3.1.2.1. Mang tính quyền lực nhà nước:
lý. Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra gắn bó chặt chẽ với tính quyền uy là một đặc tính quan trọng của quản lý nhà nước. Tính quyền lực nhà nước trong hoạt động thanh tra được thể hiện ở những mặc sau đây3:
- Ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng bị thanh tra về những vấn đề đã bị thanh tra phát hiện và xử lý.
- Yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra, yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm pháp luật.
- Trong những trường hợp cần thiết, trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Ngoài ra, tính quyền lực nhà nước của thanh tra còn được cụ thể hóa ở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức thanh tra, phương thức tiến hành thanh tra, xử lý kết quả thanh tra, trong mối quan hệ giữa cơ quan thanh tra với đối tượng thanh tra cũng như tổ chức phối hợp giữa các tổ chức thanh tra nhà nước theo cấp hành chính và theo ngành, lĩnh vực, như vậy mới phát huy hiệu quả của thanh tra.
3.1.2.2. Tính khách quan:
Bản chất của thanh tra là xem xét, đánh giá một cách khách quan việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của cơ quan, tổ chức và cá nhân nhằm đưa ra kết luận đúng, sai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý vi phạm góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì thế, hoạt động thanh ta phải mang tính khách quan.
Tính khách quan của hoạt động thanh tra được biểu hiện ở chỗ mọi hoạt động thanh tra điều dựa trên cơ sở pháp luật và tuân theo pháp luật. Mọi hoạt động thanh tra điều phải dựa trên cơ sở pháp luật, bởi nếu hoạt động thanh tra mà không dựa trên cơ sở pháp luật thì nó sẽ mất đi tính công minh, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước.
3.1.2.3. Tính độc lập tương đối:
Tính độc lập tương đối là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra. Khác với hoạt động kiểm tra thường do bản thân của các cơ quan quản lý nhà nước tự tiến hành, hoạt động thanh tra thường được tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách. Vì vậy, khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình ngoài việc đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, hoạt động thanh tra còn có tính độc lập tương đối trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Điều này được thể hiện ở chỗ, các tổ chức thanh tra được phép tự mình tổ chức các cuộc thanh tra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội theo thẩm quyền đã được pháp luật quy định. Trên cơ sở kết quả thanh tra, ra các kết luận, kiến nghị, xử lý theo các quy định của pháp luật về thanh tra, chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra của mình.
Tính độc lập của thanh tra chỉ là tương đối bởi vì, hoạt động thanh tra ngoài việc căn cứ vào pháp luật, chính sách hiện hành còn xuất phát từ thực tế cuộc sống, trong từng hoàn cảnh khách quan, tình tình lịch sử cụ thể.
3.1.2.4. Thanh tra luôn gắn với quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nước và thanh tra có điểm chung là nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng quản lý. Hơn nữa, với tư cách là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước. Thanh tra chỉ xuất hiện khi có nhà nước và ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó có thanh tra. Trong mối quan hệ này, quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động thanh tra ( thể hiện ở việc xác định chủ trương, đường lối, quy định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra, sử dụng các kết quả, thông tin từ các cơ quan thanh tra). Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu, chức năng của quản lý thì thanh tra chỉ là phương tiện, công cụ để quản lý nhà nước.
Ngoài ra với tư cách là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra bị ràng buộc, quản lý nhưng đồng thời lại tác động trở lại, góp phần điều chỉnh các cách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý. Nhờ có thanh tra mà mục đích của quản lý được đảm bảo.