Thành tựu

Một phần của tài liệu Luận văn triết học quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Trang 27)

Từ khi thành lập, nhất là sau đổi mới dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam thì Nhà nước ta cho đến thời điểm này đã tiến được những bước tiến dài và đã đạt được những thành tựu khá quan trọng trong việc xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vì mục tiêu lý tưởng chung của cả nước là “dân giàu, nuớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Về Quốc hội, ngày càng hoạt động sôi nổi và phát huy dân chủ, thiết thực và hiệu quả, có những đổi mới trong cả tư duy và hành động thực tiễn. Công tác xây dựng luật, pháp lệnh tiếp tục được đổi mới về quy trình, nâng cao về chất lượng. Số lượng các luật, pháp lệnh và nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật được thông qua cũng tăng lên, đã góp phần thể chế hóa kịp thời, đúng đắn đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả điều hành, quản lý của Nhà nước. Trong nhiệm kỳ 2007 – 2011 vừa qua, Quốc hội đã xây dựng và thông qua 68 luật (gồm cả 4 luật dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 9), trong đó, năm 2007 thông qua 8 luật; năm 2008: 19 luật; năm 2009: 18 luật; năm 2010: 19 luật và năm 2011: 4 luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng và ban hành được 13 pháp lệnh và 7 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật.

Công tác giám sát của Quốc hội được tăng cường thông qua việc sử dụng nhiều phương thức tổng hợp, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Quốc hội. Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống; thảo luận, ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện các nghị quyết đã được thông qua. Trong 9 kỳ họp, Quốc hội khóa XII đã xem xét 159 báo cáo các loại (báo cáo của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, các bộ, ngành…). Quốc hội đã giám sát 7 chuyên đề, trong đó có chuyên đề “nóng” như: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về

đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương từ năm 2005 đến năm 2007; những chuyên đề vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài như: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; Việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp. Sau giám sát, các chuyên đề này đều được Quốc hội ra nghị quyết và giao cho Chính phủ thực hiện. Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội cũng đã tiến hành 128 cuộc giám sát ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục được cải tiến mạnh mẽ theo hướng tập trung hơn, thực chất hơn, phản ánh sát thực hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri trong cả nước.

Về việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đặc biệt là các quyết định về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và công trình dự án quốc gia, Quốc hội đã có nhiều quyết định có chất lượng hơn, bám sát và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong đó, có nhiều quyết định rất quan trọng như: quyết định về bộ máy nhà nước và nhân sự cấp cao trong bộ máy; quyết định về chủ trương đầu tư các dự án lớn; quyết định giảm, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân.

Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế của đất nước Việt Nam, Quốc hội Việt Nam trên trường quốc tế.

Kết quả mà Quốc hội có được là thành quả của sự nỗ lực, quyết tâm, tinh thần trách nhiệm của các cơ quan Quốc hội, các đại biểu Quốc hội; tinh thần cộng tác phối hợp chặt chẽ của Chủ tịch nước, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan hữu quan, sự đóng góp ủng hộ của cử tri và nhân dân cả nước. Đó là kết quả của quá trình nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của Quốc hội trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Về Chính phủ - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất đã đạt được một số thành tựu cơ bản:

Đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong nhiệm kỳ qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chuyển mạnh sang điều hành phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật

trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường. Chính phủ đã trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành 87 luật, pháp lệnh; đã ban hành 567 nghị định và nhiều văn bản quy phạm pháp luật.

Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động quản lý điều hành phát triển kinh tế-xã hội được thực hiện trong điều kiện kinh tế - chính trị thế giới biến động hết sức phức tạp, tác động mạnh đến kinh tế nước ta. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn xác định ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiềm chế lạm phát là điều kiện tiên quyết để bảo đảm tăng trưởng bền vững. Tinh thần này được quán triệt xuyên suốt trong quản lý, lãnh đạo chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được xác định vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu của phát triển bền vững. Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo. Biểu hiện rõ nét là tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 4,82% năm 2006 xuống còn 4,43% năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1% năm 2006 xuống 9,45% năm 2010, riêng ở 62 huyện nghèo giảm từ trên 50% xuống còn 38%.

Dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và Thủ tướng thì chương trình cải cách hành chính đã được thực hiện nghiêm túc và đã thu được những kết quả rất quan trọng ở tất cả mọi nội dung. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã tăng cường chỉ đạo về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí làm cho bộ máy Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh và hoạt động có hiệu quả. Chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế, quản lý, điều hành, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, củng cố và mở rộng quan hệ với các nước láng giềng, các nước đối tác quan trọng; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Các nghị quyết, chủ trương của Đảng đã được Chính phủ triển khai tổ chức thực hiện theo chương trình, kế hoạch cụ thể. Trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, từ xây dựng chương trình, nghiên cứu, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra đến xem xét, thông qua văn bản quy phạm pháp luật, thì yêu cầu hàng đầu cũng là phải bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.

Công nghệ thông tin đã được ứng dụng mạnh mẽ vào công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đã có nhiều cuộc họp của Thủ tướng với bộ, ngành, chính quyền địa phương được tiến hành qua mạng máy tính hoặc cầu truyền hình.

Nhìn tổng thể có thể thấy, hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ và các bộ đã tập trung chủ yếu vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo pháp luật trong phạm vi cả nước trên tất cả các ngành, lĩnh vực đời sống, kinh tế – xã hội; tập trung thời gian và nguồn lực vào việc thực hiện chức năng, thẩm quyền đích thực của mình là xây dựng, hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát việc thực hiện.

Về phía ngành kiểm sát nhân dân, so với nhiệm kỳ trước, số lượng các loại vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án là rất lớn, số lượng đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không giảm. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp đồng bộ như nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn cho các thẩm phán, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc bức xúc kéo dài… các công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án; giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng chống tham nhũng; xây dựng pháp luật; thi hành án hình sự, xét miễn giảm các khoản thu nộp ngân sách Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp… toàn ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong thời gian qua toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu và tạo được sự chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả trên tất các cả các mặt công tác. Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.

Nhận thức cũng như thực tiễn công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính, thi hành án, giam giữ cải tạo, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp có chuyển biến rõ nét. Công tác điều tra của Viện kiểm sát được tăng cường và hỗ trợ cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Toàn ngành đã tập trung hoàn thành đúng tiến độ, có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp, nhất là trong lĩnh vực hoàn thiện thể chế, tổ chức và cán bộ; thực hiện tốt chủ trương tăng thẩm quyền cho cơ quan tư pháp cấp huyện.

Đặc biệt, trong những năm gần đây ngành đã có sự trưởng thành vượt bậc. Thể chế và tổ chức bộ máy của ngành không ngừng được củng cố, kiện toàn. Công tác tư pháp

ngày càng hướng mạnh về cơ sở, phục vụ đắc lực cho việc giải quyết các vấn đề dân sinh. Hoạt động của ngành Tư pháp với đặc trưng xuyên suốt trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp đã ghi dấu ấn đậm nét trong thành tựu chung của đất nước, giúp Chính phủ tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành trên các mặt phát triển kinh tế - xã hội, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân...

Thời gian tới, toàn ngành tập trung thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp, gắn việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành với việc thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp; trong đó đặc biệt chú trọng việc quán triệt và thực hiện tốt các văn kiện đã được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết số 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, hạn chế đến mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy; khắc phục việc kết án oan người không có tội, bỏ lọt tội phạm, áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không đúng quy định và vi phạm thời hạn xét xử.

Một phần của tài liệu Luận văn triết học quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w