Giải pháp thứ năm: thuyết trình và giảng bình của thầy cô là chất “men” gợi xúc cảm cho học trò về nhân vật

Một phần của tài liệu SKKN phân tích tác phẩm văn học - Phương pháp phân tích, cảm thụ tácphẩm truyện hiện đại ở lớp 9 (Trang 25 - 28)

chất “men” gợi xúc cảm cho học trò về nhân vật..

Nói chung, bình giảng xoáy vào ấn tượng chủ quan và không nhất thiết phải xem xét toàn diện đối tượng. Người đọc cần chắt lọc xem yếu tố nào ( hoặc một vài yếu tố) gây ấn tượng đậm nhất, lay động mình sâu xa nhất. Ấn tượng càng sâu đậm,càng ám ảnh bao nhiêu thì càng dễ truyền cảm bấy nhiêu. Ngọn nguồn của lời bình bao giờ cũng phải là sự truyền cảm. Nếu bình nghiêng về cảm thì giảng nghiêng về hiểu. Bình nghiêng về sự rung động tâm hồn thì giảng nghiêng về nhận thức trí tuệ. Bình là sự thăng hoa cất cánh còn giảng là sự đào sâu tìm cơ sở, làm điểm tựa, làm đòn bẩy cho sự cất cánh.

Lâu nay trong một số giờ dạy văn giáo viên thường thiên về phát vấn, chỉ hướng dẫn học sinh chia nhóm thảo luận mà hầu như quên đi việc đưa thêm những lời bình giảng. Và như vậy người thầy chưa truyền tới học sinh cái hay, làm cho hình tượng văn học nằm im trên trang giấy và cuối cùng không truyền được ngọn lửa của tình yêu văn chương tới các em.

Vấn đề là ở chỗ biết thuyết trình và giảng bình đúng mức, đúng lúc góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận văn bản từ đó bồi dưỡng học sinh giỏi. Quan trọng hơn là việc tổ chức cho học sinh cũng tham gia bình giảng nhằm tạo nên một sự cộng hưởng trong tiếp nhận, cảm thụ văn chương.

Chẳng hạn: Khi dạy truyện “Chiếc lược ngà” giáo viên cần bình giảng

về chi tiết chiếc lược ngà:

Chiếc lược ngà không phải là nội dung của câu chuyện. Truyện kể về tình cha con thắm thiêt, sâu nặng của người chiến sĩ trong chiến tranh vừa xót xa, vừa ngọt ngào, xúc động đối với cô giao liên trẻ tên Thu. Chiếc lược ngà chỉ là chi tiết nhỏ, là món quà người cha gửi tặng cô thế nhưng nó lại hàm chứa trong đó tất cả chủ đề của câu chuyện. Chiếc lược ngà là bao nhiêu công sức tỉ mỉ gọt rũa, bao nhiêu tình thương tha thiết, sâu nặng, bao nhiêu nỗi nhớ thương dày vò của người cha ở chiến trường mới chỉ được gặp con đúng một lần. Chiếc lược ngà là kỉ niệm, là di vật cuối cùng của người cha đã hi sinh, nó là minh chứng cho tình phụ tử nặng sâu, minh chứng cho tấm lòng của một người cha cách mạng đối với cô con gái yêu quý của mình. Chiếc lược ngà được cô gái nâng niu, đón nhận như nâng niu, đón nhận tất cả tấm lòng của cha, tất cả tình yêu thương của cha và cả tâm hồn của người cha với sự biết ơn sâu sắc. Và vì thế chiếc lược ngà là biểu tượng của sức sống,của tình người trong chiến tranh, là niềm tin, niềm hi vọng. Nó hiển hiện như để khẳng định rằng:

bom đạn có thể hủy diệt, chia cắt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình yêu, không thể chia cắt được tâm hồn trong trẻo của những con người và hơn thế nó còn làm cho cuộc đời này, con người của thời đại này càng trở nên đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn.

Một dẫn chứng khác: Về nhân vật Phương Định trong “ Những

ngôi sao xa xôi”( Lê Minh Khuê)

Những lúc đối mặt với quả bom sắt lạnh lùng, cô cũng có nghĩ đến cái chết. “Nhưng một cái chết rất mờ nhạt, không cụ thể”. Đó chỉ là một ý nghĩ thoáng qua. Còn điều mà cô quan tâm lúc này là “liệu mìn có nổ không, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? “Trong suy nghĩ của Định, cô luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ thật tốt dù có phải hi sinh. Cảm xúc, suy nghĩ chân thật ấy của cô đã truyền sang người đọc nhiều đồng cảm, yêu mến, trân trọng và kính phục. Chính nhờ sự gan góc, dũng cảm và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp Định thực hiện tốt công việc của mình. Một cô gái như muôn ngàn cô gái khác trên tuyến đường Trường Sơn, đang hàng giờ dệt nên những kì tích cho Tổ quốc thân thương. Công việc “chọc giận thần chết” đã trở nên quen thuộc với cô, là công việc hàng ngày, nhưng nó không làm cho tâm hồn cô trở nên chai lì, khô cứng. Ở Định, ta còn thấy thường trực một tình cảm đồng đội, đồng chí nồng ấm. Cô luôn yêu thương trìu mến và quan tâm đến đồng đội. Cô lo lắng cho chị Thao lên cao điểm chưa về đến nỗi “nói như gắt vào máy” khi đại đội trưởng hỏi tình hình. Cô vỗ về và chăm sóc cho Nho tận tình như một cô y tá khi Nho bị thương lúc phá bom: “moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình”, “rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than”, “tiêm cho Nho” rồi “pha sữa trong cái ca sắt”. Sự chăm sóc tận tình của Định đã giúp Nho khỏe lại nhanh chóng. Ba cô gái thanh niên xung phong tuy với tính cách khác nhau nhưng họ yêu thương nhau và đối xử với nhau như chị em ruột thịt. Cô còn dành tình cảm trân trọng,

yêu mến của mình cho những người chiến sĩ đang trực tiếp cầm súng chiến đấu trên chiến trường. Trong suy nghĩ của cô, “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ.” Tình đồng đội, đồng chí của Phương Định thật thiêng liêng, cao cả và đáng quý. Chính điều đó đã tiếp thêm sức mạnh cho cô để cô làm tốt nhiệm vụ của mình. Có được trang viết này cũng một phần xuất phát từ tâm hồn giàu tình cảm của cây bút Lê Minh Khuê.

Và những lời bình về những cô gái thanh niên xung phong( Những ngôi sao xa xôi):

Trường Sơn là nơi thử thách ý chí, khí phách con người Việt Nam . Chính những con người như Phương Định, Thao, Nho đã xướng nên bài

ca tuyệt đẹp của “những bông hoa trên tuyến lửa” anh hùng. Giữa sự ác liệt của chiến tranh, vẻ đẹp của họ vẫn tỏa sáng. Sức trẻ, lòng yêu nước, khát vọng hòa bình đã tạo nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh hùng. Họ vốn chỉ là những con người rất đỗi bình thường nhưng

đã góp phần tạo nên những kì tích anh hùng cho dân tộc: “Em là người thanh niên xung phong

Không có súng chỉ có đôi vai tải đạn Giữa tầm đạn thù tấm lòng dũng cảm Em vượt đường dài tiếp thêm lửa chiến công

Một phần của tài liệu SKKN phân tích tác phẩm văn học - Phương pháp phân tích, cảm thụ tácphẩm truyện hiện đại ở lớp 9 (Trang 25 - 28)