Làm thếnào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhânvăn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của giáo viêndạy Ngữ Văn trong nhà trường THCS hiện
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
- Lí do khách quan:
Dạy văn nói chung, dạy đọc hiểu về tác phẩm truyện hiện đại nói
riêng ở khối lớp 9 trường Trung học cơ sở là dạy cho các em học sinh lứatuổi 14, 15 - lứa tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm…phương pháp tìm tòi, khám phá ra thế giới văn chương nghệ thuật Tácphẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ Mỗi tác phẩm văn thơ đều thuộc một thời kì văn học nhất định (có thểcách xa thời đại mà các em sống hiện nay cả hàng thế kỉ, hàng thập niên
…) Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất : là một câu tục ngữ, một bài cadao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộtiểu thuyết đồ sộ đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó Làm thếnào để giáo viên giúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhânvăn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của giáo viêndạy Ngữ Văn trong nhà trường THCS hiện nay
Văn hào Nga Lep- Tôn-xTôi từng nói : “Vấn đề không phải biết làquả đất tròn mà là làm thế nào để biết được quả đất tròn?” Chân lí là quýbáu ! Nhưng, cách tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều Vì thế, cái khó trongviệc dạy văn, nhất là dạy đọc – hiểu về tác truyện hiện đại là làm saohướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp ẩn mình trong từng tác phẩm Thực trạng trong những năm gần đây, học sinh khối lớp 9 khi phântích tác phẩm truyện, nhất là truyện hiện đại thường lâm vào tình trạnglúng túng Học sinh không biết bắt đầu tháo gỡ từ đâu Kết quả thu được
là những bài viết khô cứng, nghèo nàn ý tưởng, sáo rỗng, và máy móc ….Các em thường thiên về tóm tắt nội dung tác phẩm nên rất hạn chế vềmạch cảm xúc (không chân thật, còn gượng ép …) Rất ít học sinh chịu
Trang 2khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bảnthân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm
Mặt khác, đa số các em học sinh thường không đọc kĩ tác phẩmhoặc đoạn trích trước khi bắt tay vào phân tích nên thường lệch lạc hoặchiểu chưa đúng, thậm chí là hiểu sai tác phẩm… Tóm lại, do chưa cóphương pháp hữu hiệu trong quá trình tìm tòi, khám phá một tác phẩmvăn chương nói chung, tác phầm truyện hiện đại nói riêng, nên con đườngđến với thế giới nghệ thuật lung linh sắc màu thật quá xa vời
Bên trên là lí do khách quan thôi thúc tôi tổng kết kinh nghiệmhướng dẫn học sinh cách phân tích một tác phẩm truyện hiện đại
- Lí do chủ quan:
Một số không ít giáo viên chưa tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm,chưa thực sự nhập tâm vào cốt truyện, vào nhân vật, chưa đặt mình tronghoàn cảnh nhân vật sống , nhân vật suy nghĩ và hành động hoặc giáo viênchưa vận dụng, tổng hợp nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, vốn tư tưởngtình cảm Thế là, giáo viên chưa tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn vàđời, giữa thực tại và hư cấu… Bằng cách nào đó, trước hết, người giáoviên dạy Ngữ Văn phải thực sự là người nghệ sĩ thẩm văn tinh tế Từviệc rung cảm, phát hiện giá trị nghệ thuật văn chương, người thầy mớitruyền được những dấu ấn đẹp đẽ của văn chương mà mỗi nhà văn kìcông gửi vào tác phẩm đến học trò Muốn vậy, mỗi người thầy đứng lớpđều phải có phương pháp khám phá, tìm tòi Truyền phương pháp ấy chohọc trò, nghĩa là đã trao cho các em chìa khoá sự thành công để rung cảmnghệ thuật Làm được như thế, mới có thể đảm bảo được đặc trưng củaphân môn: “Dạy văn - Dạy người” như nhà văn M Gorki từng nói : “Vănhọc là nhân học”
Bản thân là giáo viên nhiều năm dạy khối lớp 9 Trường THCS, tôiluôn tâm đắc câu nói của dân gian :“Cho cá không thích bằng nhận đượccần câu” Nếu ví bộ cần câu là phương pháp và cá ăn là kiến thức thì sự
