1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN các bài thơ chữ hán trong chương trình ngữ văn 7 ở THCS

17 658 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 109 KB

Nội dung

Trong chương trình ngữ văn THCS bản thân tôi thấy việc giảng dạy thơ chữ Hán dịch Việt đối với giáo viênnhất là giáo viên trẻ còn có nhiều khó khăn.. Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, việc giản

Trang 1

LỜI GIỚI THIỆU Dạy học là một nghệ thuật mà trong đó việc sử dụng ngôn từ, vận dụng các phương pháp phải hết sức tinh tế, linh hoạt mới có thể truyền tải tới học sinh một khối lượng kiến thức nhất định Mỗi bài học là một cánh cửa tri thức mà nhiệm vụ của người giáo viên là cần định hướng cho học sinh chiếm lĩnh trọn vẹn trên tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo

Môn Ngữ Văn có đặc thù của một bộ môn thuộc khoa học xã hội nên khối lượng kiến thức rộng Để nắm bắt hết giá trị nghệ thuật, nội dung của một tác phẩm văn học đòi hỏi phải kết hợp với nhiều lĩnh vực kiến thức khác như: lịch

sử, địa lí.Đặc biệt với những tác phẩm văn học nước ngoài, văn học cổ để hiểu đúng, hiểu chính xác nội dung của tác phẩm là cả một vấn đề không đơn giản chút nào Nếu người giáo viên đứng lớp không nắm bắt hết nội dung tư tưởng của tác phẩm hoặc hiểu sai lệch, phiến diện về tác phẩm ắt sẽ dẫn tới việc định hướng cho học sinh không chính xác Điều này rất nguy hiểm trong dạy học Ngữ Văn Tuy nhiên hiện nay Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã cung cấp cho giáo viên cuốn “Chuẩn kiến thức kỹ năng” để giúp cho giáo viên định hướng chính xác mục tiêu mỗi bài học từ đó sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh của mình để mỗi giờ giảng có hiệu quả cao nhất

Tuy nhiên, để có một tiết giảng văn thành công, học sinh hiểu chắc và vận dụng tốt lý thuyết vào làm bài tập là cả một quá trình xuyên suốt của các khâu lên lớp, rèn kĩ năng cho học sinh của mỗi giáo viên

Trong chương trình ngữ văn THCS bản thân tôi thấy việc giảng dạy thơ chữ Hán dịch Việt đối với giáo viên(nhất là giáo viên trẻ) còn có nhiều khó khăn Điều này có thể lí giải bởi một số lí do sau:

+ Thứ nhất do các văn bản thơ chữ Hán đều có thời gian ra đời từ những thế kỷ trước Đó là những tác phẩm còn lưu giữ được nên thường tiêu biểu có giá trị nội dung và nghệ thuật cao

Trang 2

+ Thứ hai do sự hiểu biết, kinh nghiệm giảng dạy thể loại này của giáo viên còn nhiều hạn chế Chưa có thời gian trau dồi các tài liệu liên quan, chưa hiểu sâu về hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm

+ Thứ ba do tác phẩm đã được dịch nên việc giảng dạy rất khó khăn khi giáo viên hầu hết chỉ dạy phần dịch thơ mà lướt qua phần phiên âm và dịch nghĩa điều này trong một phạm vi nhất định sẽ không làm sáng rõ và truyền tải hết những nét đặc sắc của tác phẩm

Vì vậy tôi xin được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn THCS Với mong muốn được góp một tiếng nói riêng vào phong trào chung “Đổi mới phương pháp dạy học” của giáo dục Lương Tài

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

a Khách quan:

Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn Điều đó đạt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống

Đổi mới dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của một đất nước trong giai đoạn phát triển mới, đồng thời nhằm cải thiện tình trạng trì trệ của việc dạy học hiện nay đang là yêu cầu và cũng là niềm mong mỏi của đội ngũ giáo viên Chương trình THCS mới với những thay đổi quan trọng chính là một khâu then chốt của quá trình này

Căn cứ định hướng chung, chương trình ngữ văn THCS quán triệt các yêu cầu: tích hợp, tích cực, giảm tải Sự thay đổi một cách toàn diện cả về cầu trúc, nội dung chương trình đã tạo cho dạy học Ngữ văn THCS nhiều dấu hiệu tích cực

Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, việc giảng dạy môn Ngữ văn hiện nay và đặc biệt là việc dạy thơ chữ Hán – dịch Việt trong nhà trường THCS không chỉ nhằm mục đích trang bị những kiến thức cơ bản của bộ môn cho học sinh, mà còn phải nâng cao kỹ năng sử dụng từ ngữ, kỹ năng nghe - nói - đọc - viết trong giao tiếp

Để hình thành nên những con người XHCN có trình độ văn hoá, bản lĩnh, có năng lực và tư duy sáng tạo

b Chủ quan:

Việc giảng dạy môn Ngữ văn hướng tới mục đích chung là đào tạo những con người phù hợp với những đổi thay của xã hội Để đạt được hiệu quả đó,

Trang 4

người giáo viên phải xây dựng cho mình một kế hoạch cụ thể Đó là việc thực hiện thiết kế giáo án trong mỗi giờ dạy phải phù hợp với đặc trưng bộ môn, phải nổi bật kiến thức trọng tâm của bài, thực hiện dạy học theo đúng phương pháp đổi mới, tạo điều kiện cho học sinh chủ động, tích cực tham gia hoạt động

Giảng dạy thành công một bài thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ văn 7 lớp 7 đề học sinh thấy hết những giá trị của từng câu, từng chữ trong bài thơ, thấy được sự đặc sắc của từng bài là điều vô cùng khó đối với người dạy Bởi thơ chữ Hán thường khó hiểu, mặt khác phần dịch nghĩa và dịch thơ thường không chuyển tải hết ý nghĩa của tiếng Hán gốc trong bài Điều này khiến nhiều giáo viên tỏ ra lúng túng trong việc giảng giải cho học sinh

Vì vậy sau một thời gian thực hiện giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7 THCS tôi

đã tự rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân về việc giảng dạy thơ chữ Hán trong chương trình ngữ văn 7 có hiệu quả và coi đây là một kinh nghiệm nhỏ bé cùng đưa ra để trao đổi với các đồng nghiệp

2 Mục đích

Để mỗi giáo viên trước khi bước vào giảng dạy một bài thơ chữ Hán trong

chương trình Ngữ văn 7 cần xác định và tìm hiểu rõ về bài thơ đó Biết so sánh đối chiếu giữa các bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa để từ đó sử dụng phương pháp khai thác kiến thức cho học sinh một cách phù hợp vag đúng đắn nhất, không bỏ sót ý, không làm mất đi cái hay của từng từ, từng câu

Để thực hiện được đúng phương pháp đổi mới trong một tiết dạy thơ chữ Hán – dịch Việt Người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của bài học đó mà còn phải hệ thống hóa, so sánh các giá trị kiến thức giữa các bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa theo một quy trình cụ thể

Vì vậy việc đổi mới phương pháp trong dạy thơ chữ Hán – dịch Việt, là yêu cầu cần thiết trong giảng dạy ngữ văn THCS Thông quan phân môn văn và đặc biệt là việc dạy thơ chữ Hán-dịch Việt, học sinh có thêm kiến thức để cảm nhận, phân tích cái hay, cái đẹp trong văn bản Đồng thời có kiến thức, kỹ năng phục

Trang 5

vụ trong quá trình phân tích hưởng thụ văn bản Ngoài ra học sinh còn nắm được các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Hán – tiếng Việt (nghĩa của các từ), hoàn cảnh tạo lập văn bản Để từ đó các em thực hành kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trên cơ

sở vận dụng tri thức lý thuyết

3 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, đối tượng khảo sát.

a Đối tượng nghiên cứu: Các bài thơ chữ Hán trong chương trình Ngữ văn

7 ở THCS

b Các phương pháp nghiên cứu chính:

- Điều tra, quan sát

- Thực giảng

- Phân tích sản phẩm

c Đối tượng khảo sát: học sinh khối 7 trường THCS Lâm Thao.

4 Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện.

a nhiệm vụ: các bài thơ chữ Hán – dịch Việt trong chương trình sách giáo

khoa THCS đều đã ghi lại bằng ba văn bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ Phần dịch thơ sách giáo khoa đã chọn những bản dịch sát, hay và nhìn chung đã giữ đúng thể thơ, kết cấu, bố cục và nhịp điệu của nguyên tác Tuy nhiên do nguyên tắc hiệp vần thơ nên một số bản dịch thơ có một số từ ngữ bị chệch

Vì vậy mà nhiệm vụ nghiên cứu trong bài tập nghiên cứu khoa học này là định hướng cụ thể cho giáo viên khi giảng dạy văn thơ chữ Hán – dịch Việt là tạo hứng thú học tập cho học sinh

b Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian và điều kiện thực tiễn, tôi chỉ đưa ra

những kinh nghiệm mang tính cơ bản nhất của việc giảng dạy thơ chữ Hán – dịch Việt trong chương trình Ngữ văn 7 THCS

c Thời gian thực hiện:

Qua quá trình trực tiếp giảng dạy Ngữ văn lớp 7 năm học 2009-2010

Trang 6

5 Đóng góp về mặt khoa học của sáng kiến kinh nghiệm:

Qua sáng kiến của mình tôi hi vọng mỗi giáo viên sẽ tích lũy thêm cho mình một kinh nghiệm giảng dạy hữu ích, từ đó áp dụng có hiệu quả nhất vào công việc giảng dạy

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực hơn, làm cho kiến thức sách vở gần với thực tế hơn Cùng với

đó là làm cho các tác phẩm văn chương sẽ dễ đi vào tâm hồn các em học sinh, trau dồi cho các em lòng say mê văn học, yêu cái đẹp, yêu cuộc sống đồng thời tạo hứng thú hơn cho các em học sinh mỗi khi đón nhận một giờ học Ngữ văn

Thay đổi nhận thức của một bộ phận giáo viên khi dạy thơ chữ Hán chỉ chú trọng vào việc giảng kiến thức của phần dịch thơ mà bỏ quên giá trị nghệ thuật của phần phiên âm và dịch nghĩa, làm cho bài thơ trở thành thơ thuần Việt mất đi sắc thái của bài thơ

II PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ THỰC TIỄN

Đa số các bài thơ chữ Hán - dịch Việt được đưa và chương trình giảng dạy đều đã được ghi lại bằng ba văn bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.Nội dung phiên bản dịch nghĩa khá rõ ràng, dễ hiểu và trung thành với phiên âm

Phần dịch thơ, sách giáo khoa đã chọn những bản dịch sát, hay và nhìn chung đã giữ đúng thể thơ, kết cấu, bố cục và nhịp điệu của nguyên tác Tuy nhiên do quy tắc hiệp vần thơ, nên một số từ ngữ dịch bị chệch đi không còn chuyển tải được hết ý nghĩa của từ gốc Hán vì thế mà nội dung dịch thơ so với phiên âm chưa thật sát, làm giảm đi ý nghĩa của bài thơ

Điều này đôi khi do chuẩn bị bài, tìm hiểu bài chưa tốt giáo viên có thể bỏ qua làm cho bài giảng chỉ dừng lại ở việc chuyển tải nội dung mà chưa thực sự nổi bật, khai thác sâu những ý nghĩa của bài thơ còn nằm ở phần phiên âm và dịch nghĩa

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC GIẢNG DẠY THƠ CHỮ HÁN

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7

I NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI.

1 Khó khăn:

Hiện nay hầu hết giáo viên dạy môn Ngữ văn trong nhà trường THCS thường có tâm lý ngại dạy thơ chữ Hán- dịch Việt với một số lý do như sau:

- Thứ nhất thơ chữ Hán – dịch Việt sử dụng từ Hán Việt có chứa nhiều điển

cố, điền tích cổ điển khó hiểu, để hiểu hết đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian để tìm hiểu kĩ, tìm hiểu sâu qua đồng nghiệp, qua sách tham khảo và nhiều

tư liệu mới có thể phục vụ tốt và hiệu quả cho bài dạy

- Thứ hai thể thơ thường mô phỏng thơ của Trung Quốc là những thể thơ có kết cấu, bố cục quy tắc chặt chẽ, niêm luật nghiêm ngặt rất phức tạp Khi giảng dạy giáo viên cũng phải nắm chắc niêm luật của thể loại mà mình giảng dạy

- Thứ ba khi dạy phải so sánh với bản phiên âm chữ Hán mất nhiều thời gian Khó nhất là làm cho học sinh hiểu được phần phiên âm chữ Hán

- Thứ tư để giảng dạy có hiệu quả phần thơ chữ Hán đòi hỏi giáo viên phải

là người có kiến thức vững vàng, nhất là kiến thức lịch sử, xã hội, cần có thời gian tìm hiểu kĩ và sâu về từng bài dạy và sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp nhất Vậy để có một bài giảng thành công giáo viên sẽ mất nhiều thời gian, công sức nghiên cứu và tìm hiểu về bài dạy

Từ những lý do trên dẫn tới đại đa số giáo viên khi dạy thơ chữ Hán – dịch Việt thường giảng dạy theo trình tự sau:

- Đối với việc đọc và hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên thường bỏ qua bản phiên âm và dịch nghĩa mà chỉ chú ý đọc và hướng dẫn học sinh đọc phần dịch thơ(chỉ chú trọng vào phần dịch thơ)

- Đối với phần phân tích tìm hiểu giá trị bài thơ giáo viên thường chỉ căn cứ vào bản dịch thơ, không hoặc rất ít khi bám vào phiên âm và dịch nghĩa, điều

Trang 8

này ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền thụ và lĩnh hội kiến thức vì có những bài thơ, câu thơ dịch chưa thật sát

- Một số giáo viên khi phân tích có chú ý so sánh giữa bản dịch thơ và phiên âm nhưng còn lúng túng, máy móc không biết so sánh như thế nào? vì thế ảnh hưởng nhận thức của học sinh làm giảm hiệu quả của tiết học

2 Thuận lợi.

- Nắm được những khó khăn của giáo viên thường gắp phải khi giảng dạy phần thơ chữ Hán-dịch Việt nên trong những năm qua Phòng Giáo dục - Đào tạo Lương Tài thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng đội ngũ trong đó có giáo viên dạy ngữ văn Thông qua công tác kiểm tra, dự giờ chuyên đề, xây dựng nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với kiểu bài bước đầu cho thấy tay nghề giáo viên(nhất là đội ngữ giáo viên trẻ) có nhiều những tiến bộ rõ rệt

- Cùng với đó các nhà trường cũng luôn luôn tập trung nhiều biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình để rèn luyện và nâng cao tay nghề cho giáo viên qua các đợt thi đua hội giảng, hội học trong năm Đặc biệt tổ chuyên môn luôn chú trọng đổi mới phương pháp, dự giờ rút kinh nghiệm, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ để xây dựng đội ngũ kế cận lâu dài cho nghành Tổ chức nhiều chuyên

đề thảo luận cùng trao đổi trong tổ hàng tuần để mỗi giáo viên tự trang bị cho mình nhiều kinh nghiệm quí báu không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả giờ giảng dạy, nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn của từng giáo viên

- Hầu hết giáo viên được phân công giảng dạy chương trình Ngữ Văn lớp 7 đều nhận thức được cái khó của việc giảng những bài thơ chữ Hán - dịch Việt Bản thân giáo viên có sự nỗ lực học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tự rút kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp Qua so sánh, đối chiếu kết quả từng năm học cho thấy chất lượng dạy học của giáo viên đã được nâng cao rõ rệt Phong trào thi đua dạy tốt học tốt của giáo viên diễn ra sôi nổi hào hứng trong hầu hết các nhà trường

Trang 9

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH GIẢNG DẠY MỘT BÀI THƠ CHỮ HÁN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7

I Nội dung chương trình Ngữ văn THCS.

Phần thơ chữ Hán – dịch Việt được đưa vào giảng dạy ở THCS (thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7 và lớp 8 với tổng số là 6 tiết), trong đó:

* Lớp 7: 05 tiết (07 bài):

1 Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam)

2 Tụng giá hoàn kinh sư(Phò giá về kinh)

3 Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra)

4 Vọng Lư sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư )

5 Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)

6 Hồi hương ngẫu thư (Ngầu nhiên biết nhân buổi mới về quê )

7 Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng)

* Lớp 8: 01 tiết (02 bài)

1 Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

2 Đi đường (Tẩu lộ)

Tất cả các bài thơ đều có cả ba bản phiên âm, dịch thơ, dịch nghĩa trong sách giáo khoa

II Tiến hành một tiết giảng dạy thơ chữ Hán-dịch Việt.

1 Bước chuẩn bị.

* Về phía giáo viên:

Quá trình chuẩn bị bài giáo viên cần nắm vững nội dung bài giảng: đại ý,

Trang 10

thể thơ, nghĩa từng câu, vẻ đẹp từng hình ảnh, những từ hay, từ khó, từ có chứa điển tích, điển cố

Thuộc bản phiên âm, dịch thơ trên cơ sở nắm vững nội dung phiên bản dịch nghĩa cụ thể:

+ Với bản phiên âm: giáo viên hiểu từng câu, từng chữ (dựa vào bản dịch nghĩa, chú thích sgk và qua tìm hiểu sách, tài liệu, qua Internet…) so sách đối chiếu với bản dịch thơ để phát hiện ra những chữ hay hoặc không sát

- Với bản dịch nghĩa: nắm chắc để tham khảo, mở rộng, hiểu sâu hơn bản dịch thơ và nguyên tác

- Với bản dịch thơ: hiểu kỹ từng từ, chữ, hình ảnh, điển tích được vận dụng Chỗ nào chưa hiểu thì đối chiếu với bản dịch nghĩa, phiên âm hoặc tra cứu thêm các loại sách công cụ (Từ điển tiếng Việt, từ điển văn học Việt Nam, sổ tay từ Hán – Việt) Đặc biệt giáo viên phải biết so sánh đối chiếu bản dịch thơ với phiên âm để phân tích cho học sinh thấy hết giá trị của tác phẩm

- Nghiên cứu bài, soạn bài và đưa ra các phương án tối ưu trong việc sử dụng phương pháp, phương tiện phục vụ bài dạy sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất

* Đối với học sinh: giáo viên cần có định hướng cụ thể để hướng dẫn học

sinh học bài Yêu cầu học sinh phải soạn bài dựa vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu ở sgk và đọc trước bài ở nhà để nắm được sơ lược nội dung bản dịch nghĩa, dịch thơ, trên cơ sở xem xét kỹ phần chú giải trong sách giáo khoa Căn cứ vào nội dung bài giảng và hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh cách tự tìm hiểu bài thơ để thấy hết giá trị nghệ thuật, nội dung tư tưởng của bài

2 Các bước lên lớp.

- Giáo viên chủ động về nội dung kiến thức, linh hoạt về phương pháp dạy học, dựa trên quá trình đã chuẩn bị

Ngày đăng: 25/04/2016, 08:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w