Phật giáo đã tự tạo cho mình một phong cách riêng, dần dần chiếm vị trí quantrọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng khá lớn đến quan niệm sống, chuẩn mực đạođức của người dân cho đến ngày
Trang 1PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC
CON NGƯỜI VIỆT NAM
MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ hai sau công nguyên
và nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thầncủa người Việt Nam Phật giáo luôn hướng tâm, giáo lí Phật giáo dạy con người làmđiều thiện tránh điều ác nên nhanh chóng đi vào lòng người
Phật giáo để lại ấn tượng sâu sắc nên từ thuở xa xưa, tổ tiên ta đã đón nhận vàtruyền lại cho con cháu ngày nay, mặc dù lớp con cháu có hiểu hay không hiểu gì vềnguồn gốc giáo lí cao đẹp của Phật giáo Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tácdụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến người dânViệt Đạo lí truyền thống của người Việt Nam đã hình thành trong hàng ngàn năm quađấu tranh trường kỳ của dân tộc để tạo dựng và giữ gìn một đất nước có chủ quyền,văn hóa cũng như tiếp thu các hệ tư tưởng của các nền văn minh khác, đặc biệt là Phậtgiáo, Nho giáo, Lão giáo
Phật giáo đã tự tạo cho mình một phong cách riêng, dần dần chiếm vị trí quantrọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng khá lớn đến quan niệm sống, chuẩn mực đạođức của người dân cho đến ngày nay
Với tinh thần bảo vệ và phát huy truyền thống đạo đức dân tộc trong giai đoạnhiện nay, tư tưởng và đạo đức Phật giáo hoàn toàn có thể kết hợp với đạo đức cáchmạng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng đạo lí dân tộc để xây dựng nền đạo đức xã hộingày càng hoàn thiện hơn
Nghị quyết 24-NQ/TW năm 1990 của bộ chính trị về tăng cường công tác tôngiáo trong tình hình mới: “ Đạo đức tôn giáo có nhiều phù hợp với công cuộc xâydựng xã hội mới” (ĐCSVN,1990) Tại Đại hội đại biểu phật giáo toàn quốc lần thứ VIchủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ý nghĩa của Đại hội hết sức quantrọng không chỉ trong đời sống Phật giáo mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng vànhà nước đối với các tôn giáo Việt Nam Những đóng góp thiết thực của Giáo hội
Trang 2Phật giáo Việt Nam đã chứng tỏ Phật giáo hoàn toàn là tôn giáo nhập thế, gắn bó vớiđời, luôn đồng hành cùng dân tộc, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.Như vậy, trong quá trình hình thành dân tộc, truyền thống yêu nước và giá trịđạo đức, nhân ái của Phật giáo đã được phát huy Phật giáo là tôn giáo đóng vai tròtích cực trong cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, tìnhthương cứu trợ đồng bào bị thiên tai, xây dựng đời sống mới Phật giáo Việt Namđang tích cực xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, quyết tâm cùngtoàn dân xây dựng cuộc sống mới “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh” Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần tiếp tục củng cố phát huy nội lực xâydựng Phật giáo Việt Nam về mọi mặt phù hợp với tình hình của đất nước trong thời
kỳ mới
Để hiểu rõ hơn về nguồn gốc ra đời của Phật giáo, sự hình thành và phát triểncủa Phật giáo ở Việt Nam như thế nào? Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạođức truyền thống người Việt Nam và hiện nay đạo đức Phật giáo còn thể hiện hết tính
ưu việt của nó không?
Vì những lí do trên em chọn đề tài: “Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đếnđạo đức con người Việt Nam ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp ra trường
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Phật giáo nói chung và tư tưởng đạo đức của Phật giáo nói riêng đã được nhiềunhà học giả nghiên cứu:
- Lưu Trường Cửu, 2009, Nền văn hóa Phật giáo Trung Quốc, Nxb Đồng Nai
- Thích Mãn Giác (2007), Đạo đức học Đông phương, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp
Hồ Chí Minh
- Nguyễn Duy Nhiên, 2009, Đức Phật bên trong, Nxb Tôn giáo
- Walpola Rahula, 2009, Tư tưởng Phật học, Nxb Văn hóa Sài Gòn
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích nghiên cứu: Trình bày có hệ thống Phật giáo và những ảnh hưởngcủa Phật giáo đến đạo đức Việt Nam từ xưa đến nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ nguồn gốc ra đời của Phật giáo và nội dung của đạo đức Phật giáo+ Làm rõ sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức con người ViệtNam hiện nay
Trang 3+ Giải pháp để phát triển đạo đức Phật giáo trong thời đại ngày nay.
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu giá trị đạo đức Phật giáo ảnh hưởng đến đạođức Việt Nam từ xưa đến nay
Phạm vi nghiên cứu: Nội dung của đạo đức Phật giáo
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chung nhất là phươngpháp biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử, ngoài ra đề tài còn sử dụng cácphương pháp khác như: khái quát hóa, phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử
6 ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
Khóa luận góp phần trình bày có hệ thống tư tưởng Phật học có ảnh hưởng nhưthế nào đến đạo đức con người Việt Nam từ xưa đến nay, từ đó ta thấy được sự quantâm của Đảng và Nhà nước ta đối với Phật giáo và các tôn giáo khác
Là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Triết học, sinh viên trườngĐại học Tây Nguyên và những ai quan tâm
7 KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo,khóa luận gồm có 2 chương, 5tiết
Trang 4NỘI DUNG CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐẠO
ĐỨC PHẬT GIÁO.
1.1 Hoàn cảnh ra đời của Phật giáo :
1.1.1 Nguồn gốc ra đời của Phật giáo
Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ khoảng thế kỷ VI tr CN Người sáng lập ra Phậtgiáo được tôn là Thích Ca Mâu Ni Sự ra đời của Phật giáo chủ yếu dựa trên nhữngtiền đề sau :
1.1.1.1 Tiền đề kinh tế xã hội :
Ấn Độ cổ đại là một đất nước rộng lớn thuộc bán đảo Nam Á , có lịch sử lâu đời
và có nền văn minh sớm phát triển đạt đến trình độ rực rỡ bao gồm cả Pakistan,
Bănglađet và Nepan ngày nay Khắp vùng từ Đông Bắc đến Tây Bắc của Ấn Độ cổ
đại núi non trùng điệp với dãy Hymalaya nổi tiếng kéo dài 2600km Dãy núi Vinđyaphân chia Ấn Độ thành hai miền: Bắc và Nam Miền Bắc có hai con sông lớn là Sông
Ấn ở phía Tây và sông Hằng ở phía Đông, chúng tạo nên hai đồng bằng màu mỡ, cái
nôi của nền văn minh Ấn Độ cổ Trước khi đổ ra biển, sông Ấn chia thành năm nhánh
và biến lưu vực của mình thành đồng bằng Pungiáp Đối với Ấn Độ, sông Hằng làdòng sông linh thiêng với thành phố Varanadi (Benaret), nơi đây từ ngàn xưa Ấn Độ
cử hành lễ tắm truyền thống mang tính chất tôn giáo… Cư dân Ấn Độ rất đa dạng vàphức tạp với nhiều bộ tộc khác nhau nhưng về chủng tộc lại có hai loại chính là ngườibản địa Đravia cư trú chủ yếu ở miền Nam, và người Châu Âu (Arya) nhập cư từTrung Á tới chủ yếu sống ở miền Bắc
Từ trong nền văn minh sông Ấn của người bản địa Đravida xa xưa, nhà nước Ấn
Độ cổ đại đã xuất hiện: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đã hình thành.Tuy nhiên, đến thể kỷ XVII tr.CN, thiên tai, lũ lụt trên sông Ấn đã làm cho nền vănminh này sụp đổ Vào khoảng thế kỷ XVI tr.CN, trải qua nhiều xung đột với ngườibản địa, bộ lạc du mục ở Trung Á (người Arya) đã chiến thắng Lúc đầu họ sống ởvùng thượng lưu sông Ấn, sau đó di chuyển về hướng Đông và dần định cư ở lưu vựcsông Hằng Họ định canh, định cư và tiến hành quá trình nô dịch, đồng hóa, hỗnchủng với các bộ tộc bản địa Đravida Kinh tế tiểu nông kết hợp với thủ công nghiệpgia đình mang tính tự cung tự cấp; gia đình, gia tộc của người Arya là nền tảng vữngchắc cho các công xã nông thôn ra đời và sớm được khẳng định Quá trình hỗn dung
Trang 5về dòng máu và văn hóa đã tạo điều kiện cho việc xây dựng nơi đây thành một trungtâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của Ấn Độ
Vào khoảng thế kỷ thứ VI tr.CN Ấn Độ cổ đại đã là một quốc gia khá phát triển.Công cụ sản xuất bằng đồ sắt rất phổ biến, sự phân công lao động đã tách thủ côngnghiệp ra khỏi nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu.Ngoài ra, thương nghiệp cũng có sự phát triển mạnh mẽ Các thư tịch cổ cho thấy lúc
đó các nhà buôn đã có những đội quân vận chuyển bằng cả đường bộ và đường biểnvới quy mô tương đối lớn Hoạt động thương mại ở Đông Bắc Ấn đã vượt Mianma, ởTây Bắc đã vượt qua các nước Ba Tư, Ảrập Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa,hàng loạt thành phố, thị trấn mọc lên và nhà nước theo kiểu chế độ chủ nô đầu tiên đãđược thành lập Tuy nhiên, do sự tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn, toàn bộruộng đất đều thuộc quyền sở hữu của các đế vương, nhà nước kết hợp với tôn giáothống trị nhân dân bóc lột nông nô công xã, tôn giáo bao trùm lên mọi mặt của đờisống xã hội, con người sống nặng nề về tâm linh, tinh thần và khát khao được giảithoát nên chế độ chiếm hữu nô lệ (CHNL) ở Ấn Độ không có dấu ấn điển hình như ởChâu Âu
Chế độ đẳng cấp là một đặc điểm của Ấn Độ cổ đại Trước khi Phật giáo ra đời,
xã hội tồn tại bốn đẳng cấp:
Bàlamôn (Brahmanas): tức đạo sĩ học hành uyên bác, giới hạnh đoan nghiêm, làđẳng cấp cao nhất, thống trị đời sống tinh thần của xã hội Đẳng cấp này có đặc quyền
xã hội và chính trị, được tôn làm “ thần của nhân gian” bao gồm những người hànhnghề tế lễ
Sát đế lị (Ksastryas): là đẳng cấp vua quan, tầng lớp võ sĩ, quý tộc, người chấphành quyền lực thế tục và được coi là người bảo hộ nhân dân
Vệ xá (Vaisyas): là đẳng cấp của những người bình dân làm nghề như chăn nuôi,làm ruộng, buôn bán, thợ thủ công, trong đó nhà buôn là lực lượng chính tạo ra củacải, vật chất cho xã hội và có nghĩa vụ phải nộp thuế
Thủ đà la (Soudras): là đẳng cấp thấp nhất chiếm đại đa số, là con cháu củanhững bộ lạc bại trận, những người bị phá sản hay không có tư liệu sản xuất hay nóicách khác đó là những người nô lệ có nghĩa vụ phục tùng các đẳng cấp trên
Theo luật Ba la môn thì chỉ có ba đẳng cấp trên có quyền học kinh học đạo màthôi, còn đẳng cấp dưới không có quyền gì và phải làm nô lệ cho ba đẳng cấp trên
Trang 6Sự phân biệt đẳng cấp thể hiện ở nhiều mặt từ địa vị xã hội, quyền lợi kinh tế,giao tiếp, ăn mặc, đi lại, sinh hoạt tôn giáo… đẳng cấp Soudras ở địa vị dưới đáy xãhội, làm nô lệ cho đẳng cấp trên Sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đạidiễn ra vô cùng khắc nghiệt khiến cho tầng lớp đa số trong xã hội – những ngườiSoudras vô cùng căm tức chế độ đẳng cấp Nó phản ánh các quy phạm xã hội nhằm đềcao các tầng lớp trên và hợp thức hóa quyền được bóc lột của họ.
1.1.1.2 Tiền đề tư tưởng – lý luận.
Phật giáo xuất hiện vào thế kỷ VI tr.CN, là một trào lưu tôn giáo – triết học Phậtgiáo ra đời đã nhanh chóng được phổ biến và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ Nó ảnhhưởng mạnh mẽ tới đời sống văn hóa, tinh thần của nhiều dân tộc phương Đông vàlan dần sang phương Tây Phật giáo ra đời trong làn sóng phản đối ngự trị của đạoBàlamôn và nạn kỳ thị đẳng cấp đòi tự do, bình đẳng xã hội, tìm cách lí giải nguyênnhân của nỗi khổ đau nhân thế và tìm cách dứt bỏ nó để giải thoát nhân l oại khỏi sựkhổ đau Mục đích cao nhất của Phật giáo là sự hướng thiện và cuộc sống đức độ làphương tiện để giải phóng con người khỏi vòng luân hồi bất tận Để trở thành mộttrào lưu tư tưởng với chủ trương thực hiện sự “bình đẳng xã hội”, “ cứu khổ, cứu nạn”nhằm giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ trần gian, Phật giáo đã kế thừa nhiều thànhtựu về tư tưởng, lý luận mà xã hội Ấn Độ cổ đại đã đạt được
* Lịch sử ấn độ cổ đại bao gồm 4 thời kỳ:
Thời kỳ văn minh sông Ấn (từ giữa thiên nhiên kỷ thứ III đến giữa thiên niên k ỉthứ II tr.CN) Nền văn minh này được biết đến qua sự phát hiện hai thành phố bị chônvùi là Haráppa và Môhenjô Đarô ở lưu vực sông Ấn vào năm 290 tr.CN nên được gọi
là văn hóa Haráppa
Thời kỳ văn minh Vêđa (từ giữa thiên niên kỉ thứ II đến thế kỉ thứ VII tr.CN).Nét nổi bật của nền văn minh này là sự thâm nhập của người Arya từ Trung Á vàokhu vực người bản địa Đravida ở vùng lưu vực sông Hằng, sự xuất hiện của bốn bộkinh Veđa sớm phản ánh sinh hoạt của họ, sự pha trộn giữa hai nền văn hóa – tínngưỡng của hai chủng tộc khác nhau Chế độ đẳng cấp và đạo Bàlamôn xuất hiện gópphần hình thành một nền văn hóa mới của Ấn Độ – văn hóa Vêđa
Thời kỳ các vương triều độc lập (từ thế kỷ VI tr.CN đến thế kỷ XII) Đây là thời
kỳ có những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa… với sự ra
Trang 7đời của các quốc gia và sự hình thành các trường phái triết học, tôn giáo lớn của ẤnĐộ.
Thời kỳ các vương triều lệ thuộc (từ thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIX) Năm
1206 viên Tổng đốc của Apganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã thành lập ra một nướcriêng, tự xưng mình là Xutan (vua), đóng đô ở Đêli gọi tên nước là Xutan Đêli (1206– 1526)
Từ trong hoàn cảnh lịch sử và truyền thống Vêda, triết học Ấn Độ cổ đại đã hìnhthành và phát triển Chính Upanishad – tác phẩm xuất hiện muộn nhất đã thể hiện rõnhững triết lý sâu sắc của người Ấn Độ Những triết lý này tạo thành các mạch suốingầm làm phát sinh nhiều dòng chảy tư tưởng triết học – tôn giáo của Ấn Độ.Upanishad cố lý giải những vấn đề bản thể – nhân sinh, sự sống – cái chết… nó ảnhhưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của người Ấn Độ
Phật giáo đã sử dụng những thành tựu tư tưởng và lý luận của các trường pháitriết học – tôn giáo trước đó để hoàn chỉnh tư tưởng của mình Ấn Độ cổ đại có 9 hệthống triết học, 9 hệ thống này được chia thành hai loại:
Chính thống có sáu hệ thống
Không chính thống có ba hệ thống
Theo nhà ngữ pháp Pànini thì Àstika là người tin vào thế giới bên kia, cònNàstika là “người làm ô nhục Vêđa” Tiêu chuẩn chính thống của triết học Ấn Độ là
sự thừa nhận tính đúng đắn tuyệt đối của Vêđa Những người Phật giáo và Jaina giáo
có kinh điển riêng nên bị coi là “tà giáo”
Sáu hệ thống chính thống:
Trường phái Vêđanta (kết thúc Vêda): xuất hiện vào thế kỷ II tr.CN, doBadarayana và Sankara khởi xướng Đây là trường phái triết học – tôn giáo, Vêđantatiếp nối các tư tưởng của Upanishad đưa ra các kiến giải siêu hình và duy tâm vềnguyên nhân hình thành thế giới (vũ trụ và vạn vật)
Trường phái Sam Khuya (số luận): do Kapila (~350 – 250 tr.CN) khởi xướng vàsau đó Ivarakrina phát triển thêm Lý luận cơ bản của phái này là thuyết duy vật vềbản nguyên của thế giới
Trường phái Yoga: Xuất hiện vào thế kỉ II tr.CN do đạo sĩ Patanjali sáng lập.Thông qua các phương pháp Yoga mà mỗi cá thể có thể tập luyện để khai thác được
Trang 8sức mạnh vũ trụ tiềm ẩn trong mình để làm chủ mình, tiến tới làm chủ môi trường vàsau cùng vươn tới sự giải thoát.
Trường phái Mimansa: xuất hiện vào thế kỉ thứ II tr.CN do Gaimini khởi xướng
Là một trường phái triết học – tôn giáo, Mimansa đưa ra các kiến giải nhằm biện hộ,củng cố và tuyên truyền các nghi thức được đề cập đến trong Vêđa nói chung, tronggiáo lí đạo Bàlamôn và Hinđu nói riêng
Trường phái Naija: xuất hiện vào thế III tr.CN do Gotama sáng lập và đượcVatsiaiana (thế kỉ IV) và Yditakara (thế k ỉ VII) phát triển Lý luận cơ bản của pháinày gồm ba bộ phận là nguyên tử luận, lôgic học và lý luận về nhận thức
Trường phái Vaisesika: xuất hiện vào thế kỷ thứ II tr.CN do Kanada sáng lập vàđược Parasatapada (thế kỉ V) phát triển Lúc đầu quan điểm của phái này và ph áiNaija có nhiều điểm giống nhau Tư tưởng chủ đạo của phái Vaisesika tập trung trongnguyên tử luận, logic hoc và nhận thức luận
Ba hệ thông không chính thống:
Trường phái Lokayata: xuất hiện khá sớm trong phong trào đấu tranh chống lạitruyền thống Vêđa và chế độ đẳng cấp ở Đông Ấn Tương truyền rằng, Brihaspati làngười sáng lập ra trường phái Lokayata Phái này phủ nhận cả thuyết luân hồi, nghiệpbáo chế giễu quan niệm giải thoát
Trường phái Jaina: xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ V tr.CN Theo truyền thuyếtngười sáng lập đạo Jaina là một người đàn ông xuất thân từ đẳng cấp thứ hai trong xãhội, sinh ra ở ngoại thành Vaixali thuộc tỉnh Biha ngày nay, ông sống cùng thời vớiPhật Thích Ca Ông lang thang tu khổ hạnh khắp miền Tây Bengan Sau khi đắc đạo,ông được người đời tôn kính đặt biệt hiệu là Mahavila (đại anh hùng) và được tôn làmJana (người khắc phục được mọi ham muốn)
Trường phái Phật giáo: xuất hiện vào thế kỉ VI tr.CN, là trường phái triết học –tôn giáo lớn của Ấn Độ cổ đại Nó ảnh hưởng rộng rãi và lâu dài đến đời sống tinhthần của nhiều dân tộc trên thế giới ở phương Đông lẫn phương Tây
Phật giáo cho rằng bản chất sự tồn tại của thế giới là một dòng chuyển biến liêntục không do một vị thần linh nào sáng tạo ra và không có cái gì là vĩnh hằng tuyệtđối Phật giáo đã bác bỏ quan niệm về Brahman và Atman của kinh Upanishad KinhUpanishad cho rằng, trong thế giới tồn tại Bratma (đại ngã) và Atman (tiểu ngã) cùngmang bản chất thần thánh, nhưng khác hình thức biểu hiện Bratma là linh hồn của vũ
Trang 9trụ hay thực thể tinh thần tối cao, là căn nguyên của vạn vật Nó tồn tại tuyệt đối vĩnhviễn, sản sinh ra mọi cái và cũng là cái đích cuối cùng của mọi cái Atman linh hồncủa con người là sự biểu hiện cụ thể, cá biệt của Bratma Nó là cái nhỏ bé nhưng cũng
là cái vĩ đại nhất, bất diệt như Bratma Tuy nhiên, gắn bó với thể xác mà Atma bị lôicuốn vào dục vọng, vì vậy phải để nó chịu nghiệp báo, luân hồi và phải trải qua sốkiếp Để thoát khỏi luân hồi, số kiếp Atma phải toàn tâm, toàn ý tự giác ngộ bản chấtthần thánh nơi chính mình (tu luyện) để giải thoát quay về với Bratman
Còn Phật giáo cho rằng: không thể tìm ra tạo vật, một Bratma hay một vị nàokhác làm chủ vòng luân chuyển đời sống, chỉ có một hiện tượng diễn biến tùy thuộcnhững điều kiện Cái hiện tượng diễn biến tùy thuộc những điều kiện ấy được nói rõtrong thập nhị nhân duyên Nói rõ nguồn gốc đau khổ và mục đích giúp con ngườigiải thoát khỏi phiền não của đời sống
Để thực hiện mục tiêu “giải thoát” Phật giáo đã sử dụng nhiều thành tựu tưtưởng khác nhau như luận về quan hệ nhân quả của phái Sam Khuya Phật giáo chorằng mọi sự vật hiện tượng luôn biến đổi theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt; nội tại củabản thân nó tuân theo quy luật nhân quả mãi mãi Nhờ có duyên, nhân mới sinh ra kếtquả Quả là do duyên thành quả khác, nhân khác lại có duyên mà thành quả mới Cứnhư thế mới nối tiếp nhau vô cùng, mà muôn ngàn sự vật và muôn loài cứ biểu hiệnmãi mãi Thành tựu tư tưởng thuyết nguyên tử của phái Vaiseka cũng được Phật giáovận dụng Phái này cho rằng nguyên tử là bản nguyên duy nhất tạo nên vạn vật trongthế giới Dựa vào những thành tựu của phái này thì Phật giáo đã làm rõ được conngười được tạo nên từ năm uẩn và năm căn Trong năm uẩn thì sắc uẩn được hiểu là
cơ thể vật lý, là thể chất con người Sắc uẩn gồm tứ đại năng tạo và tứ đại sở tạo Tứđại năng tạo: đất, nước, gió, lửa Tất cả sự vật, tất cả vật chất đều do tứ đại sở tạo này
mà có, như là cái gốc từ đó sinh ra tất cả sự vật nên gọi là năng tạo Tứ đại sở tạo:năm căn, năm trần được tạo ra bởi đất, nước, lửa, gió và đồng thời cũng do tính chấtcủa tứ đại: cố, dịch, nhiệt, động tạo ra
Bên cạnh đó, Phật giáo cũng tiếp nhận những quan niệm có tính chất thần bí nhưluân hồi nghiệp báo của đạo Bàlamôn Trong đó, “luân hồi” có nghĩa là bánh xe quaytròn, khi mọi người chết đi lại đầu thai vào một thể xác khác Điều tin này xuất hiệnrất sớm ở phương Đông (Ấn Độ giáo, cổ Trung Hoa) và phương Tây (cổ Ai Cập, pháiPythagoras, Platon) Luân hồi trở thành một thuyết cơ bản trong giáo lý Phật giáo
Trang 10“Nghiệp” là cái do hành động của con người gây ra Trong cuộc sống hiện tại conngười phải gánh chịu nhiều hậu quả của hành vi kiếp trước gây ra Sự gánh chịu hậuquả đó gọi là nghiệp báo Nếu làm điều tốt tu nhân tích đức ở kiếp này thì có nghiệptốt báo ứng điều lành, điều tốt cho đời sau Ngược lại, nếu ở kiếp này làm điều ác ,điều xấu thì có nghiệp xấu ứng báo phải gánh chịu điều xấu cho đời sau.