Trang 3đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động dạy và học của thầy vàtrò là quá trình tìm tòi và sáng tạo Chính vì vậy, trong quá trình giảngdạy, tôi luôn trân trọng, đánh giá cao những học trò có phát hiện riêng,thể hiện được những cảm xúc chân thật, những nhận xét, phân tích minhxác, sáng tạo của các em đối với một tác phẩm, một nhân vật (một vấn đềhay một khía cạnh của vấn đề thể hiện trong tác phẩm…) Đó cũng chính
là nguồn động viên không nhỏ giúp tôi đầu tư và quyết định tổng kết kinhnghiệm này, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và tròtrong bộ môn Ngữ Văn
2 Mục đích nghiên cứu
Từ nhận thức trên, tôi tập trung nghiên cứu làm thế nào hiểu được tácphẩm truyện và giảng dạy tác phẩm truyện thành công Muốn vậy giáoviên phải tìm hiểu đặc trưng của tác phẩm truyện và phương pháp dạy tácphẩm truyện
Trong khuôn khổ trao đổi kinh nghiệm cho nghiệp vụ sư phạm tôi quyếtđịnh chọn sáng kiến kinh nghiệm: “ Phương pháp phân tích, cảm thụ tácphẩm truyện hiện đại ở lớp 9” với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quảhơn, sẻ chia cùng đồng nghiệp phương pháp dạy tác phẩm truyện hiệnđại để dạy tốt phần văn bản này trong chương trình ngữ văn lớp 9
3 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9A- Trường THCS Trung Kênh
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Đọc tài liệu
+ Điều tra, khảo sát cách hiểu, cảm nhận và kĩ năng phân tích tác phẩmtruyện của học sinh
+ Phương pháp hỗ trợ: Thống kê, lập bảng số liệu đối sánh
+ Rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy
Trang 44 Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện.
5 Đóng góp về mặt khoa học, kinh tế, xã hội của đề tài.
Xuất phát từ thực tiễn tìm hiểu và rút kinh nghiệm, tôi đã giúp họctrò có thêm phương pháp quý và hữu ích trong quá trình tìm tòi, khámphá tác phẩm truyện hiện đại Từ đó, tạo thói quen tự khám phá tác phẩmvăn học của học trò Cũng với đề tài này, tôi nhằm trao đổi với đồngnghiệp những kinh nghiệm quý báu trong công tác giảng dạy môn NgữVăn
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG.
sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể Những nhận xét,đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, sốphận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết pháthiện và khái quát Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải rõràng, đúng đắn, có sức thuyết phục
Tác phẩm truyện hiện đại là một phần quan trọng trong tổng thểcác tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy ở lớp 9 Đặc biệt nhiềunăm, kì thi Học sinh giỏi, kì thi vào lớp 10 THPT chọn phần này làm đềthi Thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinh sẽ có một vốnkhá phong phú về kiến thức văn học (tác phẩm, thể loại …)và cũng đãđược nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích, bình giá tác phẩm
….Đó là một thuận lợi Vì vậy học sinh cần phải nắm vững được nhữngyêu cầu cũng như mức độ cần đạt được khi phân tích tác phẩm
Giáo sư Lê Trí Viễn cũng có lời nhắn nhủ : “ Dạy văn lấy cảm làmđầu” Người giáo viên dạy học trò phân tích tác phẩm truyện không thểnghèo nàn cảm xúc Bởi những trang truyện hay, những số phận của cácnhân vật trong truyện đều có cuộc đời riêng, có tư tưởng, tình cảm, nộitâm ….phong phú và đa dạng Cho nên, trong hướng gợi ý học sinh trìnhbày những cảm nhận, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề…trong tácphẩm truyện phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩ Trongquá trình hướng dẫn học sinh cách phân tích, giáo viên cần chú ý pháthuy, động viên tính tích cực, sáng tạo của từng học sinh, tránh gò ép học
Trang 6sinh theo những khuôn mẫu nhất định Người giáo viên phải biết khơi gợinhững cảm xúc của học sinh, kích thích và nuôi dưỡng, phát triển ở họcsinh những nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới qua hìnhtượng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại…Vì vậy, nếu ai đó tự chorằng mình đã gợi đầy đủ các ý tưởng của tác phẩm qua từng trang truyệnthì chưa hẳn là một giáo viên dạy tốt, nắm chắc phương pháp hướng dẫnhọc sinh cách phân tích tác phẩm truyện.
