Đặc điểm của quy trình thanhtra

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập thực tế tại sở tư pháp tỉnh long an (Trang 43)

Quy trình thanh tra là những quy định chi tiết hướng dẫn thi hành pháp luật về thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra. Quy trình thanh tra được ban hành nhằm chi tiết hóa các quy định pháp luật về thanh tra, thông qua quy trình thanh tra các quy định pháp luật được thể hiện bằng các bước, với những trình tự, thủ tục nhất định mô tả công việc rõ ràng cho quy trình thực hiện công tác thanh tra.

Quy trình thanh tra là thước đo chuẩn mực cho quá trình tiến hành thanh tra, theo Thông tư 02/2010-TT-TTCP thì để tiến hành một cuộc thanh tra cần phải đảm bảo thực hiện theo 03 bước, đó là: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Đây là quy định, thước đo đảm bảo cho việc thực hiện cuộc thanh tra theo đúng quy định pháp luật.

Quy trình thanh tra là công cụ của quản lí, quy định cụ thể các bước, trình tự, thời gian thực hiện các công đoạn trong quá trình thanh tra, do đó sẽ giúp cho trưởng

đoàn, người ra quyết định thanh tra và thủ trưởng cơ quan thanh tra xác định trách nhiệm, trình tự thực hiện một cuộc thanh tra đúng quy định pháp luật.

3.1.9. Những yêu cầu của quy trình thanh tra

Quy trình thanh tra phải tuân thủ theo các quy định pháp luật. Vì hoạt động thanh tra là hoạt động áp dụng pháp luật, lấy pháp luật làm hệ quy chiếu để xem xét đánh giá đối tượng thanh tra, sử dụng pháp luật để làm việc, giải quyết cũng như xử lý kết luận cuối cùng với đối tượng thanh tra, nên quy trình thanh tra phải tuân thủ theo quy định pháp luật, tiến hành ra sao, các giai đoạn thế nào, những việc được làm, không được làm trong từng giai đoạn, quyền và nghĩa vụ của đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, các tổ chức cá nhân liên quan trong suốt cuộc thanh tra.

Hướng dẫn hoạt động thanh tra thống nhất. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn toàn bộ quy trình thanh tra, đảm bảo tính quy chuẩn, thống nhất trong hoạt động một cuộc thanh tra đối với tất cả các cơ quan thanh tra trên toàn quốc, hiện nay Thông tư 02/2010/TT-TTCP được ban hành tạo rất nhiều thuận lợi cho công tác thực hiện thanh tra.

Đảm bảo dễ hiểu, dễ sử dụng cho quá trình triển khai thực hiện. Việc quy định trình tự các bước thanh tra có hợp lý, dễ hiểu thì việc áp dụng mới có chất lượng, mang tính đồng bộ, tránh trường hợp thông tư hướng dẫn một đường, các địa phương làm một nẻo, mỗi nơi làm một kiểu, gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lí chỉ đạo thanh tra cũng như đối với đối tượng thanh tra. Các cơ quan thanh tra cấp trên phụ trách việc hướng dẫn áp dụng quy trình đối với thanh tra cấp dưới, tập huấn quy trình cụ thể, thực tế, thường trực giải đáp thắc mắc cho cấp dưới khi cần thiết. Chủ động phát hiện, kiến nghị bổ sung, sửa đổi quy trình thanh tra sao cho phát huy hiệu quả công tác thanh tra cao nhất.

3.1.10. Các giai đoạn trong quy trình thanh tra

Để có được một cuộc thanh tra đạt hiệu quả, đảm bảo chất lượng cần phải bám sát vào một quy trình thanh tra thống nhất do Thanh tra Chính phủ quy định không

3.1.10.1. Giai đoạn chuẩn bị thanh tra

Đây là giai đoạn đầu tiên của quy trình bao gồm các bước sau: Bước 1: Khảo sát, nắm tình hình để quyết định thanh tra; Bước 2: Ra quyết định thanh tra;

Bước 3: Xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra; Bước 4: Phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra;

Bước 5: Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; Bước 6: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.

3.1.10.2. Giai đoạn tiến hành thanh tra

Bước 1: Công bố quyết định thanh tra;

Bước 2: Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; Bước 3: Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;

Bước 4: Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra;

Bước 5: Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra (nếu có);

Bước 6: Thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra; bổ sung thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);

Bước 7: Gia hạn thời gian thanh tra (nếu có);

Bước 8: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra; Bước 9: Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

3.1.10.3. Giai đoạn kết thúc thanh tra

Bước 1: Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra; Bước 2: Đánh giá chứng cứ ở Đoàn thanh tra; Bước 3: Xem xét báo cáo kết quả thanh tra;

Bước 4: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; Bước 5: Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;

Bước 6: Ký ban hành và công bố kết luận thanh tra; Bước 7: Giao trả hồ sơ, tài liệu;

3.1.10.4. Nhật ký đoàn thanh tra

- Nhật ký đoàn thanh tra không được coi là một bước trong quy trình, tuy nhiên đây là một hoạt động quan trọng nhằm thực hiện tốt công tác thanh tra.

- Nhật ký Đoàn thanh tra là sổ ghi chép những hoạt động của Đoàn thanh tra, những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra trong ngày, từ khi có quyết định thanh tra đến khi bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan có thẩm quyền.

- Hàng ngày, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi chép sổ nhật ký và ký xác nhận về nội dung đã ghi chép. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra giao việc ghi chép sổ nhật ký cho thành viên Đoàn thanh tra, nhưng Trưởng đoàn thanh tra phải có trách nhiệm về việc ghi chép và ký xác nhận nội dung ghi chép đó vào sổ nhật ký Đoàn thanh tra.

- Nội dung nhật ký Đoàn thanh tra cần phản ánh:

Ngày, tháng, năm; các công việc đã tiến hành; tên cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc có liên quan được kiểm tra, xác minh, làm việc;

Ý kiến chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra (nếu có);

Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động thanh tra của Đoàn Thanh tra (nếu có);

Các nội dung khác có liên quan đến hoạt động của ĐTTr (nếu có).

- Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm quản lý sổ nhật ký Đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra. Trường hợp vì lý do khách quan mà sổ nhật ký Đoàn thanh tra bị mất hoặc hư hỏng thì Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo với người ra quyết định thanh tra xem xét, giải quyết.

- Việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra được thực hiện theo mẫu do Tổng thanh tra quy định và phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, rõ ràng và phản ánh đầy đủ công việc diễn ra trong quá trình thanh tra. Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được lưu trong hồ sơ cuộc thanh tra.

3.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY TRÌNH TIẾN HÀNH MỘT CUỘC THANH TRA TƯ PHÁP TẠI SỞ TƯ PHÁP LONG AN CUỘC THANH TRA TƯ PHÁP TẠI SỞ TƯ PHÁP LONG AN

3.2.1. Lưu đồ quy trình về hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra

chuyên nghành tại Sở tư pháp Long An

Quy trình thanh tra Tư pháp tại Sở Tư pháp Long An cũng phải tuân thủ theo các giai đoạn tại Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02 tháng 3 năm 2010 về việc quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra. Dựa theo thông tư này và các văn bản Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn khác, Sở Tư pháp xây dựng lưu đồ quy trình về hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên nghành riêng cho mình:

- Mục đích của việc xây dựng lưu đồ

Tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra Tư pháp. Giúp cho công tác lãnh đạo điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cáo hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Phạm vi áp dụng

Thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Tư pháp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao.

Thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật gồm: kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật;; công chứng, chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; luật sư; tư vấn pháp luật; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; trợ giúp pháp lý và công tác tư pháp khác.

Trách nhiệm Nội dung thực hiện Thời hạn

Giám đốc; Chánh thanh tra

Tr. đoàn và Thành viên Đoàn thanh tra

Trưởng Đoàn Thanh Tra Trưởng Đoàn thanh tra Giám đốc; Chánh Thanh tra Giám đốc; Chánh Thanh tra Giám đốc 15 ngày 30 ngày. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày 15 ngày 15 ngày 10 ngày 15 ngày Kết luận của người

ra quyết định thanh tra

Xử lý kết luận thanh tra Kết luận của người ra quyết

định thanh tra

Thông báo kết thúc thanh tra tại nơi thanh tra.

Báo cáo kết quả thanh tra Công bố quyết định thanh tra và tiến

hành thanh tra.

Công khai kết luận thanh tra Ra quyết định

thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

- Chi tiết quy trình

Bước Nội dung thực hiện Trách nhiệm/Biểu mẩu

1 Phê duyệt kế hoạch thanh tra Giám đốc

2

Ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra theo kế hoạch đã phê duyệt. Hoặc ra quyết định thanh tra đột xuất. Ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra theo kế hoạch đã phê duyệt.

Giám đốc

Chánh Thanh tra

3 Công bố Quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra

Trưởng đoàn và thành viên Đoàn thanh tra 4 Thông báo kết thúc thanh tra tại nơi thanh

tra

Trưởng đoàn thanh tra

5 Báo cáo kết quả thanh tra Trưởng Đoàn thanh tra

6 Kết luận của người ra quyết định thanh tra; công khai kết luận thanh tra

Giám đốc; Chánh Thanh tra

7 Xử lý kết luận thanh tra Giám đốc

8 Lưu hồ sơ thanh tra Thanh tra viên

3.2.2. Báo cáo công tác thanh tra từ năm 2011 đến tháng 6/2014

Theo thống kê của Thanh tra Sở thì trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014, Thanh tra Sở đã tiến hành được 19 cuộc thanh tra theo kế hoạch, đột xuất và 30 cuộc kiểm tra phối cùng các phòng ban trong Sở như Phòng theo dõi thi hành pháp luật, Phòng bổ trợ Tư pháp, Phòng phổ biến và tuyên truyền pháp luật… Qua đó đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính 5 trường hợp:

- Năm 2011, đã tiến hành 5 cuộc thanh tra và 7 phối hợp kiểm tra. Trong đó 3 theo kế hoạch và 2 đột xuất, xử lý vi phạm hành chính 2 trường hợp ở lĩnh vực hành ghề luật sư.

- Năm 2012, đã tiến hành 4 cuộc thanh tra và 9 phối hợp kiểm tra. Trong đó 4 theo kế hoạch và không có thanh tra đột xuất, không có vi phạm

- Năm 2013, đã tiến hành 7 cuộc thanh tra và 11 phối hợp kiểm tra. Trong đó 5 theo kế hoạch và 2 đột xuất, xử lý vi phạm hành chính 3 trường hợp ở lĩnh vực hành nghề luật sư.

- Tính đến tháng 6/2014, đã tiến hành 3 cuộc thanh tra và 3 phối hợp kiểm tra. Trong đó 2 theo kế hoạch và 1 đột xuất, không phát hiện vi phạm.

Trong giai đoạn từ 2011 đến 6/2014 hoạt động thanh tra tại Sở luôn đạt được kết quả đề ra theo kế hoạch thanh tra hằng năm. Số lượng cũng chất lượng các cuộc thanh tra không ngừng nâng cao, năm sau nhiều hơn năm trước nhằm thanh tra toàn diện, sâu sắc hơn. Về trình độ thanh tra viên cũng không ngừng được nâng cao, cuộc thanh tra chuyên ngành nào thì có chuyên viên chuyên ngành đó theo. Tuy nhiên, các cuộc Thanh tra cũng gặp nhiều khó khăn như về nguồn nhân lực, sự trốn tránh, không phối hợp của đối tượng thanh tra, nhiều trường hợp thanh tra phải yêu cầu giám định để đưa ra kết quả, nguồn kinh phí thì hạn hẹp.

3.2.3. Thực trạng áp dụng quy trình tiến hành một cuộc thanh tra Tư pháp tại Sở Tư pháp long An tại Sở Tư pháp long An

Qua một thời gian áp dụng theo quy trình được quy định tại Thông tư 02/2010/TT-TTCP, hoạt động thanh tra Tư pháp trở nên dễ dàng hơn, thống nhất không còn cảnh mỗi nơi mỗi kiểu, mỗi cuộc mỗi khác. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó bản thân quy trình sau một thời gian áp dụng đã xuất hiện một số bất cập, Thanh tra Sở Tư pháp Long An nhận thấy các bất cập, vướng mắt này chủ yếu ở một số bước của giai đoạn tiến hành thanh tra, và một số ít ở giai đoạn chuẩn bị và kết thúc thanh tra. Chính vì thế đề tài này sẽ tập trung vào nghiên cứu một số thuận lợi khó khăn ở giai đoạn tiến hành thanh tra.

3.2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị thanh tra

Trước khi tiến hành thanh tra phải tiến hành khảo sát nắm tình hình đều này giúp Thanh tra Sở có thể biết được khái quát chung về mô hình tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra. Qua đó có thể nhận định được những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm, đề xuất những nội dung cần thanh tra và cách thức tổ chức thực hiện

Qua việc xây dựng dự thảo kế hoạch tiến hành thanh tra giúp Đoàn thanh tra dự trù được mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, thời hạn thanh tra, phương pháp tiến hành thanh tra, tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, việc sử dụng phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất cần thiết khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra.

Qua việc phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra giúp từng thành viên trong Đoàn thanh tra có thể nắm bắt chức năng nhiệm vụ của mình, phương pháp, cách thức tổ chức tiến hành thanh tra, sự phối hợp giữa các tổ, nhóm, các thành viên trong đoàn.

Qua việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo giúp đối tượng thanh tra biết được mình cần báo cáo những gì, tập trung vào những vấn đề mà Thanh tra cần biết. Đồng thời qua báo cáo của đối tượng thanh tra, Thanh tra Sở thuận lợi hơn trong việc sửa đổi xây dựng dự thảo tiến hành thanh tra. Tuy nhiên, qua đề cương này đối tượng thanh tra cũng biết được cơ quan mình bị thanh tra ở lĩnh vực nào từ đó sẽ có phương án đối phó với Đoàn thanh tra.

Bằng việc thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra, đã thể hiện tính minh bạch, công khai của thanh tra, tạo ra sự công bằng trong quản lý nhà nước

3.2.3.2. Giai đoạn tiến hành thanh tra

Một số thuận lợi

Việc quy định công bố quyết định thanh tra trong vòng 15 ngày đã đảm bảo lợi ích cũng như quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra và đồng thời giúp cho đoàn thanh tra thực thi đúng quy trình thanh tra, đăc biệt là với cuộc thanh tra ở xa việc quy định thời gian công bố này sẽ giúp cho đoàn thanh tra thực hiện đúng trình

Việc kiểm tra và xác minh lại những thông tin mà cơ quan thanh tra đã thu thập được trong quá trình thanh tra, để biết được những thông tin đó có phải là những thông tin cần thiết và phù hợp với nội dung thanh tra hay không.

Việc báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra giúp cho Trưởng đoàn thanh tra cững như người ra quyết định thanh tra không mắc phải những thiếu sót trong quá trình viết báo cáo kết quả thanh tra của Trưởng đoàn thanh tra và kết luận thanh tra của người ra quyết định thanh tra.

Báo cáo của từng thành viên sẽ đảm bảo đầy đủ kết quả hoạt động nghiệp vụ của từng người. Báo cáo thể hiện được khả năng tổng hợp, đánh giá của từng thành viên trong Đoàn. Báo cáo của từng thành viên là căn cứ cho trưởng đoàn viết kết luận thanh tra.

Một số bất cập, vướng mắt

- Ở bước 1: Công bố quyết định thanh tra

Với thời hạn công bố quyết định trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra là thời gian quá dài nếu thực thi đúng sẽ tạo điều kiện cho đối tượng thanh

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập thực tế tại sở tư pháp tỉnh long an (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)