Ngoài ra, Phật giáo đã tiếp nhận truyền thống tư duy trừu tượng đã đạt đến trình
độ cao của tư duy Ấn Độ Khi bàn luận về các phạm trù “không”, “hữu”,… Mọi sựvật “có” và “không” đều nằm trong quy luật tương đối , tức nó “có” và có trong sự tồntại không vĩnh viễn mà có để rồi biến đổi, suy hoại trở về “không” và “không” lại làmột hình thái cho sự bắt đầu “có” của sự vật mới Phật giáo phủ nhận tạo hóa và cácthuyết về nguyên nhân đầu tiên Như vậy, theo quan điểm của Phật giáo chủ trươngkhông có định mạng, vận mạng hay tiền định bất di bất dịch đã được sắp xếp an bài,kiểm soát tương lai của con người ngoài ý muốn của họ và không tùy thuộc vào hoạtđộng của họ
Như vậy, thế giới, vũ trụ, theo quan niệm của Phật giáo là luôn vận động, biếnđổi, các biến đổi diễn ra nhanh như chớp mắt và thế giới thì không có trước, không cósau, vô thủy, vô chung Đó cũng là lẽ vô thường, tức không có gì tồn tại cố định mà
có đó, mất đó Con người cũng thuộc dòng chảy không ngừng đó, nên không có gì làbản thân ta cả tức là vô ngã Những biến đổi này do tự thân ta vận động, không xuấtphát từ bên ngoài, mà từ lẽ nhân duyên, theo một luật nhân quả, nghiệp báo Tùythuộc vào nghiệp báo mà biến đổi của các sinh linh diễn ra trong cõi phàm và siêuphàm, hoán chuyển từ cõi này sang cõi khác, đó là luân hồi
Nhân sinh quan Phật giáo xuất phát từ quan niệm cho rằng “đời là bể khổ” vànguyên nhân của nó là sinh, lão, bệnh, tử là những ham muốn nhục dục, xuất phát từviệc che lấp trí tuệ bởi ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), làm cho con người cốchấp trong việc phân biệt cái ta và cái khác ta dẫn đến thái độ “ngã chấp”, trọng cái ta,khiến con người vô minh Muốn thoát khỏi bể khổ thì phải diệt dục, nhẫn nhục, từ bi,
hỉ xả, hy sinh, đi theo con đường của Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chínhnghiệp, chính ngữ, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính niệm, chính định Phật giáo làmột tôn giáo quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sinh, đưa racon đường giải thoát con người khỏi thực tế khắc nghiệt của cuộc sống do chế độđẳng cấp ra
Trang 11Trong thời kỳ Phật giáo xuất hiện, xã hội Ấn Độ tồn tại nhiều hệ thống tư tưởng.Thực trạng tư tưởng đó đã cho phép sự giao lưu giữa các trường phái tư tưởng Do đó,
sự đan xen, vay mượn lẫn nhau giữa chúng có vai trò như là động lực thúc đẩy sựhình thành và phát triển Phật giáo
1.1.2 Vài nét về người sáng lập
Theo truyền thuyết, toàn cõi Ấn Độ lúc bấy giờ chia thành nhiều nước, thườngxảy ra chiến tranh tuy đại thế vẫn thu về nước Ma kiệt Đà (Magadha).Nước này lớnnhất ở phía Nam sông Hằng (Gange), làm trung tâm cho toàn xứ Ấn Độ Trong nhữngnước có danh tiếng một thời ấy có nước Catỳlavệ (Kapilavastu) ở chân núi Hymalayamiền đất bao gồm một phần Miền Nam nước Nêpan và một phần Ấn Độ ngày nay,vua tên Tịnh Phạn (Sudhodana), hoàng hậu là Ma Ha Ma Da (Maha – maya) con vua
A Nâu Thích Ca (Anu sakya) nước Câu Ly (Koly) Khi ấy vua Tịnh Phạn đã nămmươi tuổi và hoàng hậu bốn mươi năm tuổi mới thọ thai lần đầu Theo tục Ấn Độ đàn
bà phải về cha mẹ sinh con và sinh con đều lấy họ mẹ, nên hoàng hậu đã về nước Câu
Ly và sinh thái tử lấy tên là Tất Đại Đa (Siddharta Gautama) và họ là Thích Ca(Sakya)
Thái tử Cồ Đàm Tất Đạt Đa sau này là Phật Thích Ca, hiệu là Mâu Ni (Mouni ),nghĩa là vắng lặng, nhân đức hoàn toàn Nơi ông sinh ra là vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) Năm 1897 bác sĩ A Futher có đào được ở nơi đấy một t rụ đá của vua A Dục(Asoka), (sau khi Phật tịch khoảng 270 năm ), đánh dấu nơi đức Phật sinh ra
Có nhiều thuyết khác nhau nói về ngày sinh của ông Theo thuyết phổ thông thìông sinh ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch đời Chiêu Vương nhà Chu (trước Tây lịch
1027 năm) Nhưng theo pháp sư Pháp Châu người Trung Quốc đã từng du học ở TíchLan (Srilanka) dày công nghiên cứu về lịch sử Phật có dẫn chứng bằng mấy chục bộsách vừa văn Trung Quốc và văn Pali thì ông sinh vào khoảng 563 tr.CN
Ngay từ nhỏ thái tử Tất Đạt Đa đã sống trong nhung lụa, không tiếp xúc với xãhội bên ngoài, không hề thấy và không hề biết rằng trong cuộc đời lại có đói khát,bệnh tật, già yếu và chết chóc
Năm 17 tuổi, thái tử cưới vợ là công chúa Da Giu Đà La (Yasodnara) sinh mộtcon trai là La Ầu La Từ đó thái tử mới tiếp xúc với hiện thực cuộc sống bên ngoàichốn cung đình
Trang 12Như trên đã nêu, dân tộc Ấn Độ lúc bấy giờ chia làm bốn đẳng cấp rõ rệt Ông
là dòng dõi quý tộc nhưng xét dòng dõi quý tộc có quyền mà không có thế, vì baonhiêu học thuật, luật pháp đều ở trong tay phái Bàlamôn Ông thấy được cảnh thực tếcuộc sống đang diễn ra cũng như thấy được cái khổ của kẻ nô lệ gần mình, ông bắtđầu buồn rầu Bên cạnh đó, hàng ngày ông được nghe và thấy bao nhiêu chuyện đaukhổ của nhân loại và dù cho ông sinh ra ở nơi cao sang, quyền quý, nơi mà người đờicho là sung sướng cũng không tránh khỏi bốn cá i ách “sinh”, “lão”, “bệnh”, “tử”.Những cuộc gặp gỡ bất ngờ với những cảnh già yếu, bệnh tật, chết chóc đã tác độngđến tâm hồn nhạy cảm của ông
Năm 29 tuổi, khi sự chán nản đến cực độ, ông quyết định rời bỏ ngôi caoquyền lực, rời bỏ cuộc sống nhung lụa, xa hoa để dấn thân vào con đường tu hành khổhạnh mong tìm được sự giải thoát cho chúng sinh
Sau sáu năm tu khổ hạnh mà không đạt được sư yên tĩnh trong tâm hồn vàcũng không nhận thức được chân lý, ông nghiệm ra là: cuộc sống tràn đầy vật chất,thỏa mãn dục vọng lẫn cuộc sống khổ hạnh đều không giúp tìm con đường giải thoát,chỉ có con đường “trung đạo” là đúng đắn nhất Do đó, ông tự đào sâu suy nghĩ đểnhận thức chân lý và bỏ lối tu hành khổ hạnh, đi sâu vào tư duy trí tuệ
Bằng lối tu đó sau 49 ngày thiền định dưới gốc bồ đề (Bodhi) tại làng Uruvela,chìm đắm trong tư duy sâu thẳm Ông tuyên bố đã đến được với chân lý, hiểu đượcbản chất của tồn tại, nguồn gốc của khổ đau và con đường cứu vớt Ông tự xưng làPhật (Buddha – nghĩa là giác ngộ) Người đời gọi ông là Thích Ca Mâu Ni (bậc thánhcủa dòng họ Thích Ca)
Từ đó Phật truyền bá đức tin, thành lập các đoàn truyền giáo Đạo Phật ra đờitrên thực tế là phủ nhận chế độ đẳng cấp của đạo Bàlamôn Giáo lý Phật giáo sâu sắc,
đề cao sự bình đẳng, hướng tới sự giải thoát, lễ nghi đạo Phật đơn giản, không tốnkém như đạo Bàlamôn nên nhanh chóng thu hút được đông đảo tín đồ Sau 49 nămthuyết pháp tư tưởng của đức Phật đã lan rộng khắp xứ Ấn Độ Đạo Phật từ đó đã ănsâu bám rễ trên khắp bán đảo Ấn Độ và trở thành tôn giáo chính ở các xứ lớn, nhỏ ởẤn Độ thời bấy giờ
Năm 483 trước công nguyên, lúc 80 tuổi Phật tịch
Trang 13Khi đức Phật qua đời, học thuyết Phật giáo không được chép thành sách mà chỉtruyền khẩu lại Trải qua bốn thời kì Đại hội đạo Phật mới xây dựng hoàn chỉnh họcthuyết của mình.
Sau một năm ngày Phật tịch, Đại hội tăng đoàn lần thứ nhất được triệu tập với
500 tì kheo, kéo dài bảy tháng Chủ tọa đại hội là Maha Ca Diếp ANan Đa đọc (kể)lại lời phật nói về giới phật tu hành Maha Ca Diếp đọc (kể) về những lời luận giải củaPhật về giáo lý và giới luật
Đại hội tăng đoàn lần thứ hai được triệu tập vào khoảng thế kỉ IV trước côngnguyên (100 năm sau cuộc kết tập lần thứ nhất) với khoảng 700 tỳ kheo kéo dài támtháng Nội dung chủ yếu là giải quyết những bất đồng về thực hành giới luật và luậngiải kinh điển Hình thành hai phái Trưởng lão bộ (Tiểu thừa) gồm các tỳ kheo caotuổi chiếm thiểu số, và Đại chúng bộ (Đại thừa) gồm những người trẻ tuổi, chiếm đasố
Đại hội tăng đoàn lần thứ ba tiến hành vào giữa thế kỷ III trước công nguyên
do Vua A Dục (Asokce) triệu tập với 1000 tỳ kheo, kéo dài chín tháng Kết quả đượcghi thành văn bản Nhà vua bảo hộ Phật giáo, các tăng đoàn phát triển nhanh
Đại hội tăng đoàn lần thứ bốn (tiến hành vào khoảng 125 – 150 sau côngnguyên) dưới triều vua Ca Nhị Sắc Ca (Kaniska) có 500 tỳ kheo đến dự Kết quả lầntập kết này là hoàn chỉnh kinh điển Phật giáo gồm: Kinh, Luật, Luận, (gọi là Tam tạngkinh điển)
Trong bốn kỳ đại hội này thì hai kỳ đầu chưa cần đến sự ghi chép, nghĩa là tựđọc xong tụng lại, xem lời nào là lời Phật đã dạy, hay xét ý nghĩa nào là đúng vớichính pháp
Đến thế kỉ thứ III và IV mới dùng văn tự để ghi chép thành sách vở Trong sựghi chép này, chư tăng chia thành hai phái: phái Nam thì ghi bằng văn Pali, còn pháiBắc ghi bằng văn Phạn Sau này quá trình đi truyền bá Phật giáo, những xứ nói tiếngPali thì kinh điển Pali được truyền bá Những xứ dân chúng nói tiếng Phạn thì kinhđiển bằng văn Phạn được truyền bá Phía Nam Ấn Độ thuộc xứ Srilanka, Mianma,Thái Lan, Lào, Campuchia Đều theo kinh điển Pali và được gọi là Phật giáo NamTông Những xứ thuộc Trung, Bắc Ấn Độ và cùng Nêpan, Trung Quốc, Triều Tiên,Nhật Bản và Bắc Việt Nam thì theo kinh điển chữ Phạn và được gọi là Phật giáo BắcTông Nam Tông hay Bắc Tông Phật giáo đều thờ chung một đấng giáo chủ là Phật
Trang 14Thích Ca và đều tuân theo những quan điểm chủ yếu mà Phật đã dạy Tuy vậy, tùytheo trình độ, tâm lý và ảnh hưởng văn hóa cùng đời sống của dân chúng có khácnhau mà Phật giáo giữa Nam Tông và Bắc Tông về phương pháp tu hành và sự pháthuy giáo lý có nhiều điểm khác và giống nhau.
Sau thế kỷ II, Phật giáo lan rộng khắp Ấn Độ Đến thế kỷ III, nhà vua Asokalấy Phật giáo làm quốc giáo của Ấn Độ Từ thế kỷ thứ III, đạo Phật được truyền đi cácnước khác ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc văn hóa của các nước đó Đến thời vuaGiúpta, thế kỉ IV – VI sau Công nguyên Phật giáo suy thái trước sự phát triển của Ấn
Độ giáo (là sự pha trộn của đạo Bàlamôn với tín ngưỡng dân gian )
Từ thế kỷ thứ VIII trở về sau, đạo Ixlam thâm nhập Ấn Độ và cuộc tấn công củangười Hồi giáo vào năm 1193, đạo Phật Ấn Độ lâm vào tình trạng suy tàn và bị tiêudiệt Tuy nhiên, Phật giáo đã kịp lan nhanh ra các nước Bắc Á, Nam Á và sau đó lan ranhiều nước trên thế giới với số lượng tín đồ đông đảo và ảnh hưởng vô cùng to lớn
Trong quá trình phát triển, đạo Phật đã hình thành nhiều bộ phái khác nhau đó
là Đại thừa và Tiểu thừa Đại thừa và Tiểu thừa hình thành từ khi Phật giáo bị chiathành hai bộ phái: Đại chúng bộ và Thượng tọa trưởng lão bộ Sự phân biệt rõ nétgiữa Đại thừa và Tiểu thừa vào khoảng 500 năm sau khi Phật nhập diệt Phật giáo Đạithừa (Mahayana) còn có tên là Phật giáo Bắc Tông Phật giáo Tiểu thừa (Nihayana)còn có tên gọi là Phật giáo Nam tông Hai bộ phái này phân biệt ở hai điểm chủ yếunhư sau:
Phật giáo Đại thừa chủ trương “không luận”, cho rằng vạn pháp tuy có (“hữu”)nhưng thực ra không (“vô”)
Phật giáo Tiểu thừa chủ trương “hữu luận”, cho rằng vạn pháp vô thườngnhưng vẫn có (“ hữu”) một cách tương đối, chứ không thể nói là không (“vô”) được
Phật giáo Đại thừa cho rằng trong quá trình sinh tử, con người vẫn có thểchứng ngộ được cảnh giới Niết bàn nếu như tu luyện tốt
Ngược lại, Phật giáo Tiểu thừa cho rằng chỉ khi nào thoát khỏi vòng luân hồisinh tử, con người mới có thể đạt được cảnh giới Niết bàn
Phật giáo Đại thừa chủ trương “tự độ tự tha, tự giác giác tha”, nghĩa là vừa tựgiác ngộ, tự giải thoát vừa giải thoát cho chúng sinh Trong khi đó Phật giáo Tiểu thừacho rằng chỉ có “tự độ, tự tha” Chính vì quan niệm này mà có tên “Đại thừa” (conđường cứu vớt rộng hay cỗ xe lớn, chở được nhiều người) và “Tiểu thừa” (con đường
Trang 15cứu vớt hẹp hay chở được ít người) về sự thờ phụng và cách thức tu hành, Phật giáoĐại thừa thờ Phật và các vị Bồ Tát, người tu hành mặc áo nâu và tự lao động kiếmsống Phật giáo Tiểu thừa thì chỉ thờ Phật, người tu hành mặc áo vàng và khất thực đểsống.
Hiện nay, nhờ giao thông tiện lợi và kinh điển được trao đổi khắp các nước nên
sự chia rẽ giữa Bắc tông và Nam tông không còn được rõ ràng như trước: trong Đạithừa vẫn có Tiểu thừa và ngược lại Phái Tiểu thừa với quan điểm của Thượng tọa bộđược truyền bá rộng rãi tại Tích Lan (Srilanka) Ngày nay chưa có một con số tín đồPhật giáo chính xác, người ta ước lượng có khoảng từ 350 – 500 triệu người (số người
đã quy y Tam bảo) nhưng số người theo đạo Phật tự nhiên (không quy y Tam bảonhưng vẫn thờ Phật, Bồ Tát… Kết hợp với thờ chung thần thánh của các tín ngưỡngtruyền thống khác nhau như: thờ thần Tài, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thiên Hậu….Hay chỉ đơn thuần là thờ cúng tổ tiên nhưng khi làm tang lễ, đám giỗ, lễ cầu siêu….đều dựa vào Phật giáo) thì con số có thể nên đến 1.581.029.084 người, đặc biệt là tạicác nước Đông Nam Á
1.2 Nội dung chủ yếu của đạo đức Phật giáo
Trước khi đi tìm hiểu quan điểm Phật giáo về đạo đức, chúng ta cần tìm hiểu ý
nghĩa tổng quát của từ “đạo đức” Từ này gắn liền với sự phân biệt giữa đúng và sai,
thiện và ác trong hành động, ý muốn và tính tình Nó liên quan đến bản chất và sự ápdụng luân lý trong đời sống Ý thức đạo đức là khả năng hiểu được sự khác biệt giữađúng và sai Những khái niệm về đạo đức là những quy định liên quan đến việc khenhay chê cách sử thế, hợp luân lý hay không hợp luân lý hoặc những luật lệ cho cách
cư sử đúng
Chúng ta cần hiểu thế nào là lành, thế nào là ác trong lời Phật dạy Một lần nữađức Phật giải thích về tiêu chuẩn của đạo đức chỉ khi ngài khuyên Rahula (La HầuLa): “Trước khi làm điều gì, hãy suy nghĩ điều đó có gây tổn hại cho bản thân hay chongười khác hay cho cả bản thân và người khác Nếu điều đó có thể đưa đến khổ đauthì tránh không làm” [11, tr 15] “ Nếu điều đó có thể đưa đến an vui và không gây tổnhại, hãy thực hành và thực hành” [11, tr15] Lời dạy trên cho chúng ta thấy rằng việclàm tốt nhất là biết quan tâm đến những điều có ích cho bản thân và cho người khác
Đạo đức Phật giáo cung cấp cho con người những hướng dẫn về cách cư xử,nêu ra những điều nên làm và những điều không nên làm với mục đích đem đến lợi
Trang 16ích cho bản thân và cho người khác Nó hướng dẫn con người đạt được và vui hưởngnhững tiến bộ vật chất trong sự hài hòa với niềm vui và sự thăng hoa về tinh thần Nódẫn con người đến một đời sống thanh tịnh, hóa giải mâu thuẫn giữa khối óc và contim giúp, con người thành công trong công việc, nhiệm vụ, bổn phận với tâm bình an
và hỷ lạc Giới luật được đức Phật đưa ra không khó hiểu và khó thực hành trong mỗigiây phút, ý thức của cuộc sống con người Giới luật đó không cần phải trờ đợi đếnkhi con người thấy bất mãn với cuộc sống, nó cần thực hiện trong ý nghĩ lời nói, vàhành động trong đời sống tu tập hàng ngày của con người
Đạo đức Phật giáo là nếp sống đề cao vị trí con người và chứng minh rằng conngười có khả năng đạt đến giải thoát tối thượng nếu con người có đủ ý chí và lỗ lực,nếu con người thực hiện tốt niệm lực, định lực, thiền lực, nếu con người phát huyđược tuệ lực giải thoát Vậy đạo đức Phật giáo có những nội dung chủ yếu nào?
