Ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học phật giáo đến tư duy của người việt nam

54 1.2K 7
Ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học phật giáo đến tư duy của người việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong khoảng thời gian 4 năm học tập tại lớp Cử nhân Triết K11, khóa học 2011-2015, được sự giảng dạy của quý thầy cô, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Khoa Lý luận Chính trị, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Kim Hoa, cùng sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo nhà trường đã giúp cho tôi có được những kiến thức vô cùng quý giá. Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Th.S Nguyễn Thị Kim Hoa, giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của tôi đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, dạy bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tập thể lớp CN Triết K11 đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, mặc dù đã cố gắng hết sức song kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đắk Lắk, ngày tháng năm 2015 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Hà Thu 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài với những biến động và thăng trầm của riêng mình. Gắn liền với nó là sự ảnh hưởng của rất nhiều các trường phái triết học khác nhau đã du nhập, đã được chọn lọc và áp dụng trong cách sống, cách tư duy của người Việt Nam chúng ta. Và không thể phủ nhận rằng trong hàng loạt các tư tưởng triết học đó, Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á cũng như Châu Á nói chung đã bị ảnh hưởng khác sâu sắc và rõ rệt bởi triết học Phật giáo. Phật giáo là một tôn giáo lớn nhất thế giới, tồn tại rất lâu đời. Hệ thống giáo lý của nó rất đồ sộ, số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp. Kể từ khi hình thành nó đã được truyền bá khắp năm châu bốn bể, từ phương Đông đến phương Tây. Tầm ảnh hưởng của Phật giáo cũng không loại trừ Việt Nam. Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, vào khoảng thế kỉ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt Nam. Nhìn chung, đây là tôn giáo khá gắn bó, đồng hành với dân tộc. Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã có đóng góp cho dân tộc trên nhiều phương diện, đặc biệt là trên lĩnh vực đạo đức, lối sống. Nhiều quy phạm, chuẩn mực đạo đức Phật giáo đã được người Việt dựa trên cơ sở văn hoá của mình lựa chọn, tiếp nhận, nâng cao và sử dụng ở các mức độ và phương diện khác nhau, góp phần hình thành những giá trị, chuẩn mực trong lối sống, tư duy của người dân Việt Nam. Có thể nói, tồn tại cùng dân tộc trong hơn hai ngàn năm qua, Phật giáo đã trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên khi du nhập vào một đất nước, một quốc gia hay một dân tộc thì triết học Phật giáo nói riêng cũng như các học thuyết triết học khác đều có những biến chuyển để phù hợp và mang đậm dấu ấn riêng của các quốc gia đó. Cùng bị ảnh hưởng bởi triết học Phật giáo nhưng người ta không bao giờ đồng quy Việt Nam với các vương quốc Phật giáo khác. Đó chính là do nhận thức của mỗi một cá nhân mang dòng máu Việt Nam. Mỗi con người Việt Nam đều có những tư duy riêng của mình, có những cảm thụ, cũng như cách chắt lọc riêng về những lý luận hay tri thức mà triết học Phật giáo mang lại cho chúng ta. Đến với Việt Nam, những người nước ngoài không bao giờ quên được những hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, những cánh đồng sen tỏa ngát hương thơm, hay cong cong mái chùa nghi ngút khói hương, hay là cách mà con người Việt Nam đối xử với nhau và với xã hội. Vậy triết học Phật giáo, ở đây là yếu tố biện chứng của triết học Phật giáo đã đến, đã ảnh hưởng và đã biến đổi như thế nào đến đời sống xã hội, đặc biệt là tư duy của con người Việt Nam. Đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài nghiên cứu “ ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu đề tài -Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, đề tài đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam. -Với mục đích trên, khóa luận đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu sau: Một là, khái quát về Phật giáo và quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam. Hai là, trình bày lý luận chung về yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo. Ba là, ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam. Bốn là, chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam. 