn trở của rất nhiều giáo viên Thông qua thực tiễn giảng dạy và qua trao đổivới một số đồng nghiệp có kinh nghiệm trong trường chúng tôi nhận thấy rằng ýkiến trên đây là chưa thỏa đáng Tất nhiên, khi mới tiếp xúc và tìm hiểu thơĐường luật, học sinh cũng không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng nhưng nếu được sự dẫndắt, gợi ý của giáo viên một cách có nghệ thuật thì học sinh sẽ rất hào hứng thamgia “cuộc đột phá” để bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thơ Đườngluật Vì qua thơ Đường luật, học sinh sẽ rút ra rất nhiều điều bổ ích, từ việc làmgiàu vốn từ ngữ Hán Việt cho đến việc nắm bắt nội dung – một nội dung chứađựng nhân sinh quan đầy thẩm mỹ của các thi sĩ thuở trước Hơn nữa, nguyêntắc tích hợp và tích hợp hóa hoạt động của các học sinh được thực hiện rất cụ thểtrong chương trình học hiện nay (phân môn văn - Tiếng Việt – Tập làm văn

được gọi theo một cái tên rất thích hợp là Ngữ văn ) mà thơ Đường luật có thể

xem là một chất liệu không chỉ để khắc họa kiến thức mà còn là để luyện tập.Đây là một thuận lợi để học sinh từ việc hiểu ý nghĩa của từ, biết dùng từ HánViệt khi lập văn bản cũng như sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày

Khi dạy thơ Đường luật, giáo viên cần cho học sinh thấy được rằng thơvăn cổ là một bộ phận rất quan trọng, chiếm một vị trí đặc biệt trong nền thơ caViệt Nam – mặc dù là thể thơ bắt nguồn từ thơ ca Trung Quốc Do đó, việc phântích thơ Đường luật quả là phức tạp, cần có sự đối chiếu nguyên bản chữ Hán,với bản dịch nghĩa, dịch thơ, để hiểu một cách tường tận ý nghĩa bài thơ và đánhgiá tác phẩm một cách đúng đắn Muốn dạy thơ Đường luật ở lớp 7, lớp 8 cóhiệu quả, chúng ta nên dạy như thế nào cho phù hợp với nội dung chương trìnhSGK, phù hợp với việc đổi mới dạy và học theo hướng tích cực hóa do BGD &

ĐT đề ra

Với những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân tôi đã đúc rút được trongnhững năm qua khi giảng dạy ngữ văn 7 và 8, tôi xin trình bày một số suy nghĩ

của mình đối với chuyên đề : “ Từ thi pháp loại thể tới việc nâng cao hiệu quả

dạy học thơ Đường luật trong chương trình ngữ văn lớp 7, 8”

Trang 4

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Khi đặt ra vấn đề này tôi muốn các đồng nghiệp chia sẽ cùng tôi nhữngkinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thinhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến môn học tự nhiên hơnmôn học xã hội, bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế

Đối với môn Ngữ văn, Hán Việt là lớp từ quan trọng Vì vậy, việc họctập, tìm hiểu từ Hán Việt là một hoạt động không thể thiếu – ngoài việc học vềyếu tố Hán Việt qua phân môn Tiếng Việt thì việc hiểu chữ Hán, từ Hán Việttrong các bài thơ là điều không kém quan trọng Đây chính là bước đầu học tậpcách vận dụng từ ngữ, yếu tố Hán Việt vào văn bản (thơ) Vì vậy, học thơĐường luật là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh

Học thơ Đường luật, học sinh sẽ được giới thiệu và tìm hiểu kỹ một mẫuthể loại nhất định ở trên lớp và qua một số bài tương tự Học sinh vừa học để rènluyện, phân tích và đánh giá tác phẩm Điều này cũng là để tăng cường tính thựchành ứng dụng phù hợp với nguyên tắc tích hợp