1.2.1.Vô minh và khổ
Vấn đề vô minh trong Phật giáo là một vấn đề hết sức phức tạp và khó lý giảinhất Bởi vì trong một phạm vi nào đó, vô minh có thể nhận thức bằng suy tưởng và
lý luận, nhưng ở một phạm vi khác, vô minh chỉ có thể trực nhận khi tự mình thểnghiệm lấy chân lý mà thôi Có những thứ vô minh của chúng ta, có những thứ vôminh của Bồ Tát Tùy theo trình độ thật chứng, mà vô minh được tháo gỡ từng lớpdưới ánh sáng của trí tuệ Trong thập nhị nhân duyên thì vô minh do hai nhân trongtrong quá khứ tạo thành là cái gốc của sinh tử, vì vậy muốn giải thoát thì phải từ bỏđược vô minh Vậy vô minh là gì ? Vô là không, minh là sáng; vô minh tức là khôngsáng Vô minh tức là do không nhận định được chân lý về sự khổ, nguyên nhân của sựkhổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ Cái không thấy, không nhận địnhđược đó chính là nguyên nhân làm động lực thúc đẩy bánh xe đời sống chuyển động
Vô minh nghĩa là không nhìn thấy cái thật cái đúng của vạn vật, của sự việc Vô minh
có hai phần: căn bản vô minh và chi mạt vô minh Căn bản là cội gốc, chi mạt là ngọnngành hay nhánh nhóc Căn bản vô minh: từ vô minh phát ra nghiệp, nghiệp dẫn thầnthức đi thọ sanh… Vậy vô minh ban đầu là gốc của sinh tử, nên gọi là căn bản vôminh Chi mạt vô minh: vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc,danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyênphủ Vậy ái và thủ chính là chi mạt vô minh Khi tu, không thể tiêu diệt được căn bản
vô minh vì căn bản vô minh là vô minh ban đầu, nó thuộc về quá khứ đã qua Nên
Trang 17hiện tại con người cần tu để tiêu diệt được chi mạt vô minh, thì sẽ đứt sinh tử Chi mạt
vô minh gồm có ái và thủ Vậy ái và thủ là gì ? Ái (gọi là yêu): tức là tình cảm củacon người đối với sự vật, sự việc thích hay không thích Nếu thích thì dẫn đến Thủ.Thủ (hay gọi là giữ, níu kéo): tức là khi đã thích sự vật ấy thì muốn giữ lấy mà khôngmuốn rời (ví dụ thấy cuộc sống tươi đẹp thì không muốn chết, muốn giữ hạnh phúctrên đời mãi mãi, đến khi gần chết con người cảm thấy mất hết dẫn đến đau khổ), vạnvật trên vũ trụ này vốn không có thật, nếu con người ghét bỏ cái không thật tức là conngười chấp vào cái không thật đó, mà chấp vào cái không thật đó thì nó sẽ tạo ra đaukhổ dài dài (cũng như trên đời này ma là thứ chẳng làm hại được ai nhưng cứ chấptheo câu chuyện vớ vẩn kinh dị nên đâm ra sợ hãi) Nên con người hãy bỏ cái thích vàkhông thích đi (ví dụ như khi ta ăn đồ ngọt, thì đừng để ý đến cái thích hay khôngthích chi phối mà chỉ nên biết rằng nó có vị ngọt)
Phật giáo quan niệm “Cuộc đời là bể khổ”, “Nước mắt của chúng sinh cònnhiều hơn nước biển” [8, tr 57] Nỗi khổ phát sinh do vô thường, chuyển biến, hoạikhổ Hạnh phúc khoái lạc sớm muộn cũng sẽ thay đổi Khi thay đổi nó sẽ phát sinhkhổ hạnh Bản chất của nhân sinh là khổ, con người khi sinh ra đã khổ Nỗi khổ là docon người tự gây nên trong cuộc sống của mình Và một khi mà con người đều chịucùng như nhau rồi thì quả thực nó chẳng là nguyên ủy của khổ nữa Nói cách khác,theo quan niệm của Phật giáo không phải theo định nghĩa thông thường về khổ vậtchất, khổ tinh thần, gọi chung là khổ thọ
Khổ chính ra chỉ sự bất toàn bất định, chuyển dịch Khổ là ý thức được sựtương đối, bất định và chuyển dịch của mọi thực tại, mọi giá trị Sinh không còn làtuyệt đối nữa vì có tử, lão, bệnh; tử cũng còn là tuyệt đối vì có sinh, lão, bệnh… Mọi
sự chỉ là “tuồng ảo hóa” là sắc sắc không không, là có đó rồi mất đó Tất cả những gìđược xem là chân xác nhất, xét cho cùng cũng chỉ là ảo tưởng, là ước định
Ý thức được tính cách tương đối vô thường ấy chính là ý thức “khổ” là ý thức
về sự bất toàn của mọi sự Đó là nỗi “khổ” uyên nguyên, là khổ đế, là đệ nhất thánh
đế Mặt khác, trên bình diện nhân sinh, theo Phật giáo, khổ chính là vì không ý thứcđược nỗi “khổ” uyên nguyên ấy – không ý thức được nỗi khổ uyên nguyên ấy tức là
sa vào cảnh “ viễn ly điên đảo” (Kinh bát nhã), là chấp nhận vô thường làm thường,lấy vô ngã làm ngã, là vướng mắc vào vòng sinh tử luân hồi
Trang 18Nói cách khác, thấy được mọi sự vô thường, vô ngã là lấy được nỗi khổ uyênnguyên, thấy được khổ đế, không thấy được mọi sự chỉ là vô thường, vô ngã tức là vôtình chịu lấy các khổ thọ vì sinh ra, già đi, bệnh tật, chết chóc, chia lìa, thù oán, thích
mà không được, muốn bỏ mà không được
Căn bản đạo đức của Phật giáo như vậy là một căn bản tri thức, một hiểu biếtchứ không phải là một lòng tin, hoặc một mặc khải Thấy được và hiểu được nguyên
ủy của “ khổ” thì phải tự tìm được những phương thức thoát khổ
1.2.2 Tự do và nghiệp
Khổ không tự nhiên mà có, mà là do một diễn trình tích lũy từ muôn kiếp luânhồi sinh tử Còn vô minh thì còn luân hồi sinh tử, còn diễn trình tạo khổ Có nghĩa làcon người khi sinh ra đã bị vô minh che lấp tâm trí, nếu không thấy không hiểu thìcon người không bao giờ thoát khổ Theo quan điểm nhân quả thì khổ là quả, tập lànhân Thông thường hành động đạo đức vẫn được quan niệm như một hành động tự
do Nếu không có tự do để muốn làm, để làm để nhận lấy kết quả công việc làm củamình thì cũng không có hành động đạo đức Quan niệm tự do như vậy không phù hợpvới quan niệm nghiệp báo của Phật giáo Nhưng nghiệp và tự do vẫn bổ sung chonhau trong hành vi đạo đức
Trong Phật giáo, khái niệm nghiệp rất quan trọng dùng để chỉ quy luật chungnhất về nguyên nhân – kết quả Quan niệm nghiệp đi liền với quan niệm nhân quả.Không có quan hệ nhân quả thì không có nghiệp “ Nghiệp” là những hành động, tạotác do ba nơi “ thân, khẩu, ý” Theo đạo Phật mỗi tác động của nghiệp dưới một điềukiện nhất định sẽ tạo thành quả (sa phalasa) Một khi quả đó chín, nó sẽ rơi trở lạingười tạo ra nó Muốn thành quả, một nghiệp phải tốt (thiện, sa kulasa) hay xấu (bấtthiện, sa akusala) và là một hành động cố ý Vì sự cố ý đó, một nghiệp để lại một dấuvết nơi tâm thức của người tạo nghiệp và tâm thức đó sẽ hướng theo những sự tạo táccủa chính mình Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và chính nó tácđộng nên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người cứ lưu mãi trong luânhồi (sa samsara)
Một nghiệp được gây ra hoặc bằng hành động thuộc thân, thuộc tâm hay ngônngữ Như thế khi người ta có ý làm cái gì thì đã tạo nghiệp, không nhất thiết việc làm
đó xảy ra hay không Chính tư tưởng đã tạo tác nghiệp Một hành động sẽ không gâynghiệp nếu nó được thực hiện mà không xuất phát từ tham, sân, si Một nghiệp tốt có
Trang 19thể mang lại kết quả tốt trong một sự tái sinh Tạo nghiệp tốt không có nghĩa là chấmdứt tái sinh Muốn thoát khỏi luân hồi, con người phải từ bỏ nghiệp tốt lẫn nghiệpxấu Cần phải hiểu nghiệp và nghiệp lực không đồng nghĩa với thuyết cho rằng mọiviệc đề được quyết định sẵn ( thuyết định mệnh) Nghiệp làm cho con người tái sinhtrong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, nhưng hành động của con người trongcuộc đời đó vẫn có sự tự do Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, nhưng sự phản ứng đối vớihoàn cảnh lại nằm trong tay con người.
Khổ theo Phật giáo chỉ là thành quả của một diễn trình tích lũy, từ vô thủy củanhững vọng nghiệp do vô minh hay mê vọng gây ra Nhân quả theo Phật giáo khôngphải chỉ là nhân trước quả sau Diễn trình nhân quả của Phật giáo không phải là mộtđường thẳng thuận chiều với thời gian không gian, mà là một vòng tròn khép kín, mộtmạng lưới trong đó nhân cũng có thể là quả, quả cũng có thể là nhân Nhân, quả vànghiệp không chỉ là cái trước, cái sau, cái trong, cái ngoài mà có thể đồng thời trướcsau, trong ngoài Đó chính là quan niệm “trùng trùng duyên khởi” Theo quan điểmtrùng trùng duyên khởi đó, chúng ta có thể nói là có rất nhiều mô thức nhân quả nhưnhân quả hỗ tương, nhân quả chuyển biến, nhân quả đồng thời, nhân quả dị thời Vì
có những quả không trông thấy ngay được nhân, vì có những nhân không tiên liệuđược quả ngay nên mới có ý niệm “nghiệp dĩ” mới có “điều oan” Tuy nhiên, quanđiểm nhân quả của Phật giáo luôn nhấn mạnh đến trước sau, tăng giảm hay cái nàygây ra cái khác, tất cả chỉ là tương đối, đều do ý thức tương đối, nghĩa là do vô minh
mà có
Nhưng với mỗi người thì vô minh đã tác động như thế nào, nghiệp đã được kếthợp như thế nào? Một khi tự do đã đi kèm “với” hoặc “để mà” thì tự do không còn làtuyệt đối nữa Suy cho cùng, điều tự do khả dĩ ý nghĩa nhất là tự do hiểu biết về nỗikhổ của mình Tự do để xác nhận nỗi khổ của tôi là do tôi, và do đó, chấm dứt nỗi khổcủa tôi là tự tôi Tự do tuyệt đối như vậy là tự do nhận trách nhiệm tuyệt đối của mìnhđối với quá khứ, hiện tại và tương lai của chính mình
Phật giáo phân biệt ra hai loại nghiệp Nghiệp do tôi tự tạo ra hay biệt nghiệp,chính báo và nghiệp do kẻ khác tạo ra và có ảnh hưởng đến tôi hay đồng nghiệp, ybáo Biệt nghiệp là nghiệp của cá nhân, cộng nghiệp là nghiệp của nhiều cá nhân chứkhông phải của xã hội hay nhân loại hiểu theo một nghĩa thực thể Nói cách khác, tácnhân và thọ nhân của nghiệp trước sau vẫn là cá nhân Khả năng tạo nghiệp đó là ngũ
Trang 20căn, ngũ uẩn Triệt được ý thức vô minh là triệt được nghiệp, nghĩa là không để cho ýthức vô minh tạo nghiệp và không để cho nghiệp tác động nữa Đó chính là hành độngđạo đức, là tu vậy.
1.2.3 Tu, giải thoát và từ bi
Mục đích của tu là dứt nghiệp, chính báo – và một khi tất cả mọi người đều đãdứt được nghiệp báo, chính báo rồi thì cũng không còn cộng nghiệp và y báo nữa Đóchính là ý nghĩa mọi người cùng tu , hay tự giác tha Tu là dùng bất cứ phương tiệnnào trên căn bản phá chấp có thể dứt, hay ít ra, cải thiện được cả biệt nghiệp lẫn cộngnghiệp, cả y báo lẫn chính báo Người ta có thể tự cải tạo cá nhân mình mà không cầnbiết đến cải tạo xã hội nhưng người ta sẽ không thể nào cải tạo xã hội nếu không khởi
sự bằng “tu thân” Tu để chuyển hóa nghiệp ác thành nghiệp thiện và đi vào conđường đạo đức, đem lại niềm vui hạnh phúc cho cá nhân Việc chủ trương lấy thiệndiệt ác, chỉ là bước đầu trong quá trình tu tập để đi đến giải thoát, giác ngộ Triết lýtrong nhà Phật luôn kết hợp tính chất tri thức và khả năng tu tập để thức ngộ giảithoát
Giải thoát, giải nghĩa là cởi ra, tháo ra, tháo bỏ, phân giải, chia ra…; thoát làvượt ra, siêu việt, vượt lên sự ràng buộc hệ lụy Giải thoát nghĩa là thoát khỏi sự ràngbuộc của vật chất và ý thức vươn đến hạnh phúc tự do theo nguyên nghĩa Giải thoáttheo Phật giáo có nhiều tiền đề khác nhau nhưng tựu trung giải thoát tự ngã trong nămuẩn giả hợp, và cũng có nghĩa giải phóng ra khỏi khổ bằng cách tri kiến nguyên nhâncủa khổ và tận diệt nó, tức là thực hiện Tứ diệu đế và đoạn diệt ô nhiễm (s:asrara).Giải thoát tức là thoát khỏi ảo tưởng và khổ, thoát khỏi sự tái sinh trong luân hồi (s:samsara) và đạt Niết bàn (s:nirvana) Danh từ “giải thoát” được dùng như nghĩa giácngộ Xác nhận không có cái khổ chắc thật hay hiện hữu khi cuộc sống sinh diệt tươngtục Tuy nhiên giải thoát được định nghĩa một cách hệ thống như sau: “Giải thoát tức
là trạng thái đời sống tinh thần của con người vượt ra khỏi mọi sự ràng buộc của thếgiới nhục dục, là sự “diệt” hết mọi dục vọng, hay dập tắt ngọn lửa dục vọng và đạt tớicảnh giới Niết bàn với cái tâm tuyệt đối thanh tịnh không vọng động, an lạc, bất sinh,bất diệt và tự do tự tại bằng con đường tu luyện đạo đức, giữ nghiêm giới luật và tuluyện tri thức, thiền định, thực nghiệm tâm linh để đạt tới giác ngộ theo Tam học(Giới, Định, Tuệ)” Giải thoát không chỉ giới hạn trong phạm vi tiêu cực mà còn cómột ý nghĩa tích cực và tiến bộ phát triển Trong quyển “ Đại cương triết học Phật
Trang 21giáo”, tác giả Tưởng Duy Kiều cho rằng: trong giải thoát gồm có thực chất và hìnhthức Hình thức là chỉ cho các phương pháp hay thủ đoạn của giải thoát; thực chất làchỉ cho nguyên nhân tức xuất phát điểm của giải thoát và cảnh giới của giải thoát đó
là đạt đáo điểm Giải thoát được chia trên bình diện sự và lý, nghĩa thực chất của giảithoát và hình thức giải thoát Thực chất của giải thoát dựa vào các hình thái ý thứcquan niệm về cuộc sống nhân sinh đa khổ, luân hồi, thân năm uẩn, xoá các phiền não,
và những sợi dây luyến ái, vô minh trói buộc tâm thức làm mê mờ tính giác, hướngđến nhất thiết trí hay thực tại giải thoát, tức đạt đáo điểm của giải thoát Cũng bởi vậy,
nền tảng đạo đức của Phật giáo là nền tảng Bát chính đạo chứ không phải là những tín
điều tiên quyết để xây dựng xã hội hay xây dựng nhân loại
Trong Bát chính đạo thì chính tư duy thuộc Huệ học; chính nghiệp và chính mạng thuộc Giới học; chính tinh tấn, chính niệm và chính định thuộc về Định học Giới, Định và Huệ là Tam vô lậu học, là lý tưởng sống của Phật tử Bát chính đạo
cũng như tất cả các giáo lý khác trong đạo Phật đều hướng đến chức năng giáo dục,đánh giá khả năng tiềm ẩn “thành Phật” nơi mỗi con người, mà bản chất của chứcnăng này đã hàm chứa một ý nghĩa cao đẹp, vì đó là sự kết tinh, cô đúc một cách sinhđộng đạo lý tự nhiên là tính khách quan tuyệt đối trong việc tìm cầu và tuyên bố chân
lý với trí tuệ và tình cảm của loài người để phục vụ đời sống con người
Con người muốn giải thoát khỏi sự đau khổ và sợ hãi thì hãy luyện tập trí tuệ và
từ bi Đạo Phật coi trí tuệ như một thanh gươm (gươm trí tuệ) và chỉ nó mới chặt được
kẻ thù (đó là vô minh) Như vậy, là đạo Phật đặt vai trò của trí tuệ, chiếm một vị trí
then chốt Chỉ có trí tuệ con người mới diệt được khổ, đem vui cho mọi loài, đưa đến
an lạc và hạnh phúc Mặc dù trí tuệ rất cần thiết để đạt đến giải thoát, chính nó cũngsẽ không đủ Nó phải kết hợp với từ bi Từ bi có thể so sánh như một chiếc xe chở conngười đến ngưỡng cửa giải thoát, nhưng chìa khóa thật sự mở cửa là trí tuệ Lòng từ
bi đem đến sự hạnh phúc lớn nhất cho con người, đơn giản là vì lòng từ bi vượt lêntrên tất cả những cái khác Nhu cầu tình thương nằm trong sự sống còn của con người
Đó là kết quả của sự phụ thuộc vào nhau không thể thiếu được, khả năng và kỹ năngcủa một cá nhân có đó, nhưng để họ sống riêng lẻ thì họ sẽ không tồn tại Sự phụthuộc lẫn nhau là một quy luật cơ bản của tự nhiên Từ bi là động lực làm cho tâmrung động trước sự đau khổ của kẻ khác, là cái gì xoa dịu lòng đau khổ của con người.Đạo Phật là đạo giải thoát đưa con người vượt qua bể khổ luân hồi với kiếp nhân sinh
Trang 22Trong đau khổ con người đủ tâm trí và can đảm để chế ngự nó Ý chí vượt qua mọikhổ đau là một năng lực tinh thần, sức khỏe của nội tâm, là sự nỗ lực không ngừng sựhoạt động tích cực của tâm trí và mọi hành động nhằm vào mục đích giải thoát chomình và cho kẻ khác Con người cần phải có ý chí để vượt qua mọi trở ngại, chướngngại, nghịch cảnh chỉ có thể làm cho con người thêm nghị lực và ý chí phấn đấu.Không nên sống thụ động trong lo âu sợ sệt hay chờ mong một tha lực nào đến cứuvãn Phải luôn kiên trì, phấn đấu liên tục, cho đến kỳ cùng để tự giải thoát lấy ta.
Có thể thấy rằng trí tuệ, từ bi hiệp với ý chí nơi bản thân mình ngoài xã hội đãtạo thành một năng lực vô cùng trọng yếu có thể hoàn tất mọi việc để giải thoát khỏikhổ đau đưa con người đạt đến an lành và hạnh phúc Trí tuệ, từ bi hiệp với ý chí sắt
đá là những phẩm chất cao quý của người Phật tử, nó giúp con người trở nên hoànthiện và có được một lối sống an bình và hạnh phúc cho sự tồn tại của họ
Phật giáo cho rằng con người là hơn cả vì có thể thực hiện được tất cả sự tốt đẹp
để có thể sống hài hòa Để giáo dục, đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu với yếu tốbiện chứng, kết cấu chặt chẽ khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên củakhổ đau do tham, sân, si cùng với lý luận về “Thập nhị nhân duyên”, đồng thời khẳngđịnh con đường diệt khổ đó là “trung đạo”, “bát chính đạo”… chứa đựng những lýluận đầy sức thuyết phục và hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái ác Dạycon người sống cảm thông, hỷ xả với nhau, dạy mỗi người sống vì người khác baodung độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh Đây là động lựcnảy sinh mọi điều tốt lành Phật giáo khẳng định tất cả mọi người đều có “Phật tính”sẽ đạt được nếu thực hành theo giáo lý trau dồi đạo đức trong cuộc sống của chínhmình sẽ được hạnh phúc
Từ đó, ta thấy giá trị tinh thần đạo đức toàn diện của Phật giáo là trình bày sựthật về những mối tương quan giữa sự vật hiện hữu trong cuộc đời giúp con người cóđược chính kiến để tạo lập cuộc sống của mình và chuyển đổi hoàn cảnh, để có thểchinh phục và cảm hóa mọi người xung quanh hoàn thiện bản thân mình
1.1.4 Quy định thực hành cho đạo đức
Mục đích của sự thực hành đạo Phật là để đạt tới nhận thức sáng tỏ về thực tại(trí), tình thương rộng lớn với mọi người và mọi loài (bi) và ý chí bền vững để thànhtựu đại nguyện giúp đời (dũng) Đạo Phật không phải là một tôn giáo đặt con người
và số phận của họ dưới sự điều khiển của thần linh, thượng đế Đạo Phật đòi hỏi
Trang 23người Phật tử thực hiện trí tuệ, tình thương và ý chí nơi bản thân mình và ngoài xãhội Đạo Phật là đạo giải thoát và giác ngộ Chỉ có trí tuệ (panna) mới là phương tiệnduy nhất đưa con người đến bờ giải thoát và giác ngộ Đạo đức Phật giáo hình thànhnhững tiêu chuẩn nguyên tắc về cách cư xử tốt thể hiện trong lời nói và hành độngtheo con đường chân chính và tự chủ.
Giới luật là nền tảng đạo đức Phật giáo Giới luật của Phật giáo thì rất nhiều, baogồm cả giới xuất gia và tại gia Nhưng năm giới vẫn là nguyên tắc cơ bản của sự tutập, là căn bản đạo đức làm người, là đức tính cơ bản của luân lý, là chiếc cầu nối đưađến an lạc Niết bàn Đó cũng là yếu tố để xây dựng nền tảng đạo đức cho mỗi người
và mọi người Người tu hành dù là xuất gia hay tại gia, phải thực hiện đủ ngũ giới và
thập thiện
Ngũ giới gồm:
Thứ nhất, không được sát sinh Người Phật tử không được tự tay mình giết hại,không được sai bảo người khác giết hại hay tán thành trong việc giết hại sự sống củacon người, động vật ngay cả thiên nhiên Ngược lại, từ trong tâm tưởng, người Phật tửphải thực tập hạnh từ bi, ngăn ngừa sự giết hại, đem tâm yêu thương tôn trọng, bảo
vệ, nâng cao giá trị sự sống và giữ gìn môi trường sống của mọi người và mọi loài[13;tr.9]
Thứ hai, không được trộm cướp Người Phật tử không được xâm phạm đến tàisản, của cải của người khác dù là cây kim, sợi chỉ hay bất cứ thứ gì, người khác khôngvui lòng cho thì không được lấy Các hành vi như lường gạt, trốn thuế, tham nhũng,buôn lậu, chiếm dụng của công… đều thuộc phạm trù giới này Vì vậy, để trị lòngtham lam và tôn trọng quyền tư hữu của người khác, người Phật tử không những phảihọc hạnh từ bi, mở rộng tấm lòng, bố thí, san sẻ, giúp đỡ người thiếu thốn bằng vậtchất lẫn tinh thần, mà còn tích cực ngăn ngừa các hành vi chiếm đoạt tài sản, các lốilàm giàu không chính đáng, phi đạo đức gây đau khổ cho người khác
Thứ ba, không được tà dâm Để tránh gây đổ vỡ hạnh phúc gia đình người,người Phật tử không được ngoại tình, không được xâm phạm tiết hạnh của ngườikhác Khi người Phật tử có tinh thần trách nhiệm, sống chung thủy một vợ một chồng
và bảo vệ tiết hạnh của người khác, thì không nhũng giữ cho mối quan hệ trong giađình ổn định, vững vàng mà còn giúp ổn định, lành mạnh xã hội góp phần giáo dụcthế hệ tương lai
Trang 24Thứ tư, không được nói dối Người Phật tử không được nói những lời sai với sựthật, chuyện không nói có, chuyện có nói không; chuyện ít phóng đại ra thành nhiều;đến bên này thì nói bên kia, đến bên kia thì nói bên này; nói lời thô ác, mắng nhiếc,chửi rủa gây đau khổ, chia rẽ, oán thù, giữa mình và người, và giữa mọi người vớinhau, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hội Trái lại, người Phật tử phải nóinhững lời chân thật, khiêm tốn, có đạo lý, có ích lợi để củng cố niềm tin, tạo thêm sựhiểu biết, an vui và hạnh phúc cho mọi người.
Thứ năm, không được uống rượu và các chất cay khác Để nâng cao nhân cáchcon người, giúp phát triển trí và tránh sự tàn hại thân tâm, gây phạm các điều tội lỗikhác, làm mất an sinh xã hội, người Phật tử không được uống rượu và sử dụng cácchất làm say người, gây mê mờ tâm trí, đảo lộn tinh thần như thuốc phiện ma túy vàcác độc tố khác Người Phật tử ý thức được những khổ đau và do tác hại do các độc tố
đó gây ra mà phát nguyện tránh xa để giữ gìn cho bản thân, gia đình và xã hội Theoquan điểm đạo Phật, để trở thành một Phật tử, yêu cầu mọi người phải chấp hành nămgiới cấm Tuy nhiên, vì năm giới này được xem là phương thuốc mầu nhiệm chữalành tâm bệnh Là năm nguyên tắc để thiết lập lại một đời sống lành mạnh cho conngười và xã hội thì dù là bất cứ ai, có theo hay không theo đạo Phật vẫn có được lợiích thiết thực nếu nghiêm túc vâng giữ và thực tập năm giới này Trong “ Bước đầuhọc Phật” Hòa thượng Thanh Từ có giảng về lợi ích của việc giữ gìn năm giới nhưsau: “ Không sát sanh, bản thân không bị người giết hoặc tù tội về giết người, cũngkhông có thù hận về nợ máu với nhau Thế là sống chúng ta không kinh hoàng sợ hãi
do thù hận gây nên Không trộm cướp, bản thân ta không mắc tù tội về trộm cướp, ởđâu hay đi đến chỗ nào khỏi sợ người theo dõi nghi ngờ Tới lui tự do, đi đứng yên ổnkhông phải hạnh phúc là gì? Không tà dâm, bản thân ta không phải hao thần tổn khí,khỏi sợ ai bàn tán dở hay, mọi người đều tín nhiệm tin cậy ta Bản thân trinh bạchkhiến người ta quý mến, tự mình an ổn, gia đình cũng an ổn Không nói dối, chúng takhông phải hối hận, lời nói tự có giá trị gây được niềm tin của mọi người Người haynói dối sẽ bị đánh giá thấp, đề xướng điều gì đều bị nghi ngờ, ít ai tán trợ Khônguống rượu, chính ta khỏi bị cái tệ điên cuồng mất trí khỏi gây cho cơ thể bệnh hoạnsuy yếu, khỏi bị khinh thường trong lúc say sưa Trái lại bản thân ta điềm đạm bìnhtĩnh, thân thể khỏe mạnh, đối với mọi người đều được quý kính, sanh con cũng thôngminh sáng suốt” [13, tr.10]
Trang 25Thập thiện: là mười nghiệp lành, cội gốc của tất cả các pháp lành Trong đó bađiều thiện về “thân”: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm” [3, tr.13] Bốnđiều thiện về “khẩu”: không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời hai chiều,không ác khẩu [3, tr 13] Ba điều thiện về “ý”: không tham lam, không thù hận,không si mê [3, tr.13] Trái ngược hẳn với “mười điều thiện” là “mười điều ác” Nếukhông loại trừ mười nghiệp ác này thì sẽ đem lại khổ đau ngay trong đời sống hiện tại
và sau khi thân này kết thúc phải đọa vào trong cõi dữ, ác thú, địa ngục Như thế,chúng ta có thể xem xét mười ác nghiệp là các nhân tố của vô minh đưa con ngườiđến hố sâu tội lỗi, gây ra khổ đau cho bản thân, cho gia đình và làm rối loạn cho xãhội được gọi là “thập ác nghiệp” Có thể chia ra mười điều ác này thành ba nhóm: bađiều ác của “thân” là “ sát sinh, trộm cắp, tà dâm”; bốn điều ác của “khẩu” là “nói dối,nói thêu dệt, nói độc ác và nói hai chiều”; ba điều ác của “ý” là “tham lam, sân hận và
si mê”
Trong đó:
Không sát sinh là con người hằng ngày không sát sinh thì trong đời sống hiện tạisẽ mởi rộng lòng từ bi, đó là một nhân chính để tu thành Phật; Không trộm cắp làkhông lấy những thứ không phải là của mình; Không tà dâm: dâm dật là cái nhân sinh
tử luân hồi Nó làm ma chướng ngăn trở bước đường tu giải thoát Bởi vậy, ngườixuất gia muốn chứng quả, thành đạo phải đoạn trừ dâm dục ở thân cũng như tâm Cònngười tại gia, Phật chỉ ngăn tà dâm, nghĩa là vợ chồng có cưới hỏi chính thức mớiđược ăn ở, nhưng phải có tiết độ, không lang chạ, ngoại tình Khi đó con người sẽthấy tâm thanh thản và luôn luôn hướng thiện
Không nói dối là nghĩ thế nào nói thế ấy, trong lòng và lời nói không trái nhau,việc phải thì nói phải, việc quấy thì nói quấy, có gì nói đó không được gian dối;Không nói lời thêu dệt là không chua ngoa, không nói sai lạc sự thật để người khácphải mê lầm Chỉ nói những lời chân thật, đúng chắc, không thêm, bớt; Không nói lờihai chiều là từ bỏ lời nói phù phiếm Không nói lời đâm thọc phản gián, găp ngườibên nay nói xấu bên kia và ngược lại để gây ác cảm bất hòa giữa mọi người; Không
ác khẩu là tránh xa những lời chửa rủa, thô bỉ, xấu xa Chỉ nói những lời nhu hòa, êmtai tao nhã làm vui lòng mọi người
Không tham lam là không tham những thứ không phải là của mình và biết dừngđúng lúc; Không thù hận là xóa bỏ mọi hận thù để sống thanh thản và tốt đẹp hơn;
Trang 26Không si mê là phải biết phán đoán rành rẽ, nhận định vấn đề đúng đắn, không cốchấp theo sự hiểu biết riêng của mình, không mê tín dị đoan.
Hai tiêu chuẩn hành vi nói trên chỉ là phần căn bản cho đời sống đạo đức Trênhai phần căn bản đó là những giới luật của kẻ xuất gia, bao trùm cả đời sống từ bênngoài xã hội đến những vi tế lễ của sinh hoạt tinh thần Hành vi đạo đức ở đây dựa
trên bốn nguyên tắc là khai, trì, giá, phạm; tức là những điều khoản phải thọ trì,
những điều khoản quy định sự phạm giới luật của kẻ xuất gia chính là hành vi đạo đứctoàn vẹn của Phật giáo
Ngoài ra còn có Tứ ân: ân tam bảo, ân người giúp đỡ, ân cha mẹ, ân quốc gia
Từ những lợi ích bản thân do sự hành trì giới luật mang lại, người giữ giới đãgóp phần không nhỏ vào việc tạo dựng một gia đình hạnh phúc, một đất nước tháibình thịnh vượng Lịch sử đã ghi nhận, ở thời đại Lý – Trần, từ vua quan cho đến thứdân đều thấm nhuần giáo lý Phật, đã tu tập và xây dựng đất nước theo tinh thần củađạo Phật nên đời sống người dân của đất nước ta vào thời ấy rất có an ninh Ngày nay,
để góp phần xây dựng xã hội, bên cạnh việc tuân giữ giới luật, người Phật tử chúng taphải thể hiện tinh thần vị tha, bao dung, khuyến khích mọi người giữ gìn năm giới đểtất cả đếu được lợi ích giống như hòa thượng Thanh Từ đã giảng: “Chỉ trong năm giớithôi, nếu gia đình nào giữ trọn vẹn là gia đình ấy có hạnh phúc, trên thuận dưới hòa,tin yêu thuần cẩn Nếu mọi người trong xã hội ứng dụng triệt để là một xã hội vănminh, chan hòa sự cảm thông và thương mến Chúng ta vì lợi ích bản thân, vì lợi íchcủa gia đình, vì sự an lạc của xã hội, nỗ lực giữ gìn năm giới Giữ gìn năm giới là tôntrọng nhân bản, là nếp sống văn minh, là nền tảng đạo đức” [13; tr.12]
Tóm lại, Phật giáo ra đời đã phần nào phản ánh cuộc sống của quần chúng nhândân dưới ách áp bức của chế độ đẳng cấp trong xã hội và sự đe dọa của giới tự nhiênđối với cuộc sống con người và chỉ ra con đường cụ thể để tiêu diệt đau khổ TheoPhật giáo, muốn thoát khỏi đau khổ con người phải tự hoàn thiện đạo đức cá nhân,diệt trừ tham, sân, si xóa bỏ vô minh, chặt đứt phiền não để vượt qua biển khổ luânhồi Từ đó, Phật giáo đưa ra những chuẩn mực cụ thể để con người tụ tập, phấn đấu.Phật giáo chủ trương hoàn thiện đạo đức con người theo hình mẫu của nó Phật giáo
có một hệ thống quan niệm đạo đức khá hoàn thiện và mẫu người lí tưởng của nó vớinhiều phẩm chất cao đẹp nhưng trong đó quan trọng là “tứ đại vô lượng tâm” – từ, bi,
Trang 27hỷ, xả là tư tưởng “cứu khổ, cứu nạn”… Nhờ vậy, khi thực hành tín đồ có thể điềuchỉnh hành vi của mình phù hợp với cái thiện.
Những chuẩn mực đạo đức trong đạo Phật, nếu lược bỏ màu sắc mang tính tôngiáo, sẽ là những nguyên tắc ứng xử phù hợp giữa người với người, rất có ích choviệc duy trì đạo đức xã hội Có thể khẳng định rằng Phật giáo hay tôn giáo nào trênthế giới cũng đều có một mảng đạo đức mang tính đặc thù, đồng thời có sự giao thoagiữa những giá trị đạo đức xã hội nói chung và đạo đức tôn giáo nói riêng Đạo đứctôn giáo cũng có một số giá trị nhất định trong đời sống xã hội, là một trong nhữngnhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền đạo đức Do đó, đạo Phật có sự đồng hành lâudài với loài người xuyên suốt lịch sử, nên có thể xem nó như phần văn hóa của nhânloại (trong đó có Việt Nam) Trong quá trình phát triển và phổ biến trên bình diện thếgiới, Phật giáo không chỉ đơn thuần chuyển tải, hòa nhập văn hóa và văn minh mà còngóp phần duy trì đạo đức xã hội nơi trần thế
Trang 28Chương 2: QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC CON
NGƯỜI VIỆT NAM 2.1 Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Việt Nam
2.1.1 Quá trình du nhập Phật giáo vào Việt Nam
* Nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ của Phật giáo Việt Nam
Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam không phải xuất phát từ TrungQuốc mà được truyền trực tiếp từ Ấn Độ Dựa trên những chứng liệu lịch sử đáng tincậy của những nhà nghiên cứu chuyên sâu có uy tín về Phật giáo đã khẳng định điềunày
Quốc gia Âu Lạc đã bị Nam Việt của Triệu Đà thôn tính vào năm 719 tr CN vàthành lập quận Giao Chỉ Năm 110 tr CN, Nam Việt trở thành nội thuộc của nhà Hán,Giao Châu theo đó mà cũng quy về và được chia thành hai quận là Giao Chỉ và CửuChân Trên lãnh thổ của nhà hậu Hán sau đó đã tồn tại ba trung tâm Phật giáo là LuyLâu, Lạc Dương và Bành Thành Sử liệu cổ của Trung Quốc cũng không ghi nhậnđược rõ ràng sự hình thành của hai trung tâm Lạc Dương, Bành Thành chỉ có Luy Lâuthuộc Giao Chỉ là được xác định rõ ràng và sớm nhất và là bàn đạp cho việc hìnhthành hai trung tâm kia Từ nửa sau thế kỷ thứ hai, Luy Lâu đã tồn tại như một trungtâm Phật giáo quan trọng và phồn thịnh Điều này cho thấy việc du nhập Phật giáovào Giao Châu là rất sớm Tại Giao Chỉ, dưới thời A Dục Vương trị vì tại Ấn Độ (từ
273 – 232 tr CN), nhờ sự ủng hộ của nhà vua nên đạo Phật đã được truyền đi nhiều
xứ sở bên ngoài Ấn Độ Các thương nhân người Ấn theo đường biển đã đến Giao Chỉbuôn bán và mang theo đạo Phật mới mẻ đến xứ này Sau đó đến lượt các tăng sĩngười Ấn tới đây truyền đạo góp phần lập ra trung tâm đạo Phật tại Luy Lâu (naythuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), một trong những trung tâm Phật giáo lớntại phương Đông đầu công nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành(nay thuộc Trung Quốc)
Còn tại Chămpa, dựa vào cổ sử Hán như Tiền Hán Thư, Hậu Hán Thư cùng các
di chỉ khảo cổ như Óc Eo, Sa Huỳnh đã cho thấy vùng biển phía Nam Việt Nam, xưathuộc vương quốc Chămpa đã nhộn nhịp thương thuyền không những của các quốcgia thuộc văn minh Ấn Độ, mà cả những quốc gia xa xôi của nền văn minh La Mã.Chiếc bia Võ Cảnh tìm thấy tại làng Võ Cảnh ở Nha Trang được các nhà nghiên cứu
Trang 29xác định là đã xuất hiện vào thể kỉ II Công nguyên viết bằng tiếng Phạn Để Phạn văntrở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thời này, nền văn minh Ấn Độ lúc đó
có tư tưởng chính yếu là đạo Phật phải truyền bá tại đây qua thời gian dài, tối thiểucũng phải mất hàng trăm năm Như vậy, đạo Phật có mặt ở Chăm Pa hay miền NamViệt Nam ngày nay, còn sớm hơn miền Bắc Việt Nam tức Giao Chỉ ngày ấy Một sốchứng liệu, lập luận đáng chú ý khác cũng củng cố nguồn gốc khởi thủy sớm từ Ấn
Độ của Phật giáo Việt Nam so với Phật giáo Trung Quốc Theo đó thì vào thời kỳ nhàHán, Khổng và Lão giáo, đặc biệt là Khổng giáo đã rất phát triển, giới tri thức Khổng,Lão đã chống lại Phật giáo – một luận thuyết tỏ ra khá xa lạ với những chuẩn mực đạođức xã hội của Khổng giáo và Lão giáo Do đó mà Phật giáo rất khó có thể xâm nhập.Người Hán muốn đưa Phật giáo vào, sau đó phải mượn thuyết “hóa Hồ” để dễ dàngtrong việc thực hiện công việc này Trong khi đó, ở Giao Châu Phật giáo được xem làrất phù hợp với tín ngưỡng dân gian nên việc thâm nhập không gặp trở ngại mà còn
dễ dàng và nhanh chóng Vào thời đó, dù là từ Trung Quốc đã có con đường bộ đi đếnẤn Độ gần hơn đường biển nhưng con đường xuyên qua Trung Á lại chứa đựng nhiềuhiểm nguy, và đường biển lại là con đường an ninh hơn, không có núi non, sa mạchay cướp bóc, giết chóc Bằng chứng là vào đầu thế kỉ IV, Huyền Trang đã phải trảiqua bao gian nan mới đi trọn vẹn con đường
Ngoài ra còn có hai chứng liệu rất quan trọng cho nguồn gốc rất sớm của Phậtgiáo Việt Nam
Thứ nhất, tập luận thuyết Phật giáo đầu tiên bằng Hán tự “Lý hoặc Luận” củaMâu Tử (hay Mâu Bác) đã được viết ở Giao Chỉ chứ không phải nơi nào khác sâutrong nội địa Hán Giao Chỉ tuy thuộc nội địa nhà Hán nhưng ở quá xa và vì phongtục văn hóa khác biệt với người Hán nên thư tịch Trung Quốc kể cả Hậu Hán Thư,hầu như không đề cập đến Tác phẩm đầu tiên băng Hán tự lại được viết tại Giao Chỉnăm 189 tr CN, đó là cuốn “Lý hoặc Luận” của Mâu Tử một người Trung Quốc trướctheo Lão giáo về sau cu ngự tại Giao Chỉ, theo học đạo Phật ở đây và trở thành mộtPhật tử rất thuần thành
Thứ hai, vào thế kỉ thứ II ở Giao Chỉ đã có một tăng đoàn đến 500 vị và khoảng
15 bộ kinh, trong khi đến thế kỉ thứ III ở Hán mới có tăng đoàn, nó được thể hiệntrong câu thiền sư Thông Biện dẫn lời sư Đàm Thiên (542 – 607 tây lịch) (trình vuaTrung Quốc Tùy Cao Tổ) để trả lời hoàng hậu Phù Thánh Linh Nhân (Ỷ Lan), theo
Trang 30sách “Thiền Uyển Tập Anh”: “Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phậtpháp lúc mới tới thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươingôi, độ Tăng hơn 500 người, kinh dịch 15 quyển, vì nó có trước vậy Vào lúc ấy thì
đã có Khâu Ni Danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, MâuBác tại đó Nay lại có Pháp Hiền thượng sĩ, đắc pháp với Tì Ni Đa Lưu Chi, truyềntông của phái Tam Tổ, là người trong làng Bồ Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ
Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình dẳng, thì chỉ riêng khiến sứđưa xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần dạy dỗ” [5, tr.15]
* Phật giáo giai đoạn đầu du nhập vào Việt Nam
Như đã nêu ở trên, khởi thủy của Phật giáo du nhập vào Việt Nam là từ Ấn Độ.Qua các đoàn thuyền buôn mà người Ấn đã mang vào nước ta những sinh hoạt vàgiáo lý Phật giáo Trên đất Giao Chỉ vốn đã hình thành một tín ngưỡng bản địa Đốivới người dân nơi này, ông Trời một đấng ở trên cao, thấu hiểu mọi việc, biết rõngười tốt kẻ xấu, từ đó mà phù giúp người hiền, trừng phạt kẻ ác Quan niệm nàykhiến cư dân Giao Chỉ dễ tiếp nhận thuyết nhân quả, nghiệp báo của nhà Phật Ngoàiông Trời họ quan niện còn có các vị thần khác như thần Sấm, thần Mưa… như lànhững thủ hạ của ông trời Họ cũng coi ma Xó là linh hồn của người chết còn tồn tạiquẩn quanh trong nhà để phù trợ cho gia đình Điều này làm cho họ cảm thấy dễ gầngũi khi thuyết luân hồi tiếp xúc với họ Người Giao Chỉ cũng tin vào nguồn gốc conrồng cháu tiên của mình Thêm vào đó, trong thời đại lịch sử này, người Giao Chỉkhông hề là nhưng tín đồ trung kiên của Khổng, Lão giáo nên sự thâm nhập của Phậtgiáo không gặp phải sự cản trở có ý thức Sự hòa hợp giữa tín ngưỡng bản địa có sẵnvới những sinh hoạt văn hóa, giáo lý cơ bản của Phật giáo đã hình thành nên một loạitín ngưỡng Phật giáo đầu tiên trong thế kỷ công lịch Người Giao Chỉ xưa quan niệmPhật như là một ông Bụt (xuất phát từ “Buddha”), có phép thần thông, nghe và biếtmọi chuyện như ông Trời, nhưng ông Bụt không ở trên cao mà thân thiện với mọingười Bụt hiện ra dưới nhiều hình thức để cứu người, giúp đời Bụt thương ngườinhưng không trừng phạt kẻ ác như ông Trời vẫn làm Phép Bụt là biểu hiện của quanniệm về “Pháp” trong thời kỳ này Đó là phép thần thông của Bụt Mà cũng là nhữngđiều người ta làm theo nếu tin vào Bụt, như đọc tam quy, cúng đường, bố thí…
“Pháp” cũng là niềm tin vào nghiệp báo, luân hồi, linh hồn bất diệt Quan niệm về
“tăng” khi đó chỉ dừng lại ở tăng môn, chưa phải tăng đoàn Đó là những tu sĩ khoác