Một số giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,

Một phần của tài liệu Luận văn triết học quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Trang 33)

do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam trong thời gian sắp tới

2.2.1 Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội đối với tổ chức và hoạt động của nhà nước

Bản chất cơ bản của Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; vì vậy, Quốc hội là cơ quan giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Tính chất này được

ghi nhận tại điều 83 của Hiến pháp 1992 như sau: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Từ quy định của Hiến pháp, có thể thấy Quốc hội là cơ quan vừa mang tính đại diện vừa mang tính quyền lực. Tính đại diện của Quốc hội thể hiện ở việc Quốc hội được cử tri cả nước bầu ra. Quốc hội phản ánh ý chí, nguyện vọng của cử tri cả nước. tính quyền lực của Quốc hội thể hiện ở việc Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, có quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước. Những nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội được Hiến pháp năm 1992 quy định có thể khái quát thành các chức năng (tức là các phương diện hoạt động) như sau:

Chức năng lập hiến và lập pháp: Chức năng này thể hiện ở quyền hạn của Quốc hội trong việc thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và các đạo luật khác. Chức năng lập hiến và lập pháp là chức năng cơ bản nhất của Quốc hội. Trong những năm gần đây, việc thực hiện chức năng này của Quốc hội nước ta đã ngày càng chuyên nghiệp hơn trước. Với việc tăng dần số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách, công tác lập pháp đã có những bước tiến bộ đáng kể, nhiều đạo luật quan trọng của nước ta đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung phù hợp với những yêu cầu của đời sống chính trị, xã hội.

Chức năng giám sát tối cao: Theo Hiến pháp 1992, Quốc hội là cơ quan giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước. Hoạt động giám sát của Quốc hội thể hiện ở các khía cạnh hoạt động của Quốc hội như: Xem xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các hội đồng và các uỷ ban của Quốc hội tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật của các ngành, địa phương; các đại biểu Quốc hội cũng thực hiện quyền giám sát của mình ở tại các địa phương mà đại biểu Quốc hội đại diện; lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri và có những ý kiến tại diễn đàn Quốc hội. Quyền giám sát tối cao của Quốc hội còn được đảm bảo bằng việc Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, cũng như những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn khác.

Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến mục tiêu, đường lối phát triển kinh tế, xã hội; các

đề án kinh tế lớn liên quan đến quốc kế dân sinh; các vấn đề cơ bản về chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước.

Chức năng xây dựng và tổ chức bộ máy nhà nước: Quốc hội quyết định việc tổ chức bộ máy nhà nước theo những nguyên tắc, mô hình nhất định bằng việc thông qua các đạo luật về tổ chức chính phủ, tổ chức toà án nhân dân, tổ chức viện kiểm sát nhân dân, tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân… Quốc hội quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ, điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Như chúng ta đã biết, thành công của hoạt động lập pháp và việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phụ thuộc vào mức độ hài lòng của người dân về những giải pháp lập pháp do Quốc hội đưa ra; ở tốc độ thành công của những biện pháp đổi mới về thể chế kinh tế và chính trị mà pháp luật mang lại. Những nội dung mà hoạt động lập pháp đã và đang hướng đến là xây dựng nhà nước như: kiềm chế và chống tham nhũng; minh bạch hoá bộ máy hoạt động của nhà nước. Có thể thấy rằng việc đưa nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền vào đạo luật căn bản của đất nước là một quá trình đổi mới về nhận thức và phương thức phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới. Ta phải tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội theo phương hướng chung là: xây dựng Quốc hội đảm bảo thực hiện được vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn do Hiến pháp và luật quy định; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả tính chuyên nghiệp, hiện đại, tính minh bạch, công khai trong tổ chức, hoạt động của quốc hội. Theo hướng chung nêu trên cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Một là, tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghiã Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và toàn xã hội. Vì vậy, để tổ chức và hoạt động của nhà nước đi đúng những định hướng, mục tiêu mà Đảng đã vạch ra thì việc quán triệt tốt nguyên tắc về sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước là điều tối quan trọng để Nhà nước ta phản ánh đúng bản chất của mình đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Chúng ta phải tạo cơ sở để

Quốc hội thực hiện tốt sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện tốt hơn đầy đủ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, vì vậy kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội trước hết phải xác định trọng tâm là nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động lập pháp; đồng thời làm tốt hơn chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; thực hiện có hiệu lực và hiệu quả chức năng giám sát của mình đối với nhà nước. Cần tiếp tục hoàn thiện hoạt động làm luật của Quốc hội trong tất cả các khâu, các công đoạn của quá trình lập pháp; tổ chức thi hành tốt Luật hoạt động giám sát của Quốc hội mà trọng tâm là tập trung vào các vấn đề bức xúc mà nhân dân đang quan tâm hi vọng nhiều ở Quốc hội. Tăng cường giám sát việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, giám sát việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo của công dân và giám sát việc thực hiện kiến nghị của cử tri; tiếp tục hoàn thiện các hình thức giám sát của Quốc hội tại các kì họp và ngoài kì họp, giám sát thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đảm bảo nguyên tắc vế sự lãnh đạo của Đảng, tập trung dân chủ, và tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.

Hai là, phải phát huy vai trò trách nhiệm, nâng cao năng lực, bản lĩnh và nghiệp vụ hoạt động đại biểu của đại biểu Quốc hội. Đại biểu Quốc hội là thành tố cơ bản và quan trọng nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Do đó, cần xác định đầy đủ hơn về địa vị pháp lý và vai trò của đại biểu Quốc hội; tăng cường chất lượng và vị thế của đại biểu quốc hội, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban; làm rõ địa vị pháp lý của đại biểu chuyên trách, tăng dần số đại biểu Quốc hội chuyên trách để đạt một tỷ lệ thích hợp trong Quốc hội, phù hợp với thực tiễn nước ta.

Đổi mới chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội nhằm đảm bảo tính đại diện trong cơ cấu nhưng chất lượng của đại biểu phải được đưa lên hàng đầu. Trong hoạt động của mình các đại biểu Quốc hội phải phát huy vai trò trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, nâng cao năng lực, nhất là bản lĩnh và nghiệp vụ hoạt động đại biểu gắn bó mật thiết với nhân dân để xứng đáng với niềm tin và trọng trách mà nhân dân giao phó. Qua đó góp phần củng cố niềm tin của của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nuớc.

Ba là, kiện toàn tổ chức và các cơ quan của Quốc hội. Đổi mới hoạt động của Quốc hội còn đòi hỏi kiện toàn và nâng cao vai trò của các Ủy ban và Hội đồng Dân tộc. Công

việc của Quốc hội tại kì họp sau phải chủ yếu được thảo luận và chuẩn bị kĩ tại các Ủy ban và Hội đồng Dân tộc trong thời gian Quốc hội không họp bằng việc phát huy vai trò của đại biểu Quốc hội chuyên trách hiện nay. Đồng thời phát huy vai trò của các thành viên kiêm nhiệm của các Ủy ban và Hội đồng Dân tộc.

Bốn là, tăng cường, củng cố mối quan hệ của Quốc hội với nhân dân. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, vì vậy tăng cường mối quan hệ giữa Quốc hội với nhân dân là một yêu cầu khách quan cấp bách. Cần thông tin đầy đủ, kịp thời cho nhân dân biết những việc Quốc hội bàn bạc và quyết định; tạo điều kiện cho nhân dân được dự hoặc theo dõi các kì họp, hoạt động của Quốc hội. Đồng thời phải có cơ chế phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng và ý chí của nhân dân với Quốc hội.

Năm là, bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Quốc hội. Để tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội cần phải có các điều kiện đảm bảo như: tăng cường các điều kiện về đội ngũ cán bộ tham mưu giúp việc; đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của Quốc hội, thông tin tài liệu cung cấp cho các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu; thư viện Quốc hội… trong đó chú trọng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại.

Rõ ràng là đổi mới Quốc hội góp phần tích cực vào quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tính chất là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất ở Việt Nam. Đổi mới Quốc hội đã và đang góp phần quan trọng tạo ra động lực và mục tiêu thúc đẩy quá trình đổi mới ở Việt Nam. Nhất là việc thực hiện có hiệu quả chương trình lập pháp đồ sộ đề ra trong mối quan hệ với cải cách pháp luật, vai trò của Quốc hội còn thể hiện ở chỗ Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong cả nuớc. Vấn đề tăng cường hoạt động lập pháp của Quốc hội nhằm thúc đẩy và đảm bảo tương lai vững bền của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được xem xét trong tổng thể chung của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong thời gian sắp tới, phải là tổng thể của những biện pháp cụ thể có tính khả thi của quá trình chuyển vững chắc Quốc hội sang cơ chế hoạt động chuyên nghiệp hơn.

Nền hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và chính quyền địa phương, cơ sở gắn với hệ thống thể chế hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức và hệ thống quản lý tài chính công, tài sản công, thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội

Vị trí, vai trò quan trọng của nền hành chính nhà nước được thể hiện trên những điểm sau đây:

Thứ nhất, nền hành chính nhà nước là bộ phận lớn nhất trong hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước, được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ theo ngành và cấp từ Trung ương đến tận cơ sở.

Thứ hai, nền hành chính nhà nước có vai trò là hệ thống trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách pháp luật bảo đảm cho đường lối, chính sách pháp luật đi vào cuộc sống; góp phần vào việc cụ thể hoá và sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách và pháp luật.

Thứ ba, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, nhất là ở địa phương, cơ sở có vai trò trực tiếp xử lý công việc hàng ngày, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Thứ tư, nền hành chính nhà nước bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội được thực hiện theo chương trình, kế hoạch đã được dự kiến; xử lý các tình huống, diễn biến phát sinh trong đời sống xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong thời gian sắp tới nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt nhu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Cải cách hành chính phải được tiến hành trên cơ sở luật pháp, các nghị quyết và nguyên tắc của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và phải gắn liền với mục tiêu phát triển đất nước. Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quy chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm

của từng cơ quan và cả bộ máy nhà nước. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt mọi nhu cầu chính đáng, hợp pháp của công dân, và chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Các chủ trương, giải pháp cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cải cách hành chính phải tiến hành đồng bộ, vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với điều kiện lịch sử của nước ta. Cải cách hành chính phải đáp ứng các yêu cầu là hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; huy động các nguồn lực và sự tham gia của mọi người vào tiến trình phát triển đất nước.

Cải cách hành chính nói chung, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính nói riêng, phải bảo đảm thuận lợi nhất cho người dân, cho các doanh nghiệp và góp phần chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rạch ròi trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, có tinh

Một phần của tài liệu Luận văn triết học quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w