Những tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào chương trình giảng dạy ởlớp 7, lớp 8 là những tác phẩm tiêu biểu Đó là những bài thơ thực sự có giá trị

về nội dung và nghệ thuật trong kho tàng văn học của dân tộc cũng như củanước ngoài Song, trong quá trình giảng dạy, giáo viên vẫn còn cảm thấy lúngtúng, chưa nhất quán trong phương thức giảng dạy, cần được bàn bạc, để đi đếnmột sự thống nhất chung trong giảng dạy thơ Đường luật ở lớp 7, 8

Chất lượng học tập môn Ngữ văn nhìn chung chưa cao, đặc biệt đối vớinhững tác phẩm văn chương cổ cụ thể là thơ Đường luật vì khi tiếp xúc vớinhững tác phẩm này, học sinh THCS quá bỡ ngỡ với cách cảm, cách nghĩ củangười xưa, nhất là cách diễn đạt ngôn ngữ cổ, bằng những từ Hán Việt mà ngàynay ít được dùng và phổ biến trong thời đại “chữ quốc ngữ làm bá chủ” thay chothời Nho học thuở xưa

Thời gian quy định còn quá eo hẹp cho một số tác phẩm, vì phải dạy nhưthế nào để đảm bảo việc phân bố chương trình hiện nay? Phù hợp với đặc trưngthể loại, với nguyên tắc tích hợp trong quá trình dạy Ngữ văn? Đây chính là mụcđích tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng

Do điều kiện và thời gian nên phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinhnghiệm chỉ gói gọn ở đối tượng học sinh khối 7, 8 của trường THCS Hoàng Sơn– Nông Cống – Thanh Hóa năm học 2015 -2016

2 Ph¹m vi nghiªn cøu:

- Tìm hiểu về:

+ Đặc trưng thi pháp của các thể thơ Đường luật

+ Cách dạy một số văn bản thơ Đường luật ở Ngữ văn 7, 8 ( thể thất ngôn bát cúĐường luật, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt )

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 5

Trong quá trình viết tôi có sử dụng các phơng pháp: Quan sát, sosánh, đối chiếu, điều tra, phỏng vấn, phơng pháp nghiên cứu tài liệu…

B PHẤN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

Những bài thơ Đường luật tuy chiếm một thời lượng khụng lớn trongchương trỡnh ngữ văn trung học cơ sở nhưng do đặc điểm riờng biệt của thể loại,thơ Đường luật thực sự là đối tượng thỏch thức khả năng chiếm lĩnh của ngườidạy văn và người học văn Xuất phỏt từ những vấn đề thực tiễn trong giảng dạytheo cảm nhận của cỏ nhõn tụi thỡ thực sự giỏo viờn rất sợ khi thao giảng về thơĐường luật bởi vỡ bản thõn cú những giỏo viờn chưa cảm nhận hết được cỏi haycủa những bài thơ Đường luật, nắm bắt luật thơ cũn mơ màng cho nờn gặp phảikhú khăn khi dạy trờn lớp Đối với giỏo viờn cũn hạn chế thỡ việc yờu cầu đốivới học sinh lớp 7, 8 tiếp thu và lĩnh hội những nột tinh hoa của thơ Đường luậtnhư theo mục tiờu bài học quả là một vấn đề cũn khú khăn Đõy cũng là một vấn

đề hết sức trăn trở đối với mỗi giỏo viờn khi đứng lớp

Như vậy cơ sở nghiờn cứu: Nghiờn cứu qua việc dạy và học thơ Đườngluật ở trường Hoàng Sơn trờn địa bàn xó Hoàng Sơn – Nụng Cống

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

1 Ưu điểm

Trong những năm qua bản thõn tụi cũng như cỏc đồng nghiệp trong tổchuyờn mụn đó tổ chức rất nhiều chuyờn đề về việc nõng cao chất lượng dạy thơĐường luật trong nhà trường ở khối lớp 7 và lớp 8 Ngoài ra cũn làm nhữngchuyờn đề hội thảo về nắm bắt đặc điểm thơ Đường luật và cỏch dạy những bàithơ Đường luật khú trong chương trỡnh Trong những chuyờn đề đú chỳng tụi đóchỳ ý tới vấn đề sử dụng đồ dựng trực quan như tranh ảnh minh họa và bảng phụ

