MỤC LỤC Trang I. Lý do chọn đề tài 45 II. Cơ sở lý luận và thực tiễn 58 1. Cơ sở lý luận 57 2. Cơ sở thực tiễn 78 III. Nội dung 821 1. Định ghĩa tình huống học tập có vấn đề, Phân loại tình huống học tập có vấn đề và một số ví dụ 810 2. Tổ chức tình huống học tập 1011 3. Các kiểu hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề 1115 4. Tổ chức học tập theo nhóm 1516 5. Ví dụ về bài học theo kiểu dạy học giải quyết vấn đề 1626 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2728 Tài liệu tham khảo 29 HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. Lý do chọn đề tài Từ nhiều thế kỷ qua ta vẫn tin rằng các tri thức khoa học là con đường tìm kiếm chân lý, do đó giáo dục chủ yếu là truyền thụ cho người học các tri thức khoa học, tức là các nhận thức về chân lý, và lẽ tự nhiên, phương pháp dạy học chủ yếu là do người thầy thuyết giảng và truyền thụ các niềm tin về chân lý đó cho người học với sự cảm hoá bằng các lập luận lôgích và các thực nghiệm, nhiệm vụ của người học trò là tiếp thụ một cách đầy đủ, trung thành, nhưng là thụ động, các niềm tin chân lý trong các tri thức khoa học được truyền giảng đó. Cho đến đầu thế kỷ 20, khi bắt đầu phát hiện ra có những sự thật trong tự nhiên không thể suy diễn ra từ các nguyên lý của khoa học cổ điển, thì người ta mới bắt đầu nghi ngờ cái sức mạnh vạn năng của khoa học cổ điển, và từ đó xem xét lại vị trí và vai trò của nghiên cứu khoa học, coi việc làm khoa học không đồng nhất với việc tìm kiếm chân lý. Mục đích của khoa học không phải là đi tìm chân lý, mà là tìm cách giải quyết vấn đề, tìm những trả lời chấp nhận được cho những bài toán mà con người gặp phải trong cuộc sống. nhà triết học và giáo dục lớn của Hoa Kỳ John Dewey đã phát biểu Học sinh đến trường không phải để tiếp thu những tri thức đã được ghi vào trong một chương trình mà rồi có lẽ sẽ không bao giờ dùng đến, nhưng chính là để giải quyết các vấn đề, giải quyết các bài toán của nó, những thực tế mà nó gặp hằng ngày”. Từ những thực trạng trên Giáo viên trong tổ cần phải nghiên cứu tìm ra một phương pháp hữu hiệu trong quá trình giảng dạy, và bản thân Tôi đã nhận thấy việc HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG là một bước rất cần thiết để đạt được mục đích giáo dục ngày nay là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho người học những kiến thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được trước đây mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, các cách giải quyết vấn đề mới để luôn đổi mới kiến thức và năng lực của mình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Lúc đó người lao động sẽ có khả năng tự định hướng, tự học để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội
Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THÔNG Người thực hiện: Hoàng Thị Thanh Hương Người thực hiện: Hoàng Thị Thanh Hương Lĩnh vực nghiên cứu Lĩnh vực nghiên cứu - Quản lí giáo dục - Quản lí giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn vật - Phương pháp dạy học bộ môn vật lý X - Lĩnh vực khác - Lĩnh vực khác Có đính kèm : các sản phẩm không thể hiện trong SKKN Có đính kèm : các sản phẩm không thể hiện trong SKKN Mô hình Mô hình Phần mềm Phần mềm Phim ảnh Phim ảnh X Hiện vật khác Hiện vật khác NĂM HỌC 2014-2015 NĂM HỌC 2014-2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 1 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên: HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG 2. Sinh ngày 18 tháng 06 năm 1982 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: H2/14B Ấp nam sơn, Quang Trung, Thống nhất, Đồng Nai 5. Điện thoại: 3613867151(cơ quan);nhà riêng(di động): 01224692029 6. Email: hoangthanhhuong82@gmail.com 7. chức vụ: giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học - Năm nhận bằng: 2004 - Chuyên ngành đào tạo: Vật lý III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giáo viên trung học phổ thông - Số năm kinh nghiệm: 10 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 0 MỤC LỤC Trang GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 2 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 I. Lý do chọn đề tài 4-5 II. Cơ sở lý luận và thực tiễn 5-8 1. Cơ sở lý luận 5-7 2. Cơ sở thực tiễn 7-8 III. Nội dung 8-21 1. Định ghĩa tình huống học tập có vấn đề, Phân loại tình huống học tập có vấn đề và một số ví dụ 8-10 2. Tổ chức tình huống học tập 10-11 3. Các kiểu hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề 11-15 4. Tổ chức học tập theo nhóm 15-16 5. Ví dụ về bài học theo kiểu dạy học giải quyết vấn đề 16-26 IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 27-28 Tài liệu tham khảo 29 HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG I. Lý do chọn đề tài GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 3 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 Từ nhiều thế kỷ qua ta vẫn tin rằng các tri thức khoa học là con đường tìm kiếm chân lý, do đó giáo dục chủ yếu là truyền thụ cho người học các tri thức khoa học, tức là các nhận thức về chân lý, và lẽ tự nhiên, phương pháp dạy học chủ yếu là do người thầy thuyết giảng và truyền thụ các niềm tin về chân lý đó cho người học với sự cảm hoá bằng các lập luận lôgích và các thực nghiệm, nhiệm vụ của người học trò là tiếp thụ một cách đầy đủ, trung thành, nhưng là thụ động, các niềm tin chân lý trong các "tri thức khoa học" được truyền giảng đó. Cho đến đầu thế kỷ 20, khi bắt đầu phát hiện ra có những sự thật trong tự nhiên không thể suy diễn ra từ các nguyên lý của khoa học cổ điển, thì người ta mới bắt đầu nghi ngờ cái sức mạnh "vạn năng" của khoa học cổ điển, và từ đó xem xét lại vị trí và vai trò của nghiên cứu khoa học, coi việc làm khoa học không đồng nhất với việc tìm kiếm chân lý. Mục đích của khoa học không phải là đi tìm chân lý, mà là tìm cách giải quyết vấn đề, tìm những trả lời chấp nhận được cho những bài toán mà con người gặp phải trong cuộc sống. nhà triết học và giáo dục lớn của Hoa Kỳ John Dewey đã phát biểu "Học sinh đến trường không phải để tiếp thu những tri thức đã được ghi vào trong một chương trình mà rồi có lẽ sẽ không bao giờ dùng đến, nhưng chính là để giải quyết các vấn đề, giải quyết các "bài toán" của nó, những thực tế mà nó gặp hằng ngày”. Từ những thực trạng trên Giáo viên trong tổ cần phải nghiên cứu tìm ra một phương pháp hữu hiệu trong quá trình giảng dạy, và bản thân Tôi đã nhận thấy việc HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG là một bước rất cần thiết để đạt được mục đích giáo dục ngày nay là không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho người học những kiến thức, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được trước đây mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, các cách giải quyết vấn đề mới để luôn đổi mới kiến thức và năng lực của mình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật. Lúc đó người lao động sẽ có khả năng tự định hướng, tự học để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 4 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 II. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận Tâm lí học đã khẳng định: Năng lực nhận thức của con người được hình thành qua chính hoạt động nhận thức. Các nhà Didactist cũng đã khẳng định: Dạy một khoa học nào thì cách tốt nhất là sử dụng chính các phương pháp nhận thức của khoa học đó. Từ đó có thể khẳng định: dạy học hướng tới hình thành năng lực nhận thức cần phải thông qua hoạt động nhận thức cho học sinh. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh cần phải tôn trọng những bước đi cơ bản trong hoạt động nhận thức khoa học vật lý , phải sử dụng các phương pháp phổ biến của khoa học vật lý Ta có thể phỏng theo tiến trình giải quyết một vấn đề khoa học kỹ thuật của nhà bác học để tổ chức quá trình dạy học ở trường phổ thông nhằm hình thành ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề Tuy nhiên để có thể thành công , cần phải chú ý đến những điểm khác nhau giữa nhà bác học và học sinh trong khi giải quyết vấn đề, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp sư phạm thích hợp. Những điểm khác biệt đó là Nhà nghiên cứu khoa học Học sinh 1. Mục đích Có mục đích rõ ràng trước khi tiến hành nghiên cứu Tự nguyện, hứng thú, hăng say nghiên cứu Không có mục đích rõ ràng trước giờ học Động cơ hứng thú còn mờ nhạt, ít tập trung chú ý vào thực hiện nhiệm vụ nhận thức 2. Năng lực Có trình độ nhận thức cao, có kĩ năng, kĩ xảo, Trình độ nhận thức non nớt, kĩ năng, kĩ xảo chưa GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 5 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 phương thức nhận thức phong phú, đã tường tận phương thức làm việc đầy đủ, chưa hoàn thiện. Quá trình học tập vừa là quá trình trang bị kiến thức, vừa rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, trang bị phương pháp nhận thức Chưa biết phương thức hoạt động nhận thức, cần có sự hướng dẫn của giáo viên 3. Điều kiện khách quan Có điều kiện lí tưởng về cơ sở vật chất, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm Phương tiện thô sơ, độ tin cậy thấp 4. Đặc điểm Hoạt động nhận thức khoa học mang tính cá thể cao Hoạt động nhận thức khoa học không bị hạn chế thời gian Các nhà khoa học nghiên cứu đôi khi chỉ hướng tới mục đích là một phần rất nhỏ trong một nhiệm vụ rất lớn cần giải quyết bởi nhiều người Hoạt động nhận thức học tập mang tính tập thể, đồng loạt Hoạt động nhận thức học tập chỉ được diễn ra trong thời gian rất ngắn với việc hình thành một đơn vị kiến thức nào đó Học sinh phải tiếp nhận kiến thức có tầm vóc khoa học lớn nhưng lại trong các điều kiện hạn chế GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 6 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 Học sinh không thể hoàn toàn tự lực xây dựng kiến thức khoa học được mà cần có sự giúp đỡ của giáo viên, sự giúp đỡ của giáo viên không phải là giảng giải, cung cấp cho học sinh những kiến thức có sẵn mà là tạo điều kiện để học sinh có thể trải qua những giai đoạn chính của quá trình giải quyết vấn đề và tự lực thực hiện một số khâu trong tiến trình đó, động viên khuyến khích học sinh kịp thời Như vậy quá trình học tập của học sinh thực chất là quá trình hoạt động tự lực trong sự phối hợp của tập thể lớp và sự giúp đỡ của giáo viên liên tiếp giải quyết những vấn đề do nhiệm vụ học tập đề ra. Kết quả của quá trình giải quyết những vấn đề đó là học sinh chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển được năng lực của mình. 2. Cơ sở thực tiễn Hoạt động nhận thức của con người chỉ thực sự bắt đầu khi con người gặp phải mâu thuẫn: một bên là trình độ hiểu biết đang có, bên kia là một nhiệm vụ mới phải giải quyết một vấn đề mà những kiến thức, kỹ năng đã có không đủ. Để giải quyết được nhiệm vụ nhận thức mới, khắc phục được mâu thuẫn trên thì phải xây dựng được kiến thức mới, phương pháp mới, kỹ năng mới. Như vậy hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập thực chất là hoạt động giải quyết vấn đề nhận thức. Chúng