Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 45 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
45
Dung lượng
682,5 KB
Nội dung
TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ SỤT GIẢM DOANH SỐ CỦA METRO BUÔN MA THUỘT TRONG NHÓM NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN. PHẦN I: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Với dân số đông và trẻ, mức thu nhập sau thuế tăng trưởng mạnh mẽ, Việt Nam được đánh giá là một thị trường mới nổi đầy tiềm năng đối với mạng lưới bán buôn, bán lẻ và hấp dẫn các doanh nghiệp đa quốc gia so với các nước. Theo CBRE nhận định: Các trung tâm mua sắm cao cấp tọa lạc tại những địa điểm “vàng”, mức phí thuê rẻ đặt trong đối sánh với các quốc gia khác trong khu vực đã mang lại nhiều cơ hội cho những công ty bán buôn, bán lẻ lên kế hoạch mở rộng hoạt động làm ăn tại Việt Nam. Do đó, đã có nhiều doanh nghiệp đa quốc gia đã đầu tư vào thị trường bán buôn tại Việt Nam, trong đó có Metro Cash & Carry (MCC). Đến nay, MCC là nhà tiên phong và gần như vẫn độc tôn trong mô hình siêu thị bán buôn, tuy nhiên thời gian gần đây, tình hình kinh doanh của MCC không khả quan và có xu hướng giảm. Một chuyên gia đang làm việc trong ngành bán lẻ hơn chục năm cũng nhìn nhận, hiện nay toàn bộ hệ thống siêu thị Việt Nam đều có kết hợp cả bán sỉ và lẻ, tuy nhiên, doanh thu 80% vẫn đến từ bán lẻ, chỉ 20% là bán sỉ. Điều này chứng tỏ phân khúc bán lẻ hấp dẫn hơn rất nhiều so với bán sỉ. Mặt khác, tại thị trường Việt Nam, phân khúc bán sỉ đã được chính các đơn vị sản xuất làm rất tốt. Hầu hết các doanh nghiệp lớn của Việt Nam khi tung sản phẩm ra thị trường, họ đã tự xây dựng kênh phân phối riêng. Đồng thời, khi cung ứng sản phẩm họ không chỉ cam kết về chất lượng, mức chiết khấu mà còn chu đáo trong việc vận chuyển và giao hàng tận nơi. Cho nên, việc bán sỉ của Metro dần dần mất tác dụng với các doanh nghiệp, tổ chức. Bên cạnh đó, để phù hợp với thị hiếu cũng như lối mua sắm của người Việt, các đơn vị sản xuất cũng như các đối thủ cạnh tranh với MCC lại biết cách phục vụ, họ đưa ra những ưu đãi thiết thực cho khách hàng như cho khách hàng nợ, giúp vận chuyển tận nơi, tích lũy điểm khi mua hàng, …những điều mà MCC chưa làm được cho khách hàng. Cho nên, việc bán sỉ của Metro dần dần mất tác dụng với các doanh nghiệp, tổ chức và làm doanh thu của Metro giảm dần, trong đó có Metro Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Để khắc phục được những vấn đề nêu trên, MCC cần phải đánh giá được nhu cầu của khách hàng khi mua hàng là gì? Khách hàng cần được cung cấp những dịch vụ nào? Cần cải thiện những vấn đề gì để tăng lượng khách hàng? Để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm doanh thu của MCC, đặc biệt là trong nhóm nhà hàng, quán ăn tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chúng tôi đã chọn đề tài: ‘‘Đánh giá những yếu tố tác động đến sự sụt giảm doanh thu của Metro Buôn Ma Thuột trong nhóm nhà hàng, quán ăn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm ra các yếu tố làm giảm lượng mua hàng của các khách hàng Metro trong nhóm nhà hàng, quán ăn; - Đo lường thái độ của khách hàng đối với Metro Buôn Ma Thuột. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn và cải thiện tình cảm của khách hàng đối với Metro, đồng thời duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các đối tượng khách hàng là các quán ăn, nhà hàng tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk mua và đặt hàng hóa của Metro Buôn Ma Thuột. 1.4. Phạm vi nghiên cứu: 1.4.1. Không gian: Đề tài này được thực hiện nghiên cứu tại Metro Buôn Ma Thuột. 1.4.2. Thời gian: Số liệu sử dụng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu được giới hạn trong thời gian: 02 năm PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Các khái niệm: 2.1.1. Hàng hóa Hàng hóa là toàn bộ các sản phẩm có bán tại Metro Buôn Ma Thuột, bao gồm 21 ngành hàng với hơn 39,000 SKU ( Stock Keeping Unit: đơn vị phân loại hàng hóa). Cụ thể số lượng hàng hóa tại Metro Buôn Ma Thuột như sau: Mã Ngành hàng Tên ngành hàng Số lượng SKUs ( mã hàng hóa) 1 CHĂN RA GỐI NỆM 1,930 2 QUẦN ÁO 2,647 3 DỤNG CỤ VĂN PHÒNG 1,605 4 ĐỒ CHƠI 1,630 5 ĐỒ ĐIỆN TỬ 883 6 ĐỒ ĐIỆN TỬ GIA DỤNG 792 7 SẢN PHẨM TRANG TRÍ NHÀ 1,549 8 SẢN PHẨM CHO GIA ĐÌNH 2,436 10 SẢN PHẨM CHO VĂN PHÒNG 1,674 14 GIẦY VÀ VALI 946 21 SẢN PHẨM ĐÓNG HỘP 600 22 THỰC PHẨM KHÔ 1,845 23 BÁNH KẸO 2,127 24 SẢN PHẨM SỮA VÀ ĐÔNG LẠNH 1,280 25 RƯỢU, BIA, NƯỚC & THUỐC LÁ 1,758 26 HÓA MĨ PHẨM 4,192 27 THỊT 1,338 28 RAU CỦ QUẢ 5,175 29 CÁ 3,696 40 GIỎ QUÀ TẶNG 920 50 BÁNH MÌ 504 TỔNG CỘNG 39,527 2.1.2. Yếu tố hàng hóa Yếu tố hàng hóa bao gồm các yếu tố hay chỉ tiêu đo lường, đánh giá liên quan trực tiếp đến hàng hóa, cụ thể: - Gía cả: Gía của 1 mặt hàng cụ thể tại 1 thời điểm cụ thể. - Chất lượng: chất lượng của hàng hóa theo tiêu chuẩn do luật quy định và quy định riêng của Metro. - Quy cách: quy cách hàng bán do nhà cung cấp Metro quy định hoặc Metro quy định hoặc yêu cầu đặc thù của khách hàng. - OOS ( out of stock): Tỉ lệ hết hàng. Khi xét đến yếu tố hàng hóa, tạm thời chúng tôi bỏ qua các yếu tố có thể tác động đến doanh thu như: dịch vụ khách hàng, dịch vụ giao hàng, chương trình chiết khấu, chương trình tín dụng và quản lý nợ, cạnh tranh của các nhà cung cấp hoặc nhà phân phối địa phương, tính thời vụ… 2.1.3. Doanh thu Doanh thu hay doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu từ các giao dịch mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho các khách hàng của Metro. Các khoản chiết khấu trực tiếp trên hóa đơn sẽ trực tiếp giảm trừ doanh thu ghi nhận. Các khoản chiết khấu gián tiếp sau khi hóa đơn phát hành sẽ được ghi nhận vào khoản giảm trừ doanh thu trong báo cáo thu nhập hàng tháng. 2.1.4. Nhóm Nhà Hàng - Quán Ăn Metro Buôn Ma Thuột đi theo chiến lược chung của Metro Việt Nam và Metro Châu Á, đó là tập trung phục vụ 2 nhu cầu cụ thể sau: - B2B ( Business to business): Nhu cầu mua hàng của các khách hàng chuyên nghiệp. - B2C( Business to consumer): Nhu cầu tiêu dùng cá nhân Metro phân chia khách hàng chuyên nghiệp ( Professional customers) thành 2 nhóm chính: - Nhóm khách hàng trọng điểm ( Core Target Group – CTG): Nhóm khách hàng có nhu cầu phù hợp cao với khả năng Metro cung cấp, mức tiềm năng nhu cầu của các nhóm này là cao trong toàn bộ thị trường Việt Nam. Metro Việt Nam lựa chọn 7 nhóm CTGs là: Nhà Hàng – Quán Ăn, Khách Sạn 2-3-4-5 sao, Canteen, Cửa hàng tạp hóa nhỏ, Cửa hàng tạp hóa vừa, Văn phòng lớn và Nhà Máy. - Nhóm khách hàng không trọng điểm ( Non CTG): Nhóm khách hàng có nhu cầu ít phù hợp hơn so với khả năng Metro cung cấp, số lượng khách hàng ít hoặc tổng nhu cầu tiềm năng nhỏ. Bao gồm 12 nhóm khách hàng khác như : cửa hàng chăm sóc sắc đẹp, quán café phục vụ đồ ăn, café không phục vụ đồ ăn, quán karaoke,văn phòng nhỏ, khách sạn nhỏ… Nhóm Nhà Hàng – Quán Ăn là một trong những nhóm khách hàng trọng điểm của Metro Buôn Ma Thuột, đóng góp khoảng 30%- 40% doanh số của khóm khách hàng trọng điểm và khoảng 10%-15% doanh thu của toàn bộ Metro Buôn Ma Thuột. Đây cũng là nhóm khách hàng mang lại lợi nhuận cao hơn lợi nhuận của toàn Metro Buôn Ma Thuột và có nhu cầu hàng hóa đặc thù. 2.1.4. Các định nghĩa khác Bán buôn: Giao dịch hàng hóa giữa nhà bán lẻ và khách hàng chuyên nghiệp ( khách hàng có đăng kí kinh doanh). Khách hàng có thể mua về để bán lại (Trader) hoặc để chế biến bán lại (HORECA- Hotel,Restaurant,Canteen) hoặc để phục vụ cho nhu cầu doanh nghiệp (SCO – Service, Companies, Offices). Bán lẻ: bán phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân của cá nhân hoặc hộ gia đình. C&C (Cash and Carry): Phương thức bán hàng trong đó khách hàng trả tiền và mang đi, trong đó người chủ hoặc người đại điện của công ty, doanh nghiệp… tự mua hàng tại Metro, trả tiền và tự mang về. C&C là định vị và điểm mạnh của Metro trên thế giới và Việt Nam. Tuy vậy Metro vẫn có dịch vụ vận chuyển dành cho khách hàng chuyên nghiệp với mức phí cụ thể rõ ràng và các chương trình hỗ trợ riêng cho nhóm này. 2.2. Sơ lược về thị trường bán buôn tại Việt Nam 2.2.1. Sơ lược về thị trường bán lẻ Thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng. Hiện nay Việt Nam đang có trên 90 triệu dân, lực lượng dân số trẻ chiếm hơn một nửa. Mức GDP trung bình của nước ta đang xấp xỉ gần 2.000 USD/người. Trong tương lai giá trị này sẽ ngày càng tăng và đó là tiền đề cho sự phát triển của bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là bán lẻ hiện đại. Theo thống kê của Bộ Công Thương, thị phần bán lẻ hiện đại (Modern trade) ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, số cửa hàng tiện lợi hoạt động đúng nghĩa (có thương hiệu và vận hành theo chuỗi) mới chỉ dừng lại ở con số hàng trăm. Phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại này lại chỉ tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành. Khu vực nông thôn, ngoại thành hầu như vắng bóng các hệ thống bán lẻ, chỉ chủ yếu phân phối hàng theo kênh truyền thống ( distribution trade). Chính vì thế, có thể nói thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển. 2.2.2. Sơ lược về phân khúc bán buôn 2.2.2.1. Sơ lược các công ty đang tham gia thị trường. Tại Việt Nam, Metro hoạt động chính trên phân khúc bán buôn ( chiếm 80%-90% tổng doanh thu của Metro tại Việt Nam) thông qua 19 trung tâm bán buôn trên cả nước, các nhà bán lẻ khác như Sai Gon Coop, Big C, Lotte, Aeon hoạt động chính trên phân phúc bán lẻ thông qua các kênh phân phối khác nhu như đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm mua sắm…. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Metro bao gồm: - Nhà phân phối, đại lý: là chuỗi phân phối do các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa ở Việt Nam tự xây dựng, phát triển và quản lí. Ví dụ công ty Unilever Việt Nam có khoảng 160 nhà phân phối trên cả nước, cạnh tranh trực tiếp với các trung tâm Metro tại địa phương. - Nhà cung cấp: Nhà cung cấp của Metro đồng thời là đối thủ trực tiếp của Metro. Ví dụ công ty gốm sứ Minh Long vừa là nhà cung cấp vừa là đối thủ của Metro khi cạnh tranh các đơn hàng gốm sứ vào các khách sạn 5 sao, hay công ty lớn. - Các công ty cung cấp hàng hóa chuyên biệt trên phạm vi cả nước - Các công ty chuyên kinh doanh một ngành hàng tại địa phương. - Chợ: các cửa hàng tại chợ bán sỉ - Nhà bán sỉ - Đại siêu thị, siêu thị ( có tham gia hoạt động bán buôn) 2.2.2.2. Sơ lược về khách hàng chuyên nghiệp và tiềm năng khách hàng Biểu đồ tiềm năng thị trường một năm của toàn bộ các khách hàng chuyên nghiệp tại Việt Nam (*) (*) Tài liệu nội bộ của Metro Việt Nam trong Hội thảo nhà cung cấp năm 2013, dựa vào nghiên cứu của Neison Việt Nam. Trong đó, tổng chi tiêu hàng năm của doanh nghiệp/khách hàng chuyên nghiệp vào khoảng 1,251 ngàn tỉ VND và 7 nhóm khách hàng chiến lược đóng góp khoảng 550 ngàn tỉ một năm. Đây cũng chính là nhu cầu toàn thị trường và đồng thời là tiềm năng kinh doanh của Metro tại Việt Nam. Theo báo cáo của Neison Việt Nam, Metro đóng góp khoảng 2%-3% thị phần của toàn bộ thị trường bán buôn này ( 2013). Các khách hàng thuộc cùng nhóm khách hàng chuyên nghiệp có nhu cầu tương tự nhau, các ứng xử và hành vi tương đồng. Metro đã nghiên cứu trên 2,500 khách hàng thuộc 7 nhóm khách hàng trọng điểm để đưa ra các chiến lược và chương trình cụ thể nhằm phục vụ tối đa nhu cầu tiêu dùng của các nhóm khách hàng. Đây là điểm khách biệt của Metro so với các đối thủ cạnh tranh khác, khi họ chủ yếu tập trung vào sản phẩm và dịch vụ. 2.3. Tình hình hoạt động của Metro 2.3.1. Sơ lược về Metro Việt Nam Metro AG là tập đoàn bán buôn, bán lẻ quốc tế có trụ sở tại Đức. Tập đoàn giữ thị phần lớn nhất ở Đức và là một trong những hãng bán lẻ hoạt động toàn cầu. Theo thông tin trên trang Metro Việt Nam, Metro AG đứng thứ ba ở Âu Châu và thứ tư trên thế giới. Otto Beisheim – tỷ phú, doanh nhân Đức (sinh 1924), sáng lập tập đoàn vào năm 1964. Các công ty thuộc tập đoàn Metro AG: - Metro and Makro Cash and Carry (các cửa hàng của Makro ở Anh và những quốc gia Châu Âu đã chuyển sang tay hãng SHV năm 1998): mang lại gần nửa doanh thu năm 2004, là bộ phận có mặt ở tất cả các quốc gia mà hãng hoạt động. - Real: hệ thống siêu thị với 265 cửa hàng ở Đức và 34 ở một số nước khác năm 2005. - Extra: có hệ thống siêu thị cỡ nhỏ hơn của Real. Tới năm 2005, toàn bộ 443 cửa hàng đều ở Đức. - Media Markt và Saturn: Media Markt là công ty thiết bị điện tử dân dụng có cửa hàng ở Đức và vài nước Châu Âu khác. Saturn là hệ thông bán hàng điện tử giải trí cũng có cửa hàng ở Đức và một số nước Châu Âu. - Geleria Kaufhof: hệ thống cửa hàng bán đồ gia dụng ở Đức và Bỉ. Metro Việt Nam được thành lập năm 2002, với cửa hàng đầu tiên tại An Phú, Hồ Chí Minh. METRO Cash & Carry Việt Nam đã có tất cả 19 trung tâm bán sỉ đang hoạt động trên toàn quốc, với: 03 tại thành phố Hồ Chí Minh, 03 tại Hà Nội, và 01 trung tâm ở các thành phố Biên Hòa, Bình Dương, Vũng Tàu, Cần Thơ, Long Xuyên, Qui Nhơn, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh, Hạ Long, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Rạch Giá và mới nhất là Hà Đông. Ngoài ra, để nâng cao đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đưa đến tay khách hàng, METRO còn có [...]... Nhà hàng Quán Ăn sụt giảm so với cùng kì năm trước, cụ thể như sau: - Bảng doanh thu nhóm Nhà Hàng Quán Ăn của Metro Buôn Ma Thuột Qúy 1/2014 và Qúy 1/2015: Năm 2014 3,71 1 3,61 2 2,44 3 9,76 6 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tổng Qúy 1 % tăng trưởng Năm 2015 3,30 7 3,28 8 2,17 0 8,76 5 -10.9% -9.0% -11.2% -10.3% Với doanh số giảm liên tục, Metro đã tìm hiểu được 15 khách hàng giảm mua hàng tại Metro làm Metro. .. của khách hàng và các mối quan hệ trong đối tượng nghiên cứu Nhóm sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu 3.2.3 Không gian mẫu: Để tìm ra các yếu tố tác động đến sự sụt giảm doanh thu của MCC trong nhóm nhà hàng, quán ăn; Đo lường thái độ của khách hàng đối với MCC Buôn Ma Thuột Nhóm đã thực hiện khảo sát, thăm dò ý kiến của 200 khách hàng của MCC để tiến hành xây dựng mô hình thống kê PHẦN III: PHƯƠNG... nghiên cứu: Để tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm doanh thu của MCC Buôn Ma Thuột trong nhóm nhà hàng, quán ăn nêu trên và đánh giá được nhu cầu của khách hàng khi mua hàng là gì? Khách hàng cần được cung cấp những dịch vụ nào? Cần cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng như thế nào? Và để tìm ra các giải pháp để phát hiện các mối quan hệ giữa các biến số trong vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, chúng... một nhóm - Mô hình thử nghiệm có kiểm chứng - Sự mở rộng các mô hình thử nghiệm 4.3 Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu: Bảng câu hỏi KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG CỦA METRO CASH & CARRY VỀ NHÓM NHÀ HÀNG QUÁN ĂN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT Chào anh chị, tôi đang thực hiện một đánh giá về thị trường nhóm nhà hàng quán ăn tại thành phố Buôn Ma Thuột Bảng câu hỏi dưới đây là một phần rất quan trọng trong bài đánh giá. .. thanh toán tiền liền, không sở hữu dịch vụ vận tải Metro duy trì giá cả cạnh tranh thông qua marketing trực tiếp đến khách hàng, giảm giá tạo ra đòn bẩy để cạnh tranh về giá ( cost leadership allows price leadership) 2.4 Tình hình hoạt động của Metro Buôn Ma Thuột 2.4.1 Doanh Thu Bảng doanh thu của Metro Buôn Ma Thuột trong 6 tháng từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015: Năm 2014 Năm 2015 Tháng 10 Tháng... giá của tôi Rất mong anh chị trả lời những câu hỏi này 1 Nhà hàng, khách sạn: 2 Địa chỉ: 1 Nhà hàng quán ăn của anh chị có đang sử dụng hàng hóa tại Metro không? Đã sử dụng Đang sử dụng Chưa bao giờ 2 Anh chị có sử dụng các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác Metro không? Có Không 3 Đánh giá của anh chị về nhóm ngành hàng thực phẩm, đồ dùng của Metro? Đa dạng Bình thường Không đa dạng Quá ít các nhóm hàng. .. vận chuyển sau khi mua hàng ở Metro Có Không 12.Anh chị thích hình thức khuyến mãi nào của Metro? Khuyến mãi Giảm giá Tặng thêm nhóm hàng, ngành hàng Dịch vụ giao hàng tận nơi 13.Nếu là nhà quản lý của Metro, anh chị sẽ thay đổi điều gì/ chính sách gì để phù hợp với thị trường hiện nay và tăng số lượng khách hàng, doanh số? Vận chuyển hàng hóa Tích lũy điểm mua hàng Chiết khấu hàng hóa Khuyến mãi Cảm... thảo luận nhóm; - Phương pháp nghiên cứu mô tả; - Phương pháp nghiên cứu nhân quả Từ các phương pháp nghiên cứu trên, sau khi thu thập số liệu, nhóm sẽ phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố như chất lượng sản phẩm, giá hàng hóa, dịch vụ, … ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua hàng của khách hàng, những nguyên nhân làm cho khách hàng giảm mua hàng tại MCC làm cho MCC giảm doanh số mạnh trong quý... Nguồn số liệu 3.2.1 Số liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu này được thu thập tại Metro Cash & Carry với sự so sánh số liệu giữa Quý I/2014 với Quý I/2015 về: - Doanh thu; - Lợi nhuận; - Chi phí khác 3.2.2 Số liệu sơ cấp: Được thu thập trực tiếp từ các đối tượng nghiên cứu là các chủ nhà hàng, quán ăn tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để tìm hiểu động cơ, nhu cầu của khách hàng và các mối quan hệ trong. .. này, sự đóng góp này thực sự có ý nghĩa đối với nghiên cứu của tôi và xin được gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến anh chị và người thân! 4.4 Mẫu Số lượng mẫu nghiên cứu: 200 mẫu Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Buôn Ma Thuột Đối tượng nghiên cứu: Nhà hàng – quán ăn PHẦN V: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Phân tích kết quả nghiên cứu: 5.1.1 Thái độ và hành vi của khách hàng: Tần suất mua hàng của Metro: . TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ SỤT GIẢM DOANH SỐ CỦA METRO BUÔN MA THUỘT TRONG NHÓM NHÀ HÀNG, QUÁN ĂN. PHẦN I: GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Với dân số đông và. dẫn đến sự sụt giảm doanh thu của MCC, đặc biệt là trong nhóm nhà hàng, quán ăn tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Chúng tôi đã chọn đề tài: ‘ Đánh giá những yếu tố tác động đến sự sụt. Báo cáo Metro Buôn Ma Thuột Trong đó, doanh số của nhóm Nhà hàng Quán Ăn sụt giảm so với cùng kì năm trước, cụ thể như sau: - Bảng doanh thu nhóm Nhà Hàng Quán Ăn của Metro Buôn Ma Thuột Qúy