Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, phong trào Thơ mới 1932 – 1945 gồm những bài thơ đặc sắc như Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử, Tràng giang – Huy Cận, Vội vàng – Xuân Diệu đều là những tác p
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN BÀI THƠ
VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU TRONG CHƯƠNG
Có đính kèm:
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
NĂM HỌC 2014 - 2015
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: NGUYỄN THỊ MAI LAN
2 Ngày tháng năm sinh: 20 - 05- 1976
3 Giới tính: nữ
4 Địa chỉ: 32/ K1 - KP 1- P Long Bình Tân- TP.Biên Hoà – T Đồng Nai
5 Điện thoại cơ quan: 061.3834289 - ĐTDĐ: 0932.789.899
6 Fax: 0613.931.753 E-mail: mailan@nhc.edu.vn
7 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
8 Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Ngữ văn
9 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị : Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Văn học Việt Nam
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm: 17
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Kinh nghiệm giảng dạy một số văn bản thơ trữ tình trong chương trình Ngữ Văn lớp12 + Kinh nghiệm giảng dạy một số truyện ngắn Việt Nam hiện đại theo đặc trưng thể loại trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
+ Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài qua phương pháp vấn đáp - đàm thoại và gợi tìm.
+ Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu qua phương thức nêu vấn đề.
+ Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu trong chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT.
Trang 3HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN BÀI THƠ VỘI VÀNG CỦA XUÂN DIỆU
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 Ở TRƯỜNG THPT
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói, môn Ngữ văn là một môn học có tác dụng khơi gợi những rung cảm,cảm xúc thẩm mĩ trong lòng người học nhưng nếu giáo viên không có cách tổ chứchọc tập tốt, môn học này sẽ trở thành một môn học buồn chán, nặng nề, làm nguội lạnh
sự nhạy bén trong tư duy, xúc cảm của người học, làm mai một những khả năng diễnđạt và cảm nhận tác phẩm văn chương của học sinh Chính vì thế, việc vận dụng, thựchiện những phương pháp phù hợp vào dạy học, đặc biệt là tác phẩm thơ là một yêu cầurất cần thiết đối với môn Ngữ văn
Trong chương trình Ngữ văn lớp 11, phong trào Thơ mới 1932 – 1945 gồm những bài
thơ đặc sắc như Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử, Tràng giang – Huy Cận, Vội vàng – Xuân
Diệu đều là những tác phẩm độc đáo về nội dung và nghệ thuật, có nhiều điểm mới lạ
trong cách cảm nhận về cuộc sống, trong cách biểu hiện về con người Đặc biệt Vội vàng
là bài thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do Như vậy, nếu dựa vào đặc trưng của thể
thơ tự do để giảng dạy Vội vàng sẽ giúp học sinh cảm nhận được bài thơ theo một hướng
mới, tiết học sẽ sinh động và hiệu quả hơn
Xuất phát từ những lí do trên và qua thực tế dự giờ đồng nghiệp và giảng dạy, tôi
chọn đề tài Hướng dẫn học sinh tiếp cận bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu trong
chương trình Ngữ văn 11 ở trường THPT Từ đó, tôi hi vọng đóng góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy văn bản thơ nói chung và bài thơ Vội vàng nói riêng nhằm đáp ứng yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay
II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lí luận
Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới giai đoạn 1930 - 1945 Thơ Xuân Diệu luôn luôn thể hiện cái tôi trữ tình, khao khát giao cảm với cuộc đời thể hiện một quan điểm mới mẻ và độc đáo về vẻ đẹp con người và cuộc sống trần thế nên Xuân
Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới – Hoài Thanh Chính điều đó đã góp
phần nâng cao và khẳng định vị trí của Xuân Diệu trong thi đàn văn học Việt Nam thế kỉ XX
Trang 4Trong những bài thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do của Xuân Diệu như Vội vàng, Tương tư chiều, Khi chiều giăng lưới, Thở than thì Vội vàng là bài thơ để lại ấn
tượng sâu sắc nhất và được đưa vào giảng dạy ở trường THPT- chương trình Ngữ văn lớp
11- ban cơ bản và nâng cao Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ thơ, bộc lộ
trái tim sôi sục, cặp mắt háo hức xanh non, sự khẳng định con người, tuổi trẻ, tình yêu,lấy đó làm chuẩn mực cho cái đẹp Hình tượng thơ mới mẻ tới mức táo bạo, ứ tràn cảmgiác, nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, lối viết câu rất hiện đại, vắt dòng thoải mái Với XuânDiệu, dường như tất cả những gì của cuộc sống trần gian đời thường đều đầy chất thơ vàđều có thể thành thơ Vì thế đã có không ít công trình nghiên cứu về bài thơ nói riêng vàphong cách sáng tác của Xuân Diệu nói chung
Trong “Nhà thơ Việt Nam hiện đại”- công trình tập thể, các tác giả Mã Giang Lân,
Nguyễn Văn Long đánh giá Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu nhất ở giai đoạn phát triểnmạnh mẽ và rực rỡ của phong trào Thơ mới
Trong cuốn “Thơ mới những bước thăng trầm” - Lê Đình Kỵ đã thể hiện tâm hồn
nồng nàn, nồng nhiệt của Xuân Diệu và chỉ rõ đặc sắc nghệ thuật của ông
Luận văn thạc sĩ “Hướng dạy học mới bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu” của
Trương Văn Thắng…
Sau khi tổng hợp và tìm hiểu, phân tích tôi nhận thấy cần thấy có định hướng cụ thể
để người giáo viên có phương pháp giảng dạy thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do
như Vội vàng nói riêng và thể loại thơ tự do nói chung trong chương trình THPT.
Với khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin chia sẻ hướng tiếp cận bài thơ
Vội vàng theo đặc trưng thể loại giúp giáo viên rèn luyện cho HS kĩ năng tìm hiểu một
thể loại của văn học hiện đại: thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do - thể thơ đangchiếm ưu thế trong dòng văn học Việt Nam hiện đại
2 Cơ sở thực tiễn
Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu nằm trong chương trình Ngữ văn THPT ở lớp 11,
ban cơ bản, giảng dạy vào tuần 23 - thuộc tiết 75- 76 Qua khảo sát thực tế tiết dạy củađồng nghiệp tại nơi công tác và một số trường bạn tôi nhận thấy: đây là một bài thơ hay
nhưng để truyền lửa cho HS để các em cảm được cái hay cái đẹp của hồn thơ Xuân Diệu
là điều không dễ nên việc giảng dạy của GV cũng như tiếp nhận bài thơ của HS vẫn cònnhiều lúng túng nên tồn tại một số mặt cơ bản sau:
- Về phía giáo viên
Trang 5+ Chưa hướng dẫn cách đọc tích cực cho học sinh.