Dưới đây là một vài kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách phântích tác phẩm truyện mà bản thân tôi - một giáo viên trực tiếp giảng dạyNgữ Văn 9 đã đúc kết được qua nhiều năm
2 Cơ sở thực tiễn.
- Khi học môn Ngữ Văn, đặc biệt là khi phân tích tác phẩm truyệnđòi hỏi học sinh không chỉ hiểu mà còn cần phải có những cảm nhận,cách đánh giá về tác phẩm
- Thực tế cho thấy, học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi phân tíchtác phẩm truyện hiện đại
- Không hiếm trường hợp, học sinh tỏ ra lúng túng trước một tácphẩm truyện Thậm chí có những diễn đạt tỏ ra bế tắc, ngô nghê
- Nhiều giáo viên giảng dạy bộ môn không chú ý xây dựng phươngpháp cho học sinh, dẫn đến hiệu quả bộ môn phụ trách không cao qau các
kì thi…
Trang 7CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
MÀ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ CẬP TỚI
1 Truyện và đặc trưng của truyện.
- Truyện được sáng tác theo thể văn xuôi, sử dụng phương thức biểuđạt tự sự là chính Tự sự là phương thức tái hiện đời sống qua các sự kiện,biến cố và hành vi con người trong toàn bộ tính khách quan của nó Ởđây, tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập sâu sắc vào sự kiện vàhành động của con người, nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoàimình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánhtrong tác phẩm là một thế giới tạo hình xác định đang tự tồn tại, pháttriển, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của người viết Tức là kểchuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm tư con người Đã là truyệnthì phải có câu chuyện, tức là có tình tiết Tình tiết làm cho những sự việcngẫu nhiên, hằng ngày kết ngưng đọng lại thành truyện Tình tiết là dấuhiệu đầu tiên của truyện Dù biến hóa trăm màu nghìn vẻ, tình tiết luôntồn tại trong truyện, dù là truyện dân gian, cổ điển, cận đại hay hiện đại Tình tiết mặc dầu là yếu tố tất nhiên của truyện nhưng không phải làyếu tố quan trọng nhất Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động,đang phát triển Nhưng trung tâm của sự việc, của biến cố là con người,trung tâm của tình tiết là nhân vật Đối tượng chủ yếu của văn học lànhững con người với cuộc sống bên trong và cuộc đời bên ngoài của họ.Truyện không phải chỉ kể về các sự việc, các biến cố Bởi vì khoa họccũng làm việc đó Nhà lịch sử cũng có thể kể lại một trận đánh Truyện làvăn học, truyện kể về con người, về vận mệnh của những con người
Đã là truyện thì phải có lời kể Lời kể là một yếu tố rất quan trọng củatruyện Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nênqua lời kể đó Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống
Trang 8thành hình tượng trong truyện, mặt khác cũng lại là phương tiện để thểhiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đối với cuộcsống.
Một truyện hay thường khi do bản thân câu chuyện được kể đồng thờicòn do cách kể chuyện Có khi từ những truyện không có gì ghê gớm, đặcbiệt mà người kể có thể kể thành rất lý thú, sâu sắc Đó là vì người kểthường hay thể hiện cách nhìn, cách nghĩ, cách nhận xét, cách đánh giá,nói chung là thể hiện thái độ của người kể đối với sự việc và con ngườitrong truyện
Lời kể đó là cái nền ngôn ngữ đồng thời là cái nền tình cảm của truyện.Lời kể trong truyện thường khắc họa nên hình tượng một nhân vật thườngkhi là vô hình mà lại vô cùng quan trọng; đó là hình tượng tác giả hayrộng hơn hình tượng người kể chuyện Khi phân tích, đọc, giảng truyện takhông thể nào bỏ qua yếu tố quan trọng này
Một tác phẩm tự sự( truyện ) tất nhiên cũng giống như bất kì một tácphẩm văn học nào khác, đòi hỏi phải được phân tích toàn diện, cặn kẽ vàđúng phương hướng Điều đặc biệt ở tác phẩm truyện là cấu tạo hìnhtượng tác phẩm dựa vào 3 yếu tố: Tình tiết( cốt truyện), nhân vật và lời
kể Vì vậy khi phân tích truyện cần lưu tâm đến ba yếu tố này Đó cũng làđặc trưng phân biệt cấu tạo một tác phẩm truyện với một bài thơ trữ tìnhhay một bài văn chính luận
2.Thực trạng
Hơn mười năm đứng trên bục giảng, tôi thường trăn trở với nhữngbài giảng của mình Có những bài giảng thành công tuy nhiên, không ítbài giảng thất bại Những dấu ấn của thất bại khơi dậy trong tôi khao kháttìm tòi để khắc phục Một trong những thể văn mà cả thầy và trò, trongthực tế đều rất “ngại” đối mặt Đó là thể truyện(hiện đại) với những đặc
Trang 9trưng nổi bật vừa trình bày ở trên Trên lý thuyết, ai nắm được quy luật,bản chất của vấn đề thì người đó sẽ chiến thắng Mặc dầu vậy, tính thựctiễn luôn dạy cho tôi bài học rằng: Mọi điều không dễ dàng như ta tưởng.Đặc biệt môn Ngữ Văn, môn học đòi hỏi tính nghệ thuật cao ngay cảtrong quá trình cảm thụ Tôi đã khảo sát thực trạng để làm phép so sánhhiệu quả của giải pháp mà mình đã đưa ra Đây là kết quả khảo sát chođối tượng học sinh khi tôi chưa áp dụng hướng dẫn phương pháp chocác em.
KÕt qu¶ kh¶o s¸t ban ®Çu
Thực trạng cho thấy, khả năng phân tích và cảm thụ về truyện của
cá em là rất hạn chế Vì vậy, kết quả thu được không mấy khả quan
3314
Trang 10NHỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH KHẢ THI
1.1 Giải pháp thứ nhất: Hướng dẫn học sinh nẵm vững sự phát triển của tình tiết(cốt truyện)(tức là hướng dẫn học sinh tóm tắt cốt truyện)
Hiểu một cách ngắn gọn, cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được
tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định của nhà văn Nhờcốt truyện, nhà văn thể hiện sự hình thành, đặc điểm của mỗi tính cáchcũng như sự tác động qua lại giữa các tính cách Cũng nhờ cốt truyện, nhàvăn tái hiện các xung đột xã hội, chứng tỏ năng lực, cách thức chiếm lĩnhthực tại khách quan của mình Dù đa dạng, mọi cốt truyện đều trải quamột tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc
Học một bài thơ trữ tình phải nắm được diễn biến của cảm xúc.Học một bài văn nghị luận phải nắm được trình tự lập luận của tác giả.Còn học một tác phẩm truyện trước hết phải nắm được diễn biến của câuchuyện, tức là phải tóm tắt được cốt truyện Thực tế cho thấy, nhiềutrường hợp, giáo viên không nắm chắc diễn biến của cốt truyện nên cònlúng túng khi hướng dẫn học sinh phân tích
Để hiểu được nội dung phản ánh, để phân tích được các giá trị về mặt
tư tưởng lẫn nghệ thuật của một tác phẩm tự sự, cần tóm tắt chính xác cốt
Trang 11truyện của nó Có thể xem tóm tắt cốt truyện là yêu cầu có tính chất tạonền, là cơ sở để từ đó tìm hiểu các vấn đề khác của tác phẩm Cách tómtắt cốt truyện thể hiện mức độ thâm nhập tác phẩm, năng lực bao quát vàkhả năng diễn đạt cô đúc, gãy gọn của người tóm tắt.
