Thực trạng áp dụng quy trình tiến hành một cuộc thanhtra Tư pháp tạ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập thực tế tại sở tư pháp tỉnh long an (Trang 50)

Qua một thời gian áp dụng theo quy trình được quy định tại Thông tư 02/2010/TT-TTCP, hoạt động thanh tra Tư pháp trở nên dễ dàng hơn, thống nhất không còn cảnh mỗi nơi mỗi kiểu, mỗi cuộc mỗi khác. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó bản thân quy trình sau một thời gian áp dụng đã xuất hiện một số bất cập, Thanh tra Sở Tư pháp Long An nhận thấy các bất cập, vướng mắt này chủ yếu ở một số bước của giai đoạn tiến hành thanh tra, và một số ít ở giai đoạn chuẩn bị và kết thúc thanh tra. Chính vì thế đề tài này sẽ tập trung vào nghiên cứu một số thuận lợi khó khăn ở giai đoạn tiến hành thanh tra.

3.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị thanh tra

Trước khi tiến hành thanh tra phải tiến hành khảo sát nắm tình hình đều này giúp Thanh tra Sở có thể biết được khái quát chung về mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra. Qua đó có thể nhận định được những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện

Qua việc xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra giúp Đoàn thanh tra dự trù được mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra.

Qua việc phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra giúp từng thành viên trong Đoàn thanh tra có thể nắm bắt chức năng nhiệm vụ của mình, phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra, sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên trong đoàn.

Qua việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo giúp đối tượng thanh tra biết được mình cần báo cáo những gì, tập trung vào những vấn đề mà Thanh tra cần biết. Đồng thời qua báo cáo của đối tượng thanh tra, Thanh tra Sở thuận lợi hơn trong việc sửa đổi xây dựng dự thảo tiến hành thanh tra. Tuy nhiên, qua đề cương này đối tượng thanh tra cũng biết được cơ quan mình bị thanh tra ở lĩnh vực nào từ đó sẽ có phương án đối phó với Đoàn thanh tra.

Bằng việc thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra, đã thể hiện tính minh bạch, công khai của thanh tra, tạo ra sự công bằng trong quản lý nhà nước

3.2.3.2. Giai đoạn tiến hành thanh tra

Một số thuận lợi

Việc quy định công bố quyết định thanh tra trong vòng 15 ngày đã đảm bảo lợi ích cũng như quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra và đồng thời giúp cho đoàn thanh tra thực thi đúng quy trình thanh tra, đăc biệt là với cuộc thanh tra ở xa việc quy định thời gian công bố này sẽ giúp cho đoàn thanh tra thực hiện đúng trình

Việc kiểm tra và xác minh lại những thông tin mà cơ quan thanh tra đã thu thập được trong quá trình thanh tra, để biết được những thông tin đó có phải là những thông tin cần thiết và phù hợp với nội dung thanh tra hay không.

Việc báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra giúp cho Trưởng đoàn thanh tra cững như người ra quyết định thanh tra không mắc phải những thiếu sót trong quá trình viết báo cáo kết quả thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra và kết luận thanh tra của người ra quyết định thanh tra.

Báo cáo của từng thành viên sẽ đảm bảo đầy đủ kết quả hoạt động nghiệp vụ của từng người. Báo cáo thể hiện được khả năng tổng hợp, đánh giá của từng thành viên trong Đoàn. Báo cáo của từng thành viên là căn cứ cho trưởng đoàn viết kết luận thanh tra.

Một số bất cập, vướng mắt

- Ở bước 1: Công bố quyết định thanh tra

Với thời hạn công bố quyết định trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra là thời gian quá dài nếu thực thi đúng sẽ tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra chuẩn bị mọi mặt như: hồ sơ, giấy tờ, chứng từ, hóa đơn,…giả tạo thay thế hay làm mới lại để đối phó công tác thanh tra.

Có một số vụ việc thanh tra đáng lẽ chỉ cần một thời gian ngắn là hoàn thành xong việc thanh tra nhưng Đoàn thanh tra lại không linh hoạt xử lý chỉ áp dụng một cách máy móc theo quy định của luật gây lãng phí thời gian và rườm rà về thủ tục.

- Ở bước 3: Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu

Đối tượng thanh tra không hợp tác trong quá trình thu thập thông tin, tài liệu. Một số thông tin, tài liệu do đã quá lâu nên rất khó khăn để xác định được nguồn gốc của nó.

Một số thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước nơi đối tượng thanh tra sinh sống và làm việc vì thế gây cản trở cho thanh tra Sở trong quá trình kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu.

Có nhiều thông tin, tài liệu mà cơ quan thanh tra thu thập được không còn nguyên vẹn như thuộc tính ban đầu của nó cho nên cần phải truy ra nguồn gốc của

Thẩm quyền của thành viên trong Đoàn thanh tra còn nhiều hạn chế, điều này cũng gây khó khăn cho công tác kiểm tra cũng như xác minh thông tin tài liệu.

- Ở bước 4: Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Việc báo cáo như vậy sẽ tạo tâm lý lo lắng cho các thành viên Đoàn thanh tra cũng như Trưởng đoàn thanh tra. Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra đôi khi không chính xác, còn mang tính hình thức (theo kế hoạch).

- Ở bước 5: Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra (nếu có). Việc thay đổi và bổ sung kế hoạch sẽ làm cho các thành viên trong đoàn khó nắm bắt kịp thời kế hoạch mới vì đã quen vời kế hoạch cũ.và phải mất thời gian để các thành viên làm quen với kế hoạch mới.

- Ở bước 6: Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; bổ sung thành viên Đoàn thanh tra (nếu có). Việc thay đổi các thành viên hoặc trưởng đoàn như vậy sẽ rất ảnh hưởng đến tiến độ của cuộc thanh tra. Trưởng đoàn và các thành vien mới sẽ phải mất thời gian làm quen với sự việc và đoàn.

- Ở bước 7: Gia hạn thời gian thanh tra (nếu có). Tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra có thời gian che giấu hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh hưởng tới công việc cũng như tâm lý của đối tượng thanh tra. Gia hạn thời gian thanh tra một mặt tạo tâm lý an tâm cho Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, mặt khác tạo tâm lý ỷ lại, không cố gắng hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn quy định.

- Ở bước 8: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra. Chất lượng báo cáo của từng thành viên còn chưa cụ thể, rõ ràng và thiếu tính thuyết phục. Đôi lúc kết cấu trình bày không logic chặt chẽ, còn quá dài dòng, rườm rà. Các thành viên còn thiếu khả năng phân tích, tổng hợp, chưa nghiên cứu, cập nhật kịp thời những văn bản pháp luật. Vì vậy báo cáo nhiệm vụ còn sơ sài có trường hợp còn nể nang thiên vị và nhận định đánh giá sai lệch hoặc chưa làm rõ được bản chất của vấn đề. Do năng lực và trình độ của các thành viên khác nhau nên chất lượng báo cáo cũng khác nhau gây khó khăn cho trưởng đoàn thanh tra trong quá trình viết kết luận thanh tra.

3.2.3.3. Giai đoạn kết thúc thanh tra

Trong quá trình xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để đảm bảo cho việc kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác, khách quan.

Qua nghiên cứu xem xét các nội dung báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên môn giúp việc phát hiện ra những việc cần phải làm rõ hoặc cần phải bổ sung thêm nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra hoặc kiến nghị tiến hành thanh tra bổ sung để làm rõ những vấn đề đó.

Qua việc xây dựng dự thảo kết luận thanh tra và gửi dự thảo cho đối tượng thanh tra đã đảm bảo được tính minh bạch, khách quan của kết quả thanh tra. Giúp đối tượng thanh tra biết được đã sai phạm ở đâu, từ đó có văn bản giải trình, hoặc phản biện lại kết quả thanh tra.

Qua việc tổng kết hoạt động giúp Đoàn thanh tra đánh giá được kết quả thanh có đạt được như mục đích, yêu cầu đề ra không từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đưa ra những những kiến nghị, đề xuất cho các hoạt động thanh tra sau này. Đồng thời, đó là cơ sở để đưa ra các quyết định khen thưởng cho các thành viên trong đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cũng như kỹ luật đối với các thành viên vi phạm điều cấm trong hoạt động thanh tra hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, Thanh tra Sở còn gặp khó khăn về mặt nhân sự, theo biên chế thì Thanh tra sở có bốn nhân sự gồm một Chánh thanh tra, một Phó chánh thanh tra, và hai thanh tra viên, nhưng hiện nay phòng chỉ có 2 nhân sự là Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra không có thanh tra viên. Điều này gây khó khăn trong quá trình thanh thanh tra vì mỗi lần muốn tiến hành một cuộc thanh tra phòng phải mượn các chuyên viên khác từ các phòng ban trong Sở như Bổ trợ tư pháp, Theo dõi thi hành pháp luật…, vì phải dựa vào thời gian rãnh của các chuyên viên này nên việc thanh tra thường bị động, làm ảnh hưởng đến kế hoạch và hoạt động thanh tra.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập thực tế tại sở tư pháp tỉnh long an (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)