+ Bản thân một số ít giáo viên còn lúng túng bởi vốn kiến thức hạn chế đối với thể loạithơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do
+ Một số giáo viên còn áp đặt ý kiến chủ quan của mình cho tác phẩm, có giáo viên cho
rằng Vội vàng là một bài thơ nói về sự hưởng thụ của con người trong tình yêu, tác giả
kêu gọi mọi người hãy hiến dâng, sống hết mình cho tình yêu
+ Giáo viên còn nặng về thuyết giảng, khả năng gợi mở chưa tốt nên chưa tạo đượckhông khí học tập tích cực để giúp các em chủ động khám phá, phát huy năng lực đọc –hiểu một bài thơ trữ tình
Từ việc tìm hiểu thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường THPT nói chung và ở nơi bản
thân đang công tác nói riêng, tôi xin trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy bài thơ Vội Vàng - Xuân Diệu cùng các đồng nghiệp để chúng ta có thể hướng dẫn học sinh hứng thú
khi tiếp cận thơ thể loại thơ trữ tình hiện đại nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Trước hết, người giáo viên cần thấy được giá trị của bài thơ Vội vàng, bởi đây là một
trong bốn bài thơ tự do (Tương tư chiều, Khi chiều giăng lưới, Thở than, Vội vàng) hiếm
hoi của Xuân Diệu Vội vàng là bài thơ có những cách tân độc đáo của thể thơ tự do thể
hiện cảm xúc thi ca và triết lý nhân sinh của Xuân Diệu đối với cuộc đời Muốn vậy,người giáo viên trước tiên phải nắm bắt những nét cơ bản về thơ tự do
1 Khái niệm và những đặc điểm của thơ tự do
1.1.Khái niệm thơ tự do
Trong cuốn “Thơ ca Việt Nam- hình thức và thể loại- NXB Khoa học xã hội, 1971,
tác giả Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức cho rằng: “Khi nói đến thơ tự do, chúng ta
Trang 6thường muốn nói đến một thể thơ không tuân theo những quy tắc về cách luật như các thể thơ Đường, thơ lục bát…”.
Theo Mã Giang Lân thì “thơ tự do chủ yếu nói đến cấu trúc, hình dáng của nó, số chữ của câu không hạn định có thể 1 chữ đến 10 chữ, hoặc nhiều hơn Số câu trong khổ thơ cũng không hạn định, có thể là 1câu đến nhiều câu Và gieo vần rất linh động, rất tự do, có khi không nhiều, chỉ có nhịp.”
1.2 Một số đặc điểm của thơ tự do
Thơ tự do xuất hiện trong phong trào Thơ mới và nó không chỉ đổi mới nội dung,phần hồn của thơ, mà còn đổi mới cả hình thức, phần xác của thơ Vậy nên thơ tự do làmột phần của Thơ mới, nó không chỉ tự do về cảm xúc, mà còn tự do về cả hình thức thơ
- Về ngôn ngữ: đặc trưng của ngôn ngữ thơ tự do không chỉ ở kho từ vựng mà chủ yếu ở
cách kết hợp từ, ở cấu trúc ngữ pháp mới mẻ tạo nên độ căng trong cảm xúc
- Về cấu trúc: một bài thơ tự do không khép kín như thơ cổ mà thường là cấu trúc mở.
Hiện tượng đó thể hiện ở việc chia bài thơ thành nhiều khổ thơ, khái niệm câu thơ vàdòng thơ bị phá vỡ Một câu thơ tự do có khi không đủ ý như câu thơ cách luật, để hiểuđược câu thơ đó ta phải đọc những câu thơ tiếp theo Đó là kiểu câu thơ vắt dòng
- Về nhịp điệu: vẻ riêng của thơ tự do là nhịp điệu không những của hình thức bên ngoài,
mà còn là nhịp điệu bên trong Nhịp điệu đời sống và nhịp điệu cảm xúc trong thơ tự do
có tính hòa điệu giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
- Về mạch suy tưởng: nhờ có trí tưởng tượng phong phú, phóng túng, thơ tự do phá vỡ
những quy phạm trong thơ cổ điển để hình thành nên những quy phạm mới, quy phạm
tuân theo mạch cảm xúc, mạch suy tưởng của nhà thơ Mạch suy tưởng trong thơ tự do
không chỉ khơi dậy những đề tài rộng rãi, cụ thể trong hiện thực mà còn phản ánh hiện
thực, khắc họa chiều sâu suy nghĩ, tư duy của nhà thơ, “cảm nhận những mối tương giao thầm kín, sự giao hòa, hô ứng giữa sự vật với nhau và giữa con người” (Lê Đình Kị - Thơ mới những bước thăng trầm).
