SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SÔ GIẢI PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” CỦA CHÍNH HỮU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SÔ GIẢI PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP BÀI THƠ “ĐỒNG CHÍ” CỦA CHÍNH HỮU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 Ở TRƯỜNG PTDT BT THCS TAM THANH
Người thực hiện: Nguyễn Đình Ân
Trang 31 PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, toàn ngành Giáo dục đang tiến hành đổi mới, coitrọng việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với sự phát triển của học sinh,học sinh hoạt động học tập một cách chủ động, tích cực Đồng thời tạo cơ hộicho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạtđộng dạy học một cách linh hoạt, đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện Trongtiến trình đổi mới đó, dạy học theo hướng tích hợp đang được đặc biệt chú ý hơn
cả Với hướng đi ấy, bài toán được đặt ra trong lĩnh vực lí luận và phương phápdạy học bộ môn là phải tiếp cận, nghiên cứu và vận dụng dạy học tích hợp vàodạy học Ngữ văn trong nhà trường nhằm hình thành và phát triển năng lực chohọc sinh trong việc giảng dạy bộ môn.Vấn đề dạy học theo hướng tích hợp trởnên bức thiết trong hoạt động giáo dục của người giáo viên Trường PTDT Bántrú THCS Tam Thanh là nhà trường đóng trên địa bàn biên giới của huyện QuanSơn Năm học 2017 – 2018, nhà trường có 8 lớp với tổng số 264 học sinh Bangiám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong trường luôn đề cao tinh thần tráchnhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao cho Xác định được nhiệm vụtoàn ngành Giáo dục đang ra sức thực hiện, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, cácthầy cô cũng như các thầy cô giảng dạy môn Ngữ văn đã không ngừng học tậptrau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phươngpháp dạy học, áp dụng dạy học tích hợp trong các tiết dạy Tuy nhiên chất lượnggiáo dục của nhà trường không chuyển biến là bao, tỉ lệ học sinh giỏi còn thấp,vẫn còn nhiều học sinh yếu kém
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, do sự phát triển của nền kinh tế, kéotheo sự phát triển công nghệ thông tin và các điều kiện khác trong đời sống dẫnđến việc các em học sinh thích “sống ảo” mà không còn “yêu văn ” như xưa Việchọc giờ đây đa số chạy theo các môn thời thượng mà không chú ý đến các mônkhác để dẫn đến sự phát triển thiếu toàn diện trong nhân cách các em Một số thầy
cô giáo còn những hạn chế khi tiếp cận với những phương pháp dạy học mới nên
dễ biến tiết dạy thành tiết diễn thuyết hoặc trình diễn trước học sinh Xu hướngdạy học chú trọng phát triển năng lực học sinh, tích hợp kiến thức đã thực hiện quamột thời gian dài nhưng vẫn còn nhiều nội dung chưa thật sự nhuần nhuyễn, khithực hiện tiết dạy các bài học có nội dung đến phần tích hợp các thầy cô thườngkhông thống nhất, mỗi người dạy theo một cách từ góc độ cá nhân, giáo viên dựcác tiết của đồng nghiệp và đánh giá về nội dung đó cũng tương tự như vậy
Hiện nay, nguồn tài liệu về tích hợp đối với môn Ngữ văn bậc học THCS cònchưa nhiều, chưa có tài liệu cụ thể cho từng phần của mỗi bài học nhất là ở từngđịa bàn cụ thể khi thực hiện giảng dạy…
Tất cả lí do trên, bản thân nhận thấy vấn đề tích hợp trong dạy học là hếtsức quan trọng nên tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp dạy học tích hợp bài thơ
Trang 4“Đồng chí” của Chính Hữu trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường PTDT Bán trúTHCS Tam Thanh.”
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Đề tài này sẽ góp phần tìm ra một số giải pháp dạy học tích hợp để nâng caochất lượng dạy học bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trong chương trình Ngữvăn 9 ở trường PTDT bán trú THCS Tam Thanh
Với viêc nghiên cứu đề tài này, bản thân sẽ có cơ hội học tập, hiểu biết hơn
về dạy học tích hợp
1.3.Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp dạy học tích hợp bài thơ
“Đồng chí” của Chính Hữu trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường PTDT Bán trúTHCS Tam Thanh.” Đối tượng nghiên cứu được xác định đó chính là những kiếnthức lí luận chung, kiến thức cơ bản nhất về dạy học tích hợp trong các nhà trườngTHCS Đề tài nghiên cứu các giải pháp dạy học tích hợp bài thơ “Đồng chí” củaChính Hữu trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường PTDT Bán trú THCS TamThanh
1.4 Phương pháp nghiên cứu :
Để nghiên cứu được vấn đề này một cách sâu sắc tôi đã áp dụng:
*Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích bằng cách nghiên cứu các tàiliệu về dạy học tích hợp, tư liệu trên mạng internet, tạp chí GD
*Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát tình hình thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm thực tiễngiảng dạy hàng năm để tìm ra giải pháp chung
- Phương pháp thực hành: tổ chức các hoạt động dạy học để rút ra kết luận
- Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm: dự giờ của các anh, chị, emđồng nghiệp trong trường, trong huyện để học tập và đúc rút kinh nghiệm
Trang 52, NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1 Cơ sở lí luận
Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông năm 2002 của Bộ giáo dục
và đào tạo đã ghi rõ “Lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nộidung chương trình, biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy”,
“nguyên tắc tích hợp phải được quán triệt trong toàn bộ môn học, từ đọc văn,Tiếng Việt đến làm văn; quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học; quántriệt trong mọi yếu tố của quá trình học tập; tích hợp trong chương trình; tích hợptrong SGK; tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên và trong hoạt độnghọc tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm, sách tham khảo…” Từđấy chúng ta nhận thấy dạy học tích hợp là rất quan trọng và là xu thế tất yếu hiệnnay
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một
kế hoạch dạy học”.
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợpcác nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyềnthống từ trước tới nay) thành một môn học mới hoặc lồng ghép các nội dung cầnthiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân
số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, TiếngViệt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyềnthống.Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việcxác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trìnhmôn học ở nhiều nước trên thế giới Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sởnhững quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH Đưa tư tưởng sưphạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợptrong GD và DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phứctạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các mônhọc, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ Tích hợp là một trong những quan điểm
GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủphẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống Trước hết phảithấy rằng cuộc sống là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của trithức, kinh nghiệm và phương pháp Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống baogiờ cũng là những tình huống tích hợp Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm
vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinhnghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau Tích hợp trong nhà trường
Trang 6sẽ giúp HS học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phươngpháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tìnhhuống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.
Ngày nay nhiều lí thuyết hiện đại về quá trình học tập đã nhấn mạnh rằnghoạt động của HS trước hết là học cách học Theo ý nghĩa đó, quan điểm dạy họctích hợp đòi hỏi GV phải có cách dạy chú trọng phát triển ở HS cách thức lĩnh hộikiến thức và năng lực, phải dạy cho HS cách thức hành động để hình thành kiếnthức và kĩ năng cho chính mình, phải có cách dạy buộc HS phải tự đọc, tự học đểhình thành thói quen tự đọc, tự học suốt đời, coi đó cũng là một hoạt động đọchiểu trong suốt quá trình học tập ở nhà trường Đây thực chất là biến quá trìnhtruyền thụ tri thức thành quá trình HS tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh trithức, hình thành kĩ năng Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướngdạy tri thức hàn lâm thuần tuý đã đành, mà còn cần khắc phục khuynh hướng rènluyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, ít có khả năng sử dụng vào đọc hiểuvăn bản, vào những tình huống có ý nghĩa đối với HS, coi nhẹ kiến thức, nhất làkiến thức phương pháp
Thiết kế bài dạy học Ngữ văn theo quan điểm tích hợp không chỉ chú trọng
nội dung kiến thức tích hợp mà cần thiết phải xây dựng một hệ thống việc làm,thao tác tương ứng nhằm tổ chức, dẫn dắt HS từng bước thực hiện để chiếm lĩnhđối tượng học tập, nội dung môn học, đồng thời hình thành và phát triển năng lực,
kĩ năng tích hợp, tránh áp đặt một cách làm duy nhất Giờ học Ngữ văn theo quanđiểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kĩnăng, năng lực liên môn để giải quyết nội dung tích hợp, chứ không phải sự tácđộng các hoạt động, kĩ năng riêng rẽ lên một nội dung riêng rẽ thuộc “nội bộ phânmôn”
Tóm lại, “Quan điểm tích hợp cần được hiểu toàn diện và phải được quántriệt trong toàn bộ môn học Quan điểm “lấy HS làm trung tâm” đòi hỏi thực hiệnviệc tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ;tìm mọi cách phát huy năng lực tự học của HS, phát huy tinh thần dân chủ, bồidưỡng lòng tin cho HS thì các em mới tự tin và tự học, mới xem tự học là có ý
nghĩa và như vậy đào tạo mới có kết quả.” (Chương trình THPT môn Ngữ văn
-Bộ GD&ĐT, năm 2002)./
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng.
M.Goóc - Ki nói: ''Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nângcao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng tớichân lý Văn học "chắp đôi cánh" để các em đến với mọi thời đại văn minh, vớimọi nền văn hoá, xây dựng trong các em niềm tin vào cuộc sống , con người, trang
bị cho các em vốn sống, hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện mỹ Tuy nhiêntrong cuộc sống hiện nay, do sự phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng thịtrường nên hầu hết các em học sinh lựa chọn những môn học được đánh giá là
“thời thượng” Văn học chỉ được các em học theo sự “chỉ đạo” mà đối với các tiết
Trang 7học về thơ lại càng ít được chú ý hơn Từ những lí do trên dẫn đến việc tổ chứcđược các hoạt động cảm thụ, phát triển năng lực ở các em là hết sức hạn chế Theokết quả điều tra thực tế năm học trước – năm học 2016 - 2017 về chất lượng họcNgữ văn của các em trong trường:
Tt Lớp
Số học sinh
Chất lượng
Ghi chú
Qua bảng số liêu trên, chúng ta thấy đó là vấn đề đáng lo ngại Nếu tình trạng
đó không được cải thiện trong một tương lai gần thì hậu quả tai hại vô cùng Làmsao thế hệ trẻ của quê hương đất nước lại không không biết về những nét đẹp củaquê hương đất nước mình trước mặt mọi người? Vai trò đối với người giáo viênđang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các nhà trường là bức thiết Một việc phảilàm ngay là đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để các em học đều, pháttriển toàn diện mọi mặt Con đường đúng nhất là áp dụng các tiến bộ khoa học kĩthuật, đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp hơn cả là dạy học theo hướng tíchhợp
Thế nhưng, cách dạy theo hướng tích hợp hay bao nhiêu thì các giáo viên ápdụng càng trăn trở bấy nhiêu, bởi dạy học tích hợp trong thực tế không hề đơngiản Vì chương trình học hiện nay dạy theo bài, theo tiết, theo môn hết sức cụ thể.Trong khi đó, phương pháp dạy học tích hợp là dạy kiến thức theo hướng mở rộngbao gồm nhiều kiến thức của nhiều phần, thậm chí của nhiều môn và theo một quytrình chặt chẽ…nhiều vấn đề đặt ra cho người giáo viên trong công tác dạy họctích hợp Chính vậy mà bản thân tôi thấy cần tìm ra các giải pháp dạy học tích hợpmột bài học cụ thể - bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trong chương trình Ngữvăn 9 ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh để làm tiền đề cho các bài khácqua đó rút ra các kết luận cần thiết
2.3 Các giải pháp thực hiện giải quyết vấn đề
2.3.1 Giải pháp 1: Biên soạn giáo án tích hợp phù hợp cho việc giảng dạy.
Giáo án tích hợp là khâu đầu tiên, phần quan trọng nhất để dạy học theohướng tích hợp Vì để tổ chức dạy học tích hợp thành công GV phải soạn đượcgiáo án tích hợp phù hợp với trình độ của người học, với điều kiện thực tiễn của cơ
sở đào tạo, nhưng vẫn đảm bảo thời gian và nội dung theo chương trình đã quyđịnh.Giáo án tích hợp không phải là một bản đề cương kiến thức để giáo viên lênlớp truyền thụ áp đặt cho người học, mà là một bản thiết kế các hoạt động, tìnhhuống nhằm tổ chức cho người học thực hiện trong giờ lên lớp để giải quyết cácnhiệm vụ học tập Việc xây dựng giáo án tích hợp phải đảm bảo các nội dung vàcấu trúc đặc thù Việc lựa chọn hoạt động của giáo viên và học sinh đòi hỏi sự
Trang 8sáng tạo linh hoạt để người học thông qua hoạt động mà tự chiếm lĩnh tri thức, kỹnăng và thái độ.
Một giáo án tích hợp cũng như một giáo án dạy học thông thường trên lớpđều có các nội dung, các bước cơ bản, cụ thể các phần của giáo án phải cụ thể nhưsau:
Ngày soan………
Ngày thực hiên:…………
Tiết…
Bài:………
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ
Hoạt động 2: Vào bài …
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản…
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT THỜI GIAN
Hoạt động 4: Củng cố…
Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài ở nhà……
Hoạt động 6: Rút kinh nghiệm …
Để có một giáo án tích hợp hoàn chỉnh chúng ta phải trải qua các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
Mục tiêu bài học là những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học phải đạtđược sau khi kết thúc bài dạy Cũng dựa vào mục tiêu bài học và nội dung bài học,người giáo viên sẽ xác định được các đơn vị kiến thức cần huy động để tích hợptrong quá trình bài dạy Mục tiêu bài học có thể nói là cơ sở để vạch ra kế hoạchdạy học cụ thể
Mục tiêu bài học ở bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được xác định: Giúp
HS đạt được về:
Kiến thức:
- Học sinh nắm chắc những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hìnhảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm
và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng
- Phần tích hợp với kiến thức các môn:
+ Lịch sử: Bài 25 tiết 32 Lịch sử 9 : Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp(1946 – 1954)
+ Âm nhạc: Bài hát “Đồng chí” chuyển thể từ bài thơ của Chính Hữu của đồngchí Minh Quốc
+ Địa lí:
* Bài 31 tiết 36 Địa lí 8: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta
* Bài 17 tiết 21 Địa lí 6: Lớp vỏ khí
* Bài 26 tiết 34 Địa lí 6: Đất Các nhân tố hình thành đất
Trang 9+ Giáo dục công dân:
* Bài 9 Giáo dục công dân 8: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộngđồng dân cư
* Bài10 Giáo dục công dân 9: Lí tưởng sống của thanh niên và bảo vệ hòa bình
* Bài 6 Giáo dục công dân 6: Biết ơn
* Bài 5 Giáo dục công dân 7: Tình yêu thương con người
+ Sinh học: Bài 6 Sinh lớp 7: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
+ Mĩ thuật: Vận dụng kiến thức đã học tưởng tượng và vẽ bức tranh những ngườiđồng chí đứng gác trong đêm, vận dụng kiến thức đã học về Mĩ thuật để vẽ sơ đồ
- Học sinh biết chân trọng quá khứ, những kỉ niệm một thời đã qua
Bước 2: Thiết kế hình thức tổ chức dạy học.
Hình thức tổ chức dạy học là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động củagiáo viên và học sinh trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất địnhnhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học Thực tế trong dạy học chúng ta dựa vào
số lượng học sinh, đặc điểm nội dung học tập, điều kiện cơ sở vật chất, thời gian
và không gian dạy học, đặc điểm hoạt động của thầy và trò, mục tiêu học tập cầnđạt để thiết kế các hình thức tổ chức dạy học phù hợp Khi dạy bài “Đồng chí” củaChính Hữu trong chương trình Ngữ văn 9 ở trường PTDT bán trú THCS TamThanh, dựa vào đặc điểm cụ thể của bài thơ này và đặc điểm nhà trường tôi đã lựachọn hình thức dạy học phù hợp Với bài thơ này tôi đã dạy học theo phương phápnêu vấn đề Vì dạy học nêu vấn đề vừa phù hợp với nội dung, hình thức nghệ thuậtcủa bài thơ này vừa phát huy được hết khả năng của các em học sinh
Bước 3: Thiết kế nội dung học tập
Căn cứ vào mục tiêu học tập đã xác định cho bài dạy để xác định các nộidung học tập Các nội dung học tập được xậy dựng tích hợp theo trình tự lô gíc,phù hợp với tiến trình thực hiện bài dạy được quy định trong mẫu giáo án Xácđịnh nội dung học tập phải được tiến hành cụ thể thông qua các công việc sau:+ Xác định các bước thực hiện công việc
Trang 10+ Xác định những kiến thức liên quan đến việc hình thành từng kỹ năng
+ Cấu trúc, sắp xếp các nội dung dạy học theo lô gíc nhất định, phù hợp với tiếntrình dạy học
Để thiết kê nội dung học tập chúng ta cần xác định những đơn vị kiến thức cụthể của từng nội dung cụ thể trong bài học, qua đó thiết kế quá trình tìm hiểu,khám phá tri thức của các em cho thật sự hợp lí Ở bài thơ “Đồng chí” của ChínhHữu khi cho học sinh tìm hiểu về nhà thơ Chính Hữu phần tìm hiểu chung tôi đãthiết kế phần này theo chuỗi các hoạt động khám phá của các em thành:
Hoạt động chuẩn bị tại nhà của học sinh: Học sinh tìm hiểu về nhà thơ tại nhàthông qua các kênh thông tin khác nhau
Hoạt động tìm hiểu trên lớp:
Giáo viên đưa câu hỏi: Bằng hiểu biết và sự chuẩn bị bài của bản thân em hãy giới thiệu khái quát một số nét về nhà thơ Chính Hữu?
Học sinh: Giới thiệu khái quát một số nét về t/g.
Giáo viên: Yêu cầu các học sinh bổ sung nội dung về tác giả (nếu học sinh trả lời còn chưa đầy đủ nội dung theo yêu cầu)
Học sinh: Bổ sung nội dung cần thiết.
Giáo viên: Khái quát, chốt lại vấn đề.
Bước 4: Thiết kế các hoạt động dạy học và phương tiện.
Căn cứ đặc điểm của từng nội dung dạy học cụ thể để thiết kế các hoạt độngdạy học của giáo viên và học sinh theo định hướng phát huy sự tham gia tích cựccủa học sinh vào quá trình học tập Mỗi hoạt động của học sinh cần có ít nhất mộthoạt động tương ứng của giáo viên để hướng dẫn, tổ chức Thiết kế hoạt động dạyhọc không phải nêu tên các hoạt động hay tên của phương pháp dạy mà cần mô tả
rõ cách thức triển khai hoạt động của giáo viên và học sinh Với mỗi hoạt độngcần cụ thể các nội dung, ghi rõ tên hoạt động, mục tiêu của hoạt động, cách thứctiến hành các hoạt động
Bên canh đó cũng căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy học, giáo viênlựa chọn các phương tiện phù hợp mục đích tổ chức tốt hoạt động dạy học,phương tiện sử dụng phải được mô tả trong các hoạt động dạy học
Các thiết bị cần chuẩn bị và học liệu cho quá trình thực hiện bài dạy:
- Thiết bị, đồ dùng dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu, các hình ảnh dự liệu có liên quan
+ Giáo án soạn giảng, các tài liệu về các môn học có kiến thức liên quan
+ Giáo án điện tử, tư liệu lịch sử
+ Đồ dùng dạy học liên quan đến bài học
- Học liệu sử dụng trong dạy học:
+ Ngữ văn 9, SGV Ngữ văn 9 Nhà xuất bản giáo dục
+ Địa lí 6,8 Nhà xuất bản giáo dục
+ Giáo dục công dân 6,7,8,9 Nhà xuất bản giáo dục
+ Sinh học 7 Nhà xuất bản giáo dục
Trang 11Bước 5: Thiết kế tổng kết và hướng dẫn học tập
Thiết kế tổng kết có tác dụng hệ thống lại những kiến thức cốt lõi làm cho họcsinh hiểu bài một cách sâu sắc Khi thiết kế tổng kết giáo viên có thể sử dụng cácphương tiện trực quan như vẽ bản đồ, mô hình, sản phẩm…để tổ chức hoạt động Thiết kế hướng dẫn học tập không đơn giản chỉ là giao nhiệm vụ hoặc bài tập
về nhà Điều chủ yếu nhất của khâu này là giáo viên hướng dẫn cách học, khuyếnkhích các em tự học, tự tìm tòi chuẩn bị cho bài học sau Với bài thơ “Đồng chí”
hệ thống bài tập mở rộng về người lính là một hệ thống bài tập thích hợp, hay vàđặc sắc
Ví dụ: Hãy sưu tầm những bài thơ viết về đề tài người lính
Bước 6: Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án.
Xác định thời gian cũng là một bước khá quan trọng, bởi đây là bước ngườigiáo viên nhìn lại tổng thể sau khi đã chuẩn bị những nội dung cơ bản cho mộtgiáo án tương đối hoàn thiện Xác định đúng thời gian cho nội dung giáo án chính
là xác định thời gian cho việc hình thành các kỹ năng của học sinh Khi xác địnhđúng thời gian thực hiện các nội dung của giáo án là chúng ta đã xác định đượctrọng tâm của bài dạy, nội dung nào cần đào sâu, nội dung nào lướt qua trong quátrình dạy học Trọng tâm bài dạy nội dung dài hơn phần ít trong tâm…
Bước 7: Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án.
Tổng kết, đúc rút những ưu điểm, hạn chế mà giáo thực hiện thể hiện quađấy tự hoàn thiện bản thân
Thực hiện giải pháp này, giáo viên đã chuẩn bị tốt hành trang cho bản thânmình trong bài dạy học tích hợp Tất cả các nội dung mang tính chất tiền đề chobài học đã được hoạch định sẵn Người giáo viên khi đã thực sự thoải mái về tâm
lí trong quá trình chuẩn bị thì kết quả của bài học sẽ cao là một tất yếu Giáo ándạy học tích hợp giúp người giáo viên đi đúng con đường mà mình lựa chọn vàđến được đích, đạt được kết quả đó là mục tiêu đã đưa ra lúc ban đầu
2.3.2 Giải pháp 2: Tổ chức giảng dạy bài học theo hướng tích hợp.
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch trong đó phối hợphoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoahọc.Giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải truyềnthụ áp đặt một chiều Học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếpnhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạtđộng tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh tri thức
Tổ chức hoạt động dạy học tích hợp trên lớp, giáo viên phải chú trọng mốiquan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ bản,quan trọng nhất trong giờ học.Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò, chức năngtruyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh không thểduy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi làm bài theo lối tái hiện, saochép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử líthông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.Tổ chức chủ đề tích hợp trên