1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài GDCD: Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, tạo hứng thú và rèn kĩ năng cho học sinh THCS

42 685 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 668,5 KB

Nội dung

Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, tạo hứng thú và rèn kĩ năng cho học sinh THCS Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, tạo hứng thú và rèn kĩ năng cho học sinh THCS Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, tạo hứng thú và rèn kĩ năng cho học sinh THCS Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số vấn đề hoặc thể nghiệm những hành động, thái độ, những việc làm thông qua trò chơi nào đó. Qua trò chơi các em có cơ hội để thể nghiệm những hành vi thái độ của mình. Nhờ đó sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong mọi tình huống. Qua trò chơi HS được hình thành năng lực nhận xét, đánh giá hành vi. Tổ chức các trò chơi trong tiết học, giúp cho việc học tập tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán. Học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú có tinh thần trách nhiệm, đồng thời làm giảm tinh thần mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. Qua đó mà các em khắc sâu bài học và biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống và trong thực tế. Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh. Giúp học sinh có sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông. Chính vì vậy mà “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, tạo hứng thú và rèn kĩ năng cho học sinh THCS” là việc làm trong đổi mới phương pháp giảng dạy “Tạo hứng thú cho học sinh để tiết học đạt kết quả cao”.

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ HẠ LONG

TRƯỜNG THCS BÃI CHÁY

=====***=====

ĐỀ TÀI CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH

VẬN DỤNG CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC

MÔN GDCD, TẠO HỨNG THÚ

VÀ RÈN KỸ NĂNG CHO HỌC SINH THCS

Họ và tên: Phạm Kim Ngân Chức vụ: Giáo viên

ĐƠN VỊ: Trường THCS Bãi Cháy

Hạ Long, tháng 5 năm 2016

Trang 2

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lý do chọn đề tài:

I.1.1 Cơ sở lí luận:

Cùng với tất cả các môn học, các hoạt động trong trường THCS, việc dạyhọc môn GDCD góp phần giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu đạo tạo đã được xácđịnh Hiệu quả của môn GDCD tuỳ thuộc ở quan niệm, ở việc triển khai nội dungbài học và những phương pháp sư phạm phù hợp

Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề đã và đang được xã hội hết sứcquan tâm, các thầy cô trong các nhà trường cũng đang tích cực thực hiện nhiệm vụđổi mới để góp phần đưa nền giáo dục nước ta ngày càng đáp ứng được yêu cầucông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII của

Đảng đã xác định “Phải áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” Tiếp đó nghị quyết trung ương 2 khoá VIII lại tiếp tục khẳng định : “Phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” Trong Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 cũng khẳng

định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triểntoàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với

lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc

Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiếnthức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là nănglực hành động, năng lực thực tiễn Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã được

đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Môn GDCD giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện Thế hệ trẻ không những

có năng lực, có tinh thần yêu nước, yêu CNXH mà còn có tinh thần tự chủ tự tin,năng động sáng tạo, có phẩm chất đạo đức Đây chính là mục tiêu, lí tưởng củaĐảng Cộng Sản Việt Nam

******************************************************************

Trang 3

Nhà trường chịu trách nhiệm đào tạo thế hệ trẻ Môn GDCD với chức năngnhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào nhiệm vụ này.

Một trong những phương pháp có tính khả quan, góp phần quan trọng vàoviệc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy học môn GDCD mà tôi muốn

đề cập tới là việc “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú cho học sinh THCS” Áp dụng phương pháp dạy học này trong giờ học GDCD,

giáo viên có thể huy động được tối đa khả năng tư duy độc lập sáng tạo của họcsinh Dưới vai trò tổ chức điều khiển của người thầy, học sinh được làm việc nhiềuhơn, được phát huy nhiều hơn khả năng tư duy, được đưa ra những chính kiếnriêng của mình, hình thành các kỹ năng có hệ thống Qua giờ học như vậy học sinh

sẽ chủ động chiếm lĩnh được kiến thức, nắm vững kiến thức cũ, đó là cơ sở giúpcác em làm tốt bài kiểm tra cũng như tiếp thu kiến thức mới ở các phần học tiếptheo

I.1.2 Cơ sở thực tiễn:

I.1.2.1 Đối với giáo viên:

Cùng với những thay đổi tích cực của đời sống xã hội, giáo dục cũng đangđược Đảng và nhà nước hết sức quan tâm nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy

và học, giáo dục kĩ năng sống, tạo sự chủ động tìm hiểu kiến thức trong học sinh.Trong đó việc thay đổi phương pháp giảng dạy đang được quan tâm sâu sắc bằngnhững đợt tập huấn, chuyên đề nhằm tìm ra những phương pháp dạy và học phùhợp với học sinh mang lại hiệu quả cao hơn trong giảng dạy

Thực tế cho thấy mặc dù đã được tập huấn nhiều về đổi mới phương phápdạy học song kết quả của việc dạy học theo hướng đổi mới trên vẫn còn những hạnchế và còn nhiều giáo viên lúng túng trong việc tổ chức trò chơi tạo hứng thú chohọc sinh, lượng trò chơi còn nghèo nán, lặp lại Cũng có giáo viên chưa thực sựquan tâm sâu sắc đến vấn đề này nên hiệu quả giáo dục chưa cao

I.1.1.2 Đối với học sinh:

Trường THCS Bãi Cháy nằm trên địa bàn một xã vùng cao, điều kiện kinh tế

còn gặp nhiều khó khăn, cha mẹ các em thường quen với việc làm ruộng, trồngrừng; thu nhập thấp, ít được tiếp cận với những tiến bộ của xã hội nên các em cũngchịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận với những sự thay đổi của xã hội Chính vì

Trang 4

thế mà khả năng giao tiếp, khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng phó với hoàncảnh … của các em còn nhiều hạn chế.

Từ thực tế trên, với mục đích hoàn thiện kỹ năng sống cho học sinh, Bangiám hiệu nhà trường đã rất quan tâm đến vấn đề này Nhiều chương trình hoạtđộng trong các dịp kỉ niệm, các ngày lễ được tổ chức đã được các em học sinh hàohứng tham gia Các em nắm bắt vấn đề rất hào hứng, nhiều trò chơi được thực hiệnlồng ghép trong hoạt động, trong các tiêt dạy qua đó kỹ năng sống của các em cũngdần được hoàn thiện

Trong việc dạy và học môn GDCD ở trường phổ thông, giáo viên không chỉtruyền thụ kiến thức theo nội dung sách giáo khoa mà cần phải có nhiều hoạt độngkhác để giúp học sinh dễ học, dễ nhớ và nắm vững kiến thức Các trò chơi GDCD(câu đố, ô chữ, ) là những hình thức phong phú hỗ trợ tích cực cho các bài giảngcủa giáo viên, ngoài ra còn giúp học sinh “động não”, có óc tìm tòi, “học mà vui”

Hơn thế nữa, môn GDCD trong nhà trường phổ thông có nhiều đối tượng,nội dung khá phong phú để có thể biên soạn và tổ chức trò chơi Đó cũng chính là

lí do thúc đẩy tôi thực hiện đề tài này

I.2 Mục đích nghiên cứu:

Trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số vấn đề hoặcthể nghiệm những hành động, thái độ, những việc làm thông qua trò chơi nào đó

Qua trò chơi các em có cơ hội để thể nghiệm những hành vi thái độ của mình Nhờ đó sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vitích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống

Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mìnhcách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong mọi tình huống Qua trò chơi HS được hìnhthành năng lực nhận xét, đánh giá hành vi

Tổ chức các trò chơi trong tiết học, giúp cho việc học tập tiến hành một cáchnhẹ nhàng, sinh động, không khô khan, nhàm chán Học sinh được lôi cuốn vàoquá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú có tinh thần trách nhiệm, đồng thờilàm giảm tinh thần mệt mỏi, căng thẳng trong học tập Qua đó mà các em khắc sâubài học và biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống và trong thực tế

******************************************************************

Trang 5

Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh,giữa giáo viên với học sinh Giúp học sinh có sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông.

Chính vì vậy mà “Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, tạo hứng thú và rèn kĩ năng cho học sinh THCS” là việc làm trong đổi mới phương pháp giảng dạy “Tạo hứng thú cho học sinh để tiết học đạt kết quả cao”.

I.3 Thời gian – địa điểm:

I.3.1 Thời gian:

- Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong năm 2013 – 2014

I.3.2 Địa điểm:

- Trường THCS Bãi Cháy

I.3.3 Phạm vi đề tài:

I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu:

- Vận dụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD, gây hứng thú và rèn kĩnăng cho học sinh THCS

I.3.3.2 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:

- Trường THCS Bãi Cháy - Bãi Cháy - Thành phố Tiên Yên - tỉnh QuảngNinh

I.3.3.3 Giới hạn về khách thể khảo sát:

- Học sinh lớp 6,7,8,9

I.4 Đóng góp mới về mặt thực tiễn:

Qua việc tổ chức trò chơi xen kẽ trong các giờ học, học sinh không nhữngnhớ nhanh mà còn khắc sâu được những khái niệm, ý nghĩa trong nội dung bài học.Giúp các em có cách ứng xử, xử lí được các tình huống gặp trong thực tế cuộcsống Đặc biệt trong mỗi phương pháp dạy học hiện nay, cần tạo bầu không khí sôinổi tạo hứng thú cho học sinh Các em “chơi” mà “học” Các em sẽ nắm và khắcsâu bài nhiều hơn Học sinh vừa “học” vừa “hành”, qua đó các em dễ nhớ và có ýthức thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.Ngoài ra, giúp các em đượcphát biểu, trình bày ý kiến của mình qua trò chơi Các em được hoạt động nhiều

Trang 6

hơn, mạnh dạn hơn trước đông người Khắc phục tính rụt rè thiếu tự tin ở một sốem.

Do vậy trò chơi học tập trong dạy học môn GDCD có vai trò là:

- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Thông qua các trò chơigiúp học sinh hiểu được các kiến thức cơ bản, giúp học sinh biết vận dụng các kiếnthức đã học vào thực tiễn sinh động và giáo dục đạo đức cho học sinh

- Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tư duy sángtạo và khả năng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh

- Tạo điều kiện để học sinh có cơ hội được thực hành, được thể hiện khả năngcủa bản thân và hiểu biết của mình

- Giáo dục học sinh tính kỉ luật tự giác, trung thực, sự kiên trì, tinh thần đồngđội trong học tập cũng như các kỹ năng trong cuộc sống

******************************************************************

Trang 7

II PHẦN NỘI DUNG:

Chương 1 Tổng quan

II.1.1 Cơ sở lý luận

Trong những năm gần đây tình trạng đạo đức nói chung và bạo lực họcđường nói riêng của học sinh ngày càng trở nên nghiêm trọng, tính chất phức tạp,nguy hiểm ngày càng cao, đi tìm cho những nguyên nhân trên hay đổ lỗi cho nhàtrường thiếu sự quan tâm, giáo dục học sinh, thiếu sân chơi lành mạnh, bổ ích tầmthường hóa bộ môn GDCD, cái nền tảng để hình thành nhân cách con người lại bị

bỏ quên Chưa nói ngay trong tư duy của các nhà hoạch định chiến lược giáo dục

đã tầm thường hóa bộ môn này Còn phụ huynh thì cũng không kém phần, họ luônnhắc nhở con em mình tập trung vào môn chính, còn xem coi thường môn phụ nhưGDCD

Kiến thức học tập ngày càng nặng học sinh chỉ biết tập trung vào học vớihọc, học sinh ít có thời lượng để vui chơi giải trí lành mạnh, quỹ thời gian còn lại

đa phần là vào các quán nét để chơi game rồi từ đó nhân cách một số em bị méo

mó bởi những trò chơi bạo lực Trong khi đó nhà trường ít có hoạt động ngoạikhóa hay tổ chức sân chơi lành mạnh cho học sinh, nếu có tổ chức thì phạm vi ảnhhưởng chưa cao Trước tình hình đó việc vận dụng trò chơi vào tiết học GDCD làcần thiết, học mà chơi, chơi mà học

Tổ chức trò chơi giúp cho tiết học nhẹ nhàng, không khô khan nhàm chán.Qua đó các em khắc sâu được những kiến thức đã học Các em bày tỏ được thái độcủa mình Biết lên án các hành vi sai trái Biết noi theo những tấm gương tốt, thựchiện tốt đạo đức và tuân theo pháp luật

Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử và xử lí tình huống trong thực tếcuộc sống

Dùng trò chơi trong dạy học là vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu và chỉ

đạo đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình thay sách của Bộ Giáo dục.Trò chơi hướng vào việc học tập, rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng làm việc cá nhân,

kỹ năng làm việc tập thể theo đơn vị nhóm, tổ, lớp theo sự phân công và tinh thầnhợp tác của tập thể Được như vậy sẽ hình thành ở học sinh con người mới năngđộng, hoạt bát, dạn dĩ Việc sử dụng trò chơi trong tiết học mang lại những giờ học

Trang 8

lý thú, vui vẻ, tạo cho học sinh cơ hội để học bằng tự hoạt động, tự củng cố kiếnthức và tự hoàn thiện kỹ năng.

Dạy học dựa trên trò chơi là một phương pháp gây nhiều hứng thú cho học sinh nhưng đòi hỏi tính sáng tạo cao của giáo viên Để có thể vận dụng tối ưu phương pháp này cần phân biệt các mức độ sử dụng trò chơi trong dạy học và đáp ứng các yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp

* Các mức độ sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học:

• Mức độ 1: sử dụng trò chơi trước khi học: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi để kích hoạt không khí lớp học, tạo sự hưng phấn cho học sinh trước khi họctập

• Mức độ 2: sử dụng trò chơi như một hình thức học tập: Giáo viên tổ chức tròchơi để học sinh tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng

Ví dụ: Giáo viên dạy tiết “ Bảo vệ di sản văn hoá” (Lớp 7) chia lớp thành 2 dãy tham gia trò chơi “Tiếp sức” bằng cách yêu cầu học sinh lần lượt viết tên các

di sản văn hoá của Việt Nam trong khoảng 2 phút

• Mức độ 3: sử dụng trò chơi như một nội dung học tập: Giáo viên tổ chức chơi để học sinh trải nghiệm tình huống trong lúc chơi, từ đó học sinh tự khám phá nội dung học tập

Tương ứng với ba mức độ trên có thể đặt tên ba loại trò chơi là trò chơi khởi động, trò chơi kích thích học tập và trò chơi khám phá tri thức với những đặc điểm được phân biệt trong bảng dưới đây:

Loại trò chơi Khởi động Kích thích học tập Khám phá tri thức Mục tiêu Tạo hưng phấn

trước khi học

Kích thích tính tích cực học tập

Khám phá tri thức

Tác dụng Thư giãn, kích

hoạt tâm thế họctập

Học hào hứng, sôiđộng

Trải nghiệm, tạo tìnhhuống có vấn đề

Đặc điểm Chơi ra chơi, học

ra học

Thao tác chơi làhình thức học tập

Thao tác chơi là nội dung học tập

******************************************************************

Trang 9

Yêu cầu Trò chơi đa dạng Sử dụng kĩ thuật,

công nghệ

Sáng tạo

II.1.2 Cơ sở thực tiễn:

Thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có chú ý việc tạohứng thú rèn kỹ năng cho học sinh ở Thành phố nhà vẫn còn hạn chế Một số nhàtrường còn quan niệm dạy học là dạy kiến thức chứ chưa dạy các em thái độ, kỹnăng ứng xử trong các mối quan hệ (với con người, với môi trường thiên nhiên,

….) Hơn nữa giáo viên bộ môn với 45 phút phải lo chuyển tải các nội dung bàidạy mà ít chú trọng tới việc hình thành thái độ, hành vi, chưa thật sự chú ý đến việctạo hứng thú cho học sinh Trong thời gian qua, việc tạo hứng thú và rèn kĩ năngcho học sinh chủ yếu được giáo viên thực hiện trong các tiết có thanh tra, kiểm trahay thao giảng còn các tiết học bình thường thì thực sự chưa được chú ý nhiều.Các chuyên gia cho rằng đó là một khiếm khuyết rất lớn trong việc giáo dục và đàotạo học sinh Chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo, truyền thụ kiến thức mà chưachú trọng nhiều tới tạo hứng thú và rèn kỹ năng cho học sinh

Việc áp dụng các trò chơi trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinhtrong thực tế cũng đã ghi nhận và được xác định trên một số mặt cơ bản:

+ Thành công: Đa phần giáo viên, học sinh, phụ huynh cho rằng học bộ mônGDCD khô khan, nhàm chán, học sinh khó tiếp thu, hứng thú học, xong khi ápdụng các trò chơi trong dạy học môn GDCD chất lượng bộ môn được cải thiệnđáng kể, góp phần chung trong việc nâng cao hai mặt chất lượng giáo dục trongnhà trường Cũng như khẳng định vị thế, vai trò quan trọng của bộ môn GDCDhiện nay

+ Hạn chế: Từ việc chỉ áp dụng giảng dạy tại trường, đề tài trên thực tế chưa

áp dụng rộng rãi trong các trường học, cũng như tổng kết thực tiễn áp dụng đề tài

Để cho đề tài phổ biến rỗng rãi có tính khả thi cao hơn đó cũng hạn chế của đề tàinày

+ Mặt mạnh: Nhiều năm nay nền giáo dục ở nước ta đã có nhiều đổi mới.Chủ trương của ngành giáo dục là giáo dục toàn diện, dạy học sinh tất cả các mônkhông bỏ bất cứ môn nào

Trang 10

+ Mặt yếu: Nhưng trong thực tế môn GDCD vẫn còn bị coi là môn phụ Ởcác trường trong mấy năm vừa qua phân công bất cứ giáo viên nào giảng dạy cũngđược Thậm chí giáo viên bộ môn Toán, Lí, Hoá cũng có thể phân công dạy bộmôn này.

Có một số giáo viên còn cho rằng dạy môn GDCD chỉ cần cho học sinh họcthuộc nội dung bài học là xong, chưa nhiệt tình, quan tâm đổi mới phương phápdạy học môn GDCD Chính vì vậy học sinh cũng coi thường môn GDCD, khôngcần học, “học buồn”, “mắc ngủ” (Đây là câu trả lời một số học sinh khi được hỏi

về học môn GDCD) Có em còn ngại khi học môn GDCD vì phải học một đoạn dàikhông dễ nhớ chút nào nên hay trốn tiết

Từ thực tế đó mà tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Vận dụng các trò chơi trong

dạy Giáo dục công dân, tạo hứng thú và rèn kĩ năng cho học sinh THCS”.

******************************************************************

Trang 11

Chương 2:

Nội dung vấn đề nghiên cứu.

II.2.1 Thực trạng vấn đề nghiên cứu.

II.2.1.1 Thực trạng

Được sự quan tâm của Sở, Phòng giáo dục - Đào tạo đã mở lớp chuyên đề

hè để giáo viên có điều kiện học hỏi thêm phương pháp dạy môn GDCD Được sựquan tâm, động viên, khích lệ, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường Giáo viêntrong trường, đặc biệt là trong tổ chuyên môn nhiệt tình trong giảng dạy, nhiệt tìnhtrong dự giờ thăm lớp, trao đổi để rút kinh nghiệm Đa số học sinh trong trườngcác em không những ngoan ngoãn, hiền lành, vâng lời thầy cô giáo mà còn năngđộng, hoạt bát thích tìm hiểu và thích tham gia các hoạt động

Bãi Cháy là một xã vùng núi, học sinh dân tộc chiếm tới hơn 90%, địa bànsinh sống ở một số thôn vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn, mùa mưa thì lầy lội,mùa khô thì bụi bẩn (thôn Nà Cam) Học sinh phần lớn là con em có bố mẹ làmnghề nông nghiệp, trình độ nhận thức còn hạn chế nên vấn đề quan tâm tới việchọc hành của con cái không đều, thậm chí là còn bỏ mặc việc học hành, chưa có sựđộng viên con em đi học chuyên cần

Là giáo viên đã nhiều năm trong nghề, qua những lớp học chuyên đề về bộmôn GDCD và nhất là trực tiếp qua những tiết dạy thực tế trên lớp Tôi luôn ý thứcđược rằng phải luôn đổi mới phương pháp dạy học thì mới đưa lại hiệu quả cao.Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để đổi mới phương pháp đạt hiệu quả caonhất trong giảng dạy và học tập Làm sao không những các em nắm được bài, màcòn nhớ được bài, khắc sâu những điều đã học và biết vận dụng bài đã học vào

cuộc sống thực tế Phải “Vận dụng các trò chơi trong giảng dạy GDCD, tạo hứng

thú và rèn kĩ năng cho học sinh” thì tiết học mới sôi nổi, đạt hiệu quả cao Để góp

một phần nhỏ của mình vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học, nâng caogiáo dục toàn diện học sinh Các em không những có kiến thức nhất định, cónhững hành vi đạo đức tốt mà còn biết ứng xử khi giao tiếp với mọi người xungquanh, biết tuân theo pháp luật để trở thành một người công dân tốt đáp ứng yêucầu xã hội Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD, đổi mới phương pháp dạy,học còn để xoá đi cái “học buồn”, “buồn ngủ” trong học sinh

Trang 12

II.2.1.2 Đánh giá thực trạng:

II.2.1.2.1 Nguyên nhân:

Hiện tượng trẻ em còn lúng túng khi phải xử lí những tình huống gặp trongthực tế của cuộc sống, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khókhăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều Nguyên nhân do đâu? Phảikhẳng định rằng, trước hết do giáo dục Thế giới và đất nước đang đổi mới từngngày, nhiều vấn đề mới của xã hội hiện đại tác động đến trẻ mà trẻ chưa được cậpnhật, chưa có kinh nghiệm xử lý chính vì vậy mà cần bổ sung thêm vào chươngtrình giáo dục nhà trường Việc định hướng sai các giá trị là nguyên nhân gây ranhững hiện tượng đáng tiếc trong cách ứng xử của trẻ Phương pháp giáo dục nhồinhét, lí thuyết xuông, không tạo được cho trẻ khả năng tư duy, óc phân tích, suysét, phán đoán, không tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những vấn đề thực trong cuộcsống hiện đại…

Qua thực tế công tác giảng dạy ở trường, bản thân tôi nhận thấy kĩ năngsống, hứng thú học tập của học sinh chưa tốt, chưa cao là do những nguyên nhânsau:

+ Giáo viên, phụ huynh và những người lớn xung quanh các em chưa thật gầngũi, thân thiện với học sinh

+ Việc tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy rèn kĩ năng sống, tạo hứng thúcho học sinh qua việc tích hợp vào các môn học còn hạn chế

+ Giáo viên khuyến khích động viên khen thưởng học sinh còn ít

+ Cha mẹ chưa quan tâm nhiều tới con cái, còn phó mặc cho nhà trường nêndễ nảy sinh cách học chống đối trong học sinh

+ Các tiết học còn khô khan, dập khuôn, chưa sáng tạo gây nhàm chám cho họcsinh

Chính vì vậy, rèn luyện kỹ năng sống, tạo hứng thú học tập cho thế hệ trẻ màtiêu biểu là các em học sinh THCS là trách nhiệm chung của gia đình, nhà trường

và xã hội Trong đó, người giáo viên giữ vai trò quyết định Đây cũng là một trong

những nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện - học

sinh tích cực" mà Bộ Giáo dục đã đề ra Người giáo viên ngoài những yêu cầu về

kiến thức chuyên môn, đòi hỏi phải nắm vững kiến thức kỹ năng sống, về phương

******************************************************************

Trang 13

pháp dạy học, có tâm huyết, có sáng tạo để giáo dục các em học sinh Tạo điềukiện để các em cảm nhận được không khí thân thiện với trường, lớp, với gia đình

và với mọi người Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi và bậc học mà người giáo viên cónhững biện pháp giáo dục các em khác nhau Để làm được điều đó, mỗi người giáoviên cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt làtrong việc giúp những em có thói quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành conngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này

II.2.1.2.2 Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng kinh nghiệm:

Khi áp dụng hình thức trò chơi trong dạy học GDCD với mục đích giáo dụctạo hứng thú học tập cho học sinh, tôi gặp rất nhiều thuận lợi:

- Đơn vị tôi công tác là một đơn vị trường luôn thực hiện nghiêm túc việc giáodục kỹ năng sống bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có tổ chức trò chơi chohọc sinh theo chỉ đạo và lồng ghép giáo dục trong việc giảng dạy các môn học liênquan

- Bản thân luôn được tham gia tập huấn, rút kinh nghiệm về đổi mới phươngpháp dạy học

- Học sinh đa số có động cơ thái độ học tập và rèn luyện, có khả năng lĩnhhội, và rất thích tham gia các trò chơi

Song bên cạnh đó, tôi gặp không ít khó khăn khi thực hiện:

- Chương trình nội dung một số bài trong môn GDCD THCS còn khô khan,công thức nên khó thổ chức trò chơi cho học sinh

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và quỹ thời gian nhiều khi chưa đảm bảo để tổchức trò chơi cho học sinh

- Một số học sinh được gia đình nuông chiều, thiếu quan tâm nên ý thức họctập chưa cao Số ít học sinh khác còn rụt rè, ít giao tiếp nên ngại tham gia trò chơi

Trang 14

II.2.2 Các giải pháp

II.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp:

Như chúng ta đã biết dạy một tiết GDCD có nhiều hoạt động Trong đó tổchức trò chơi cũng là một hoạt động Có nhiều kiểu trò chơi như: “tiếp sức”, “sắmvai”, “nhanh tay, nhanh mắt”, “hái hoa dân chủ”, “tập làm nhà báo”, “thi hát hayđọc ca dao- dân ca, tục ngữ”, “ ô chữ”, “gắn chú thích cho tranh”… Tổ chức cáctrò chơi này chỉ được xen kẽ trong tiết dạy với thời gian ít phút Nên tùy từng tiết,tùy từng bài có thể chọn trò chơi cho phù hợp với nội dung bài học, mục đíchtruyền thụ, những điều cần truyền thụ hoặc khắc sâu Tổ chức trò chơi để giới thiệubài, để khởi động (hâm nóng), để thư giãn, hay để truyền tải một kiến thức, rènluyện một kĩ năng nào đó

II.2.2.2 Nội dung và cách thức, điều kiện thực hiện giải pháp:

II.2.2.2.1 Tổ chức trò chơi trong giờ dạy GDCD cần đạt được một số yêu

cầu:

Thứ nhất: Phù hợp với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học hiệnnay: nghĩa là trò chơi phải hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm Thầychỉ là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển các trò chơi còn học sinh là đốitượng trực tiếp tham gia các trò chơi và tự rút ra kiến thức sau các trò chơi Giáoviên phải tìm trò chơi có tác dụng phát huy trí sáng tạo của học sinh, phát huy tối

đa tính tích cực của học sinh, hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sốngnhất định

Thứ hai: Phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh Cần chú ý đến đặc điểmtâm lý của học sinh THCS đang trong giai đoạn có sự khủng hoảng về tâm lý, lứatuổi có thể rất dễ hình thành các thói quen, các kỹ năng sống Nội dung trò chơiđưa ra phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi thì học sinh mới có thể tham gia một cáchtích cực và phát huy được tính sáng tạo của mình, các em mới phát triển được các

kỹ năng của mình

Trò chơi phải đảm bảo mục tiêu của hoạt động dạy và học cũng như của toàn

bộ bài học

- Giáo viên cần chú ý đến mục đích của trò chơi và cần rèn cho học sinhnhững kỹ năng gì? Yêu cầu sau khi học sinh thực hiện trò chơi đó là gì? Học sinhtham gia trò chơi đó như thế nào để đạt được mục tiêu đó?

******************************************************************

Trang 15

- Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên cần phải đưa học sinh vào một tình huống

có vấn đề để tự rút ra kết luận về kiến thức của hoạt động

Trò chơi nên tạo được hứng thú học tập và thu hút được đối tượng học sinhtham gia:

- Giáo viên tổ chức các trò chơi cần chú ý đến đối tượng học sinh, để cho toàn

bộ các em được tham gia một cách nhiệt tình, chứ trò chơi không phải tổ chức chomột số học sinh hay một nhóm học sinh nào đó

- Trong mỗi trò chơi giáo viên nên tạo cơ hội cho mỗi học sinh đều được thamgia và có vai trò tích cực trong các trò chơi Để học sinh được tham gia vào các tròchơi thì các em mới có hứng thú với hoạt động học tập mà giáo viên đưa ra

Trò chơi phải được chuẩn bị cẩn thận và chuẩn bị các tình huống trước giờhọc:

- Giáo viên cần chuẩn bị trò chơi như: phương tiện, nội dung, hình thức, sốngười tham gia, tổ chức số nhóm tham gia

- Giáo viên cần chú ý đến cách thức tổ chức các nhóm, số lượng nhóm thamgia và quan trọng hơn là thời gian tổ chức trò chơi

- Giáo viên cần lưu ý đến các tình huống có thể xảy ra và có cách giải quyếthợp lý tránh mất thời gian của giờ học

- Giáo viên phải biết cách tổ chức trò chơi vào thời điểm phù hợp nhất: Tùytheo nội dung và mục tiêu của từng hoạt động trong bài mà tổ chức hoạt động tròchơi cho phù hợp, có thể ở ngay các hoạt động học tập hoặc trong quá trình củngcố kiến thức, thường các hoạt động này diễn ra vào phần củng cố bài học

Giáo viên không nên lạm dụng các trò chơi có thể gây mất thời gian, ảnhhưởng đến yêu cầu của giờ học:

- Không phải giờ học nào giáo viên cũng cần phải tổ chức cho học sinh thamgia các trò chơi, mà tuỳ từng bài có thể giáo viên mới nên tổ chức Mỗi giờ họcgiáo viên nên chỉ tổ chức một trò chơi là phù hợp không nên tổ chức quá nhiều tròchơi trong một giờ học

- Khi tổ chức các trò chơi giáo viên cũng cần lưu ý không được lạm dụng tròchơi làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, lấn áp thời gian chính của giờ học

Trang 16

II.2.2.2.2 Quy trình thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học GDCD:

Để tiến hành một trò chơi ngoài việc hiểu rõ mục đích, luật chơi còn phảihiểu được quy trình tổ chức trò chơi Quy trình tổ chức trò chơi gồm các bước cụthể như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất có

tính chất quyết định Bởi trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục tiêu dạyhọc

Bước 2: Xây dựng, lựa chọn các trò chơi phù hợp đáp ứng các mục tiêu dạy

học

Bước 3: Chuẩn bị: Giáo viên xác định số nhóm chơi, số người trong nhóm và

các đồ dùng, dụng cụ cần thiết như: mô hình, tranh vẽ, phấn viết bảng, mảnh bìa,

hệ thống câu hỏi

Chú ý:

+ Số học sinh trong nhóm chơi phải phù hợp và có cả học sinh giỏi, khá, trungbình, yếu Có cả học sinh có tác phong nhanh nhẹn và học sinh có tác phong chậm,rụt rè, nhút nhát tham gia

+ Giáo viên có thể gọi học sinh xung phong tham gia, hoặc tự giáo viên phânnhóm hoặc chỉ tên cụ thể, tất nhiên là phải giữ bí mật, chỉ công bố khi bắt đầu tròchơi

Bước 4: Phổ biến luật chơi.

Đây là những quy tắc, quy định của trò chơi mà những người tham gia chơiphải tuân theo, ai vi phạm luật chơi coi như thua cuộc

Luật chơi phải được phổ biến trước khi vào chơi để học sinh nắm được luật vàchơi đúng luật

Chú ý: Luật chơi phải đơn giản, dễ nhớ.

Bước 5: Tiến hành chơi.

Cho học sinh chơi dưới sự giám sát và điều khiển của giáo viên

Bước 6: Nhận xét, đánh giá kết quả.

******************************************************************

Trang 17

Kết thúc trò chơi thì giáo viên cho đại diện một số học sinh còn lại trong lớpnhận xét kết quả của các đội, sau đó giáo viên nhận xét công bố kết quả hoặc giáoviên đóng vai trò là trọng tài sẽ phân biệt đội thắng, đội thua ngay, có nhận xét, cóthưởng, có phạt ( Lưu ý: thưởng, phạt chỉ là hình thức khích lệ động viên họcsinh).

II.2.2.2 3 Áp dụng một số trò chơi trong dạy học GDCD:

Sau đây tôi xin trình bày một số nội dung có sử dụng trò chơi (mục tiêu vàcách tổ chức) nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và giáo dục cho học sinhmột số kỹ năng sống nhất định như: Giải ô chữ, gắn chú thích cho tranh, ai nhanhhơn, sưu tầm ca dao tục ngữ, … có thể áp dụng trong tiết dạy môn GDCD ở các

+ Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh

+ Hình thành và phát triển ở học sinh một số kỹ năng sống như: kỹ năng giảiquyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định Ngoài ra còn hình thành ởhọc sinh kỹ năng thương lượng và giải quyết mâu thuẫn

+ Chọn các từ, các thuật ngữ, các nhân tố để lấy làm từ hàng ngang Các từ

hàng ngang phải cô đọng, xúc tích, phải thể hiện được nội dung của bài trong vòng

từ 5- 8 phút, thường số hàng ngang bằng số nhóm để mỗi nhóm có thể được trả lời

ít nhất một lần

+ Các ô chữ phải rõ ràng, chính xác, gợi ý phải đúng nội dung

Trang 18

+ Các chữ cái trong các hàng ngang được sắp xếp theo một trật tự nhất định đểlàm xuất hiện từ hàng dọc hoặc lựa chọn các chữ cái trong từ hàng ngang, để tìm ratừ chủ đề (hay chùm chìa khoá).

- Tiến hành:

+ Giáo viên là người nêu các gợi ý và tổ chức trò chơi

+ Mỗi nhóm được trả lời một lần và lựa chọn từ hàng ngang, sau đó thảo luận

30 giây, nếu không có câu trả lời thì quyền trả lời dành cho nhóm khác, nếu trả lờiđúng thì giáo viên bóc ô chữ đó ra

+ Mỗi từ hàng ngang giải đúng được tính 10 điểm, giải được từ hàng dọc hoặctừ chủ đề (hay chùm chìa khoá) thì được 20 điểm

+ Cuối giờ các nhóm tự đánh giá và cộng điểm và báo cáo lại giáo viên từ đógiáo viên sẽ cho điểm các nhóm theo thang điểm 10

Ví dụ: Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên (GDCD 9)

Sử dụng trò chơi ô chữ trong phần củng cố bài học

* Mục tiêu của trò chơi:

Tổ chức trò chơi nhằm mục đích cung cấp cho học sinh những tấm gương anhhùng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Từ đó giáo dục cho các

em lòng tự hào dân tộc cũng như định hướng lý tưởng sống trong mỗi học sinh, tạocho không khí giờ học thêm sôi nổi, hứng thú

* Nội dung trò chơi:

- Ô chữ bao gồm 8 hàng ngang, trong mỗi từ hàng ngang học sinh có thể tìmthấy một hoặc nhiều chữ cái trong từ chủ đề (hay chùm chìa khoá)

- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư ký

- Các nhóm lần lượt tuỳ chọn hàng ngang từ 1- 8

Các hàng ngang cụ thể như sau:

- Hàng ngang số 1: Gồm 9 chữ cái

? Người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam, người tìm ra con đường giaiphóng cho dân tộc Việt Nam

******************************************************************

Trang 19

Đáp án là: HỒ CHÍ MINH -> Học sinh tìm thấy chữ C trong chùm chìa khoá.

- Hàng ngang số 2: có 12 chữ cái

? Người thực hiện cuộc ám sát tên toàn quyền Đông Dương MécLanh, nổitiếng với tiếng bom Sa Diện

Đáp án là: PHẠM HỒNG THÁI -> Học sinh tìm thấy chữ O trong chùm chìa

khoá

- Hàng ngang số 3: Có 13 chữ cái

? Tác giả cuốn nhật ký nổi tiếng: Mãi mãi tuổi 20

Đáp án: NGUYỄN VĂN THẠC -> Học sinh tìm thấy chữ cái N trong chùm chìa

khoá

- Hàng ngang số 4: Gồm 12 chữ cái.

? Nữ y tá dũng cảm tịa tuyến lửa Đức Phổ, Quảng Ngãi với cuỗn nhật kýcùng tên

Đáp án: ĐẶNG THUỲ TRÂM -> Học sinh tìm thấy chữ cái G trong chùm chìa

khoá

- Hàng ngang số 5: Gồm 8 chữ cái

? Người con gái của miền đất đỏ, gắn với tên của loài hoa Lê ki ma

Đáp án: VÕ THỊ SÁU -> Học sinh tìm thấy chữ H trong chùm chìa khoá.

- Hàng ngang số 6: Gồm 13 chữ cái

? Người anh hùng là nhân vật chính trong cuốn sách “ Sống như anh”.

Đáp án: NGUYỄN VĂN TRỖI -> Học sinh tìm thấy chữ I trong chùm chìa khoá.

- Hàng ngang số 7: Gồm 14 chữ cái

? Người anh hùng nổi tiếng với câu nói “ Nhằm thẳng quân thù mà bắn”.

Đáp án: NGUYỄN VIẾT XUÂN -> Học sinh tìm thấy chữ Ê trong chùm chìa

khoá

- