Phép tu từ so sánh và việc dạy phép tu từ so sánh trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác nhau
Trang 24 Giả thiết khoa học 2
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận
1.1 Miêu tả trong văn học và miêu tả trong nhà trường 4
1.2 Phép tu từ so sánh và việc dạy phép tu từ so sánh trong chương
trình Tiếng Việt ở tiểu học
So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối
tượng khác nhau của thực tế khách quan- có nét giống nhau nào đó nhưng không hoàntoàn đồng nhất nhằm diễn tả một cách hình ảnh và đem đến lối tri giác mới mẻ về đốitượng Với khả năng tạo hình- biểu cảm, phép tu từ so sánh (PTTSS)được sử dụng phổbiến trong văn miêu tả, giúp biểu đạt đối tượng một cách vừa chân thực, cụ thể và vừa cóchiều sâu Nhờ thể hiện sự nhận thức, sự thụ cảm riêng của người viết, bài văn miêu tả cóđược nét tinh tế, độc đáo và có phong cách riêng
Ở tiểu học, ngay từ lớp 2 học sinh đã được làm quen với thể loại văn miêu tả
thông qua việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi Lên các lớp 3, 4, 5 thì nội dung này lạiđược cụ thể hơn và yêu cầu cũng cao hơn Bên cạnh đó, ở lớp 3 - SGK Tiếng Việt đã giới
Trang 3thiệu sơ bộ về phép tu từ so sánh nhưng chưa đi sâu về lý thuyết của phép tu từ so sánh
mà chỉ hình thành những hiểu biết và kỹ năng ban đầu về so sánh thông qua hệ thống cácbài tập thực hành So sánh được xem là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm,gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho con người.Qua đó giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những hình ảnh thơ văn đồngthời giúp học sinh vận dụng phép tu từ so sánh vào quan sát các sự vật, hiện tượng và conngười xung quanh các em Từ đó, giúp học sinh thể hiện vào các bài văn miêu tả được tốthơn, sâu sắc hơn và sinh động hơn
Thế nhưng, trong thực tế, cả giáo viên và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăntrong việc vận dụng phép tu từ so sánh vào dạy và học văn miêu tả Nguyên nhân chủ yếu
là do giáo viên chưa nắm được bản chất của PTTSS; Chưa có những hiểu biết cơ bản về líthuyết của thể loại văn miêu tả, chưa có cái nhìn tổng quan về kết cấu trong từng dạng bàitập để hình thành kiến thức cho HS Vì vậy, hiệu quả của việc dạy học văn miêu tả chưacao Học sinh chưa biết trong trường hợp nào nên vận dụng phép tu từ so sánh vào nói,viết đoạn văn, bài văn miêu tả của mình Nếu có sử dụng hình ảnh so sánh thì cũng là pháthiện của người khác vì thế hành văn của các em chưa tạo được sự mới mẻ, độc đáo, chưa
có dấu ấn cá nhân
Mặt khác, giáo viên chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc dạy văn miêu tảcho học sinh, giáo viên chưa có những hiểu biết về lí thuyết của văn miêu
tả cũng như chưa nắm được đặc trưng của văn miêu tả
Tất cả những lý do trên, đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: " Hướng dẫn học sinh luyện tập phép tu từ so sánh trong Tập làm văn miêu tả lớp 4, 5."
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các bước hướng dẫn học sinh luyện tập phép tu từ so sánh trong Tậplàm văn miêu tả lớp 4, 5
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Phép tu từ so sánh trong chương trình Luyện Từ và Câu- Lớp 3; Nội dung, chươngtrình văn miêu tả lớp 4,5 thuộc chương trình Tập làm văn hiện hành
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu quy trình hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 luyện tập về phép tu từ so sánhtrong Tập làm văn miêu tả góp phần tháo gỡ những khó khăn của giáo viên và học sinhnhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học văn miêu tả ở lớp 4, 5
3.1 Nghiên cứu lí thuyết về phép tu từ so sánh và việc vận dụng phép tu từ so sánh
trong dạy- học văn miêu tả ở lớp 4, 5
Trang 43.2 Nghiên cứu thực trạng dạy- học của giáo viên và học sinh về vấn đề dạy- học
văn miêu tả ở lớp 4, 5
3.3 Đưa ra quy trình hướng dẫn học sinh lớp 4, 5 luyện tập về phép tu từ so sánh
trong Tập làm văn miêu tả
3.4 Tổ chức dạy học thực nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của các vấn đề đã đề
xuất
4 Giả thuyết khoa học
Tôi giả định rằng, nếu đưa ra được một quy trình hướng dẫn học sinh lớp 4, 5luyện tập về phép tu từ so sánh trong quá trình làm bài văn miêu tả thì hiệu quả của việcdạy- học văn miêu tả ở lớp 4, 5 sẽ được nâng cao
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiêncứu sau đây:
5.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Nhằm phân tích, khái quát, thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu:khảo sát, đánh giá nội dung dạy học phép tu từ so sánh, dạy học văn miêu tả theo chươngtrình sách giáo khoa Tiếng Việt
5.2 Phương pháp quan sát - điều tra
Nhằm nghiên cứu thực tế dạy học phép tu từ so sánh, dạy học văn miêu tả ở lớp 4,
5 để phát hiện ra những vấn đề cần nghiên cứu, cần có giải pháp khắc phục
5.3 Phương pháp thực nghiệm
Nhằm kiểm tra tính hiệu quả của các đề xuất về quy trình dạy học văn miêu tả
6 Dự báo những đóng góp mới của đề tài
* Về mặt lý luận
Thứ nhất, GV và HS sẽ được nhận thức đầy đủ về mục đích, nội dung, phương
pháp và tầm quan trọng của thể loại văn miêu tả, của Phép tu từ so sánh ở chương trìnhLuyện Từ và Câu lớp 3 và chương trình văn miêu tả lớp 4, 5
Thứ hai, Khi hiểu đúng, đủ về bản chất của Phép tu từ so sánh và tầm quan trọng
của thể loại văn miêu tả thì GV, cán bộ quản lí sẽ có định hướng trong việc thay đổiphương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học
* Về mặt thực tiễn
-Thứ nhất, Kích thích hứng thú học văn của các em và các em sẽ tạo ra được
những trang văn hay nhờ quá trình thiết kế, định hướng, tổ chức sáng tạo của thầy
Trang 5- Thứ hai, Dù tất cả các kỳ thi được tổ chức trên công nghệ máy tính thì việc dạy
và học văn ở tiểu học nói chung và dạy học thể loại văn miêu tả nói riêng sẽ không bị maimột
7 Thời gian nghiên cứu
Từ học kỳ 2 của năm 2012- hết học kỳ 1 năm 2013, tại các trường Tiểu học: ThạchChâu, Mai Phụ, Hộ Độ, Thạch Bằng (Lộc Hà), Bắc Hà (Thành Phố Hà Tĩnh) Tôi đãnghiên cứu trên 2 đối tượng: Học sinh thành phố và học sinh vùng nông thôn
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Miêu tả trong văn học và miêu tả trong nhà trường
1.1.1 Thế nào là văn miêu tả
Theo Đào Duy Anh trong từ điển Hán Việt, miêu tả là "lấy nét vẽ hoặc câu văn để hiện cái chân tướng của sự vật ra"
Theo SGK TV4 -Tập 1 - Chương trình Tiếng Việt hiện hành."Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy"
1.1.2 Đặc điểm của văn miêu tả
- Văn miêu tả mang tính thông báo, thẫm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết
- Văn miêu tả có tính sinh động và tạo hình
- Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
1.1.3.Khảo sát chương trình văn miêu tả lớp 4, 5 (Thuộc Bảng 1)
* Qua khảo sát, phân tích nội dung chương trình SGK Tiếng Việt tôi rút ra
các nhận xét sau:
a) Xét về mặt thời lượng chương trình Tiếng Việt hiện hành đã dành 72 tiết tươngứng (72 bài) cho nội dung dạy học văn miêu tả ở lớp 4, 5 Trong khi đó chương trình Cảicách giáo dục chỉ dành 63 tiết cho nội dung này Trong đó có 5 tiết dành cho ôn tập vàkiểm tra học kỳ Điều này chứng tỏ rằng: Chương trình Tiếng Việt hiện hành đã nhấnmạnh tới yếu tố thực hành, coi trọng việc rèn luyện các kỹ năng
b) Tư tưởng chỉ đạo trên đã chi phối việc lựa chọn và sắp xếp tri thức về văn miêu
tả trong chương trình
Trang 6Qua thống kê ở chương trình SGK, chúng ta thấy rằng, vấn đề dạy văn miêu tả ở
lớp 4, 5 chương trình tiếng Việt hiện hành được triển khai trên hai kiểu bài: Hình thành kiến thức mới và Luyện tập thực hành.
Ở kiểu bài Hình thành kiến thức mới, có cấu tạo ba phần (Nhận xét; Ghi nhớ; Luyện tập) riêng phần Nhận xét và Luyện tập được xây dựng dưới dạng bài tập Phần Ghi nhớ chỉ bao gồm những vấn đề lí thuyết khái quát được rút ra từ phần Nhận xét và sẽ được củng cố thêm ở phần Luyện tập.
Các bài tập ở phần Nhận xét có mục đích chính là giúp HS phân tích ngữ liệu để rút ra các khái niệm hoặc quy tắc cần ghi nhớ Mỗi bài tập ở phần này sẽ tương đương với một bộ phận tri thức lí thuyết ở phần Ghi nhớ.
Đối với kiểu bài Luyện tập thực hành thường bao gồm một tổ hợp bài tập Các bài tập của kiểu bài Luyện tập thực hành và các bài tập ở mục Luyện tập của kiểu bài Hình thành kiến thức mới đều có mục đích và hình thức giống nhau Chúng bao gồm hai loại: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.
Bài tập nhận diện có mục đích giúp HS củng cố các kiến thức lí thuyết đã đượchình thành trong bài (với các bài tập ở phần Luyện tập) và các kiến thức lí thuyết HS đãhọc ở những tiết trước (với các kiểu bài tập ở bài Luyện tập thực hành)
Bài tập vận dụng có mục đích giúp HS ứng dụng lí thuyết về các kiểu bài của vănmiêu tả, ứng dụng cách trình bày nói và viết các phần trong một bài văn miêu tả theonhiều cách khác nhau trước một đề bài, một gợi ý, một tình huống cụ thể
Tóm lại, qua thống kê và phân tích chương trình SGK Tiếng Việt ta thấy nét khácbiệt cơ bản là chương trình cũ không dạy về lí thuyết văn miêu tả còn chương trình mớidạy lí thuyết văn miêu tả như: Khái niệm về văn miêu tả; Cấu tạo của bài văn miêu tả: câycối, con vật, đồ vật, tả cảnh, tả người Tất cả hệ thống lí thuyết này đều được dạy thông
qua kiểu bài Hình thành kiến thức mới và thông qua kiểu bài Luyện tập thực hành lại tiếp
tục củng cố và khắc sâu tri thức lí thuyết
1.2 Phép tu từ so sánh và việc dạy phép tu từ so sánh trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học
* Phép tu từ so sánh là gì?
So sánh tu từ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối
tượng khác nhau của thực tế khách quan- có nét giống nhau nào đó nhưng không hoàntoàn đồng nhất nhằm diễn tả một cách hình ảnh và đem đến lối tri giác mới mẻ về đốitượng
Dạng 1: * Mô hình so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố
Mặt tươi như hoa
1 2 3 4
Trang 7Trong đó 1 là hình ảnh so sánh ( Mặt ), 2 là đặc điểm so sánh ( tươi), 3 làliên từ so sánh ( như), 4 là cái được so sánh (hoa ).
Tuy nhiên, không phải bao giờ bài làm của HS cũng tuân thủ theo 4 yếu tố đó Cóthể khuyết bất kỳ một yếu tố nào mà vẫn chấm cho các em bài viết hay, sử dụng hình ảnhđộc đáo Người giáo viên phải nhạy bén và thấy được việc làm này của HS
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (2):
So sánh vắng yếu tố 2 còn gọi là so sánh chìm, tức là so sánh không có cơ sở sosánh Thông thường, khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả ở cái được sosánh sẽ rõ ràng hơn Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát huy sựsáng tạo của người đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố Dạng so sánh này kíchthích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nétgiống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêutả
Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ
(TV3, t.1, tr.106)
“con sông” được so sánh như “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh này người đọc
có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau
Chẳng hạn:
Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3)
Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh Yếu
tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đốichọi
Trang 8và tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng Cách so sánh thứnhất vừa đúng vừa lạ: những quả dừa có khác gì đàn lợn con mà đàn lợn con này lại nằmtrên cao Cách so sánh thứ hai vừa đẹp vừa lạ: tàu dừa mà thành chiếc lược, mây xanh màthành suối tóc thì thật kì diệu và thơ mộng.
Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là
so sánh đổi chỗ
Ví dụ:
Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.
Dạng 3: So sánh tuyệt đối - (so sánh bậc cao nhất)
Tóm lại, so sánh tu từ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếuhai đối tượng khác loại của thực tế khách quan, không đồng nhất với nhau hoàn toàn màchỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ vềđối tượng
* Thống kê nội dung dạy học Phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu Lớp 3(Thuộc Bảng 2)
Trang 9** Một số nhận xét về nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong chương trình luyện từ và câu ở lớp 3.
a) Xét về mặt thời lượng, chương trình đã dành 7 tiết (7 bài) dạy toàn bộ phần phép
tu từ so sánh- chiếm 1/35 tổng số thời gian của môn Tiếng Việt, 1/5 tổng thời gian củamôn Luyện Từ và Câu
b) Xét về mặt nội dung, ở lớp 3 dạy học phép tu từ so sánh cho học sinh thông qua
tu từ so sánh ở mức độ cơ bản và sơ giản, chưa đi sâu vào dạy chúng như một lý thuyết vềtừ; Mặt khác, nội dung về phép tu từ so sánh được xây dựng theo quan điểm tích hợp Cácnội dung kiến thức không chỉ được dạy trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 mà cònđược lồng ghép trong tất cả những phân môn của môn Tiếng Việt Đây là cơ sở vững chắc
để học sinh phát triển kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ ở những lớp trên
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Về phía giáo viên
Kết quả điều tra, vào năm học 2012 - 2013, ở các trường tiểu học, tôi thấy rằng:57,2% giáo viên dạy lớp 4, 5 chưa thấy được tầm quan trọng của của việc dạy văn miêu tảcho học sinh Chỉ có 42,8% giáo viên nắm được tầm quan trọng của việc dạy văn miêu tảcho học sinh Và có 30,62% nắm được đặc điểm của văn miêu tả, số giáo viên còn lại khiđược phỏng vấn đều trả lời chung chung 69,38% Điều này chứng tỏ ở giáo viên sự thiếuhụt về lý thuyết văn miêu tả còn chiếm một số lượng lớn Đa số giáo viên đều cho rằngTập làm văn khó dạy, đặc biệt là thể loại văn miêu tả, không biết diễn đạt thế nào, lựachọn hình thức dạy học ra sao để học sinh dễ hiểu 73,12% giáo viên gặp khó khăn trongquá trình dạy Tập làm văn Ngoài kiểm tra những hiểu biết chung của giáo viên về vănmiêu tả, trong quá trình điều tra chúng tôi cũng tiến hành khảo sát về nhận thức cũng nhưthực trạng sử dụng phép tu từ so sánh trong khi dạy học văn miêu tả Có 28,12% giáo viên
Trang 10đã vận dụng biết pháp tu từ so sánh trong khi hướng dẫn HS nói, viết đoạn văn, bài vănmiêu tả Tuy nhiên, mức độ và hiệu quả chưa thực sự cao
Có 41,87% giáo viên nắm được khái niệm của phép tu từ so sánh 33,12% giáoviên nhận biết được phép tu từ so sánh 56,25 % giáo viên nắm được các dạng so sánh ởtiểu học Có thể thấy rằng: những hiểu biết về mặt lí luận của giáo viên về văn miêu tả vàphép tu từ so sánh đang còn là một khoảng trống với họ vì thế việc vận dụng vào thực tiễndạy học còn gặp nhiều khó khăn
Ngoài những thực trạng cụ thể mà chúng tôi khảo sát ở trên ở giáo viên còn tồn tạimột số nhược điểm chung sau đây:
- Giáo viên chỉ có một con dường duy nhất hình thành các hiểu biết về lí thuyết thể
văn, các kĩ năng làm bài thông qua việc phân tích các bài mẫu.