- Muốn tóm tắt được cốt truyện một tác phẩm tự sự, trước tiên cần đọc
kĩ tác phẩm và trả lời được những câu hỏi sau:
- Hoàn cảnh xã hội, thời kì lịch sử mà tác phẩm phản ánh, tái hiện?
- Chủ đề của tác phẩm?
- Nhân vật chính của tác phẩm và các bước phát triển của tính cách, của
số phận nhân vật ấy? Các chi tiết, sự kiện quan trọng trong tác phẩm tácđộng tới cuộc đời nhân vật?
Trên cơ sở đọc kĩ tác phẩm, nắm vững kiến thức cơ bản theo yêu cầutrên mới có thể đi đến xây dựng văn bản tóm tắt Một văn bản tóm tắt cốttruyện thông thường có hai bước chính sau:
- Giới thiệu ngắn gọn về xuất xứ tác phẩm, về đề tài và chủ đề của tácphẩm
- Tóm tắt các bước phát triển của dòng cốt truyện dựa vào những sự kiệnnổi bật, những chặng đường diễn biến của tính cách, số phận các nhân vậtchủ yếu
Khi tóm tắt cốt truyện, cần chú ý vị trí của các nhân vật và mối quan hệtương tác giữa chúng Nhân vật chính thường xuất hiện nhiều lần trongtác phẩm, có vai trò chi phối đối với các nhân vật khác và góp phần chủyếu thể hiện nội dung, bộc lộ chủ đề của tác phẩm Bởi thế, cần quan tâmđến những bước ngoặt trên đường đời nhân vật chính
Chẳng hạn: Khi phân tích truyện ngắn“Làng” của Kim Lân, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh thấy được đây là một tác phẩm có cốt truyện
Trang 12tâm lý Vì tác phẩm xoay quanh diễn biến tâm trạng của nhân vật ôngHai- nhân vật trung tâm trong tác phẩm, một người nông dân giàu lòngyêu làng, yêu quê hương tha thiết.
Cốt truyện phát triển theo diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai
+ Trước Cách mạng ông Hai luôn tự hào về cái làng chợ Dầu của mình
Đi đến đâu ông cũng khoe làng Dầu quê mình “Nhà ngói san sát, đường
đi lát toàn đá xanh đi từ đầu làng đến cuối làng mưa thế nào cũng khôngbẩn đến gót chân Ông khoe làng Dầu của có cái chòi cao nhất xã, làngông lại có cái sinh phần của viên tổng đốc.”
+ Khi thực dân Pháp sang xâm lược, ông Hai và gia đình phải đi tản cư(Ông Hai không muốn đi) Ông muốn ở lại để bảo vệ làng, bảo vệ niềm tựhào của cuộc đời ông Nhưng do hoàn cảnh và do yêu cầu của cách mạngông và gia đình phải tản cư đến nơi mới
+ Đến nơi tản cư, ông Hai vẫn khôn nguôi nhớ làng Ông vẫn theo dõi tintức về làng Khi nghe tin thất thiệt: “ Làng chợ Dầu Việt gian theo giặc”,ông Hai rất buồn, hổ thẹn, tủi cực: Ra đường ông cúi gằm mặt xuống mà
đi Trong ý nghĩ của ông “Làng thì yêu thật nhưng làng theo tây mất rồithì phải thù” Ông dồn tất cả những băn khoăn vào cuộc trò chuyện vớiđứa con trai
+ Khi nghe tin cải chính: Làng Dầu không theo Tây, ông Hai cảm thấysung sướng và tự hào vì làng ông là làng kháng chiến…