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư duy của con người Việt Nam là một đề tài rộng lớn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đạt được những kết quả đáng trân trọng. Có thể kể ra một số công trình sau đây: - Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; - Ảnh hưởng của tư tưởng Triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam của Lê Hữu Tuấn, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; - Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay của Lê Văn Đính, Tạp chí Tôn giáo, số 10 - 2007; - Đại cương Triết học Phật giáo Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Hùng Hậu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; - Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo Trần Thái Tông của Nguyễn Hùng Hậu, NXB Khoa học xã hội, 1996; - Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Viện Triết học, Hà Nội, 1991; - Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, 1993; - Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học, Hà Nội,1986; - “ Phật giáo và tâm hồn người Việt”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6/1998) của Vũ Minh Tuyên - Phật giáo với văn hoá Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, NXB Hà Nội, 1999; - Tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, Trung tâm thông tin tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; - Truyền thống văn hoá và Phật giáo Việt Nam của Minh Chi, NXB Tôn giáo, 2003; - Tư tưởng Triết học của thiền phái Trúc Lâm đời Trần của Trương Văn Trung, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; - Vai trò của Phật giáo Việt Nam hiện nay của Nguyễn Khắc Đức, Tạp chí Tôn giáo, số 7 - 2008; - “ Vai trò và vị trí của Phật giáo ở Việt Nam” (Tạp chí Triết học số 6/2008) của Nguyễn Đức Lữ - “ Vài suy nghĩ về Phật giáo dân gian Việt Nam”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2/1997) của Hoàng Thị Lan; - Ý nghĩa xã hội và nhân văn cao cả của Phật giáo của Trần Đình Hà, Tạp chí Tôn giáo, số 10 - 2008; Nhìn chung, có thể nhận xét một cách khái quát các công trình nghiên cứu trên đều khẳng định Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời sống tư duy. Những triết lý đầy tính nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hoá truyền thống đó tạo nên sự phong phú của đời sống tư duy của con người Việt Nam. Các công trình nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở từng khía cạnh và mức độ xem xét khác nhau, đó thể hiện tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tư duy của người Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu làm sáng tỏ có tính hệ thống về ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam thì cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học chuyên khảo nào trực tiếp đề cập đến. Các công trình trên là những tài liệu quý, hết sức có giá trị là cơ sở để sinh viên tiếp thu và kế thừa những thành quả nghiên cứu của những người đi trước. Vì vậy, khóa luận này, từ góc độ triết học đi sâu nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo, từ đó tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với tư duy của người Việt Nam. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối trượng nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận không đi vào nghiên cứu tất cả nội dung yếu tố biện chứng của các tông phái trong mọi giai đoạn phát triển của Phật giáo, kể cả yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo Việt Nam, cũng không đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo trong mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, tinh thần con người Việt Nam, mà khóa luận chỉ đi vào nghiên cứu yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo trên nội dung chủ yếu là tư duy của người Việt. Từ đó, tìm hiểu ảnh hưởng của nó đối với tư duy của người Việt. 3.3. Nội dung nghiên cứu Khái quát về Phật giáo và quá trình du nhập, phát triển Phật giáo ở Việt Nam. Trình bày lý luận chung về yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo. Làm rõ ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam. Làm rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời còn có sự kết hợp của một số phương pháp khác như: - Phương pháp lịch sử- logic - Phương pháp phân tích – tổng hợp - Phương pháp so sánh- đối chiếu 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1. PHẬT GIÁO VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1.1.Khái quát về phật giáo và quá trình du nhập, phát triển Phật giáo ở Việt Nam 1.1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam Cho đến nay, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam vẫn chưa thống nhất được với nhau về thời điểm Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Có ý kiến cho rằng, từ những thế kỷ trước công nguyên, nhiều thuyền buôn Ấn Độ đã cập bến nước ta. Các thương nhân Ấn Độ khi đó đã đem theo văn hóa Ấn Độ cùng Phật giáo đến Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, Phật giáo được du nhập vào nước ta vào khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên. Tôi đồng tình với ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu cho rằng Phật giáo được truyền vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Việt Nam đã tiếp thu Phật giáo từ Ấn Độ, Trung Hoa và sau này một số ít qua Campuchia. Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ V đã có nhiều nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc cùng vào Việt Nam để truyền đạo như Mahakyvưc, Khưudala (AĐ), Mâu Bác Cư sĩ (TQ). Ở thế kỷ thứ III có Khương Tăng Hội, Chi Lương Cương người Ấn Độ, thế kỷ thứ IV có Du Pháp Lan, Du Đạo Toái người Trung Quốc, thế kỷ thứ V có Đàm Hoằng. Ở thời kỳ này cũng có một số nhà sư Việt Nam có danh tiếng như Huệ Thắng, Thích Đạo Thiền. Quá trình truyền đạo này đã hình thành nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu (một trong 3 trung tâm Phật giáo lớn: Lạc Dương, Bành Thành, Luy Lâu). Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, từ thế kỷ VI đến đầu thế kỷ X vẫn được xem là giai đoạn truyền giáo. Tuy nhiên, giai đoạn này, ảnh hưởng của các nhà truyền giáo Ấn Độ giảm dần, trong khi các nhà truyền giáo Trung Quốc tăng lên. Đáng chú ý hơn cả là việc truyền nhập các phái thiền Trung Quốc vào Việt Nam, đặc biệt là hai phái thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi và phái thiền Vô Ngôn thông. Đến thế kỷ thứ X, Việt Nam giành được quyền tự chủ. Chính trong thế kỷ này Phật giáo mới bắt đầu hưng thịnh và có những đóng góp tích cực cho đất nước. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng định ra phẩm trật tăng già và ban chức cho tăng sĩ. Bắt đầu từ đây cho đến thế kỷ XIV, các thiền sư được trọng dụng, được mời tham gia vào chính sự, góp phần to lớn vào công cuộc hưng thịnh của quốc gia. Vua Đại Hành sau khi hoà với nhà Tống đã sai sứ sang triều cống Trung Hoa và xin thỉnh kinh Phật đem về truyền bá. Nhiều thiền sư đã được vua Lê Đại Hành mời tham gia đóng góp trí tuệ cho đất nước như Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh. Triều Lý, triều đại được xem là triều đại Phật giáo đầu tiên và cũng là triều đại thuần từ trong các triều đại phong kiến Việt Nam. Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), vị vua đầu tiên sáng lập nên triều đại nhà lý là người xuất xuất thân từ cửa Phật, được nuôi dưỡng và trưởng thành ở chốn thiền môn. Việc lên ngôi của ông cũng do sự sắp sếp tài tình của thiền sư Vạn Hạnh. Điều đó đủ nói lên sức ảnh hưởng của Phật giáo trong triều đại này. Mọi công việc lớn nhỏ của nhà nước thế tục trong giai đoạn này như chuyện chính trị, quân sự, ngoại giao, chuyện dời đô đến chuyện dạy đạo đức cho dân đều có sự đóng góp ý tưởng của các vị thiền sư. Nhiều thiền sư nổi tiếng về việc tu hành và có nhiều đóng góp to lớn cho đất nước, như sư Vạn Hạnh, sư Viên Chiếu, sư Mãn Giác, sư Không Lộ, sư Viên Thông…Có thể nói, hơn 200 năm dưới triều đại nhà Lý, Phật giáo đã chiếm được địa vị độc tôn và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi phương diện của đời sống xã hội Đại Việt. Sang đời Trần, bộ máy hành chính nhà nước đã dần được xây dựng và hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Nho giáo dần chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như trong tổ chức xã hội. Nhưng Phật giáo thời Trần đến giữa thế kỷ XIV vẫn giữ được sự thịnh vượng của nó. Các vua nhà Trần ý thức được rõ ràng vai trò của cả Nho giáo và Phật giáo đối với xã hội. Trải qua một quá trình du nhập và phát triển đến đời Trần, Phật giáo ở Việt Nam đã có sự góp mặt của 3 thiền phái từ Ấn Độ và Trung Quốc là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường. Đến đầu thế kỷ thứ XIII, ba thiền phái nói trên đã dần dần nhập lại làm một để hình thành nên phái thiền mang đậm tính chất dân tộc là phái thiền Trúc Lâm. Các tăng sĩ đời Trần không trực tiếp đóng góp vào sự nghiệp chính trị như các Thiền sư đời Lý, nhưng Phật giáo vẫn là một yếu tố quan trọng để liên kết nhân tâm, cố kết cộng đồng. Tinh thần Phật giáo đã giúp cho các nhà chính trị đương thời có những kế sách thân dân trong việc củng cố, xây dựng và bảo vệ đất nước. Không thể phủ nhận được rằng, Phật giáo đã có những đóng góp tích cực góp phần làm nên hào khí Đông A lừng lẫy một thời của dân tộc Đại Việt qua những chiến thắng bình Nguyên, dẹp Mông. Ở thời Trần, rất nhiều chùa tháp qui mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo đã được xây dựng. Phật giáo thời Trần đã có có sự phát triển đến cực thịnh. Từ giữa thế kỷ XIV, cùng với sự suy vi của triều đại nhà Trần, Phật giáo cũng dần mất đi tính nhập thế tích cực và ngày càng suy vong. Bảy năm dưới triều đại nhà Hồ, Phật giáo suy vi một cách nhanh chóng. Quân Minh mượn cớ khôi phục nhà Trần kéo quân sang xâm lược nước ta và đặt chế độ cai trị hà khắc. Với âm mưu Hán hóa văn hóa Đại Việt, quân Minh đã tịch thu và đốt hết sách vở trong đó có cả kinh sách nhà Phật; chùa chiền bị đốt phá, sư tăng bị giết hại. Đến thời hậu Lê, ở Việt Nam xuất hiện thêm hai phái thiền là Thiền Tào Động ở Đằng Ngoài và Thiền Lâm Tế ở Đằng Trong. Thời Minh Mạng và Thiệu Trị bắt đầu có sắc trùng tu những ngôi chùa và Tổ đình quan trọng, nhưng trong dân gian thì ảnh hưởng của Phật giáo không còn sâu đậm như trước. Thời vua Tự Đức, nước ta rơi vào vòng đô hộ của Pháp, Phật giáo Việt Nam vốn đã suy vi, nay lại càng suy vi hơn. Dưới sự cai trị của nhà Nguyễn (cả trước và sau khi Pháp xâm lược), Phật giáo tiếp tục suy tàn. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, một số nhà tu hành và một số nhân sĩ, trí thức Phật giáo đã đứng ra vận động phong trào “Chấn hưng Phật giáo”. Kể từ đó, Phật giáo có sự khởi sắc. Một bộ phận Phật giáo đi vào hoạt động có tổ chức, một số cơ sở đào tạo tăng tài lần lượt ra đời như An Nam Phật học hội, Hội Phật học Bắc kỳ, Hội tăng già Trung Việt, hội Phật học Việt Nam, tổng hội Phật giáo Việt Nam… Thời kỳ Mỹ - Diệm, Phật giáo ở hai miền có sự khác biệt nhất định. Ở miền Bắc, Phật giáo được quy tụ trong một tổ chức duy nhất là “Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam” sinh hoạt tín ngưỡng gắn với các hoạt động yêu nước, gắn bó với dân tộc. Ở miền Nam, do tình hình chính trị phức tạp, Phật giáo bị phân rã theo nhiều xu hướng chính trị khác nhau và hình thành nên 14 hệ phái. Sau đại thắng mùa xuân năm1975, đất nước hoà bình, Bắc Nam thu về một mối đã tạo điều kiện cho các hệ phái Phật giáo thống nhất. Tháng 11/1981, Đại hội đại biểu thống nhất Phật giáo đã được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã lập ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến chương, Chương trình hành động và bầu ra cơ quan lãnh đạo. Đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trải qua sáu kỳ Đại hội và không ngừng trưởng thành, phát triển. Đánh giá một cách khái quát quá trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở Việt Nam chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau: - Thứ nhất, Phật giáo vào Việt Nam bằng con đường dân giã và mang tính tự phát thông qua các thương nhân Ấn Độ và các nhà truyền giáo Trung Quốc. Phật giáo vào Việt Nam hoàn toàn mang tính tự phát. Công lao đầu tiên của việc Phật giáo du nhập vào Việt Nam phải kể đến vai trò của các thương nhân Ấn Độ. Từ những năm đầu công nguyên người Ấn Độ đã đi buôn bán với nhiều nước trong vùng Địa trung hải, Trung Đông, Đế quốc La Mã. Họ đi nhiều nơi để tìm nguyên liệu, hàng hoá. Chính trong quá trình đó, họ đã tới Đông Nam Á, trong đó có đất Giao Chỉ. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trung tâm Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam - Luy Lâu - được hình thành trước tiên là do sự viếng thăm của các thương nhân người Ấn. Họ đến Việt Nam trước cả các tăng sĩ, họ đến mang theo cả những kỹ thuật canh tác, y thuật, phong tục tập quán và sinh hoạt tôn giáo của người Ấn Độ (Bà la môn giáo và Phật giáo). Những đặc điểm văn hóa này đã có ảnh hưởng đến đời sống của [...]... phật tử CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ YẾU TỐ BIỆN CHỨNG TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN TƯ DUY CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 2.1 Bản chất của tư duy biện chứng trong triết học Phật giáo - Yếu tố biện chứng trong Phật giáo là tư duy về sự vận động biến đổi của vạn vật trong thế giới Nó thể hiện rõ ràng nhất, nổi bật nhất là phạm trù tư duy về thế giới và con người trong đó luận giải về các vấn đề... chất bi quan không tư ng và duy tâm về xã hội 1.2 Khái quát đặc điểm Phật giáo Việt Nam và tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay 1.2.1 Đặc điểm Phật giáo Việt Nam Bàn về đặc điểm Phật giáo, còn có những ý kiến khác nhau Nhìn chung các nhà nghiên cứu có sự thống nhất cao về những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam là tính tổng hợp,... bản sắc Việt Nam Phật giáo còn được kết hợp với tín ngưỡng tổ tiên của người Việt mà điển hình nhất là sự xuất hiện của Phật giáo Hoà Hảo Phật giáo Hòa Hảo hay còn gọi là đạo Hòa Hảo ra đời vào năm 1939 ở An Giang Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo là sự kết hợp của Tịnh Độ tông với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Tôn chỉ của nó là Học Phật, Tu Nhân”, noi theo giáo lý Đức Phật mà tu sửa con người, ... pháp của nhau trong quá trình phát triển Thứ hai, Phật giáo Việt Nam có sự dung hợp với các tôn giáo khác, đặc biệt sự dung hợp giữa Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đã đến mức “tam giáo đồng nguyên” Một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa truyền thống Việt Nam là tính dung hợp Các yếu tố văn hoá ngoại lai khi du nhập vào Việt Nam đã có sự dung hợp từ rất sớm, đặc biệt là giữa Phật giáo và Đạo giáo. .. là, Phật giáo lưu truyền trong dân gian mang tính dân tộc Xem xét Phật giáo trong mối tư ng quan quan các tôn giáo khác ở Việt Nam, cũng như với Phật giáo ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác, có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật sau đây Thứ nhất, Phật giáo Việt Nam có sự kết hợp giữa các tông phái vốn đã tồn tại từ trước khi du nhập vào Việt Nam Phật giáo truyền vào Việt Nam gồm cả hai dòng Nam. .. đẳng Phật học và đang xúc tiến thành lập các trường cao đẳng Phật học Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn có 28 trường Trung cấp Phật học, trong đó phía Bắc có 06 trường; phía Nam có 22 trường Từ năm 2002 đến năm 2007, hệ thống các trường Trung cấp Phật học đã đào tạo được gần 6000 tăng, ni, sinh, trong đó có 3.339 tăng, ni sinh đã tốt nghiệp Các trường Trung cấp Phật học còn đào tạo chương trình Phật học. .. hợp của Phật giáo là sự kết hợp giữa các tông phái của Phật giáo cũng như sự hòa đồng với các tôn giáo khác Còn tính linh hoạt được thể hiện ở chỗ: Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh thì cho rằng, Phật giáo Việt Nam có mấy đặc điểm nổi bật: Một là, nơi gặp gỡ của hai dòng Nam truyền và Bắc truyền của Phật giáo Ấn Độ truyền ra nước ngoài; hai là, giáo. .. người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay Hai ngàn năm Phật giáo Việt Nam là hai ngàn năm Phật giáo nhập thân vào dân tộc 1.1.2 Khái quát một số nội dung cơ bản của Phật giáo Tư tưởng triết lí Phật giáo được tập trung trong một khối lượng kinh điển rất lớn, được tổ chức thành ba bộ kinh lớn gọi là tam tạng gồm: Tạng luật: gồm toàn bộ những giới luật của Phật giáo qui định Tạng kinh: chép lời Phật dạy... biệt, Phật giáo Việt Nam có hệ thống các cơ sở đào tạo lớn và khá chặt chẽ Cấp Trung ương có 04 Học viện Phật giáo đặt tại Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, đào tạo cử nhân Phật học; liên kết với các trường đại học đào tạo cử nhân triết học và tôn giáo học Học viện Phật giáo tại thành phồ Cần Thơ được thành lập tháng 12/2006 chuyên đào tạo tăng sinh Phật giáo Nam tông Khmer Bên cạnh đó, Giáo. .. bá vào nước ta, Phật giáo đã có sự tiếp biến với tín ngưỡng cổ truyền của người Việt Ngay từ buổi đầu du nhập, Phật giáo nhanh chóng bị bản địa hóa và trở thành chỗ dựa tinh thần để người Việt chống lại sự xâm lăng và đồng hóa về văn hóa của các thế lực ngoại bang Dòng Phật giáo dân gian là sản phẩm của sự kết hợp giữa Phật giáo với phong tục, tập quán và tâm thức của người Việt Người Việt đã gửi gắm . biện chứng trong triết học Phật giáo. Làm rõ ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam. Làm rõ những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Phật giáo đến. phái trong mọi giai đoạn phát triển của Phật giáo, kể cả yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo Việt Nam, cũng không đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo trong. sống tư duy của người Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu làm sáng tỏ có tính hệ thống về ảnh hưởng của yếu tố biện chứng trong triết học Phật giáo đến tư duy của người Việt Nam thì cho đến nay

Ngày đăng: 11/05/2015, 21:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.2.1. Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo

  • Thể hiện tập trung ở nội dung của 3 phạm trù: vô ngã, vô thường và duyên. 

  •     1.1.2.2. Quan điểm về nhân sinh quan của Phật giáo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan