Đây cũng là một môn học rất khô khan, không dễ gây hứng thú cho các em bởi tính giáo huấn của triết lí đạo đức, yêu cầu của những qui định của pháp luật làm cho các em cảm thấy chưa phù
Trang 1Giáo viên: Bùi Thị Tính Trường THCS Phúc Tuy Năm học: 2014 – 2015
Giáo viên: Bùi Thị Tính Trường THCS Phúc Tuy Năm học: 2014 – 2015
Trang 2PHẦN THỨ NHẤT:
ĐẶT VẤN ĐỀ
• Môn GDCD là một môn học dạy học sinh về đạo đức và pháp luật Trong thực tế đây là môn phụ nên có nhiều em không coi trọng việc chú ý học Đây cũng là một môn học rất khô khan, không dễ gây hứng thú cho các em bởi tính giáo huấn của triết lí đạo đức, yêu cầu của những qui định của pháp luật làm cho các em cảm thấy chưa phù hợp với tâm lí thích hoà nhập với cái mới của thời đại như các trò chơi trên mạng, hoạt động văn nghệ thể thao…
• Về phía ngành Giáo dục thì mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông là hình thành và phát triển toàn diện nhân cách tốt đẹp của thế
hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước
• Hiện nay, theo nghị quyết của Đảng và Chính phủ, chúng tôi đang thực hiện cải cách giáo dục trong đó đổi mới phương pháp dạy học
là mục tiêu hàng đầu
• Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú với môn học, từ đó các em yêu thích bộ môn và biết vận dụng kiến thức vừa học vào thực tế để ứng xử trong cuộc sống và sống có ích cho xã hội là điều làm tôi luôn suy nghĩ, trăn trở Từ thực tế trên, tôi xin đưa ra sáng kiến: “ Khai thác tính năng động của học sinh, gây hứng thú trong giờ học môn GDCD thông qua phương pháp “Trò chơi”
Trang 3PHẦN THỨ II NỘI DUNG
• 1 Cơ sở khoa học.
• Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa…”
• Giảng dạy GDCD để gây hứng thú cho học sinh, giáo viên phải đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.“Trò chơi” là phương pháp rất có hiệu quả để thu hút sự tham gia của học sinh Phương pháp này sẽ có tác dụng:
+ Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học.
+ Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi.
+ Tăng cường khả năng giao tiếp,rèn luyện các kĩ năng ứng
xử, giao tiếp.
+ Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.
Trang 42 Nội dung cụ thể của sáng kiến.
• Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng, bao gồm các phương pháp hiện đại: (thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trò chơi, dự án, động não…) và các phương pháp truyền thống: (thuyết trình, đàm thoại, kể chuyện…)
• Trong dạy học môn GDCD, có thể vận dụng phương pháp
“Trò chơi” nhằm mục đích giúp học sinh:
+ Hình thành tri thức mới.
+ Hình thành các kỹ năng.
+ Củng cố tri thức, hình thành thái độ.
-> Với phương pháp “Trò chơi”, GV cần thực hiện bước sau:
– Bước 1: Linh hoạt chọn các yếu tố :
– Bước 2: Sáng tạo trò chơi
Trang 52.1 Các biện pháp cụ thể.
a Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi.
+ Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới:
+ Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới:
+ Sử dụng trò chơi để hình thành kỹ năng:
+ Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ:
b Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi.
c Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi.
d Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả.
– Bước phổ biến trò chơi:
– Bước học sinh thực hiện trò chơi:
– Bước tổng kết, đánh giá:
- > Giờ dạy học thực sự là giờ “vừa học, vừa chơi”, kết hợp được giữa “học và hành”, hấp dẫn học sinh và gây sự chú ý học hơn nhiều
Trang 62.2 Sáng tạo một số trò chơi để vận dụng trong giảng dạy môn GDCD.
– a Trò chơi sắm vai.
• - Sắm vai là phương pháp học sinh thực hành “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống đạo đức,
pháp luật giả định Giáo viên cần để học sinh lựa chọn cách giải quyết một vấn đề xãy ra trong cuộc sống thực tế, áp dụng vào đầu giờ học hoặc cuối giờ
– b Trò chơi tiếp sức.
• - Trò chơi này áp dụng khi giáo viên yêu cầu học sinh tìm những biểu hiện của những chuẩn mực đạo đức hay pháp luật trong cuộc sống hằng ngày rất nhiều, vì thế các em có thể thảo luận và nêu ra những biểu hiện đó.
– c Trò chơi “Trò chuyện cuối tuần”.
• -T ập cho các em luôn tự tin, rất thích mình được làm
người lớn, là những nhân vật thành đạt trong cuộc sống Qua trò chơi, các em tự rút bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Trang 7• - Tôi đã sử dụng các trò chơi trong các giờ dạy bộ môn Năm học
2013 – 2014 tôi đã dạy GDCD khối 7, khối 9
• + Khi dạy GDCD 7A,7B bài 6 tiết 7 “Tôn sư trọng đạo” tôi đưa
tình huống: “ Giờ trả bài tập làm văn, Huy bị điểm kém Vừa nhận được bài từ tay cô giáo, Huy đã vò nát và đút vào ngăn bàn” Và sau
đó yêu cầu 2 nhóm thảo luận và sắm vai thể hiện cách giải quyết của mình Sau khi diễn giáo viên cho học sinh kết luận được: Việc làm của Huy thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, các em cần phải có cách cư
xử như thế nào để bày tỏ sự “Tôn sư trọng đạo”
• + Cụ thể là bài “Tự chủ” lớp 9, tôi đã tổ chứ trò chơi tiếp sức: Mỗi
nhóm được phát một tập phiếu trắng, các em hãy suy nghĩ và ghi lại những biểu hiện của tính tự chủ và những biểu hiện thiếu tự chủ trong cuộc sống vào phiếu (mỗi phiếu ghi một biểu hiện) Sau đó mỗi nhóm lần lượt từng em lên dán phiếu vào bảng phụ cho phù hợp
2 cột của nhóm mình Trò chơi 3 phút, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện hơn thì thắng cuộc
Giáo viên tuyên bố kết thúc cuộc chơi, hướng dẫn học sinh nhận xét, góp ý Giáo viên bổ sung thêm những biểu hiện mà học sinh chưa đề cập đến…
Trang 8• + Khi dạy GDCD 9 bài 8 tiết 11 “Năng động sáng tạo”, phần củng
cố toàn bài giáo viên tổ chức trò chơi “Trò chuyện cuối tuần” Chọn 5 nhân vật chính để thực hiện trò chơi: 1/ Dẫn chương trình 2/ Nhà Bác học Êđixơn 3/ Bác Lũy (Thần đèn) 4/ Một nhà doanh nghiệp thành đạt 5/ Cô giáo dạy Toán học của Trường THCS Phúc Tuy.
Các học sinh còn lại vai khán giả có thể đặt những câu hỏi để hỏi những vị khách mời bất cứ câu hỏi nào có nội dung xoay quanh bài học Như vậy, đòi hỏi các vị khách mời phải biết sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhạy trong xử lý tình huống khi người dẫn chương trình và khán giả hỏi Qua thực tế cho thấy, những học sinh vai những vị khách mời rất thích mình được đóng vai những nhân vật trên, cho nên các em luôn thể hiện rõ bản lĩnh, phong cách chững chạc, tự tin của mình trước khán giả Còn khán giả thì rất thích để tìm ra những câu hỏi hóc búa, hỏi những vị khách mời, xem có trả lời được không…Từ đó cho thấy, giờ học sinh động hẳn lên, học sinh đã nhận biết, thông hiểu và vận dụng kiến thức bài học vào thực tế trong một tình huống giả định (tuy nhiên không phải tiết nào cũng trò chuyện hay đóng vai được)
Kết thúc giáo viên tuyên dương và liên hệ thực tế giáo dục học sinh
Trang 93 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
• Tôi thấy bài giảng hấp dẫn và lôi cuốn học sinh Học sinh bị cuốn hút bởi những phương pháp mới được vận dụng linh hoạt, phù hợp với những bài giảng ở trường THCS
• Chất lượng bộ môn liên tục từ năm học 2011-2012 đến năm học
2013-2014 luôn đạt và vượt chỉ tiêu: Chất lượng luôn đạt 100%
trung bình trở lên:
+ Năm học: 2011 - 2012 : Loại khá đạt 40 %, giỏi đạt 30 %,
+ Năm học: 2012 – 2013: Loại khá đạt 48 %, giỏi đạt 35 %
+ Năm học: 2013 – 2014: Loại khá đạt 56%, giỏi đạt 38 %
• Với các trò chơi tiêu biểu mà tôi dã áp dụng trong các giờ dạy thì
có thể thấy được đây là cách khai thác bài học tối ưu nhất mà lại mang đến cảm giác giác nhẹ nhàng Trò chơi chỉ áp dụng trong thời gian ngắn nên không ảnh hưởng đến thời lượng tiết dạy Và cuối cùng về mặt chi phí cho trò chơi cũng rất ít tốn kém bởi phần thưởng
có thể là điểm, là thẻ hoặc có chăng cũng chỉ là món quà nhỏ mà cả lớp cùng liên hoan
Trang 10PHẦN THỨ III KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
• 1 Ý nghĩa của sáng kiến.
• Sáng kiến kinh nghiệm trên đã góp phần trong việc nâng cao chất lượng bộ môn, phục vụ tốt cho việc giảng dạy, góp phần giáo dục đạo đức của học sinh trong nhà trường THCS
• 2 Khả năng ứng dụng, triển khai.
• Thực tế, có trên 100% học sinh thích tham gia , tạo không khí thân thiện, cởi mở giữa thầy và trò Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh Bản thân luôn chia sẻ kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, luôn học hỏi để nâng cao tay nghề
• 3 Những kiến nghị, đề xuất.
• - Đối với phòng GD&ĐT:Mong được cấp thêm các thiết bị, đồ dùng dạy học bổ trợ cho môn học; tổ chức tập huấn các trò chơi phù hợp với đặc trưng môn học
• - Đối với nhà trường: Cần xây dựng thêm kế hoạch hoạt động ngoại khoá để hỗ trợ cho các em học sinh các kỹ năng để học tốt môn học
• - Nhà trường cần bổ sung thêm thiết bị cho hoạt động trò chơi
bộ môn