Thực tiễn đổimới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo củaĐảng như m
Trang 1MỤC LỤC
Mở đầu 2
Chương I: Lý luận chung về nhà nước và nhà nước xã hội chủ nghĩa 5
1.1 Nguồn gốc, bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước trong lịch sử 5
1.1.1 Nguồn gốc của nhà nước 5
1.1.2 Bản chất của nhà nước 8
1.1.3 Chức năng của nhà nước 9
1.1.4 Các kiểu nhà nước trong lịch sử 12
1.2 Nhà nước xã hội chủ nghĩa – một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử phát triển của nhân loại 15
1.2.1 Tính tất yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa 15
1.2.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 17
1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa 19
Chương II: Thực trạng và giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay 27
2.1 Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay 27
2.1.1 Thành tựu 27
2.1.2 Hạn chế 32
2.2 Một số giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam trong thời gian sắp tới 33
2.2.1 Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp, giám sát tối cao của Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước 33
2.2.2 Cải cách nền hành chính nhà nước 37
2.2.3 Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống bệnh quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước 42
2.2.4 Xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật 48
2.2.5 Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các tổ chức trong bộ máy nhà nước 54
Kết luận 60
Tài liệu tham khảo 63
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình lãnh đạo và xây dựng Nhà nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã xuất phát từ truyền thống dân tộc và đặc điểm Việt Nam, vận dụng sáng tạo học thuyếtMác – Lênin về nhà nước cách mạng Đồng thời, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóacủa nhân loại về nhà nước pháp quyền và kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyềncủa một số nước trên thế giới, từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mang đậm nét dân tộc
và nhân văn, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: Xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Đó chính là sự tiếp tục phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới Ngay từ buổi đầuđược thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhà nước ta đã mang nhữngyếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặtchẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc
Hiến pháp 1992 sửa đổi đã thể chế hóa nghị quyết Đại hội Đảng nhấn mạnh “Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, một đạo luật
cơ bản chính thức ghi nhận Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Nhà nước thực hiện việc quản lí xã hội bằng phápluật, không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Thực tiễn đổimới trong những năm qua đã khẳng định yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo củaĐảng như một xu thế khách quan mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hộitrong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mởrộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủquyền toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Những năm gần đây, Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng, hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Đây cũng là quátrình tạo dựng những nền tảng quan trọng cho sự đồng thuận theo tư tưởng phát triển của
Trang 3thời kỳ mới đã được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra nhằm đạt tới mục tiêu xây dựngthành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đối với sự thành công của công cuộc đổimới đất nước nên tôi chọn đề tài “ Quan điểm Chủ nghĩa Mác –Lênin về nhà nước và xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ởViệt Nam hiện nay”
- Lê Xuân Hựu, “Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, Tạpchí Cộng sản, số 61 (2004)
- Nguyễn Duy Quý, “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 11 (11/2007)
- Trần Thành, “Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Namhiện nay”, Tạp chí Triết học, số 4 (2003)
- Nguyễn Đăng Thông, “Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1/2006)
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở phân tích nghiên cứu vấn đề nhà nước và đi sâu phân tíchviệc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân ở nước ta trong thời gian qua nhằm đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện
bộ máy pháp quyền của nước ta hiện nay
Nhiệm vụ: Đưa ra các giải pháp góp phần xây dựng hoàn thiện bộ máy pháp quyềncủa nước ta theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 4Đối tượng: Vấn đề Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân ở Việt Nam thời gian qua và sắp tới.
Về phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đếnNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân ở nước
ta hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử Cụ thể sử dụng các phương pháp sau:
7 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm
2 chương và 4 tiết
Trang 5Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1 Nguồn gốc, bản chất, chức năng và các kiểu nhà nước trong lịch sử
1.1.1 Nguồn gốc của Nhà nước
Vấn đề Nhà nước luôn luôn là tâm điểm của những cuộc đấu tranh về mặt lý luậnlẫn thực tiễn diễn ra trong suốt quá trình tồn tại và phát triển từ khi xã hội loài người xuấthiện giai cấp
Trong lịch sử đã xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về Nhà nước ThomasAquin (1225-1275), nhà triết học và thần học thời kì trung cổ ở châu Âu, cho rằng nhànước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, phản ánh quyền lực mang tínhsiêu nhiên Nhà nước mang “thần tính”; do vậy phục tùng nhà nước chính là phục tùngquyền lực của thượng đế Thuyết “gia trưởng” quan niệm nhà nước như là sự phát triểncủa các quan hệ gia đình Quyền lực nhà nước được ví như quyền lực của người cha đốivới con cái Vì vậy, quyền lực của nhà nước là tối thượng, tuyệt đối, vượt trên mọi lợi íchcủa phe nhóm, cục bộ Nhà nước không bao hàm bản chất giai cấp
Trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến bảo thủ, hà khắc, các nhà tưtưởng của chủ nghĩa tư bản đã đưa ra các học thuyết về nguồn gốc và bản chất của nhànước để phản ánh tư tưởng về tự do bình đẳng bác ái Tuy nhiên, quan điểm của các nhà
lý luận tư sản vẫn chưa đưa ra được lời giải thích căn bản về cơ sở kinh tế, xã hội của nhànước và do vậy, chưa làm rõ được một cách khoa học về nguồn gốc hình thành và bảnchất của nhà nước
Vào những năm 40 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời đã xây dựng mộthọc thuyết mới về nhà nước Tiền đề của học thuyết này là xem nhà nước như một hiệntượng lịch sử, xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định
Trong nhiều tác phẩm của mình, tập trung nhất là các tác phẩm Nguồn gốc giađình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nhà nước và cách mạng, Chủ nghĩa Mác và vấn
đề nhà nước…, các nhà kinh điển đã chứng minh rằng không phải khi nào xã hội cũng cónhà nước Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ không có nhà nuớc Phù hợp với tình trạngkinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hoá giai cấp, tổ chức đầu tiên của xã hội trong xãhội cộng sản nguyên thuỷ là thị tộc, bộ lạc Đứng đầu các thị tộc, bộ lạc là những tộc
Trang 6trưởng do nhân dân bầu ra Quyền lực của người đứng đầu những cơ quan quản lý xã hộidựa vào sức mạnh đạo đức và uy tín Quyền hành và chức năng của cơ quan lãnh đạotrong thời kì đó chưa mang tính chính trị.
Trong thị tộc, bộ lạc khi đó chưa hình thành một tổ chức quyền lực chính trị nào đểcai quản công việc chung Ph.Ăngghen viết: “khi ở trong bộ lạc, mọi thành viên nam giớiđến tưổi thành niên đều là chiến binh thì vẫn chưa có một quyền lực công cộng tách khỏinhân dân và có thể đứng đối lập với nhân dân” [1; tr.159] “Do nhu cầu tồn tại của thị tộc,
bộ lạc, nhân dân phải bầu ra thủ lĩnh quân sự Ngoài những chức năng quân sự của mình
ra, người thủ lĩnh quân sự còn phải có chức năng tế lễ và tư pháp nữa; những chức năng tưpháp và tế lễ không được quy định một cách chính xác, còn chức năng quân sự thì ngườithủ lĩnh quân sự thực hành với tư cách là đại biểu tối cao của bộ lạc, hay của liên minh bộlạc” [10; tr.162]
Các thủ lĩnh quân sự không phải là người cai trị Họ không có quyền, đặc lợi cánhân, không bắt nhân dân phục vụ lợi ích riêng Họ hoàn toàn thực hiện vai trò của mìnhtheo ý chí và quyết định của nhân dân Như vậy, thể chế xã hội trong thời kì cộng sảnnguyên thuỷ là chế độ tự quản của nhân dân Tuy chưa có nhà nước nhưng xã hội rất cótrật tự vì nó được vận hành bằng tinh thần tự giác của cả cộng đồng Nhận xét về xã hội
đó, Ph.Ăngghen viết: “Với tất cả tính ngây thơ và giản dị của nó, chế độ thị tộc quả là một
tổ chức tốt đẹp biết bao! Không có quân đội, hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc vuachúa, tổng đốc trưởng quan và quan toà, không có nhà tù, không có những nhiệm vụ xử
án, thế mà mọi việc đều trôi chảy.” [1; tr.146]
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự ra đời của chế độ tư hữu và phân chia
xã hội thành giai cấp, chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã Ph.Ăngghen cho rằng sự tan rãcủa chế độ cộng sản nguyên thuỷ dẫn tới nhà nước ra đời là bởi các lý do sau:
Thứ nhất, do sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động
vào cuối thời kì nguyên thuỷ mà đặc trưng là việc thay thế công cụ bằng đá sang công cụbằng kim loại, đã mở ra khả năng tiến hành sản xuất tương đối độc lập theo nhóm nhỏhoặc đơn vị gia đình, sở hữu chung trở thành vật cản đối với sự phát triển của sản xuất.Hơn nữa, với công cụ sản xuất đó người ta có thể làm ra lượng sản phẩm tiêu dùng nhiềuhơn so với nhu cầu tối thiểu cho sự tồn tại của mình Điều này làm cho sự bình đẳng trong
Trang 7xã hội bị chấm dứt và hình thành những nhóm người có quyền lợi ban đầu là khác nhau,sau đó là xung đột nhau Xã hội bắt đầu phân hoá thành kẻ giàu người nghèo, đó là cơ sởkhách quan làm cho những người có chức, có quyền trong công xã nảy sinh khát vọngchiếm đoạt sản phẩm lao động của người khác.
Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn đến các hệ quả là: chế độ sởhữu công cộng bị thay thế bởi chế độ sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất; xã hội loàingười lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện chế độ người bóc lột người
Thứ hai, do sự dư thừa tương đối sản phẩm tiêu dùng đã làm nảy sinh ở những kẻ
có quyền lực lòng tham muốn chiếm đoạt để làm của riêng Họ sử dụng mọi quyền lực cótrong tay để thực hiện tham vọng đó Đây là nguyên nhân thúc đẩy phân hoá xã hội Giaicấp xuất hiện và sự đối kháng, mâu thuẫn giữa giai cấp bóc lột với giai cấp bị bóc lộtngày càng trở nên gay gắt và sâu sắc
Thứ ba, do nạn chiến tranh, cướp bóc giữa các bộ lạc, thị tộc làm cho quyền lực
của các thủ lĩnh quân sự được củng cố và tăng cường Cùng với sự ra đời của chế độ phụquyền, người trong một gia đình có quyền thừa kế chức thủ lĩnh quân sự, điều đó làm chocủa cải, địa vị xã hội của họ gia tăng và càng ngày càng được củng cố, mở rộng Họ bóclột nhân dân ngày càng thậm tệ, họ trở thành lực lượng đối lập với nhân dân
Thứ tư, đó chính là cơ quan tổ chức của thị tộc, bộ lạc dần dần thoát khỏi gốc rễ
của nó trong nhân dân, các tổ chức đó thành cơ quan đối lập, thống trị và áp bức nhândân
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người lần đầu tiên xuất hiện hai giai cấp đốikháng đó là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ Điều này dẫn đến nguy cơ chẳng những cácgiai cấp này tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội Để bảo vệ quyền lợi củamình thì các thế lực nắm quyền về kinh tế lập ra một bộ máy bạo lực để trấn áp các thếlực chống đối khác, hướng xã hội phát triển theo quan niệm và lợi ích của giai cấp thốngtrị đó chính là nhà nước Đây là một cơ quan quyền lực với một thiết chế có tiền thân từnhững tổ chức phi chính trị xuất hiện ngay trong xã hội thị tộc, bộ lạc Trong xã hội thịtộc, bộ lạc đã xuất hiện những thiết chế có chức năng bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng;giờ đây, xuất hiện giai cấp, các thiết chế đó trở thành công cụ bảo vệ lợi ích của một giaicấp Từ chỗ là tôi tớ của xã hội nó trở thành chủ nhân, trở thành kẻ thống trị toàn xã hội
Trang 8Như vậy, sự ra đời của nhà nước chứng tỏ rằng mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâusắc, không thể điều hoà được Theo Lênin: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện củanhững mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừngnào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhànước xuất hiện Và ngược lại, sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giaicấp không thể điều hoà được ” [10; tr.9] “Giai cấp bóc lột không thể duy trì được sự bóclột nếu không dựa vào bộ máy bạo lực, bộ phận của nó chủ yếu là những đội vũ trang đặcbiệt để trấn áp giai cấp bị bóc lột Trong điều kiện đấu tranh giai cấp trở nên gay gắt,những tổ chức này không còn phù hợp nên nó được thay thế bằng thiết chế nhà nước” [10;tr.9].
Nhà nước xuất hiện và tồn tại là một tất yếu khách quan của lịch sử không phải do
ý muốn chủ quan của riêng ai hay của một giai cấp nào Sự ra đời của nhà nước là đểchống lại sự đối kháng giai cấp, để làm dịu sự đối kháng giai cấp, làm cho sự xung độtgiai cấp diễn ra trong vòng trật tự; trât tự ấy là điều cần thiết để duy trì chế độ kinh tế,trong đó giai cấp này bóc lột giai cấp khác Nhà nước “đó là sự kiến lập một trật tự, trật tựnày hợp pháp hoá và củng cố sự áp bức kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp”[10;tr.10] Đương nhiên, cơ sở của tính tất yếu nói trên, lực lượng lập ra và sử dụng bộ máynhà nước phải là giai cấp có thế lực nhất – giai cấp thống trị về mặt kinh tế Nói cáchkhác, nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế nhằm bảo vệ trật tựhiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác
Như vậy, lực lượng lập ra và sử dụng bộ máy nhà nước phải là giai cấp có quyềnlực nhất, đó là giai cấp thống trị về kinh tế Nói cách khác, nhà nước được giai cấp thốngtrị về kinh tế lập ra nhằm bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của giai cấp
Trang 9khác Và thông qua nhà nước giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chínhtrị, do đó có thêm phương tiện mới để đàn áp, bóc lột giai cấp bị trị.
Tóm lại, nhà nước chỉ là công cụ chuyên chính của một giai cấp không có vàkhông thể có nhà nước đứng trên giai cấp, hoặc nhà nước chung của nhiều giai cấp Tuynhiên, cũng có trường hợp nhà nước giữ được một mức độ độc lập nào đó với cả hai giaicấp đối diện, khi cuộc đấu tranh giữa chúng đạt tới thế cân bằng nhất định; hoặc nhà nướccũng có thể là sản phẩm của sự thoả hiệp về quyền lợi tạm thời giữa một số giai cấp đểchống lại một giai cấp khác Những trường hợp trên là có tính ngoại lệ và tạm thời Sựphát triển của kinh tế - xã hội nói chung và cuộc đấu tranh giai cấp nói riêng sẽ phá vỡ thếcân bằng giữa các giai cấp thù địch nhau Khi đó quyền lực nhà nước sẽ tập trung vào taymột giai cấp
Thực tế lịch sử mang lại nhiều bằng chứng nói lên rằng, dù được che dấu dưới hìnhthức tinh vi như thế nào, nhà nước trong mọi xã hội có giai cấp đối kháng cũng chỉ làcông cụ bảo vệ lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị, cũng chỉ là bộ máy trấn áp của mộtgiai cấp này đối với một giai cấp khác
Nhà nước là quyền lực chính trị của một giai cấp Nhưng giai cấp nắm chính quyềnnhà nước lại nhân danh xã hội để điều hành và quản lý xã hội Do đó, nhà nước trong thực
tế tồn tại như một công quyền, như một quyền lực công cộng Vì vậy, nhà nước khôngnhững có tính giai cấp, mà còn mang tính xã hội Chức năng giai cấp của nhà nước bắtnguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó Chức năng xãhội bắt nguồn từ nhiệm vụ phải giải quyết những công việc chung của xã hội Tuy nhiên ởđây cần phân biệt những chức năng xã hội không có tính chất chính trị theo kiểu các cơquan thị tộc, bộ lạc đảm nhiệm với chức năng xã hội do nhà nước thực hiện Nhà nướcthực hiện chức năng xã hội trong mối liên hệ mật thiết với chức năng giai cấp Hơn nữa,chức năng xã hội còn là cơ sở cho sự thống trị giai cấp Khi nhà nước nằm trong tay “giaicấp đại biểu cho toàn thể xã hội trong thời đại của mình”, nghĩa là trong tay giai cấp đangđóng vai trò tiến bộ và cách mạng, thì tính tích cực của chức năng xã hội biểu hiện càng
rõ rệt
1.1.3 Chức năng của nhà nước
Trang 10Khi tiếp cận với nhà nước từ góc độ khác nhau, người ta có thể phân chia các chứcnăng của nhà nước thành những loại khác nhau Tất cả chức năng khác nhau đó đều lànhững cái vốn có của nhà nước Khi xem xét nhà nước từ góc độ tính chất của quyền lựcchính trị, nhà nước có chức năng là công cụ thống trị chính trị của giai cấp và thực hiệnchức năng xã hội mà giai cấp thống trị cần phải làm Khi xem xét phạm vi tác động củaquyền lực nhà nước ở tầm vĩ mô, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.Nói về mối quan hệ biện chứng giữa chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội,Ph.Ăngghen viết: “ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sựthống trị chính trị cũng chỉ kéo dài từng nào đó nó còn thực hiện chức năng xã hội củanó”[2; tr.253].
1.1.3.1 Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp nói lên rằng bất kì nhà nước nào cũng làcông cụ chuyên chính của một giai cấp, nó sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, mọi biện pháp
có thể có để bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó
Chức năng xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ bất kì nhà nước nào cũng phải thựchiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của cả xã hội, phải thực hiện một sốcông việc chung của toàn xã hội, trong một giới hạn nào đó nó phải thoả mãn một số nhucầu của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước
Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước đềuxuất phát từ nguồn gốc ra đời của nhà nước Hai chức năng này có mối quan hệ mật thiếtvới nhau Trong xã hội có giai cấp đối kháng để giữ vững công cụ thống trị trong tay thìgiai cấp thống trị nào cũng phải nhân danh xã hội mà quản lý công việc chung Việc giảiquyết có hiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo điều kiện để duy trì xã hội trongvòng trật tự theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền Nói cách khác, việc thựchiện chức năng xã hội theo quan điểm và giới hạn của giai cấp cầm quyền là phương thức
là điều kiện để nhà nước đó thực hiện được vai trò giai cấp thống trị của mình Điều đóđược Ph Ăngghen giải thích: “nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội chỉ trongchừng mực nó là nhà nước của bản thân giai cấp đại diện cho toàn xã hội trong thời kìtương ứng”
Trang 11Như vậy, chức năng thống trị giai cấp giữ vị trí chi phối phương hướng và mức độthực hiện chức năng xã hội của nhà nước Khi xã hội không còn giai cấp thì những nộidung thuộc chức năng xã hội sẽ do xã hội tự đảm nhiệm; và khi đó chế độ tự quản củanhân dân được xác lập.
1.1.3.2 Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động thể hiện quyền lực của nhà nước bêntrong lãnh thổ quốc gia nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự kháchiện có trong xã hội theo lợi ích giai cấp cầm quyền dù lợi ích đó đã được luật hoá haychưa Với chức năng này, nhà nước tiến hành các công việc như:
- Giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, trấn áp các thế lực chống đối
- Quản lý về kinh tế, giáo dục, văn hoá…
- Thông tin, tuyên truyền hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
Chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động thể hiện quan hệ của một nhà nướcđối với các nhà nước khác trên trường quốc tế Tuỳ thuộc vào bản chất của nhà nước, vàotương quan lực lượng cũng như vị trí của quốc gia trên trường quốc tế, mà nội dung chứcnăng này có thể là việc tổ chức phòng thủ đất nước, chống ngoại xâm, cũng có thể là việc
mở rộng lãnh thổ bằng cách phát động chiến tranh xâm lược, tìm kiếm thị trường, thuộcđịa Ngày nay trong xu thế hoà bình, hợp tác, chức năng đối ngoại thể hiện ở việc tổ chức,thực hiện các quan hệ hợp tác song phương hoặc đa phương về nhiều mặt (kinh tế, chínhtrị, văn hóa ); sự gia nhập vào tổ chức quốc tế và khu vực Hội nhập và toàn cầu hoá trởthành những nhân tố chi phối đường lối đối nội lẫn đối ngoại của các nhà nước
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại về cơ bản luôn thể hiện tính giai cấp.Nghĩa là hoạt động diễn ra trong hai lĩnh vực trên đều là hoạt động có tính định hướng,phản ánh ý chí của giai cấp thống trị Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là mọi hoạtđộng của nhà nước đều chỉ đơn thuần phản ánh lợi ích giai cấp, khi nghiên cứu lịch sửchúng ta có thể thấy, trong bất kì nhà nước nào, ngoài những chức năng mang tính giaicấp ra, còn phải thực hiện những hoạt động mang tính xã hội khác: Chẳng hạn, duy trì trật
tự cộng đồng, phát triển giao thông, xây dựng nhà ở, mở mang các hệ thống thuỷ lợi, khaihoang, phát triển giáo dục…Đây là những đòi hỏi khách quan của xã hội đối với nhànước, mà muốn đứng vững nhà nước nào cũng phải thực hiện
Trang 12Chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước là hai mặt của một thể thống nhất.Chức năng đối nội là chủ yếu, bởi vì nhà nước ra đời và tồn tại do cơ cấu giai cấp bêntrong của mỗi quốc gia quy định; sự thống trị của mỗi giai cấp được thực hiện trên địa bànmỗi quốc gia dân tộc Lợi ích của giai cấp thống trị trước hết và chủ yếu là duy trì địa vịcai trị nhân dân trong nước Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chứcnăng đối ngoại, ngược lại, tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tácđộng mạnh mẽ đến chức năng đối nội của nhà nước.
Mối liên hệ nêu trên càng mật thiết hơn trong thời đại ngày nay, khi quá trình quốc
tế hoá đời sống kinh tế - xã hội ngày càng tăng lên, việc mở rộng chức năng đối ngoại củanhà nước ngày càng có vị trí quan trọng Sức mạnh của một quốc gia, những điều kiện vàtiền đề để giải quyết những vấn đề nội tại của đất nước một phần đáng kể được hình thànhtrong quan hệ với các quốc gia khác
1.1.4 Các kiểu nhà nước trong lịch sử
Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù củamột nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại phát triển của nhànước, gắn liền với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định
Cơ sở để xác định các kiểu nhà nước là các yếu tố kinh tế - xã hội tồn tại trong mộtgiai đoạn nhất định Tính quy luật của sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử là dựatrên nguyên lý phát triển biện chứng của hình thái kinh tế - xã hội, còn phương thức thựchiện sự thay đổi đó là cách mạng xã hội
Kiểu tổ chức quyền lực nhà nước được quy định bởi bản chất giai cấp của nó; bởitính chất và trình độ phát triển của sản xuất, của kinh tế…Theo quan điểm biện chứng,lịch sử xă hội loŕi người trải qua các kiểu nhà nước sau:
- Kiểu nhà nước chủ nô
- Kiểu nhà nước phong kiến
- Kiểu nhà nước tư sản
- Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa
1.1.4.1 Kiểu nhà nước chủ nô
Trang 13Đây là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử, nhà nước chủ nô hình thành trên cơ sởphương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ mà đặc trưng là sự thống trị toàn diện, tuyệt đốicủa thiểu số chủ nô với đa số nô lệ
Xét trên bình diện lịch sử, sự ra đời của nhà nước chủ nô phản ánh một bước pháttriển của xã hội loài người về các mặt kinh tế, xã hội Đó là việc phát triển công cụ sảnxuất từ đồ đá sang kim loại; việc đa dạng hoá sản xuất và phân công lao động; khả năngtạo ra sản phẩm thặng dư trong sản xuất…Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đã làm xuấthiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và từ đó cũng làm xuất hiện giai cấp vàđối kháng giai cấp – tiền đề của sự ra đời và tồn tại của nhà nước trong lịch sử
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau do hoàn cảnh lịch sử và địa lý chi phối,song về bản chất, các nhà nước chủ nô đều là công cụ của giai cấp chủ nô dùng để áp bức,bóc lột người nô lệ Pháp luật do nhà nước chủ nô ban hành đã hợp pháp hoá quyền lựctuyệt đối của chủ nô đối với nô lệ và không coi nô lệ là con người Trong nhà nước cộnghoà dân chủ chủ nô, pháp luật quy định mọi người đều tham gia bầu cử, nhưng đó chỉ làquyền của chủ nô và một phần những người tự do Trong nhà nước quân chủ chủ nô, mọiquyền hành nằm trong tay vua - người đại diện cho quyền lực của giai cấp chủ nô Tómlại, nô lệ là tài sản của chủ nô; việc chủ nô sở hữu ít hay nhiều nô lệ là tiêu chuẩn đánh giá
sự giàu có và quyền lực của chủ nô Mua bán nô lệ được thừa nhận và khuyến khích TheoLênin: “Nhà nước chủ nô bao giờ cũng là một bộ máy đem lại cho chủ nô quyền lực vàkhả năng cai trị tất cả những người nô lệ…là một bộ máy để duy trì những người nô lệtrong địa vị phụ thuộc và cho phép một bộ phận này của xã hội cưỡng bức và đàn áp bộphận kia”[11; tr.85] Quyền lực của chủ nô mạnh đến nỗi, trong cuộc đấu tranh của mình,người nô lệ không thể xuất hiện với tư cách là một giai cấp; mà từng cá nhân nô lệ chỉ đấutranh để thoát khỏi thân phận nô lệ và mong muốn trở thành người tự do Mục đích củacuộc đấu tranh không nhằm hướng đến xoá bỏ giai cấp áp bức mà chỉ nhằm thoát khỏi ápbức của cá nhân
1.1.4.2 Kiểu nhà nước phong kiến
Đây là kiểu nhà nước gắn liền với phương thức sản xuất phong kiến Trong phươngthức này, quan hệ sản xuất phong kiến phản ánh chế độ sở hữu về đất đai của tầng lớp địa
Trang 14chủ, quý tộc Người nông nô tuy không còn được xem là công cụ như thời kì nô lệ, song
họ vẫn bị trói chặt vào ruộng đất của địa chủ và chịu nhiều lao dịch
Về bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ để bảo vệ những đặc quyền của giaicấp địa chủ quý tộc, đàn áp nông dân và những tầng lớp lao động khác Nhà nước phongkiến đặc biệt là phong kiến phương Đông được xây dựng một cách rất phức tạp với một
hệ thống các nguyên tắc vừa mang tính chất pháp lý vừa mang màu sắc đạo đức, ràngbuộc nhân dân theo hướng lợi ích của giai cấp thống trị Nhà nước phong kiến Trung Hoa,Việt Nam luôn xem đạo Nho là những chuẩn mực quan trọng không chỉ trong hành xửcủa từng cá nhân mà còn là chuẩn mực trong tổ chức bộ máy nhà nước Quan hệ vua – tôi,quan lại - thứ dân đều được chuẩn hoá theo những giáo điều của Nho giáo Chế độ thi cử
để tuyển dụng người bổ sung cho bộ máy nhà nước phong kiến cũng dựa trên khả năngnắm vững các giáo điều đó
Nhà nước phong kiến ở phương Tây gắn liền với tình trạng cát cứ, lãnh địa Cáclãnh chúa phong kiến đều thiết lập một hệ thống quyền lực và luật lệ riêng trên lãnh địariêng của mình Đặc trưng của nhà nước phong kiến ở châu Âu là sự gắn bó mật thiết vớigiáo hội Thiên chúa giáo Giáo hội có một hệ thống tổ chức chặt chẽ và mang tính nhànước Các phiên tòa của giáo hội xét xử những “kẻ tà đạo” – thuật ngữ thường được dùng
để chỉ những nhà khoa học có tư tưởng tiến bộ, ngược lại giáo lý hiện hữu như nhữngminh chứng cho quyền lực đặc thù này
Quyền lực thuộc các nhà nước phong kiến thường tập trung vào người đứng đầu đó
là vua và mang tính chất cha truyền con nối Ngoài ra trong xã hội phong kiến còn tồn tạimột hệ thống các đẳng cấp được nhà nước phong kiến duy trì, bảo vệ, tạo ra những tầnglớp quyền lực với những đặc quyền, đặc lợi khác nhau về kinh tế và chính trị Để duy trì
và bảo vệ quyền thống trị giai cấp, nhà nước phong kiến thiết kế một hệ thống quy phạmpháp luật và sử dụng các biện pháp trừng phạt cực kì dã man nhằm răn đe những ngườichống đối Đặc biệt, nhà nước phong kiến coi hành vi chống chế độ (bất trung) là tộiphạm rất nặng, không chỉ cá nhân người phạm tội mà họ hàng gần xa cũng phải chịu tộichết Đây cũng là cách thức mà nhà nước phong kiến tự vệ, phòng ngừa hậu họa
1.1.4.3 Kiểu nhà nước tư sản
Trang 15Đây là kiểu nhà nước phát triển cao, rất phức tạp cả về nội dung và hình thức tồntại Về lịch sử ra đời của nhà nước tư sản, không thể phủ nhận có nhiều yếu tố tiến bộ.Trong cuộc đấu tranh chống lại sự hà khắc của nhà nước phong kiến, giai cấp tư sản cũng
là một lực lượng chịu nhiều ràng buộc đã giương cao ngọn cờ tự do, bình đẳng và chủtrương xây dựng thể chế tư sản; ở đó con người được hưởng các quyền cơ bản vốn khôngđược thừa nhận trong xã hội phong kiến Các thiết chế như nghị viện, chế độ phổ thôngđầu phiếu; hiến pháp và luật pháp với việc quản lý xã hội bằng pháp luật rõ ràng là mộtbước tiến dài trong lịch sử nhân lọai Tuy nhiên, nhà nước tư sản cũng không thể thoátkhỏi những hạn chế do chính cơ sở kinh tế - xã hội của nó Đó là chế độ chiếm hữu tưnhân tư bản chủ nghĩa đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Do vậy, nhànước tư sản cũng nhanh chóng bỏ qua những tiến bộ của thời kì đầu và ngày càng bộc lộ
rõ là công cụ của giai cấp thống trị Thậm chí, một khi quyền lợi giai cấp có nguy cơ bịxâm hại, giai cấp thống trị sẵn sàng áp dụng các biện pháp bạo lực để tự vệ
Về bản chất, nhà nước tư sản là bộ máy thống trị của giai cấp tư sản đối với cácgiai cấp và tầng lớp khác trong xã hội Tuy nhiên, trong điều kiện của thế giới đương đại,nhà nước tư sản cũng có những thích nghi nhất định Biểu hiện cụ thể ở chỗ nhà nước tưsản quan tâm đến các chính sách xã hội nhằm hướng tới các phúc lợi về y tế, giáo dục, cảithiện đời sống của người nghèo v.v…Các hoạt động này làm cho bản chất giai cấp củanhà nước tư sản khó nhận diện hơn Các phương thức quản lý của nhà nước tư sản cũng
có nhiều thay đổi so với trước nhờ sự trợ giúp của tiến bộ kỹ thuật Sự chi phối của nhữngtập đoàn tư bản ngày càng tinh vi hơn Tất cả những yếu tố đó làm cho việc nhận diệnđúng bản chất của nhà nước tư sản là một vấn đề khó khăn, đòi hỏi phải có bản lĩnh chínhtrị và nhận thức khoa học lịch sử sâu sắc
1.2 Nhà nước xã hội chủ nghĩa – một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử phát triển của nhân loại
1.2.1 Tính tất yếu của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Tổng kết kinh nghiệm lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản vàxét địa vị kinh tế của giai cấp đó trong nền sản xuất hiện đại, C.Mác đã kết luận rằng: để
đi tới một xã hội không còn giai cấp, không còn sự bóc lột thì giai cấp vô sản phải trởthành giai cấp thống trị và nắm lấy quyền lực chính trị để thực hiện sự thống trị chính trị
Trang 16của mình Nhưng giai cấp vô sản không thể chỉ chiếm lấy và sử dụng bộ máy nhà nướcsẵn có, trái lại phải đập tan “bộ máy quân phiệt quan liêu” của nhà nước cũ, thay thế nhànước của giai cấp bóc lột bằng một nhà nước kiểu mới, nhà nước của giai cấp vô sản.C.Mác khẳng định, “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là mộtthời kì cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kì ấy là mộtthời kì quá độ chính trị, và nhà nước của thời kì ấy không thể là cái gì khác hơn nềnchuyên chính các mạng của giai cấp vô sản”[3; tr.47] Tư tưởng của Mác cho thấy: giaicấp vô sản cũng như giai cấp cách mạng khác là cũng cần có nhà nước Công cụ mạnh mẽ
để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình Mặtkhác, giai cấp vô sản còn sử dụng công cụ của bộ máy nhà nước để trấn áp lại sự phảnkháng của các giai cấp thống trị bóc lột cũ tuy đã bị đánh đổ nhưng chúng vẫn mưu toanphục hồi lại địa vị kinh tế - xă hội mŕ chúng đã mất
Bảo vệ và phát triển một cách sáng tạo học thuyết của Mác và Ăngghen về nhànước trong thời đại đế quốc và cách mạng vô sản, Lênin đã phê phán và vạch ra sai lầmcủa những quan điểm cơ hội chủ nghĩa về nhà nước của phái Bécxtanh và Cauxki Nhữngngười này đã thần thánh hoá nền dân chủ tư sản, sùng bái chế độ đại nghị, tuyên truyền
“dân chủ thuần tuý”, đối lập một cách siêu hình với dân chủ chuyên chính Về thực chất,
họ phủ nhận giai cấp vô sản thống trị xã hội thông qua việc nắm chính quyền nhà nước,phủ nhận sự chuyên chính của giai cấp vô sản V.I.Lênin chỉ ra rằng: “Chỉ những người
đã hiểu rằng chuyên chính của một giai cấp là tất yếu không những cho mọi xã hội có giaicấp nói chung, không những cho giai cấp vô sản sau khi đã lật đổ giai cấp tư sản, mà còncho suốt cả thời kì lịch sử từ chế độ tư bản chủ nghĩa đến “xã hội không có giai cấp” đếnchế độ cộng sản chủ nghĩa chỉ những người đó mới thấm nhuần được thực chất của họcthuyết Mác về nhà nước”[10; tr.43 - 44]
Sự cần thiết xác lập chuyên chính vô sản để tiến tới chủ nghĩa cộng sản là do trong
xã hội của thời kì quá độ còn tồn tại các giai cấp bóc lột; chúng chống lại sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội khiến giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải trấn áp chúngbằng bạo lực Lênin xem dấu hiệu tất yếu, điều kiện bắt buộc của chuyên chính là trấn ápbằng bạo lực những kẻ bóc lột với tính cách là một giai cấp Hơn nữa, trong xã hội củathời kì quá độ còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác Do địa vị kinh tế - xã hội
Trang 17của mình, họ dễ dàng dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, họ không thể tựmình tiến lên chủ nghĩa xã hội Giai cấp vô sản phải tìm mọi cách thu hút lực lượng đôngđảo này về phía mình Ở đây, chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cần thiết đểđảm bảo sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhân dân.
Trong thời kì quá độ còn tồn tại các giai cấp đối lập nhau, đấu tranh với nhau, do
đó chuyên chính vô sản là cần thiết để đưa xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.Muốn vậy, quan điểm của giai cấp công nhân trên cơ sở phản ánh đúng đắn quy luậtkhách quan của đời sống xã hội phải giữ vai trò chi phối Học thuyết đấu tranh giai cấpcủa Mác vận dụng vào vấn đề nhà nước và vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa, tất nhiênphải đưa đến chỗ thừa nhận sự thống trị về chính trị của giai cấp vô sản, chuyên chính củagiai cấp đó Trong ý nghĩa như vậy, chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân, do cáchmạng xã hội chủ nghĩa sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Chính vì vậy, sự ra đời và tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa là một tất yếukhách quan Tuy nhiên, đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, sự tồn tại chỉ là một quá độ.Bởi vì giai cấp vô sản với mục tiêu cuối cùng của mình là xoá bỏ mọi giai cấp, xoá bỏ mọinhà nước thực hiện một chế độ không còn nhà nước, không còn giai cấp - xã hội cộng sảnchủ nghĩa
Ngày nay, trước những biến động lớn do sự tác động của cách mạng khoa học kỹthuật hiện đại nhất là trước tình hình khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa, lý luận
về nhà nước vô sản và bản thân nhà nước vô sản trong hiện thực đang đứng trước nhữngthách thức sống còn Do đó, bảo vệ học thuyết chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác –Lênin là một nhiệm vụ cấp bách Nhiệm vụ đó đòi hỏi một mặt, phải khắc phục những sailầm trong nhận thức và vận dụng học thuyết đó trong thực tế, đồng thời phải nâng caocảnh giác đập tan những luận điệu xuyên tạc về chuyên chính vô sản của giai cấp tư sản,cũng như chủ nghĩa xét lại, mặt khác, phải bổ sung một cách căn bản lý luận về nhà nước
vô sản và phát triển lý luận đó cho phù hợp với điều kiện mới
1.2.2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là một tất yếu lịch sử, gắn liền với nỗ lực giảiquyết xung đột giai cấp và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa
Trang 18Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới, bản chất của nhà nước đó là chính quyềncủa nhân dân, là quyền lực của nhân dân Đây là điểm khác nhau cơ bản của nhà nước vôsản với các nhà nước của giai cấp bóc lột Xét về phương diện giai cấp, cũng như nền tảngkinh tế, nhà nước vô sản là nhà nước duy nhất có cơ sở khách quan và đòi hỏi sự thốngnhất giữa tính giai cấp và tính nhân dân Không đảm bảo sự thống trị chính trị của giai cấp
vô sản thì nhân dân không có quyền lực thực sự, ngược lại có đảm bảo quyền lực nhànước thuộc về nhân dân thì giai cấp vô sản mới thực hiện được mục đích thống trị chínhtrị của mình
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân cần có sự hỗ trợ,cộng tác, liên minh vững chắc và ngày càng củng cố giữa nó với những người lao độngkhác Do vậy, chuyên chính vô sản là một loại liên minh đặc biệt giữa giai cấp công nhân
và quần chúng lao động không vô sản Nhà nước vô sản là chính quyền của nhân dân; lànhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Do đó, chế độ dân chủ vô sản là chế độdân chủ theo nghĩa đầy đủ nhất của từ đó Đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnhvực đời sống xã hội, lấy dân chủ trên lĩnh vực kinh tế làm cơ sở Chủ nghĩa xã hội khôngthể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ, thiếu sự thực hiện một cách đầy đủ và mởrộng không ngừng dân chủ “Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sựphát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn…”[10; tr.97] ĐượcLênin coi là “một trong những nhiệm vụ cấu thành” của cách mạng xã hội chủ nghĩa, làmột vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện hệ thống vô sản
Giai cấp công nhân không chỉ có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh để giảiphóng dân tộc mình, mà còn có vai trò lịch sử toàn thế giới Do vậy, chuyên chính vô sảncòn phải làm nghĩa vụ quốc tế của mình, bằng việc giúp đỡ từ mọi phương diện có thểđuợc cho cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội
Nhà nước chuyên chính vô sản là tổ chức, thông qua đó, Đảng của giai cấp côngnhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội Không có sự lãnh đạo củaĐảng Cộng sản, nhà nước đó không giữ được bản chất giai cấp công nhân của mình Dovậy, bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước là nguyên tắc sốngcòn của chuyên chính vô sản Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước không chỉ là yếu tố
Trang 19bảo đảm bản chất vô sản của nhà nuớc, mà còn là điều kiện để giữ vững tính nhân dân củanhà nước đó.
Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại cho nhà nuớc chuyên chính vô sảnnhiều hình thức mới Tính đa dạng của nhà nuớc đó tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thểcủa thời điểm xác lập nhà nước ấy; tuỳ thuộc vào tương quan lực lượng giữa các giai cấp
và khối liên minh giai cấp tạo thành cơ sở xã hội của nhà nước; tuỳ thuộc vào nhiệm vụkinh tế - chính trị - xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện; tuỳ thuộc vào truyền thốngchính trị của dân tộc Hình thức cụ thể của nhà nước trong thời kì quá độ có thể rất khácnhau, nhưng bản chất chỉ là một: chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng nhà nước vô sản, như trên đã đề cập, là mộtnhà nước đặc biệt, “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là nhà nước “nửa nhà nước” Saukhi những cơ sở kinh tế, xã hội của sự xuất hiện và tồn tại nhà nước mất đi thì nhà nước
sẽ không còn Sự mất đi của nhà nước vô sản không phải bằng con đường “thủ tiêu”, “xoábỏ” mà bằng con đường “tự tiêu vong” Sự tiêu vong của nhà nước vô sản là một quá trìnhrất lâu dài
1.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Mọi nhà nước đều có chức năng giai cấp và chức năng xã hội Giữa hai chức năngnày luôn có mối quan hệ biện chứng Với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chức năng xã hội làthuộc tính cơ bản nhất và quan trọng nhất Thực hiện tốt chức năng xã hội là cơ sở, là điềukiện để nhà nước xã hội chủ nghĩa đảm bảo và giữ vững địa vị thống trị xã hội về phươngdiện chính trị, đảm bảo quyền dân chủ cho nhân dân, xây dựng cơ sở để quyền làm chủ đóđược thực hiện trên thực tế Những nhiệm vụ cơ bản thể hiện chức năng xã hội đó của nhànước ta hiện nay là: Thứ nhất, không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân; Thứ hai, tổchức và quản lý kinh tế; Thứ ba, tổ chức và quản lý văn hoá, khoa học và giáo dục
1.2.3.1 Chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Chúng ta đều biết, chức năng của nhà nước vừa bị quy định, vừa là sự thể hiện bảnchất của nhà nước Tuỳ theo các tiêu chí khác nhau mà chức năng của nhà nước được đềcập, xem xét dưới nhiều góc độ Ở đây, nhà nước được xem xét từ góc độ tính chất củaquyền lực chính trị mà theo đó, bất kỳ nhà nước nào cũng đều có chức năng thống trịchính trị của giai cấp (chức năng giai cấp) và chức năng xã hội Theo quan niệm chung,
Trang 20chức năng giai cấp là cái chỉ ra rằng, mọi nhà nước bao giờ cũng là công cụ chuyên chínhcủa một giai cấp nhất định Mọi nhà nước đều sẵn sàng sử dụng bất cứ công cụ, biện phápnào có thể có để bảo vệ sự thống trị của giai cấp mình Còn chức năng xã hội của nhànước là cái chỉ ra rằng, mọi nhà nước đều phải thực hiện việc quản lý những hoạt độngchung của xã hội vì sự tồn tại của xã hội, đồng thời phải chăm lo một số công việc chungcủa toàn xã hội Trong một giới hạn xác định, nhà nước phải hoạt động để thoả mãnnhững nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nó Trong các xãhội có giai cấp đối kháng trước đây, để giữ nhà nước trong tay mình giai cấp thống trị nàocũng buộc phải nhân danh xã hội mà quản lý những công việc chung Việc giải quyết cóhiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật
tự theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền
Đề cập đến chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong khi chú trọng đến chứcnăng giai cấp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn coi chức năng xã hội làthuộc tính cơ bản nhất và quan trọng nhất của nó Nói về vấn đề này, V.I Lênin cho rằng,chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng không phải chủyếu là bạo lực, mà mặt cơ bản của nó là không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân cùngvới việc tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủnghĩa Ông viết: “Lần đầu tiên chuyên chính vô sản, tức là thời kỳ quá độ tiến lên chủnghĩa cộng sản, sẽ đem lại một chế độ dân chủ cho nhân dân, cho số đông, đi đôi với sựtrấn áp tất yếu đối với số ít, đối với bọn bóc lột” Như vậy, có thể nói, bản thân chuyênchính vô sản, theo quan điểm mácxít, tự nó đã thể hiện sự thống nhất giữa chức năng giaicấp và chức năng xã hội
Nhà nước xã hội chủ nghĩa, về thực chất, là chính quyền của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân và vì thế, trong nhà nước này, nền dân chủ phải là nền dân chủ đầy đủnhất, rộng rãi nhất và thực chất nhất – đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vựcđời sống xã hội và lấy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế làm nền tảng Chủ nghĩa xã hội sẽkhông tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ, thiếu sự thực hiện một cách đầy đủ vàkhông ngừng mở rộng dân chủ “Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của
sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn…”[10; tr.97] đã đượcV.I Lênin coi là một trong những nhiệm vụ cấu thành cách mạng xã hội chủ nghĩa, là một
Trang 21vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong
xã hội xã hội chủ nghĩa – xã hội không còn giai cấp đối kháng, nhà nước xã hội chủ nghĩavẫn thực hiện hai chức năng cơ bản, nhưng cơ chế và mục đích thực hiện hai chức năng
đó đã có sự thay đổi căn bản Cũng như mọi nhà nước khác đã từng tồn tại trong lịch sử,nhà nước xã hội chủ nghĩa muốn thực hiện được chức năng giai cấp của mình, trước hết làphải làm tốt chức năng xã hội, đặc biệt là việc không ngừng mở rộng dân chủ cho nhândân, sử dụng sức mạnh, lực lượng của mình để bảo vệ và đảm bảo tuyệt đối các quyền tự
do dân chủ cho nhân dân Thực hiện tốt chức năng xã hội là cơ sở, là điều kiện tiên quyết
để nhà nước xã hội chủ nghĩa đảm bảo và giữ vững địa vị thống trị xã hội về mặt chính trị,nghĩa là có đầy đủ khả năng để trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột và các thếlực thù địch Điều này có nghĩa là, chức năng giai cấp và chức năng xã hội luôn có mốiquan hệ biện chứng, cái nọ làm tiền đề và là cơ sở cho cái kia Tuy nhiên, trong điều kiệngiai cấp vô sản đã giành được chính quyền và thiết lập được nhà nước của mình, thì chứcnăng giai cấp là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; còn chức năng xã hội (mà trong đó, việc
tổ chức xây dựng xã hội mới là chủ yếu) là nhiệm vụ cơ bản, quyết định trực tiếp sự thắnglợi hay thất bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Sự khác nhau căn bản giữa việcthực hiện chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhà nước tư bản chủ nghĩa
là ở chỗ, nhà nước tư bản chủ nghĩa thực hiện chức năng xã hội không phải với tư cách làmục đích, mà là phương tiện để củng cố, đảm bảo sự thống trị chính trị và kinh tế củathiểu số trong xã hội là giai cấp tư sản đối với đa số là giai cấp công nhân và những ngườilao động khác Theo đó, việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước tư bản chủ nghĩaluôn bị giới hạn trong một phạm vi chật hẹp và bị chi phối bởi quan niệm của giai cấp tưsản, xuất phát từ những lợi ích kinh tế và chính trị ích kỷ của một thiểu số dân cư trong xãhội Ngược lại, việc thực hiện chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa được xácđịnh là mục đích chứ không phải là phương tiện để nhà nước ấy đảm bảo sự thống trịchính trị của nó Chức năng xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhằm đảm bảo quyềndân chủ cho đại đa số những người lao động, xây dựng những thiết chế, cơ sở để quyềnlàm chủ đó được thực hiện một cách thực sự trong thực tế
1.2.3.2 Một số nhiệm vụ cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trang 22Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện tập trung ở việcquản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội chủ yếu bằng pháp luật, chính sách,pháp chế xã hội chủ nghĩa và hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở Nhànước xã hội chủ nghĩa quán triệt và thể chế hoá quan điểm, đường lối cách mạng, chủtrương của Đảng Cộng sản thành Hiến pháp, pháp luật, pháp chế, chính sách, kế hoạch,biện pháp…để chỉ đạo thực hiện thông qua quá trình hoạt động của toàn hệ thống chính trị
và toàn xã hội trên mọi lĩnh vực Nhìn chung, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước xã hộichủ nghĩa là tổ chức và xây dựng nhưng Nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn thực hiện chứcnăng chuyên chính đối với mọi tội phạm và mọi kẻ thù để bảo vệ độc lập, chủ quyền đấtnước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ những thành quả cáchmạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời tạo ra những điều kiện cơ bản để ngàycàng mở rộng dân chủ trong nhân dân Nhân dân ngày càng thể hiện được quyền lực, cácquyền dân chủ và những lợi ích của mình về mọi mặt Gắn với các chức năng đó là nhữngnhiệm vụ cụ thể sau của nhà nước xã hội chủ nghĩa:
Thứ nhất, không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân Chế độ xã hội chủ nghĩa là
chế độ do nhân dân làm chủ và do vậy, nhà nước của chế độ này có nhiệm vụ tạo điềukiện để cho nhân dân tham gia một cách tích cực và rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực đờisống xã hội Trong mọi hoạt động, nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn có mối quan hệ chặtchẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng thời đấu tranh không khoannhượng, trừng trị kịp thời mọi hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân
Dân chủ là bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ là thực chất,
là mục tiêu, là động lực của việc xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị Đây là nhiệm
vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách của thực tế xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩahiện nay Bởi lẽ, chỉ có như vậy mới có thể giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhànước xã hội chủ nghĩa nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng,lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước Đây là vấn đề có ý nghĩasống còn đối với chế độ Chính quyền có trong sạch, được dân tin yêu, ủng hộ thì mớivững mạnh và có hiệu lực Chỉ có dựa vào sức mạnh của nhân dân thì mới xây dựng đượcchính quyền trong sạch, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, an ninh, quốc phòng để từ đó, tạođộng lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng ta đã khẳng
Trang 23định: “mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương; quyền lợi đi đôi vớinghĩa vụ và trách nhiệm, nghĩa vụ; dân chủ được thể chế hoá thành pháp luật; khắc phụctình trạng vô kỷ luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để gây rối”.
Ở nước ta hiện nay, các cơ quan quyền lực nhà nước đều do dân bầu ra, chínhquyền nhà nước đã trở thành công cụ sắc bén và có hiệu quả nhất để nhân dân thực hiệnquyền làm chủ của mình Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu bằng nhànước, đó là dân chủ đại diện Quyền làm chủ của nhân dân còn được thực hiện một cáchtrực tiếp thông qua việc tham gia vào công việc tổ chức nhà nước, tham gia bộ máy nhànước, quyết định các chủ trương, chính sách của Nhà nước ở các cấp…Tuy nhiên, mức độthực hiện dân chủ trực tiếp con phụ thuộc vào phẩm chất, trình độ, năng lực của chínhquyền nhà nước; vào trình độ dân trí, trước hết là trình độ văn hoá chính trị, văn hoá phápluật; vào đặc điểm lịch sử và truyền thống chính trị của dân tộc…Như vậy, thực hiện dânchủ phải là một quá trình lâu dài từ thấp đến cao Không thể và không bao giờ có “dânchủ tuyệt đối” hay “dân chủ nói chung”, đặc biệt là không thể có ngay và trên mọi mặtdân chủ trực tiếp trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát thấp, nhất
là về kinh tế Chính vì vậy, ở nước ta hiện nay, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nâng caochất lượng dân chủ đại diện, đồng thời thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp một cách thiếtthực, đúng hướng, có hiệu quả
Thứ hai, tổ chức và quản lý kinh tế Đây là chức năng cơ bản của mọi nhà nước
trên thế giới Nhưng khác với nhà nước tư bản việc thực hiện nhiệm vụ này là để củng cốđảm bảo sự thống trị chính trị và kinh tế của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân vànhân lao động, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện nhiệm vụ này là để chăm lo pháttriển đời sống chung của toàn xã hội, làm cho xã hội ổn định, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho người dân Đó là một biểu hiện khác biệt khá đặc trưng về bản chất củanhà nước xã hội chủ nghĩa với nhà nước của giai cấp tư sản, điều đó chứng minh cho bảnchất của nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân
Nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ một nền kinh tế chậm phát triển, cònphổ biến là sản xuất nhỏ, nên nhiệm vụ tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước là hết sứckhó khăn, phức tạp, chính vì thế mà nhiệm vụ phát triển kinh tế có tầm quan trọng đặc
Trang 24biệt là một số nhiệm vụ khá mới mẻ Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, trình
độ lực lượng sản xuất còn thấp, song song với đó lại phải vừa thực hiện nhiệm vụ giữ gìn
an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, vừa phải bảo đảm ổn định và cải thiện khôngngừng đời sống nhân dân về mọi mặt, nhiệm vụ tổ chức, xây dựng của Nhà nước ta trởnên nặng nề
Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đổimới, Đảng ta xác định là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh
tế trí thức; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước côngnghiệp theo hướng hiện đại; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựngquan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực,đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đểphát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững…Điều cho thấy rằng đường lối kinh tế củaĐảng ta đã thể hiện rõ nét nhiệm vụ tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước XHCN
Thứ ba, tổ chức và quản lý văn hoá, khoa học, giáo dục Đây cũng là một nhiệm vụ
cơ bản thể hiện chức năng xã hội của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Để xây dựng chế độcộng sản chủ nghĩa có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại vàquan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoátiên tiến; con người được giải phóng khỏi áp bức bất công có cuộc sống ấm no, tự do,hạnh phúc, được phát triển toàn diện thì việc thực hiện tốt nhiệm vụ này là điều hết sứcquan trọng Nhà nước xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải tổ chức, quản lý sự nghiệp giáodục, văn hoá, phát triển khoa học và công nghệ - đó được coi là “quốc sách hàng đầu” đểphát huy nhân tố con người Thực hiện nhiệm vụ này, cần phải xây dựng và phát triển nềnvăn hoá mới, con người mới, nền khoa học và công nghệ hiện đại – đó cũng chính là độnglực quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới
Ở nước ta, trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ này được biểu hiện cụ thể ở một sốnội dung sau:
- Xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyềnthống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; thực hiện lốisống cần kiệm, văn minh, bài trừ mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác, chống lại mọibiểu hiện của văn hoá ngoại lai không lành mạnh
Trang 25- Phát triển khoa học và công nghệ với bước đi và hình thức thích hợp, bảo đảm cơ
sở khoa học cho các quyết định quan trọng của các cơ quan lãnh đạo, quản lý coi đó làcông cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động kinh tế
- xã hội
- Đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ cán bộ, trí thức và những người lao động có tríthức, có tay nghề, có đạo đức cách mạng và tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.Đồng thời với đó là việc giáo dục thế giới quan Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chotoàn thể nhân dân; đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng, quan điểm xét lại,
cơ hội, những luận điệu xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội củanhân dân ta
Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đãxác định phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo xây dựng nền văn hoá tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những lĩnh vực chủ yếu Theo đó, việc tổ chức,quản lý văn hoá, khoa học và giáo dục của Nhà nước ta vừa là để thực hiện những nhiệm
vụ kinh tế – xã hội trước mắt, vừa là để chuẩn bị cho đất nước bước vào giai đoạn pháttriển tiếp theo, hoà nhập (trên cơ sở giữ vững bản sắc riêng và tinh hoa văn hoá dân tộc)với tiến trình phát triển chung của nền văn hoá, khoa học và giáo dục thế giới Quan điểm
cơ bản của Đảng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa làđộng lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục và đào tạo cùng với khoa học vàcông nghệ là quốc sách hàng đầu đã thể hiện rõ ràng nhiệm vụ này của Nhà nước Cộnghoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thực hiện nhiệm vụ này, Nhà nước ta đã tiến hành xâydựng hệ thống các cơ quan tổ chức, quản lý văn hoá, văn học, nghệ thuật, khoa học, giáodục, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đào tạo một đội ngũ cán bộ có phẩm chấtchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuậttương xứng với yêu cầu và đáp ứng tốt nhu cầu thực tế của các lĩnh vực cụ thể
Như vậy, xét một cách tổng thể, nhiệm vụ sáng tạo và xây dựng xã hội mới lànhiệm vụ quan trọng nhất trong chức năng xã hội của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Trên cơ
sở lý luận và phương pháp luận duy vật biện chứng, xét đến cùng, có thể nói, nhiệm vụ cơbản và quyết định của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ tổ chức và quản lý kinh tế,
Trang 26bởi một xã hội chỉ có thể ổn định, vận động và phát triển được khi có một cơ sở kinh tế –
xã hội phù hợp Yếu tố kinh tế, nhất là lực lượng sản xuất, xét đến cùng là yếu tố quyếtđịnh sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội Tuy nhiên, xem xét vấn đề này ở góc độkiến trúc thượng tầng của xã hội – xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân, thì nhiệm vụ bảo vệ các quyền tự do và không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân
là nhiệm vụ quan trọng nhất, bởi việc thực hiện nhiệm vụ này là sự thể hiện trực tiếp nhấtbản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Trang 27Chương II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN,
VÌ NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay
Về Quốc hội, ngày càng hoạt động sôi nổi và phát huy dân chủ, thiết thực và hiệuquả, có những đổi mới trong cả tư duy và hành động thực tiễn Công tác xây dựng luật,pháp lệnh tiếp tục được đổi mới về quy trình, nâng cao về chất lượng Số lượng các luật,pháp lệnh và nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật được thông qua cũng tăng lên, đãgóp phần thể chế hóa kịp thời, đúng đắn đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực và hiệuquả điều hành, quản lý của Nhà nước Trong nhiệm kỳ 2007 – 2011 vừa qua, Quốc hội đãxây dựng và thông qua 68 luật (gồm cả 4 luật dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9), trong
đó, năm 2007 thông qua 8 luật; năm 2008: 19 luật; năm 2009: 18 luật; năm 2010: 19 luật
và năm 2011: 4 luật Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng và ban hành được 13 pháplệnh và 7 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật
Công tác giám sát của Quốc hội được tăng cường thông qua việc sử dụng nhiềuphương thức tổng hợp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Quốc hội Nội dung giám sáttập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống; thảo luận, ra nghị quyết và giám sátviệc thực hiện các nghị quyết đã được thông qua Trong 9 kỳ họp, Quốc hội khóa XII đãxem xét 159 báo cáo các loại (báo cáo của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dânTối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, các bộ, ngành…) Quốc hội đã giám sát 7chuyên đề, trong đó có chuyên đề “nóng” như: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về
Trang 28đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005đến năm 2007; những chuyên đề vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài như: Việcthực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Việcthực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến côngdân và doanh nghiệp Sau giám sát, các chuyên đề này đều được Quốc hội ra nghị quyết
và giao cho Chính phủ thực hiện Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội cũng đãtiến hành 128 cuộc giám sát ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội Hoạt động chấtvấn và trả lời chất vấn tiếp tục được cải tiến mạnh mẽ theo hướng tập trung hơn, thực chấthơn, phản ánh sát thực hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri trong cả nước
Về việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt là các quyết định
về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và công trình dự án quốc gia, Quốc hội đã cónhiều quyết định có chất lượng hơn, bám sát và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Trong đó,
có nhiều quyết định rất quan trọng như: quyết định về bộ máy nhà nước và nhân sự cấpcao trong bộ máy; quyết định về chủ trương đầu tư các dự án lớn; quyết định giảm, miễnthuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân
Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việcnâng cao vị thế của đất nước Việt Nam, Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế
Kết quả mà Quốc hội có được là thành quả của sự nỗ lực, quyết tâm, tinh thầntrách nhiệm của các cơ quan Quốc hội, các đại biểu Quốc hội; tinh thần cộng tác phối hợpchặt chẽ của Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, các cơquan hữu quan, sự đóng góp ủng hộ của cử tri và nhân dân cả nước Đó là kết quả của quátrình nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Quốc hội trong xây dựng và hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Về Chính phủ - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất đã đạt được một số thànhtựu cơ bản:
Đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtluôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Trong nhiệm
kỳ qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệthống pháp luật, chuyển mạnh sang điều hành phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật
Trang 29trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường Chính phủ đã trình Quốc hội, Uỷ banthường vụ Quốc hội ban hành 87 luật, pháp lệnh; đã ban hành 567 nghị định và nhiều vănbản quy phạm pháp luật.
Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động quản lý điều hành phát triển kinh tế-xã hội đượcthực hiện trong điều kiện kinh tế - chính trị thế giới biến động hết sức phức tạp, tác độngmạnh đến kinh tế nước ta Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn xác định ổn định kinh tế
vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát là điều kiện tiên quyết
để bảo đảm tăng trưởng bền vững Tinh thần này được quán triệt xuyên suốt trong quản
lý, lãnh đạo chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường,chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được xác định vừa là mục tiêu vừa làyêu cầu của phát triển bền vững Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đượcChính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo Biểu hiện rõ nét là tỷ lệ thấtnghiệp thành thị giảm từ 4,82% năm 2006 xuống còn 4,43% năm 2010 Tỷ lệ hộ nghèogiảm từ 18,1% năm 2006 xuống 9,45% năm 2010, riêng ở 62 huyện nghèo giảm từ trên50% xuống còn 38%
Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và Thủ tướng thì chương trình cải cách hànhchính đã được thực hiện nghiêm túc và đã thu được những kết quả rất quan trọng ở tất cảmọi nội dung Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã tăng cường chỉ đạo về việcnâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãngphí làm cho bộ máy Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh và hoạt động có hiệu quả.Chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế, quản lý, điều hành, nâng cao hiệu quả công tác đốingoại, củng cố và mở rộng quan hệ với các nước láng giềng, các nước đối tác quan trọng;tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội
Các nghị quyết, chủ trương của Đảng đã được Chính phủ triển khai tổ chức thựchiện theo chương trình, kế hoạch cụ thể Trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chếthuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, từ xây dựng chương trình, nghiên cứu, soạnthảo, thẩm định, thẩm tra đến xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật, thì yêu cầuhàng đầu cũng là phải bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
Trang 30Công nghệ thông tin đã được ứng dụng mạnh mẽ vào công tác chỉ đạo, điều hànhcủa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Đã có nhiều cuộc họp của Thủ tướng với bộ,ngành, chính quyền địa phương được tiến hành qua mạng máy tính hoặc cầu truyền hình
Nhìn tổng thể có thể thấy, hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ và các bộ
đã tập trung chủ yếu vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo pháp luật trong phạm
vi cả nước trên tất cả các ngành, lĩnh vực đời sống, kinh tế – xã hội; tập trung thời gian vànguồn lực vào việc thực hiện chức năng, thẩm quyền đích thực của mình là xây dựng,hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách,đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát việc thực hiện
Về phía ngành kiểm sát nhân dân, so với nhiệm kỳ trước, số lượng các loại vụ ánthuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án là rất lớn, số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, táithẩm không giảm Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp đồng bộ như nâng cao chất lượngtranh tụng tại các phiên tòa xét xử, nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn cho cácthẩm phán, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc bức xúc kéo dài… các công tác giảiquyết, xét xử các loại vụ án; giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống thamnhũng; xây dựng pháp luật; thi hành án hình sự, xét miễn giảm các khoản thu nộp ngânsách Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp… toàn ngành đã hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao
Trong thời gian qua toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu và tạo được sự chuyển biến tíchcực về chất lượng, hiệu quả trên tất các cả các mặt công tác Công tác thực hành quyềncông tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ
Nhận thức cũng như thực tiễn công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vựcdân sự, hành chính, thi hành án, giam giữ cải tạo, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp
có chuyển biến rõ nét Công tác điều tra của Viện kiểm sát được tăng cường và hỗ trợ chocông tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
Toàn ngành đã tập trung hoàn thành đúng tiến độ, có hiệu quả các nhiệm vụ trọngtâm về cải cách tư pháp, nhất là trong lĩnh vực hoàn thiện thể chế, tổ chức và cán bộ; thựchiện tốt chủ trương tăng thẩm quyền cho cơ quan tư pháp cấp huyện
Đặc biệt, trong những năm gần đây ngành đã có sự trưởng thành vượt bậc Thể chế
và tổ chức bộ máy của ngành không ngừng được củng cố, kiện toàn Công tác tư pháp
Trang 31ngày càng hướng mạnh về cơ sở, phục vụ đắc lực cho việc giải quyết các vấn đề dân sinh.Hoạt động của ngành Tư pháp với đặc trưng xuyên suốt trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hànhpháp và tư pháp đã ghi dấu ấn đậm nét trong thành tựu chung của đất nước, giúp Chínhphủ tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành trên các mặt phát triển kinh tế - xãhội, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức
và công dân
Thời gian tới, toàn ngành tập trung thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Quốchội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp, gắn việc thựchiện các nhiệm vụ công tác của ngành với việc thực hiện các yêu cầu của cải cách tưpháp; trong đó đặc biệt chú trọng việc quán triệt và thực hiện tốt các văn kiện đã đượcthông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết số 49-NQ/TƯ của BộChính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời đẩy nhanh tiến độ vànâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, hạn chế đến mức thấp nhất các bản
án, quyết định bị hủy; khắc phục việc kết án oan người không có tội, bỏ lọt tội phạm, ápdụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không đúng quy định và vi phạm thời hạn xétxử
2.1.2 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Quốc hội cũng còn một số mặt hạn chế,khuyết điểm Đó là, mặc dù, quy trình lập pháp đã được cải tiến theo quy định của LuậtBan hành Văn bản Quy phạm pháp luật nhưng vẫn chưa đồng bộ và có những điểm chưahợp lý Trách nhiệm của cơ quan trình dự án, cơ quan tham gia soạn thảo, thẩm tra, chỉnh
lý cần được phân định rõ ràng hơn theo mỗi công đoạn Trong thảo luận thông qua cácbáo cáo, các dự án, một số trường hợp chưa có sự tranh luận đầy đủ, đối thoại đến cùng.Một số quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội còn thiếu cụ thể hoặc chưaphù hợp, nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn kịp thời, nhất là cơ chế, chếtài giải quyết các kiến nghị sau giám sát Thông tin phục vụ Quốc hội xem xét, quyết địnhcác vấn đề quan trọng của đất nước chưa đầy đủ, kịp thời cũng ảnh hưởng tới chất lượngmột vài quyết định Chưa có cơ chế sử dụng các cơ quan chuyên môn độc lập thẩm địnhcác vấn đề khoa học, kỹ thuật, tính chính xác của số liệu trước khi cung cấp cho đại biểu