Khái quát về thanhtra Tư pháp

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập thực tế tại sở tư pháp tỉnh long an (Trang 37)

3.1.6.1. Khái niệm

Thanh tra Tư pháp là tổ chức thanh tra thuộc ngành Tư pháp; ở Trung ương có Thanh tra Bộ Tư pháp (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ); ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Sở Tư pháp (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở); thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tư pháp trong phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp theo quy định của pháp luật Tổ chức Thanh tra Tư pháp6.

3.1.6.2. Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức thanh tra Tư pháp

- Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức thanh tra Bộ Tư pháp7

Thanh tra Bộ Tư pháp là cơ quan của Bộ Tư pháp, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

6 Điều 1 của Nghị định số 74/2006/NĐ-CP ngày 01/8/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp

Thanh tra Bộ Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.

Thanh tra Bộ Tư pháp có con dấu, tài khoản riêng.

Thanh tra Bộ Tư pháp có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Thanh tra Bộ Tư pháp chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của TTCP.

- Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức thanh tra Sở Tư pháp8

Thanh tra Sở Tư pháp là cơ quan của Sở Tư pháp, giúp Giám đốc Sở Tư pháp tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Sở Tư pháp có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra Sở Tư pháp do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp.

Thanh tra Sở Tư pháp có con dấu và tài khoản riêng.

Thanh tra Sở Tư pháp chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở Tư pháp; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Tư pháp của Thanh tra Bộ Tư pháp.

3.1.6.3. Mục đích hoạt động của Thanh tra Tư pháp

Mục đích thanh tra được khẳng định tại Điều 3 Luật thanh tra: “Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan

nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân".

Hoạt động Thanh tra Tư pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sở hở, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền khác đưa ra các biện pháp khắc phục, góp phần đảm bảo cho hoạt động Tư pháp được công bằng, công khai, đúng pháp luật, có hiệu quả, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

3.1.6.4. Phạm vi hoạt động của Thanh tra Tư pháp

Thanh tra Tư pháp gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Tư pháp

- Hoạt động thanh tra hành chính

Thanh tra Bộ: đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao. Thanh tra Sở: đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Tư pháp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao.

- Hoạt động thanh tra chuyên ngành

Thanh tra Bộ: đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật, bao gồm: kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng, chứng thực; hộ tịch; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; giám định tư pháp; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; trợ giúp pháp lý; đăng ký giao dịch bảo đảm; hợp tác với nước ngoài về pháp luật và công tác tư pháp khác.

Thanh tra Sở: đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật gồm: kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; công chứng, chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; nuôi con nuôi

3.1.6.5. Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra tư pháp

Nguyên tắc thanh tra là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình hoạt động của các cơ quan thanh tra, nhất là trong quá trình tiến hành các cuộc thanh tra. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 5, Luật thanh tra 2010 như sau: “Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra".

Điều 3 của Nghị định 74/2006/NĐ-CP cũng quy định nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Ta pháp: “Hoạt động Thanh tra Tư pháp phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Khi tiến hành thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan Thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên Đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.”

Tuy nhiên, Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 về việc tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Tư pháp có hiệu lực thi hành từ ngày 20/7/2014 (thay thế Nghị định 74/2006/NĐ-CP ngày 01/8/2006 của Chính phủ), lại không quy định lại nguyên tắc hoạt động của Thanh tra Ta pháp, nhưng có thể hiểu Thanh tra Tư pháp hoạt động theo nguyên tắc được quy định tại Điều 5, Luật thanh tra 2010.

3.1.6.6. Thời hạn thanh tra của Đoàn thanh tra Tư pháp

- Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau: Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày;

Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra sở, Chi cục thuộc Sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.

- Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra chuyên ngành quyết định.9

3.1.6.7. Nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra Sở Tư pháp

- Thanh tra Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra 201010:

1. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở Tư pháp thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý, kiến nghị về tố cáo của Giám đốc Sở Tư pháp;

3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Tư pháp;

4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

- Thẩm quyền xây dựng kế hoạch thanh tra ở Sở Tư pháp: Thanh tra Sở Tư pháp lập kế hoạch thanh tra, trình Giám đốc Sở Tư pháp chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm. Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm11.

- Thẩm quyền ra quyết định thanh tra tư pháp ở Sở Tư pháp

Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra theo kế hoạch. Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp phân công thanh tra viên tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.12

9 Điều 16 của Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành

10 Điều 9 của Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp

11 Khoản 2, Điều 39 của Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp

Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập đoàn thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng khi được giao hoặc theo yêu cầu Giám đốc Sở Tư pháp. Quyết định thanh tra đột xuất được gửi cho Giám đốc Sở Tư pháp để báo cáo.13 Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị thì Giám đốc Sở Tư pháp ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra.14

3.1.6.8. Các loại hình thanh tra ngành Tư pháp

Theo quy định của Luật thanh tra năm 2010 thì có 03 loại hình thanh tra thanh tra theo chương trình – kế hoạch, thanh tra thường xuyên và thanh tra đột xuất. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào ta cũng xác định cuộc thanh tra dựa trên 03 loại hình trên, mà quan trọng là phải xác định được các vấn đề cần thanh tra, mỗi ngành mỗi lĩnh vực sẽ có những vấn đề khác nhau cần thanh tra.

3.1.6.9. Các lĩnh vực thuộc hoạt động thanh tra ngành Tư pháp15

- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư;

- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tư vấn pháp luật; - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng;

- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản; - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trọng tài thương mại; - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch;

- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nuôi con nuôi; - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực quốc tịch; - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực chứng thực; - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lý lịch tư pháp;

13 Điểm a, Khoản 2, Điều 41 của Nghị định số 54/2014/NĐ-CP ngày 29/5/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp

- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật; - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý;

- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm;

- Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hợp tác với nước ngoài về pháp luật; - Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giám định tư pháp;

- Thanh tra việc thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập thực tế tại sở tư pháp tỉnh long an (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)