- Để đối phó với học sinh làm bài kém, để bảo đảm "chất lượng" thi định kì nhiềuthầy giáo, cô giáo cho học sinh học thuộc một số bài mẫu để các em khi gặp một đề bàitương tự và như thế cứ việc chép ra
- Ra đề bài văn miêu tả không cần biết đến đề đó có thích hợp với học sinh củamình không Giáo viên quá lệ thuộc vào sách giáo khoa và sách giáo viên, chưa có sự chủ
động, linh hoạt trong mỗi lần ra đề, chưa chú ý đến đặc điểm của từng vùng miền
- Qua thực tế giảng dạy của bản thân ở trường tiểu học chúng tôi cũng dễ dàngnhận thấy một điều: Tất cả các giờ học Tập làm văn không chỉ riêng thể loại văn miêu tả
mà các giờ TLV còn lại đều được tiến hành trong bốn bức tường chật hẹp Đa số học sinh
được hỏi đều có câu trả lời: "cô giáo chỉ ghi đề bài ở bảng lớp, sau đó cho học sinh đọc gợi ý trong SGK và tiếp theo là chúng em tự làm bài văn".
- Trong quá trình dạy - học văn miêu tả giáo viên chưa khai thác hết các biện phápdạy học, chưa vận dụng các biện pháp tu từ so sánh vào quá trình luyện tập, thực hành chohọc sinh
2.2 Về phía học sinh học
- Học sinh không hứng thú học văn miêu tả
- Mỗi một lần có kiểm tra là chúng em chịu khó học thuộc các bài văn mẫu để đốiphó với đề ra của cô giáo
Khi phỏng vấn HS đã không ngần ngại trả lời chúng tôi về những tồn tại nói trên Tuynhiên, khi đưa các Test trắc nghiệm mà chúng tôi xây dựng thì hầu hết tất cả các em đều hàohứng trong việc giải quyết các nhiệm vụ Kết quả 19,25% HS đạt điểm giỏi khi vận dụng phép tu
từ so sánh vào làm văn tả cô giáo em 40,76% HS đạt điểm khá, tỷ lệ đạt điểm yếu và trung bìnhthấp: yếu 11,53% Số lượng HS đạt điểm giỏi trong việc nhận diện hình ảnh so sánh rất cao55,4% Khả năng liên tưởng đến hình ảnh so sánh khác rất phong phú và đa dạng, mỗi em có mộtcách liên tưởng khác nhau nhưng tất cả câu trả lời đều làm thỏa mãn sự mong đợi của chúng tôi.29,48% liên tưởng đến hình ảnh so sánh khác của HS đạt điểm giỏi, 38,46% đạt điểm khá Có
Trang 11thể nói, khi chúng tôi kiểm tra kết quả, các em đã cho chúng tôi đọc những đoạn văn, những câutrả lời thật dí dỏm và bất ngờ: bất ngờ không chỉ hình ảnh so sánh hay, tinh tế mà còn độc đáo, sự
so sánh của các em không theo một lối mòn quen thuộc, những hình ảnh các em đưa ra rất gầngũi với cuộc sống đời thường,
Nguyên nhân của thực trạng trên:
+ Giáo viên chưa ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc dạy - học vănmiêu tả trong nhà trường tiểu học Chưa xác định được mục tiêu của dạy học tiếng Việtnói chung và mục tiêu dạy văn miêu tả nói riêng Vì thế, chưa phát triển các kĩ năng trongtừng bài học, trong từng thể loại văn miêu tả
+ Trình độ về lí luận dạy học tiếng Việt theo quan điểm hiện đại chưa được trang bị mộtcách đầy đủ và hệ thống đối với từng giáo viên Do đó, về mặt nhận thức cũng như việc phối hợplinh hoạt các phương pháp dạy học còn có phần hạn chế
+ Mặc dù quy trình hướng dẫn cho mỗi tiết Tập làm văn đều rất rõ ràng và khá cụthể nhưng dường như giáo viên đều bỏ qua các bước, không có sự định hướng cho họcsinh một cách chi tiết trong từng bước, từng phần Vì vậy, hiệu quả của việc dạy - học vănmiêu tả chưa đem lại kết quả như mong đợi
+ Hình thức dạy học và đồ dùng trực quan còn nghèo nàn nên học sinh không cónhững hiểu biết, những hình dung cụ thể và rõ nét về đối tượng miêu tả Bởi vậy, học sinhnói và viết mơ hồ, chung chung, không có sắc thái biểu cảm, hay nói cách khác trong mỗi bàilàm chưa đưa ra được yếu tố liên cá nhân
+ Chương trình Tiếng Việt hiện hành với một quan điểm mới về mục đích, nội dung,
ph-ương pháp dạy học và định hướng mới về dạy học văn miêu tả cũng là điều kiện để cho những
đề xuất của đề tài có điều kiện ứng dụng trong thực tế dạy học, khẳng định cơ sở khoa học vàtính khả thi của những đề xuất mà chúng tôi đã ra
Thực trạng nhận thức về mục đích, nội dung, phương pháp và tầm quan trọng củaviệc luyện tập phép tu từ so sánh vào dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 còn cónhiều tồn tại và bất cập Những hạn chế trong khâu ra đề của giáo viên cũng như củaSGK, những nhược điểm còn bắt gặp ở học sinh sẽ là vấn đề để chúng tôi tiếp tục nghiên
cứu, tìm kiếm một quy trình cụ thể hơn cho từng bài học.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG TẬP
LÀM VĂN MIÊU TẢ LỚP 4, 5 Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả
Quan sát là sử dụng các giác quan để nhận biết sự vật Dạy HS quan sát chính làdạy cách sử dụng các giác quan để tìm ra đặc điểm của sự vật Muốn quan sát đối tượng miêu
tả, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
- Lựa chọn vị trí quan sát
Trang 12Vị trí quan sát tốt sẽ giúp các em cảm nhận đồ vật, cây cối, cảnh vật rõ ràng, cụ thể
và tinh tế hơn, do vậy, miêu tả cũng hồn nhiên, sinh động và hấp dẫn Quan sát làm bàivăn miêu tả, cần tìm ra những đặc điểm chung và đặc điểm riêng biệt của từng đồ vật, con
vật, cây cối Ví dụ: Dạy quan sát cây bút chì của em, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét không chỉ màu sắc của vỏ bút chì mà còn nhận xét những dòng chữ in trên vỏ, các đặc điểm khác ở vỏ mà chỉ riêng bút chì của em mới có (có chỗ nào bị sứt không? có vết mực
ở đoạn nào? )
- Phân chia đối tượng quan sát
Để có thể quan sát một bức tranh, một con vật, một con vịt, một quyển lịch, GVcần dạy cho các em cách phân chia các đối tượng đó thành từng bộ phận rồi lần lượt quansát các bộ phận đó Một bức tranh có thể chia thành 2 phần, phía trên và phía dưới hoặcnửa trái hoặc nửa phải lại có thể chia bức tranh thành nhiều phần: phía phải, phía trái vàphần trung tâm Có người lại chia tranh theo nhóm nhân vật hoặc các hoạt động có trong
tranh (Quan sát hai bạn đang đá cầu và miêu tả lại buổi vui chơi đó).