1.2 Giải pháp thứ hai: Hướng dẫn học sinh nắm tình huống quan trọng của truyện.
Sau khi tóm tắt cốt truyện, giáo viên cần hướng dẫn để học sinhnắm được tình huống của truyện Tình huống có vai trò đặc biệt quantrọng trong việc thể hiện tính cách và số phận nhân vật, thể hiện chủ đề
của tác phẩm Có thể xem tình huống là loại hoàn cảnh bất bình thường, hoàn cảnh “có vấn đề” đòi hỏi con người trong đó phải xử lí, phải vượt
Trang 13qua Khi được hoặc bị đặt trong tình huống, con người ta mới bộc lộ tínhcách, bản chất của mình một cách đầy đủ, chân thực nhất Nếu cuộc sống
là một dòng sông thì tình huống là các xoáy nước Nó chính là phần đậmđặc nhất của cuộc sống, nơi thể hiện tập trung bản chất một xã hội, mộtthời đại Như vậy tình huống gắn chặt với cốt truyện, thường hiện lên rõrệt ở các bước ngoặt trên dòng của cốt truyện và tác động trực tiếp tớinhân vật Xây dựng tình huống trở thành nhiệm vụ và hứng thú, trở thànhnơi thử thách tài nghệ của nhà văn Một số truyện trong sách giáo khoaNgữ văn lớp 9 có cốt truyện đơn giản, thường tập trung vào soi rọi đờisống nội tâm và những vận động tâm lý ở một tình huống quan trọng Do
đó, gió viên cần hướng dẫn học sinh nhận ra được tình huống truyện vàtập trung phân tích các tâm trạng, hành động của các nhân vật ở trongtình huống đó
Chẳng hạn:
Khi tìm hiểu văn bản “ Làng” của Kim Lân
Nhà văn Kim Lân đã tạo nên một tình huống đặc biệt gay gắt để bộc lộsâu sắc tình cảm của nhân vật ông Hai Đó là việc chính ông Hai ngheđược từ miệng của những người dân tản cư cái tin làng chợ Dầu quê ôngtheo giặc, lập tề
Chi tiết này tạo nên một nút thắt của câu chuyện, gây ra một mâu thuẫngiằng xé tâm trí ông lão, tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩmchất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc, góp phần thể hiệnchủ đề của tác phẩm: phản ánh và ca ngợi tình yêu làng- yêu nước chânthành, giản dị của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chốngPháp
Một ví dụ khác:
Trang 14Văn bản “ Chiếc lược ngà” được viết theo cách truyện lồng trongtruyện mà phần chính là chuyện của bác Ba kể về câu chuyện của cha conông Sáu.
Truyện thể hiện tình cha con sâu sắc trong hoàn cảnh éo le của chiếntranh của hai cha con ông Sáu trong hai tình huống:
+ Hai cha con ông Sáu gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu
là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắmthiết thì ông Sáu phải ra đi Đây là tình huống cơ bản của truyện
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ đứa convào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịptặng lược cho con
1.3 Giải pháp thứ ba: Hướng dẫn học sinh cảm thụ sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhân vật qua các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm
Trong tác phẩm truyện, nhà văn“nói” qua nhân vật Nhân vật trongtác phẩm là người chở nội dung, phản ánh tư tưởng, chủ đề của tác phẩm,
là nơi kí thác quan niệm về con người, về nhân sinh của nhà văn Bởi thế,phân tích nhân vật trở thành con đường quan trọng nhất để đi đến giá trịhiện thực, giá trị nhân đạo của tác phẩm, để nhận ra lí tưởng thẩm mĩ củanhà văn Một nhân vật văn học lớn bao giờ cũng thể hiện một số phận,một quan niệm nhân sinh độc đáo và thường điển hình cho một tầng lớp
xã hội, một giai cấp, thậm chí một thời đại nào đó
Về nhân vật cũng có những dạng khác nhau đòi hỏi sự phân tíchphù hợp với mỗi kiểu loại
Chẳng hạn: Nếu nhân vật anh thanh niên trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa”
chỉ là“ một bức chân dung” ( theo cách nói của tác giả) thì những nhânvật bé Thu ( trong “ Chiếc lược ngà”), Phương Định ( trong “ Những ngôi
Trang 15họa khá rõ về tính cách và nội tâm; còn Nhĩ ( trong “ Bến quê”) là loạinhân vật tư tưởng để tác giả gửi gắm những chiêm nghiệm, triết lí vềcuộc sống và con người.
Khi phân tích nhân vật hướng dẫn HS chú trọng những điểm sau:
a Lưu ý cho HS đến các chi tiết miêu tả, tự sự, nhận xét về nhân vậttrong tác phẩm
Những chi tiết này có lúc được bộc lộ rõ ràng, nhưng thường rất tếnhị, kín đáo ẩn trong lời văn đọc qua thường ít gây chú ý
b Phát hiện và lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, sắp xếp, phân loạichúng theo trình tự hợp lý nhằm làm sáng tỏ tính cách nhân vật
Có thể lần lượt xem xét nhân vật thông qua các phương diện sau:
+ Lai lịch:
Đây là phương diện đầu tiên góp phần hình thành đặc điểm tính cáchcùng cuộc đời của nhân vật Lai lịch có quan hệ trực tiếp và quan trọngvới đường đời của một người cũng như mục đầu tiên ta thường khai trongbản “Sơ yếu lí lịch” là thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình vậy
Chẳng hạn:
Trong truyện ngắn “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, nhânvật chính Phương Định vốn là một cô gái Hà Nội từng có một thời họcsinh hồn nhiên, vô tư lự bên mẹ, trong căn buồng nhỏ ở một đường phốyên tĩnh trước chiến tranh Hoàn cảnh xuất thân ấy đã góp phần tạo nên ởPhương Định nét tính cách có vẻ hơi điệu, thích làm duyên, mơ mộng,giàu cảm xúc, nhạy cảm, yêu đời- những nét thanh lịch đáng yêu của một
cô gái Hà thành ngay cả trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường
Nhân vật ông Hai, người nông dân làng chợ Dầu vốn gắn bó vớimảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, từng yêu nó như máu thịt, người thân Thế
Trang 16nên, khi chạm mặt với “thử thách”, thì tình yêu ấy cháy bùng lên dữ dộihơn bao giờ hết…Rõ ràng, cái “lai lịch” của ông Hai có ảnh hưởng rấtqaun trọng, logic đến tính cách của ông sau này.
Có thể nói, tính cách, số phận nhân vật được lí giải một phần bởi thànhphần xuất thân, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sinh hoạt trước đó
+ Ngoại hình:
Trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp của nhà vănnhằm hé mở tính cách nhân vật Phần lớn trường hợp, đặc điểm tính cách,chiều sâu nội tâm(cái bên trong) của nhân vật được thống nhất với ngoạihình( vẻ bên ngoài)
Chẳng hạn: Nhân vật Phương Định(“ Những ngôi sao xa xôi”) được
miêu tả là cô gái khá, với “ hai bím tóc dày tương đối mềm một cái cổcao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, còn đôi mắt thì các anh lái xe bảo “
Cô có cái nhìn sao mà xa xăm?” Vẻ đẹp hình thức đó của Phương Định
đã giúp người đọc cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng của côgái Hà Nội này
Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”( Nguyễn ThànhLong) chỉ được tác giả lướt qua với nét tả ngoại hình: nụ cười thường trựctrên môi, cũng đủ để giúp người đọc cảm nhận được một tâm hồn yêusống, lạc quan, cởi mở chân thành…