để tạo hứng thỳ học tập cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao vỡ tranh vẽ minhhọa cho nờn chưa đảm bảo độ chớnh xỏc cao

Trong quỏ trỡnh giảng dạy về thơ Đường luật giỏo viờn cũng đó cú gắngkết hợp giải nghĩa từ, hỡnh ảnh, điển cổ, điển tớch,… để học sinh hiểu rừ ý nghĩacủa từng cõu thơ Hướng dẫn học sinh phỏt hiện, phõn tớch cỏi hay của nhón tựtrong bài thơ Phõn tớch nghệ thuật (so sỏnh, tượng trưng, ,… và cỏc biện phỏpnghệ thuật khỏc nếu cú) Liờn hệ so sỏnh (nếu cần) Qua cỏc hoạt động suyluận , phõn tớch, phỏt hiện, thảo luận, nhận định, giỏo viờn giỳp học sinh tổnghợp, khỏi quỏt bài thơ Giỏo viờn giỳp học sinh bỡnh luận đỏnh giỏ bài thơ vềcỏch miờu tả cảnh, cỏch nghĩ, cỏch diễn tả tỡnh cảm, cảm xỳc của tỏc giả

Trang 6

- Nội dung bài giảng còn hời hợt chưa có chiều sâu chủ yếu giáo viên còn mangtính chất diễn xuôi nội dung của bài thơ Giáo viên chưa khai thác hết được ýnghĩa của bài thơ Học sinh cảm nhận nội dung văn bản rất mơ màng một cách

bị động

- Thực tế ,đa số giáo viên chưa chú ý vào phần giải thích ý nghĩa của các từHán Việt chỉ chú ý hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ trong phầndịch thơ Vì thế mà học sinh nắm nội dung của bài học rất lơ mơ, không có kỹnăng phân tích thơ Đường luật, không biết so sánh đối chiếu giữa phần nguyêntác với bản dịch thơ, không nắm được nghệ thuật cơ bản Khi hướng dẫn họcsinh bản thân giáo viên vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa thơ Đường luật với nhữngbài thơ thuộc thể thơ cổ phong Trung Quốc

Thơ Đường luật là một nội dung kiến thức rất khó nhất là về đặc điểm nghệ thuật có niêm luật chặt chẽ, gò bó, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, một số bài ngôn ngữ bác học, trang trọng, cổ xưa, lại mới đưa vào chương trình Ngữ văn 7, 8 điều đó gây không ít khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy Một số bài thơ Đường luật viết bằng chữ Hán nhưng vốn hiểu biết về từ Hán Việt của các em còn hạn chế, lại ít sách tham khảo Bên cạnh đó, học sinh chưa

có thói quen tự giác trong việc tìm, giải nghĩa các yếu tố Hán Việt để hỗ trợ cho việc học thơ Đường luật Như vậy dạy học thơ Đường luật như thế nào để đem lại hiệu quả vẫn là trăn trở của không ít thầy cô giáo dạy môn Ngữ Văn

III NHỮNG KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG LUẬT TỪ THI PHÁP LOẠI THỂ

1 Nắm được nguồn gốc và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật.

1.1 Nguồn gốc của thơ Đường luật

Ở Trung Quốc, trước đời Đường ( 618 – 907) thơ chỉ cần có vần là được

Từ đời Đường trở đi, người ta bày ra niêm, luật, đối chặt chẽ cho thơ Đó là thơĐường luật cũng còn gọi là “cận thể” để phân biệt với thơ không cần luật trước

đó là thơ “cổ phong” Đặc trưng cơ bản của thơ “cổ phong” là không có sự hạnđịnh chặt chẽ về số câu, số tiếng trong câu thơ, số câu trong bài thơ, về quan hệbằng trắc, về cách gieo vần và cách đối ngẫu Đây là lối thơ tương đối tự do hơn

thơ cận thể đời Đường Ví dụ cụ thể như bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”

Đỗ Phủ ( Ngữ Văn 7 - Tập I ) là một bài thơ Đường (Trung Quốc) thuộc thể thơ

“cổ phong” chứ không phải thơ Đường luật Như vậy thơ Đường luật đó là thể

thơ được làm theo luật đặt ra từ thời nhà Đường ở Trung Quốc ( 618 – 907 ) cóquy định chặt chẽ về luật thơ, số câu, số chữ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp.Thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca cổ điển Trung Quốc, là thời đại hoàng kimcủa thơ ca cổ điển phương Đông Vì thế mà ở Việt Nam, từ đời Lý trở về sau,thơ Đường được ông cha ta tiếp thu rất nhiều Dù làm thơ chữ Hán hay chữNôm, các thi nhân thời xưa đa số đều vận dụng theo thể Đường luật

1.2 Đặc trưng thi pháp của các thể thơ Đường luật

Các thể thơ Đường luật trong chương trình ngữ văn THCS gồm: thât ngônbát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.Thực tế trong quá trình giảng dạy rất nhiều giáo viên còn mơ màng về đặc

Trang 7

điểm của thể thơ chính vì thế mà dẫn đến dạy sai hoặc khai thác không đúnghướng của một bài thơ Đường luật Cho nên nắm chắc được đặc thi pháp loạithể là điều hết sức cần thiết khi dạy thơ Đường luật.

* Cách luật ở một số bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật như

sau: - Số câu, chữ: Mỗi bài thơ gồm có 8 câu, mỗi câu có 7 chữ.

- Cách gieo vần: Cả bài thơ chỉ có một vần ( độc vận ) gieo ở cuối các câu 1 2

4 6 8 ( chính lệ ) hoặc 2 4 6 8 ( ngoại lệ )

- Về đối ngẫu: Thực hiện ở bốn câu giữa( cặp câu thực, cặp câu luận), gồm đối

ý, đối thanh và đối từ loại

- Luật bằng trắc: Trong câu thơ thì các tiếng “ Nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục

phân minh” nghĩa là ở mỗi câu, các tiếng đứng ở vị trí thứ nhất, thứ ba và thứnăm thì có thể bằng hoặc trắc, còn các tiếng nằm ở vị trí thứ hai, thứ tư, thứ sáuthì phải tuân thủ nghiêm, làm khác đi là thất luật

- Niêm: Tiếng thứ hai ở câu 1 phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 8, tiếng

thứ hai ở câu hai phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 3, tiếng thứ hai ở câu 4phải cùng thanh với tiếng thứ hai ở câu 5, tiếng thứ hai ở câu 6 phải cùng thanhvới tiếng thứ hai ở câu 7 Tóm lại, niêm là tiếng thứ hai của các câu sau đây phảicùng thanh: 1 – 8; 2 – 3; 4 – 5; 6 – 7 -> nếu làm sai quy định này gọi là thất niêm

- Nhịp trong câu thơ thất ngôn Đường luật là 4/

3: “ Bước tới đèo Ngang / bóng xế tà

Cỏ cây chen đá / lá chen hoa ”

( Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang )

- Bố cục: Một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bố cục gồm bốn phần :

Đề, thực, luận, kết

* Đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt :

Kết cấu của một bài thơ thuộc thể thơ này gồm bốn phần: Khai, thừa,chuyển, hợp Các yếu tố khác như vần, luật, niêm, đối đều phải tuân thủ theoquy định chặt chẽ như ở thể thơ thất ngôn bát cú vừa nêu ở trên

Dựa vào những đặc điểm của thể thơ Đường luật đã nêu trên kết hợp vớithực tế giảng dạy tại trường THCS bản thân tôi cũng mạnh dạn đưa ra một sốvấn đề cần lưu ý khi giảng dạy các bài thơ Đường luật trong chương trình THCS

để giúp cho học sinh có một cách tiếp nhận nội dung bài học một cách tương đốiđầy đủ và có kỹ năng phân tích một bài thơ Đường luật đúng theo đặc trưng củathể loại

2 Những lưu ý cụ thể khi dạy thơ Đường luật.

2.1 Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Một số bài hoàn cảnh ra đời ảnh hưởng rất lớn đến ý nghĩa của bài thơ.Giáo viên không hướng dẫn học sinh tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm làmột điều rất đáng tiếc chưa đủ toát lên được tinh thần ý nghĩa của bài thơ

Ví dụ khi dạy bài “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ( Phan Bội Châu

- Ngữ văn 8 - tập I ) để giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sỹyêu nước đầu thế kỷ XX phải cho học sinh xác định hoàn cảnh ra đời của bài thơkhi tác giả Phan Bội Châu đã từng bị kết án tử hình vắng mặt từ năm

Trang 8

1912 Ông viết để tự an ủi mình và cũng là để động viên khích lệ ý chí cáchmạng của đồng chí mình Qua dòng cảm xúc của tác giả, chúng ta có thể cảmnhận được một hình ảnh tuyệt đẹp về tư thế của người cách mạng lúc sa cơ, rơivào vòng tù ngục Họ đã bất chấp mọi gian khổ, hi sinh, thậm chí khi phải đốidiện với cái chết, họ cũng không hề sờn lòng nản chí Như vậy chỉ với hoàncảnh ra đời của bài thơ bản thân nó đã chứa đựng sức mạnh làm rung động lòngngười

Khi phân tích thơ Đường luật cần tạo tâm thế cho học sinh khi tiếp nhậnnội dung của bài thơ thì việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời và hoàn cảnh lịch sử làđiều hết sức cần thiết

và trong việc tạo lập văn bản Như vậy đó chính là sự tích hợp giữa phân mônvăn với tiếng Việt Cách để ta có thể lồng ghép tìm hiểu phần chú thích giảinghĩa các yếu tố Hán Việt trong văn bản như sau:

Cách 1: Ta có thể yêu cầu học sinh trả lời giải thích nghĩa của các yếu tố Hán

Việt ngay sau khâu đọc văn bản ( giáo viên có thể kiểm tra sự chuẩn bị của họcsinh bằng việc tổ chức hoạt động thi giải nghĩa từ trong học sinh )

Cách 2: Ta có thể lồng phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong khi phân

tích văn bản Phân tích đến đâu giáo viên có thể lồng ghép cho học sinh đọcphần giải thích các yếu tố Hán Việt có liên quan

Ví dụ khi phân tích câu 1 của bài thơ “ Nam quốc sơn hà” ( Sông núi nước Nam ) ( Ngữ văn 7 - tập I): “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

Giáo viên có thể hỏi : Ở dạng phiên âm, câu thơ này có nghĩa như thế nào?

Dựa vào chú thích số ( 1) trong SGK, hãy làm rõ nghĩa chữ “đế” trong “Namđế”? Cách dùng từ “ đế” trong trường hợp này có tác dụng gì?

- Đế là vua, vương cũng là vua Nhưng đế được coi là lớn hơn vương.

-> Vậy chữ đế trong lời thơ này có ý tôn vinh vua nước Nam sánh ngang với cáchoàng đế Trung Hoa thể hiện rõ thái độ tự tôn, niềm tự hào dân tộc

Như vậy khi phân tích câu thơ giáo viên đã lồng ghép giải nghĩa các yếu

tố Hán Việt đó chính là cách tích hợp văn bản với tiếng Việt Không chỉ có bài

“ Nam quốc sơn hà ” mà còn rất nhiều bài khác nội dung tích hợp được chú ý tới

bút pháp sáng tác và cách sử dụng ngôn từ của nhà văn, nhà thơ

2.3 Đối chiếu nguyên tác với bản dịch

Trang 9

Khi phân tích tác phẩm thơ Đường luật, được làm bằng chữ Hán thì mộtcông việc hết sức quan trọng không thể bỏ qua đó là giáo viên giúp học sinh sosánh đối chiếu nguyên tác với bản dịch nghĩa, bản dịch thơ để có điều kiện hiểu

rõ, hiểu chính xác nội dung, dụng ý của tác giả Thực tế trong quá trình giảngdạy có rất nhiều giáo viên không chú ý đến khâu này, ở trên lớp chỉ bám vàophần dịch thơ để hướng dẫn học sinh khai thác mà quên đi bản nguyên âm Chonên việc khai thác nội dung nghệ thuật của văn bản rất hời hợt Qua thực tếgiảng dạy một số năm trước tôi thấy không phải bài thơ Đường luật nào bằngchữ Hán cũng có phần dịch thơ sát nghĩa với phần phiên âm, lột tả hết được ýnghĩa của phần phiên âm

Thao tác so sánh không phải nhằm chê người dịch thơ mà là bước đầu tậpdượt một thao tác khoa học nhỏ để rèn kỹ năng khi phân tích một bài thơ Đườngluật và đồng thời để học sinh thấy được bất cứ một cảm nhận văn học nào cũngphải dựa trên câu chữ có cơ sở để khẳng định Thao tác này theo cá nhân tôithiết nghĩ đó là thao tác vô cùng quan trọng trong một tiết dạy thơ Đường luật.Nếu giáo viên chưa làm được điều này thì nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả củatiết dạy như tôi đã trình bày ở trên

2.4 Hướng cho học sinh chú ý tới các nhãn tự

Nhãn tự - các từ có tính chất chìa khóa để làm nổi bật cái thần của bài thơ

vì ngôn từ trong thơ Đường luật hết sức hàm súc, cô đọng, giàu chất tưởng

tượng, giàu cảm xúc và hình ảnh Ví dụ trong bài thơ “ Vọng lư sơn bộc bố”

( Xa ngắm thác núi lư) Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ là tác giả sử dụngngôn ngữ tinh luyện, chính xác và giàu hình ảnh Trong mỗi câu thơ, Lý Bạch dùng

một “thi nhãn” ( mắt thơ ) để miêu tả Thi nhãn ở đây là những động từ: “sinh” ( phát ra ở câu 1), “quải”( treo – câu 2) Hai động từ “ phi lưu” (bay, chảy ) đặt ở đầu câu 3 diễn tả tốc độ mạnh mẽ ghê gớm của dòng thác Hai tính từ nối tiếp “

trực há ”( thẳng xuống ) gọn, dứt khoát, miêu tả tư thế thiên nhiên của thác núi Lư.

Nếu sự bất ngờ, đột biến của từ ngữ được Lý Bạch thể hiện ở ba câu trên, thì đến

câu thơ cuối, động từ “ lạc ”( rơi tuột ) được tác giả sử dụng tài tình khéo léo làm

nổi bật nội dung của toàn bộ bài thơ Tất cả các nhãn tự trên đều lột tả được thầnthái của cảnh sắc làm nổi bật được cái cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ đẹphuyền ảo Dưới ngòi bút của Lý Bạch, hình ảnh của thác núi Lư trở lên sống động,mãnh liệt và kỳ vĩ Qua đó giúp ta cảm nhận được tâm hồn phóng khoáng, lãngmạn, tình yêu thiên nhiên say đắm của tác giả

Vì ngôn từ trong thơ Đường luật hết sức hàm súc cô đọng, ý tại ngônngoại nên khi khai thác giáo viên luôn hướng dẫn học sinh bám vào từ ngữ đặcsắc độc đáo trong câu thơ để phân tích tìm ra ý thơ mà tác giả đã gửi gắm

2.5 Chỉ ra được phép đối ngẫu cụ thể và phân tích tác dụng.

Đối ngẫu là một đặc điểm trong thơ Đường luật Ví dụ trong bài “ Qua

đèo Ngang ” ( Ngữ văn 7 - tập I ) giáo viên có thể hướng cho học sinh khai thác

nghệ thuật đối ở cặp câu thực và câu luận: Đối thanh, đối về từ loại, đối ý Nghệthuật đối gợi tả hình dáng vất vả nhỏ nhoi của người tiều phu giữa núi rừng rậmrạp, câu dưới gợi sự ít ỏi lèo tèo thưa thớt của những quán chợ nghèo

-> Làm cho cảnh đèo Ngang càng thêm vắng vẻ hoang sơ bộc lộ nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh tượng đầy vẻ xa lạ

Trang 10

Tương tự như thế ở các bài thơ Đường luật khác thì giáo viên cần phảicho học sinh phân tích nghệ thuật đối và tác dụng của nó Sự đăng đối giữa cáccặp câu trong bài làm cho bài thơ không những cân đối hài hòa mà còn tạo chấtnhạc vừa tạo họa cho bài thơ Tuy nhiên không phải bài thơ Đường luật nàocũng cần khai thác nghệ thuật đối Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủđộng linh hoạt lựa chọn khai thác nghệ thuật đối cho phù hợp với nội dung yêucầu bài thơ.

2.6 Chọn cách phân tích một bài thơ Đường luật phù hợp, linh hoạt với nội dung của bài thơ (căt ngang theo bố cục luật thơ hoặc phân tích theo lối bổ dọc)

Nói chung mọi người đều cho rằng cách phân tích hợp lý nhất là cắtngang theo bố cục Phải chăng bao giờ “cắt ngang” cũng là một phương pháp tối

ưu với một bài thơ Đường luật?

Thông thường là trong tiết giảng thơ Đường luật trên lớp Giáo viên hay

phân tích cắt ngang theo bố cục ( bài thơ tứ tuyệt gồm có bốn phần : khai - thừa

– chuyển – hợp ; bài thơ bát cú cũng có bố cục bốn phần : đề - thực – luận – kết) Nếu giáo viên trong quá trình giảng dạy bài thơ Đường Luật nào cũng

phân tích theo bố cục trên thì có lúc sẽ rơi vào chỗ gượng ép khiên cưỡng

Thực tế, không phải bài thơ nào cũng có kết cấu bốn phần một cách cứngnhắc như vậy Do đó khi phân tích kết cấu của một bài thơ Đường luật phải bámsát vào thực tế của văn bản, không nên áp đặt cái khuôn bốn phần đó vào bất cứbài nào mà giáo viên cần phải linh hoạt để làm nổi bật nội dung của bài thơ

Ví dụ cũng là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ “ Qua đèo

Ngang” giáo viên có thể phân tích theo bố cục đề - thực – luận – kết nhưng đối

với bài “ Bạn đến chơi nhà” cần phải phân tích theo lối “bổ dọc” tức là theo

mạch cảm xúc của nhà thơ cụ thể như sau:

+ Phần thứ nhất: Câu 1 cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

+ Phần thứ hai: Câu 2 -> câu 7 cảm xúc về gia cảnh

+ Phần thứ ba: Câu 8 cảm nghĩ về tình bạn

Tóm lại phân tích văn bản theo cách nào là tùy thuộc vào thực tế của vănbản không nên rập khuôn một cách máy móc miễn là làm sao phải làm nổi bậtđược cái thần thái của bài thơ

2.7 Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, đọc sáng tạo

“ Thiếu người đọc thì hoạt động văn học chẳng khác gì một tiếng kêu vô vọng trên giữa cánh đồng hang và đầy cỏ dại” ( N.I Kudriasep)

Đọc sáng tạo - đây là phương pháp sinh ra từ đặc trưng bộ môn Đòi hỏingười đọc, người nghe đều phải chú ý đến từ, câu nhịp điệu… gây cảm xúc vàkích thích hoạt động hình dung tưởng tượng, biết phân tích, đánh giá, thưởngthức tác phẩm Phương pháp đọc sáng tạo tác động đến người đọc, người nghe

cả âm thanh và tư tưởng cùng một lúc Phương pháp này hầu như thường trựctrong tiết học, lúc bắt đầu xem xét, sau khi phân tích tác phẩm văn chương

Để cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài thơ thì cách đọc đúng cũng làvấn đề rất quan trọng Đọc diễn cảm , đọc cho âm vang bài thơ lên bổng xuốngtrầm, cách ngắt nhịp, chú ý ở những từ ngữ có gí trị biểu cảm bởi vì thơ Đườngluật có tính hàm súc cao

Trang 11

2.8 Vận dụng phương tiện hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin.

Trong một giờ giảng văn nói chung và một giờ giảng văn về thơ Đườngluật nói riêng ta cần sử dụng công nghệ thông tin để đạt hiệu quả

Trước hết, giáo viên khi soạn bài cần phải xác định nội dung nào cần trìnhchiếu và quan trọng là phải trình chiếu vào lúc nào cho phù hợp tránh tình trạngđưa một cách tràn lan, sử dụng các hiệu ứng rất rối học sinh khó quan sát

Ví dụ khi dạy bài “ Vọng lư sơn bộc bố ” của Lý Bạch (Ngữ văn 7- tập I ) thì

giáo viên cần phải đưa nguyên tác, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ lên màn chiếuphục vụ trực tiếp việc học sinh so sánh đối chiếu giữa bản dịch thơ và nguyên tác để làm nổi bật được nội dung , dụng ý của tác Giáo viên sưu tầm hình ảnh cho học sinh quan sát một số thác nước (Thác Cam Li ở Đà Lạt; Thác Bản Dốc

ở Cao Bằng , thác nước Angét cao nhất thế giới ) phần giới thiệu bài để tạo sự hấp dẫn theo dõi chú ý của học sinh ngay từ đầu

Ngoài việc sử dụng tranh ảnh thì giáo viên còn sử dụng trình chiếu vàonhững chỗ cần thiết như khắc sâu và nhấn mạnh nội dung kiến thức cơ bản ởmỗi phần phân tích thì giáo viên có thể đưa lên màn chiếu

Trên đây là một số suy nghĩ của bản thân tôi được đúc rút từ sự trảinghiệm thực tế của bản thân và của đồng nghiệp trong những năm đã dạy về thơĐường luật Tuy nhiên không phải khi dạy bất cứ một bài thơ Đường luật nàochúng ta cũng phải đưa vào khai thác tất cả các nội dung trên như vậy nó hơicứng nhắc mà trước hết giáo viên cần nắm vững kiến thức để lựa chọn cách khaithác sao cho phù hợp với nội dung bài học để mang lại hiệu quả cao

IV THIẾT KẾ THỬ NGHIỆM

Sau đây là một tiết soạn minh họa cụ thể về một bài thơ Đường luậttrong chương trình Ngữ văn 7 - tập I

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, niềm say mê khám phá, thưởng thức cái đẹp

B Phương pháp và phương tiện

- Phương pháp: đọc diễn cảm, tích hợp, gợi tìm, thảo luận, phát vấn…

- Phương tiện :

+ Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài, sưu tầm tranh ảnh về thác nước…+ Trò : đọc kỹ phần nguyên tác , dịch nghĩa, dịch thơ và phần chú thích giải nghĩa các từ Hán Việt, trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Trang 12

C Tiến trình dạy học

1 Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ :

? Em hãy kể tên những bài thơ trữ tình trung đại được sáng tác theo thể thơ thấtngôn tứ tuyệt Đường luật? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ này?

3 Bài mới:

* Giới thiệu vào bài mới: Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một bài thơ

cũng được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật nhưng đây là bài thơ

do chính các nhà thơ Đường sáng tác Bài thơ sẽ mở đầu cho chùm thơ Đườngcủa các nhà thơ Đường mà các em sẽ học Đó là bài “ Vọng Lư Sơn bộc bố”của một nhà thơ nổi danh được người đời mến mộ gọi là “ thi tiên”

? Cả lớp đọc thầm nghĩa từng chữ trong tên nhan đề bài thơ ở phần chú thích SGK Trang 109 Hãy cho biết trong nhan đề bài thơ có những chữ nào mà em

đã được học ? ( Vọng: xa trông, Sơn: núi)

Thông qua nhan đề em hãy xác định đối tượng mà tác giả miêu tả trong bài thơ

là gì? – Học sinh trả lời Giáo viên trình chiếu cho học sinh xem hình ảnh một sốthác nước nổi tiếng:

Thác Camly – Đà lạt – Lâm Đồng

Thác An-ghet

Ngày đăng: 18/07/2020, 07:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w