ta có một số phương pháp nhận thức được dùng phổ biến trong dạy học vật lý như phương pháp thực nghiệm, phương pháp thí nghiệm lý tưởng, phương pháp tương tự, phương pháp mô hình…mỗi phương pháp nhận thức đó thích hợp cho một số trường hợp cụ thể và chúng luôn luôn được sử dụng hỗ trợ, phối hợp lẫn nhau. Tuy nhiên, để cho việc sử dụng các phương pháp dạy học vật lý đạt hiệu quả chúng ta cần nghiên cứu quá trình tổ chức hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề. Quá trình học tập sẽ là quá trình liên tiếp giải quyết các vấn đề học tập GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 7 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 III. Nội dung 1. Định ghĩa tình huống học tập có vấn đề, Phân loại tình huống học tập có vấn đề và một số ví dụ Tình huống có vấn đề – Tình huống học tập là những tình huống hay hoàn cảnh mà khi đó , một vấn đề đã trở thành vấn đề của chủ thể nhận thức (học sinh). Khi đó, học sinh đã ý thức được sự hiện diện của mâu thuẫn nhận thức, hưng phấn và có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn đó. Ta có thể phân ra một số loại tình huống học tập có vấn đề cơ bản như sau: a. Tình huống lựa chọn: làm cho học sinh ở tình thế phải lựa chọn một trong nhiều phương án khác nhau mà thoạt nhìn, phương án nào cũng có tính hợp lý nhất định nhưng trong đó chỉ có một là phương án đúng. Tình huống này thường dẫn đến việc lựa chọn mô hình. Thí dụ: Khi truyền tải điện năng đi xa, có một công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây dẫn là 2 2 . .cos P R P U ϕ ∆ = . Để giảm sự hao phí này có thể làm tăng hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện hoặc giảm điện trở của dây dẫn điện. Cần lựa chọn phương án nào và tại sao? Tình huống này đặt ra vấn đề xem xét hai phương án làm giảm hao phí điện năng. Trong đó phương án tối ưu được lựa chọn là dùng máy biến thế. b. Tình huống bất ngờ: làm cho học sinh không ngờ rằng các sự kiện lại xảy ra trái với những suy nghĩ, những dự đoán “thông thường” của mình. Từ đó nảy sinh nhu cầu tìm hiểu, giải thích vấn đề. Tình huống này thường dẫn đến việc xây dựng các mô hình mới. Thí dụ : Cũng để đặt vấn đề tìm giải pháp giảm hao phí điện năng trong tải điện đi xa bằng cách dùng máy biến thế, có thể cho học sinh làm bài toán sau : GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 8 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 “Một máy phát điện công suất 200000kW, có hiệu điện thế 220V, đường dây tải điện dài 200km. Để hao phí trên dây bằng 1% công suất nguồn thì cần phải có một dây đồng có đường kính bao nhiêu, nếu biết điện trở suất của đồng là 1,7.10 -8 Ω m”. Kết quả cho ra một con số lớn sẽ đặt học sinh vào tình huống bất ngờ không lường trước được. Vì vậy phải tìm cách giải quyết bằng cách khác chứ không thể cứ dùng dây dẫn có tiết diện lớn. c. Tình huống bế tắc: làm cho học sinh lúng túng, bế tắc, không biết dùng kiến thức nào, cách nào đã biết để giải quyết vấn đề nên cần phải tìm những cái mới để giải quyết. Tình huống này thường dẫn đến việc xây dựng mô hình mới và phương pháp mới. Thí dụ : Cho học sinh tính công của lực F = 100 N khi kéo một vật đi được quãng đường S = 10m khi hướng của lực trùng với hướng của đường đi. Sau khi có kết quả, cho học sinh tính tiếp công của lực này khi nó hợp với hướng của đường đi một góc o 30 = α . Tình huống này làm học sinh lúng túng vì kiến thức cũ chỉ ứng với trường hợp đặc biệt mà học sinh đã biết ở lớp dưới. Cần phải mở rọng mô hình kiến thức cũ để xây dựng kiến thức mới tổng quát hơn. d. Tình huống không phù hợp: làm cho học sinh băn khoăn, nghi ngờ những sự kiện gặp phải vì chúng trái với những tiêu chuẩn, những qui tắc đã được rút ra từ một điều khẳng định nào đó trước đấy. Do đó cần phải tìm hiểu cả những sự kiện mới lẫn những tiêu chuẩn đã có để tìm chân lý. Tình huống này thường dẫn đến việc lựa chọn, hoàn thiện hoặc phải xây dựng mô hình mới. Thí dụ: Dùng một lực kế kéo một khúc gỗ theo phương nằm ngang nhưng không làm khúc gỗ chuyển động. Số chỉ của lực kế cho biết khúc gỗ chịu tác dụng của lực nhưng không thu gia tốc. Điều này trái với định luật II Niutơn đã học. Tình huống này dẫn đến việc khảo sát mô hình lực ma sát nghỉ. GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 9 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 e. Tình huống phán xét: làm cho học sinh thấy cần thiết phải xem xét, kiểm tra lại các cơ sở làm căn cứ giải thích một sự kiện nào đó. Tình huống này thường dẫn đến việc hợp thức hóa các mô hình đang xây dựng. Thí dụ: Đo điện trở dây tóc của một bóng đèn bằng hai cách: dùng ôm kế và dùng định luật ôm (mắc mạch điện, đo U và I, suy ra R=U/I). Hai số liệu này khác nhau vì nhiệt độ dây khác nhau. Tình huống này đặt vấn đề cho sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ. f. Tình huống bác bỏ: làm cho học sinh thấy rằng cơ sở để giải thích một sự kiện nào đó có những vấn đề sai lầm, có những mâu thuẫn nội tại… và do đó cần phải bác bỏ nó để tìm một cơ sở khác có những lôgic chặt chẽ hơn. Tình huống này thường dẫn đến việc bác bỏ mô hình không hợp thức, xây dựng mô hình thay thế. Thí dụ: Xét trường hợp con ngựa kéo xe. Theo định luật III Niutơn khi đó xe cũng tác dụng vào con ngựa một lực bằng độ lớn và ngược chiều. Tại sao con ngựa không bị xe kéo ngược lại mà chỉ có xe chuyển động theo con ngựa. Tình huống này dẫn đến việc cần bổ sung kiến thức về lực ma sát nghỉ để có thể giải thích đầy đủ về hiện tượng này. 2. Tổ chức tình huống học tập Tổ chức tình huống học tập thực chất là tạo ra hoàn cảnh để học sinh tự thức được vấn đề cần giải quyết, có nhu cầu, hứng thú giải quyết vấn đề, biết được mình cần phải làm gì và sơ bộ xác định được làm như thế nào Cần thiết kế một bài học thành một chuỗi những tình huống học tập liên tiếp, được xắp xếp theo một trình tự hợp lí của sự phát triển vấn đề cần nghiên cứu. nhằm đưa học sinh tiến dần từ chỗ chưa biết đến biết, từ biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ và nâng cao dần năng lực hiểu biết của học sinh GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 10 [...]... kiểu dạy học giải quyết vấn đề Ta xét bài học về sự rơi tự do của các vật ( vật lí 10 cơ bản) a Xác định vấn đề cần giải quyết Ở bài học 3 chương trình vật lí lớp 10 ban cơ bản, học sinh đã được học về chuyển động thẳng biến đổi đều và giải những bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều Sách giáo khoa đưa bài rơi tự do ngay sau bài chuyển động thẳng biến đổi đều để chúng ta có thể áp dụng ngay các kiến. .. tài liệu mới, học sinh được giao nhiệm vụ phát hiện những tính chất mới, những mối liên hệ có tính quy luật mà trước đây học sinh chưa biết hoặc chưa biết đầy đủ Thông thường, trong khi tìm tòi giải quyết một vấn đề mới, học sinh không phải hoàn toàn bế tắt ngay từ đầu hoặc bế tắt trong toàn bộ tiến trình giải quyết vấn đề Trong khi lập luận để giải quyết vấn đề có nhiều phần sử dụng những kiến thức cũ,... đó học sinh tự làm Kiểu hướng dẫn này đòi hỏi ở học sinh không những tính tự lực cao mà còn phải có vốn kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo vững vàng và có một số kinh nghiệm hoạt động sáng tạo Nói cách khác kiển hướng dẫn này áp dụng cho đối tượng học sinh khá và giỏi Ví dụ: khi nghiên cứu kính hiển vi, học sinh đã biết có thể dùng kính lúp để quan sát ảnh ảo của những vật có kích thước nhỏ, nhưng vấn đề ở. .. triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, có khả năng rèn luyện tư duy sáng tạo và năng lực tìm kiếm, đổi mới kiến thức của người học, đáp ứng tốt những yêu cầu về giáo dục trong thế kỷ 21 Để nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn vật lý ở trường THPT, thì việc sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề rất cần thiết và cũng có vai trò quan trọng, quyết định đến chất lượng dạy và học của môn vật lý. .. giảng dạy của mình GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 28 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 SGK và Sách giáo viên vật lí lớp 10 ban cơ bản và ban KHTN – NXB GD 2 Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông – Tác giả : Nguyễn Đức Thâm- Nguyễn Ngọc Hưng NXB ĐH quốc gia Hà Nội 1999 3 Didactich vật lý – Giáo trình phương pháp dạy học vật lý sinh. .. thì các vật rơi nhanh chậm thế nào? Kiểm chứng bằng cách gì? Vấn đề đặt ra là : nếu loại bỏ được nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau thì các vật rơi như thế nào? Môi trường nào thỏa mãn điều đó? Kiểu hướng dẫn giải quyết vấn đề: Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần, sử dụng phương pháp thực nghiệm Hs: có thể tiên đoán, các vật rơi như nhau nếu loại bỏ được sức cản không khí Học sinh có... định nghĩa về sự rơi tự do Trong thực tế có thể xem những vật nào là vật rơi tự do? Tại sao? Vấn đề: đưa ra định nghĩa chính xác về sự rơi tự do Hướng dẫn giải quyết vấn đề: hướng dẫn tìm tòi quy về phương pháp đã biết Để hình thành định nghĩa rơi tự do học sinh suy luận khi đã loại bỏ được sức cản không khí thì vật rơi dưới tác dụng của lực gì ? Học sinh có thể suy luận rằng vật rơi vì có lực trái đất... SKKN 2014-2015 Giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển sang ngôn ngữ vật lý Người và xe chuyển động với cùng tốc độ, khi xe giảm vận tốc đột ngột thì người vẫn tiếp tục chuyển động về phía trước Từ cách hiểu theo ngôn ngữ vật lý, học sinh có thể sử dụng kiến thức về quán tính để giải thích hiện tượng trên Hướng dẫn học sinh phân tích một hiện tượng vật lý phức tạp bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân thành... đồi đều là hiệu quãng đường đi được trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là một số không đồi Tình huống 1: Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề thứ nhất: Trong không khí các vật rơi như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình rơi của các vật trong không khí ? Vấn đề đặt ra là: khi các vật rơi trong không khí, thông thường vật năng rơi nhanh hơn vật nhẹ nhưng trong nhiều trường hợp vật. .. này giúp học sinh nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến thức, từ đó nâng cao chất lượng học tập môn vật lý của học sinh Muốn vận dụng được tốt phương pháp này thì Đối với giáo viên Phải hiểu rõ học sinh, đặc biệt là trình độ phát triển trí tuệ của học sinh để đưa ra tình huống vừa sức, phù hợp giúp học sinh vừa học vừa phát triển nhận thức phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, đưa ra tình huống hấp dẫn, kịch . 3613867151(cơ quan);nhà riêng(di động): 01224692029 6. Email: hoangthanhhuong82@gmail.com 7. chức vụ: giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ. 2014-2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC GV: Hoàng Thị Thanh Hương Trang 1 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và tên: HOÀNG THỊ THANH HƯƠNG 2. Sinh ngày 18 tháng 06 năm 1982 3 Trường THPT Kiệm Tân SKKN 2014-2015 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN Mã số: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG