Một số kiến nghị khác về công tác thanhtra nói chung và các bước

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập thực tế tại sở tư pháp tỉnh long an (Trang 57)

Tăng cường nhân sự cho Thanh tra Sở thêm 2 thanh tra viên.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn vận động của xã hội, kịp thời sửa đổi những nội dung không còn phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong thanh tra.

Giám đốc Sở tổ chức trong việc tạo điều kiện cho hoạt động thanh tra, không can thiệp vào hoạt động thanh tra, tôn trọng tính khách quan và độc lập trong hoạt động.

Áp dụng tin học vào trong quá trình quản lý cũng như tiến hành thanh tra nhằm đem lại hiêu quả cao cho hoạt động này phù hợp với xu thế phát triển kinh tế đất nước.

Đưa ra những chủ chương phù hợp nhằm khuyến khích người dân tham gia tích cực vào hoạt động thanh tra thông qua hoạt động khiếu nại tố cáo.

Xây dựng nên một quy trình thống nhất nhằm thực hiện các kỹ năng trong hoạt động thanh tra góp phần nâng cao hiểu quả thanh tra.

Tiếp thu các thành tựu cũng như mô hình thanh tra các tỉnh bạn một cách trọn lọc phù hợp với tình hình thực tiễn tỉnh nhà. Từng bước phát triển ngành thanh tra tư pháp theo hướng hiện đại.

Minh bạch hóa trong hoạt động thanh tra nhằm hạn chế những tiêu cực trong hoạt động này, làm trong sạch và vững mạnh bộ máy quản lý nhà nước nói chung và thanh tra nói riêng đạt hiểu quả cao nhất.

Cần có chế tài mạnh hơn trong giám soát hoạt động đoàn thanh tra nói chung và từng thành viên trong đoàn thanh tra nói riêng.

KẾT LUẬN

Trải qua quá trình thực tập thực tế tại Thanh tra Sở đã giúp sinh viên hệ thống hóa lại kiến thức đã học, trang bị thêm các kiến thức mới chưa được học, đồng thời được biết được cách áp dụng kiến thức pháp luật được trang bị vào thực tiễn cuộc sống. Tuy có hơi ngỡ ngàng nhưng nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cơ quan đã giúp hoàn thành tốt công việc của mình.

Thanh tra tư pháp có vai trò quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương. Có một quy trình thanh tra hoàn thiện sẽ giúp hoạt động tốt hơn, nhưng trong quá trình thực tập, qua quan sát, nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm, cũng như làm các công việc được giao về hoạt động thanh tra tại Thanh tra Sở, nhận thấy có một số bất cập khi áp dụng quy trình thanh tra vào công tác thanh tra. Qua đề tài nghiên cứu này sinh viên đã tìm hiểu được một số khái niệm cơ bản về thanh tra, quy trình thanh tra, những đặc điểm vai trò của thanh tra, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về thanh tra Tư pháp, cũng như các nguyên tắc, đặc điểm của quy trình thanh tra và các giai đoạn trong quy trình thanh tra. Từ việc nghiên cứu báo cáo công tác thanh tra của Thanh tra Sở từ năm 2011 đến tháng 6/2014, cũng như thực trạng áp dụng quy trình thanh tra được quy định tại TT02/2010, bên cạnh những thuận lợi đã phát hiện ra những bất cập ở cả ba giai đoạn nhưng chủ yếu vẫn ở giai đoạn tiến hành thanh tra. Về thời hạn công bố quyết định quá dài, việc gia hạn thời gian thanh tra tạo điều kiện cho đối tượng thanh tra có thời gian che giấu hành vi vi phạm pháp luật, trình độ của thanh tra viên còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc viết báo cáo. Bằng việc tìm hiểu các nguyên nhân của bất cập đó sinh viên đã đưa ra một số kiến nghị về việc cần quy định thời công bố quyết định thanh theo từng lĩnh vực, đối tượng thanh tra gần hay xa cơ quan thanh tra. Nâng cao trình độ cho thanh tra viên, tăng cường nhân sự cho Thanh tra Sở, cũng như cần áp dụng tin học vào trong quá trình quản lý tiến hành thanh tra.

một cuộc thanh tra phải trải qua ba giai đoạn: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Cả ba giai đoạn đều quan trọng, tuy nhiên xét về thời gian cũng như quy mô thì chúng ta thấy giai đoạn tiến hành thanh tra có ý nghĩa rất to lớn quyết định thành công cho một cuộc thanh tra của Sở.

Tuy nhiên, qua quá tình tìm hiểu và phân tích giai đoạn này cho thấy thực tế vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập. Vì vậy, trong tương lai Sở cần xây dựng lại quy trình này dựa theo TT 02/2010 cho hoàn thiện hơn, cũng như kiến nghị lên Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ những bất cập để các cơ quan này kịp thời ban hành các văn bản pháp luật nhằm hoàn thiện hơn về quy trình thanh tra theo Luật thanh tra 2010. Vì nếu có quy trình tốt hoàn thiện mới giúp công tác thanh tra được thực hiện tốt góp phần thúc đẩy xã hội phát triển và hạn chế những tiêu cực trong xã hội hiện nay, củng cố và phát huy mạnh mẽ vai trò quản lí nhà nước của ngành Tư pháp tỉnh, góp phần xây dựng thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh tại tỉnh Long An.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các văn bản quy phạm pháp luật

1. Luật Thanh tra năm 2004 (hết hiệu lực); 2. Luật Thanh tra năm 2010;

3. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004, sửa đổi, bổ sung 2009;

4. Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thanh tra năm 2010;

5. Nghị định số 74/2006/NĐ-CP ngày 01/8/2006 của Chính phủ quy định về việc tổ chức và hoạt động của thanh tra Tư pháp;

6. Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;

7. Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 của Chính phủ quy định về việc tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp (thay thế Nghị định số 74/2006/NĐ-CP ngày 01/8/2006);

8. Thông tư 02/2010/TT-TTCP ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra;

9. Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 01/7/2009 của UBND tỉnh Long An quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Long An;

10.Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 08/10/2010 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 01/7/2009 của UBND tỉnh Long An quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp Long An;

11.Quyết định số 196/2009/QĐ-STP ngày 19/8/2009 của Sở Tư pháp Long An quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở;

13.Quy trình không số ngày 15/12/2012 của Sở Tư pháp Long An về hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Sách, báo, tập chí, tài liệu khác

1. Thanh tra Bộ Tư pháp Hoàng Quốc Hùng, Nghiệp vụ Thanh tra Tư pháp và quy trình thực hiện một cuộc thanh tra, Trang thông tin hướng dẫn nghiệp vụ, Bộ Tư pháp năm 2011

(http://moj.gov.vn/huongdannv/Lists/TaiLieuNghiepVu/View_Detail.as

px?ItemId=26, truy cập ngày 20/7/2014);

2. Thanh tra Bộ Tư pháp, Đặc san tuyên truyền pháp luật, Trang thông tin về phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, số 06 năm 2012

(http://moj.gov.vn/pbgdpl/AnPham/Lists/TapSan/View_Detail.aspx?Ite

mID=68, truy cập ngày 18/7/2014);

3. Thanh tra viên cao cấp Hoàng Đức Long, Tập tài liệu môn học Quy trình và nghiệp vụ Thanh tra - Học viện Hành chính, năm 2011;

4. Báo cáo hoạt động thanh tra của Sở Tư pháp Long An năm 2011; 5. Báo cáo hoạt động thanh tra của Sở Tư pháp Long An năm 2012; 6. Báo cáo hoạt động thanh tra của Sở Tư pháp Long An năm 2013;

7. Báo cáo hoạt động thanh tra của Sở Tư pháp Long An 6 tháng đầu 2014

Các trang thông tin điện tử

1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ: http://chinhphu.vn/ ; 2. Thanh tra Chính phủ: http://thanhtra.gov.vn/ ;

3. Bộ Tư pháp: http://moj.gov.vn/ ;

4. Sở Tư pháp Long An: http://stp.longan.gov.vn/ ;

5. Thanh tra Tp. Hồ Chí Minh: http://thanhtra.hochiminhcity.gov.vn/ ; 6. Tạp chí Thanh tra: http://thanhtra.com.vn/ ;

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập thực tế tại sở tư pháp tỉnh long an (Trang 57)