- Lựa chọn trình tự quan sát
Sau đây là một số trình tự quan sát chung nhất có thể vận dụng vào các trường hợp
cụ thể: Trình tự không gian: Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngượclại; quan sát từ trái sang phải hay trên xuống dưới hay ngoài vào trong hoặc ngượclại Trình tự thời gian: Quan sát tả cảnh vật, cây cối theo mùa trong năm, quan sát sinhhoạt của con gà, con lợn theo thời gian trong ngày: Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều
Dù quan sát theo trình tự nào cũng cần tập trung bộ phận chủ yếu và trọng tâm
- Hướng dẫn HS sử dụng các giác quan để quan sát
Thường HS chỉ dùng mắt để quan sát, các nhận xét thu được thường gắn liền vớithị giác Đây là mặt mạnh nhưng cũng là mặt yếu của các em Chúng ta cần hướng dẫn
HS tập sử dụng các giác quan khác để quan sát GV có thể định hướng cho HS quan sát
thông qua các câu hỏi gợi ý Ví dụ: quan sát chiếc bút chì, GV nêu câu hỏi "dùng tay sờ vỏ bút chì em có cảm giác thế nào?''
Tóm lại, quan sát giúp cho học sinh có cái nhìn chính xác và sâu sắc hơn về đốitượng tả Qua đó, HS có thể thể hiện những điều mà các em đã cảm, đã nghĩ bằng vốnngôn từ nghệ thuật của mình để làm hiện rõ trước mắt người đọc về đối tượng phản ánhmột cách chân thực và sinh động nhất Đặc biệt thông qua quan sát giúp cho HS phát hiện
Trang 13những nét riêng biệt của sự vật, hiện tượng để so sánh với sự vật, hiện tượng khác Nhưngchỉ quan sát không thôi thì chưa đủ chúng ta còn phải liên tưởng, tưởng tượng.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh liên tưởng, tưởng tượng
Liên tưởng là từ chuyện này nghĩ đến chuyện khác, từ chuyện người ngẫm rachuyện mình Liên tưởng trong văn miêu tả cũng là từ một câu, một đoạn, một bài văn gợi
ra những suy nghĩ, cảm xúc về những gì con người đã sống, đã cảm, đã thấy, đã trải qua.Liên tưởng có thể có nhiều cách khác nhau:
- Xét theo quan hệ về nội dung giữa những sự vật được liên tưởng với nhau thì cócác kiểu:
+ Liên tưởng tương tự Ví dụ: thấy một tảng đá trên mỏm núi cao, liên tưởng tới hình ảnh một người đàn bà ôm con chờ chồng trở về từ biển khơi Hoặc thấy hình ảnh dê con đang chăm chú kéo xe hàng của mình ở chiếc cặp bạn học sinh ngày ngày mang tới trường, cậu học sinh liên tưởng đến chuyện dê con như đang muốn nhắc nhở mình phải thật chăm học.
+ Liên tưởng cặp đôi: Thấy bạn con đến thăm, người mẹ bật khóc nhớ đứa con hisinh trong chiến tranh
+ Liên tưởng trái ngược: Miêu tả biển lúc hiền dịu, bình yên lại liên tưởng nhớ đếnbiển những ngày dữ dội, đáng sợ của những ngày bão tố
- Xét theo quan hệ của cấp độ giữa các sự vật với nhau thì có liên tưởng cùng cấp
(Việt Bắc
Ta liên tưởng đến những chữ "mình", "ta" đậm đà hương vị dân gian trong câu ca dao
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo, ta đề bài thơ
+ Liên tưởng khác cấp: Từ các câu chữ gợi ra hình ảnh, hình tượng Ví dụ, khi nhàthơ Tố Hữu viết:
Tôi viết bài thơ cho các con
Trang 14Mừng Bác năm nay tám mươi tròn.
(Theo chân Bác)
thì nhà thơ Xuân Diệu đã bình là: nhà thơ đã hạ rất đắt từ " tròn" "Tròn" ở đây
không chỉ hiểu là Bác đã tròn tám mươi, mà qua đó, ta còn hiểu thêm là sự tròn đầy củanhân cách, tài năng, sự nghiệp, cuộc đời một con người Như vậy, một từ "tròn" mà gợilên được cả tầm vóc của Bác Hồ
Liên tưởng cùng với tưởng tượng giúp ta dựng lại đúng đắn đối tượng miêu tảtrong trí óc người đọc Bởi vì, nếu tưởng tượng tách khỏi liên tưởng, hoàn toàn không dựatrên vốn sống, vốn hiểu biết và những điều đã trải, đã thấy thì tưởng tượng rất có thể sẽsai Liên tưởng giúp ta hiểu ra ý đồ của người viết, liên tưởng giúp HS biết cách miêu tả
có hồn, có tình và có cảm xúc
Tưởng tượng là tạo ra trong tâm trí, hình ảnh về những cái không có trước mắt
hoặc chưa hề có Ví dụ; Người mẹ đang mang thai tưởng tượng vóc dáng đứa con sẽ ra đời, tưởng tượng nó khôn lớn và trở thành một người giỏi giang như thế nào trong tương lai
Tóm lại, trong miêu tả, dù sử dụng loại tưởng tượng nào tái tạo hay sáng tạo thìngười viết phải sử dụng toàn bộ tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của mình, trên cơ sở đó
mà phát huy trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của mình Tả thế nào mà người đọcchấp nhận được, tin được điều mình tả
Bước 3: Hướng dẫn học sinh xây dựng các hình ảnh so sánh trong nói, viết đoạn văn, bài văn miêu tả
Phép tu từ so sánh giúp chúng ta có thể tái hiện lại đối tượng phản ánh, làm cho đốitượng miêu tả trở nên cụ thể hơn, sinh động hơn Từ đó, có thể biểu lộ những nhận thức,
sự thụ cảm cũng như gửi gắm những tâm sự rất riêng của mình, giúp cho bài làm có đượcnét tinh tế, độc đáo và có phong cách riêng
Sử dụng phép tu từ so sánh trong mỗi bài TLV, tức là giúp học sinh phá vỡ lớpngôn từ khô cứng để tìm ra những hình ảnh vừa chân thực, "chính xác" lại vừa "có hồn".Thông qua so sánh các em có thể "thổi" vào các sự vật, hiện tượng cái linh hồn của conngười cũng như vẻ đẹp muôn màu của thế giới xung quanh Nhờ có phép tu từ so sánh mà
khi tả về biển bạn học sinh đã có cách so sánh thật hay, thật hình ảnh: "Biển bao la như tình mẹ dành cho những đứa con thơ"; "Biển trẻ mãi, xanh tươi mãi như đứa trẻ con"; có lúc biển lại giữ dội, như "người khổng lồ nóng chảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp".
Trang 15Ở bước này, đứng trước một yêu cầu, một đề bài cụ thể chúng ta sẽ sử dụng phép
tu từ so sánh như thế nào trong bài làm văn miêu tả của mình?
- Giáo viên động viên, uốn nắn, ân cần chỉ bảo phương hướng, khêu gợi nguồnhiểu biết để các em hồi tưởng lại để các em phấn khởi dồn hết tâm trí vào bài làm
- Giáo viên theo dõi nếu trong bài làm của HS nếu chưa có những câu văn sử dụngphép tu từ so sánh có thể gợi ý để HS làm bài, tuy nhiên khi sử dụng phép tu từ so sánhkhông được quá lạm dụng vì như thế bài làm của các em sẽ trở nên gượng ép, thiếu tính
b) Hướng dẫn HS viết đoạn, bài văn miêu tả có sử dụng hình ảnh so sánh
Nội dung đủ, phong phú và bố cục rõ ràng là yêu cầu không thể thiếu được của mộtbài văn tốt Ở bước này có thể xem là sự vận dụng các động tác cơ bản của múa ba lê vàomột vở kịch múa trọn vẹn Đây là một bước nhảy vọt về chất vì từ diễn đạt ngôn ngữ nóisang ngôn ngữ viết
Chúng ta có thể nhận biết quy trình 4 bước về việc hướng dẫn HS luyện tập phép
tu từ so sánh trong văn miêu tả qua ví dụ minh họa sau:
Đề bài - Tả cây hoa hồng đang ra hoa.