- Về cái tôi trữ tình: là cái tôi được nhà thơ phân thân, hóa nhập vào số phận nhân vật
trong cuộc sống hiện thực Nhà thơ chuyển hóa cảm xúc của mình thành cảm xúc của đốitượng miêu tả Cái tôi trong thơ tự do là là cái tôi không khép mình trong khuôn sáo cũ
mà là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân với nỗi niềm tâm sự ẩn chứa trong lòng, đôi khi thểhiện trong thơ như đời sống hiện thực phong phú
2 Vội vàng là bài thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do
Trang 72.1 Về ngôn ngữ trong bài thơ
Ngôn ngữ trong bài thơ mang những đặc điểm thơ tự do, sử dụng hệ thống từ ngữ sáng
tạo như động từ mạnh, từ chỉ cảm giác, ẩn dụ, so sánh mới lạ
- Các động từ: Tắt nắng, buộc gió, ôm, riết, say, thâu, cắn gợi cảm giác muốn chiếm
lĩnh hoàn toàn thiên nhiên của mùa xuân Tác giả muốn hòa mình vào thiên nhiên, muốnsay sưa cùng thiên nhiên, muốn tận hưởng cái tuyệt đích, tuyệt đỉnh của tình yêu, nhiềukhi tưởng như hả hê, chếnh choáng đầy trực cảm
- Các từ chỉ cảm giác: chếnh choáng, đã đầy, no nê Đó là những từ chỉ cảm giác say sưa
với tình yêu, say sưa tưởng như không còn biết đến thế giới bên ngoài, hoàn toàn chìmđắm vào cảm giác tràn đầy của thiên nhiên hào phóng Tác giả đã tận hưởng đầy đủnhững cảm giác của tình yêu, của thiên nhiên mang lại
- Bài thơ còn có một hệ thống các điệp từ:
Tôi muốn (2 lần), chỉ cái khao khát của tác giả, niềm mong muốn được giữ lại màu sắc,
hương thơm của đất trời
Này đây (5 lần) để kể ra những “đặc sản” của thiên nhiên, rất phong phú, rất giàu có,
tất cả đều xanh non, tươi mới, mơn mởn và hấp dẫn
Xuân….nghĩa là… , dùng trong kiểu câu thơ định nghĩa(3 lần), chứng minh cho sự
trôi chảy của thời gian, thời gian là thời gian của tuổi trẻ, thời gian một đi không trở lại,không thể níu giữ được
Ta muốn (4 lần) thể hiện khát khao mãnh liệt, tưởng như không gì cưỡng lại nổi, đó là
khát khao chiếm lĩnh
- Trong bài còn có hệ thống các từ mang nghĩa ẩn dụ, so sánh rất mới, lạ Đó là những từ
chỉ tính chất: tuần tháng mật, xanh rì, phơ phất, ngon, môi gần, mùi tháng năm Tất cả
đều chỉ sự mơn mởn đầy sức sống của thiên nhiên đang mời gọi con người Nhà thơ tậnhưởng cuộc sống bằng mọi giác quan, bằng trái tim nồng nhiệt và trẻ trung
2.2 Về cấu trúc trong bài thơ
Bài thơ Vội vàng là sự đan xen các thể thơ với nhau Thể thơ 5 chữ, 8 chữ, có câu 3
chữ, có câu đến 10 chữ, tạo ra những tạo ra những nhịp thơ khác nhau trong mỗi đoạn
thơ Bốn câu thơ đầu 5 chữ thể hiện ước muốn của cái “tôi”, bên cạnh đó là những câu
thơ 8 chữ dàn trải hơn viết về bức tranh thiên nhiên- bữa tiệc của trần gian Câu thơ 3 chữ
Tôi muốn ôm đứng giữa bài thơ khá đặc biệt Nó gợi đến cho ta hình ảnh một cái tôi bé
Trang 8nhỏ đang khát khao được ôm trọn trái đất trong vòng tay Đó là cái tôi tận hưởng của Xuân Diệu, cái tôi ham sống mãnh liệt.
Trong bài thơ có một số câu thơ đặc biệt như: “Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa.” Câu thơ bị dấu chấm ngắt ngay giữa dòng, gợi cho ta thấy một cái tôi ý thức trong
lòng mình, là sự đan xen của hai cảm giác: sung sướng và vội vàng, tỏa ra sự hụt hẫng
Hay câu “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa… Câu thơ như một lời thốt lên đầy tiếc nuối với từ “ôi”, và dấu chấm than ngắt giữa câu thơ Dấu chấm lửng cuối câu thơ làm ta
có cảm giác như sự nuối tiếc của tác giả cứ trải dài ra mãi
Trong bài thơ, tác giả có sử dụng kiểu câu thơ định nghĩa mà theo Đặng Anh Đào thìđây là kiểu câu thơ Xuân Diệu tiếp thu từ thơ ca lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX:
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Kiểu câu thơ định nghĩa làm cho bài thơ đậm chất triết lý về thời gian, tuổi trẻ và đờingười
2.3 Về nhịp điệu trong bài thơ
Bài thơ được làm theo cấu trúc hợp thể Bốn câu thơ đầu được viết theo thể thơ 5 chữ,
và câu thơ 3 chữ ở giữa bài thơ làm nên nhịp thơ gấp gáp, đanh, gọn, rắn chắc, tạo nên sựliền mạch cho bài thơ Câu thơ 8 chữ nhịp đều đều, da diết, dàn trải, phù hợp với tâm hồnyêu đời của thi nhân khi khám phá ra một thiên đường nơi trần gian
Kiểu câu thơ trùng điệp, câu thơ vắt dòng tạo ra một nhịp điệu nhanh, hối hả, sôi trào.Kiểu câu thơ có quan hệ đối lập tạo nên những biến tấu đột ngột, những khúc gãy trongtâm trạng Kiểu câu thơ định nghĩa tạo nên giọng điệu đầy triết lý
Sự lặp lại của các từ chỉ định, quan hệ từ, hư từ…trong đơn vị câu thơ, đoạn thơ nhưmột nốt luyến trong âm nhạc, để kết nối âm thanh, tiết tấu giữa các từ, câu thơ, đoạn thơ.Những động từ mạnh là những điểm nhấn tập trung cường độ, cao độ, sức mạnh của tưtưởng và cảm xúc sôi trào trong khát vọng chiếm lĩnh cuộc đời của nhà thơ
2.4 Mạch suy tưởng trong bài thơ
“Vội vàng” là một sự yêu đời thể hiện qua sự si mê, cuồng nhiệt và một triết lý nhân
sinh mới mẻ chưa từng thấy Như vậy, mạch suy tưởng trong bài thơ là mạch suy tưởngcủa một cái tôi Xuân Diệu ham sống, ham tận hưởng cuộc sống, và chính vì ham sống mà
Trang 9Xuân Diệu suy tư về thời gian một đi không trở lại, vì thế phải sống gấp, sống vội vàng,sống cho ra sống.
2.5 Cái tôi trữ tình trong bài thơ
Cái tôi Xuân Diệu trong bài Vội vàng, trước hết là cái tôi đầy quyền năng và sức mạnh
trong hành động chiếm lĩnh cuộc sống, muốn chế ngự cả vũ trụ để níu giữ tuổi trẻ, níugiữ những gì đẹp nhất của đời người Đó còn là cái tôi thi nhân nhạy cảm với bước đi củathời gian, nhận thức được sự trôi chảy của thời gian Cái tôi đó còn là cái tôi triết lý vềcuộc sống Con người cần sống nhanh, sống hết mình, không nên lãng phí thời gian bởi
tuổi trẻ đâu có “thắm” lại hai lần.
“Vội vàng” tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu, là bài thơ mang đặc điểm của thể
thơ tự do rõ nét Vì vậy việc dạy –học bài thơ theo đặc điểm của thơ tự do sẽ mang lạihiệu quả nhất định
2 Hướng dẫn học sinh tiếp cận, khai thác bài thơ Vội vàng
Để giúp HS cảm nhận được hết những cái hay trong bài thơ, GV cần nhấn mạnh “Vội
vàng” là một bài thơ trữ tình được viết theo thể thơ tự do, đồng thời cung cấp cho HS
những hiểu biết về đặc trưng thi pháp của thơ tự do Những đơn vị kiến thức này sẽ giúpcác em hiểu kết cấu của bài thơ, ngôn ngữ, nhịp điệu, hình tượng thơ, từ đó các em hìnhthành các năng lực, kĩ năng cần thiết để tiếp nhận tác phẩm
Trên cơ sở những hiểu biết của bản thân và lượng kiến thức GV cung cấp, HS cầnkhám phá kết cấu của bài thơ Khi đã khám phá ra kết cấu đó, HS có thể phân tích đượckết cấu nội tại của bài thơ
Trước hết, GV giúp HS tìm hiểu những nét chung nhất về tác giả Xuân Diệu Sau đó,
GV giúp HS tìm hiểu bố cục bài thơ theo mạch cảm xúc
-GV: Theo mạch cảm xúc, em có thể chia bài thơ thành mấy phần?
Trong câu hỏi này, HS có thể đưa ra những ý kiến khác nhau GV có thể giúp HS thảoluận và đưa ra định hướng: theo mạch cảm xúc và sự thay đổi trong giọng điệu khi đọcbài thơ, có thể chia bài thơ thành 3 phần:
+ 13 câu đầu: Tình yêu trần thế tha thiết
+ 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời
+ 10 câu còn lại: Khát khao được tận hưởng thanh sắc cuộc đời
- GV: Em đã phân đoạn bài thơ theo cảm xúc của tác giả, vậy em thấy cảm xúc của tác giả thay đổi như thế nào trong từng đoạn thơ trên?
Trang 10→ Từ mong muốn níu giữ, đến vui sướng, băn khoăn, lo âu đến thảng thốt và cuối cùng
là ngọn lửa bùng cháy mãnh liệt
Sau khi học sinh đã tìm được kết cấu nội tại của bài thơ, GV giúp HS chiếm lĩnh bàithơ bằng cách phân tích kết cấu nội tại đó GV giúp HS phân tích cảm quan nghệ thuậtcủa nhà thơ Cảm quan nghệ thuật là sự cảm nhận của nhà thơ về cuộc sống, con người,thời đại, không gian, thời gian…
- Cảm quan nghệ thuật của Xuân Diệu trong bài thơ này là cảm quan về thời gian, mùa
xuân, tuổi trẻ Đó là thời gian một đi không trở lại: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” Thời gian trong cảm quan của Xuân Diệu là thời gian được đo bằng tuổi trẻ: “Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất/ Không cho dài thời trẻ của nhân gian” Đây chính là nét độc đáo của thơ Xuân Diệu so với thơ ca cổ.
- Vậy cái “tôi” Xuân Diệu thể hiện như thế nào trước sự trôi chảy của thời gian, tuổi trẻ?
→ Cái “tôi” Xuân Diệu xuất hiện ngay từ đầu bài thơ Đó là cái “tôi” táo bạo, không một chút rụt rè, giấu giếm Cái tôi đó thể hiện một thứ ước muốn kì lạ: muốn “tắt nắng”,
“buộc gió” Với sự xuất hiện của cái “tôi”, con người không còn nhỏ bé, rợn ngợp trước
thiên nhiên như muốn khẳng định mình, như muốn giành giật cuộc đời với tạo hóa thểhiện ước muốn mãnh liệt
Từ đó, ở đoạn thơ sau, ta thấy một cái “tôi” băn khoăn, nuối tiếc trước dòng chảy phũ
phàng của thời gian, nó có thể làm cho xuân “già” đi, sẽ lấy sức trẻ của tuổi thanh xuân,
mà khi tuổi trẻ hết đồng nghĩa với cái chết Đây là một quan niệm hết sức mới mẻ bởitheo quan niệm cổ xưa thì thời gian tuần hoàn nên con người sống chậm chạp tuân theodòng chảy của thời gian
Trước sự trôi chảy của thời gian, cái “tôi” lại có cách sống chạy đua với thời gian,
sống gấp gáp, tranh thủ từng phút giây của tuổi trẻ Cách sống gấp gáp của Xuân Diệuđược thể hiện qua đoạn thơ cuối:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Trang 11Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Điệu sống gấp của Xuân Diệu được biểu hiện qua hệ thống động từ mạnh: ôm, riết, say, thâu, hôn, cắn… kết hợp việc điệp lại từ “ta muốn” làm cho giọng thơ sôi nổi, hào hứng
GV giúp HS phân tích kĩ các động từ, các từ chỉ cảm giác mạnh, điệp từ trong đoạn thơ
để làm nổi lên nhịp sống của cái “tôi’’ Xuân Diệu trước sự trôi chảy của thời gian và cái
“tôi’’ trong thơ Xuân Diệu là một cái “tôi’’ lớn lao, tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ chứ không nhỏ bé, an phận như cái “tôi’’ thơ cổ.
Đến đây, GV cần phân tích cho HS thấy sự thay đổi nhịp điệu trong bài thơ theo mạchcảm xúc của nhà thơ Nhịp điệu bài thơ sẽ chi phối cách đọc bài thơ Nếu đọc bài thơ theođúng nhịp, HS có thể cảm được cái hay, cái đẹp của bài thơ
- 4 câu thơ đầu, đọc với giọng nhanh vừa phải, chất giọng khỏe khoắn, nhấn mạnh vào
các từ: muốn, tắt, buộc, đừng(chữ đừng kéo dài hơn một chút tạo cảm giác như muốn níu
giữ), đọc liền mạch và không ngắt nhịp
- Từ câu 5 đến câu 13, đọc với giọng hào hứng, say mê, tự tin, khẳng định tràn đầy một
niềm lạc quan yêu đời Nhấn mạnh từ “này đây” để thấy được sự đầy đủ, phong phú bất
tận những vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu đang mời chào, ngắt nhịp 3/5 Riêng hai câu
thơ cuối cần chú ý: câu thơ “Tôi sung sướng Nhưng vội vàng một nửa” bị gãy ra ở giữa
dòng bởi một dấu chấm, vì vậy, vế đầu vẫn đọc hào hứng, còn vế sau hơi hạ giọng tạo ra trạng thái hụt hẫng
- Từ câu 14 đến câu 29, giọng chậm, buồn, pha chút nuối tiếc Nhấn mạnh các từ
“Nghĩa là”, “ nhưng”, “tiếc”, “bâng khuâng”, “hờn”- cách ngắt nhịp 3/5.
- Đoạn cuối bài thơ, giọng sôi nổi, nhanh, khỏe, tăng dần theo nhịp điệu và hệ thống
động từ trong đoạn thơ Chú ý cách ngắt nhịp thơ không đều nhau
Như vậy, nhịp điệu bài thơ một phần là do hệ thống từ ngữ chi phối Khi phân tích bàithơ, GV chú ý phân tích cho HS giá trị của việc sử dụng từ ngữ trong bài: hệ thống những
từ được lặp đi, lặp lại; hệ thống những động từ mạnh; hệ thống những từ chỉ cảm giác; hệthống những từ chỉ sức sống của thiên nhiên tươi tốt… tất cả đều được sử dụng rất đặcbiệt và mới mẻ, mà chỉ từ khi Xuân Diệu xuất hiện, chúng ta mới thấy cách diễn đạt nhưvậy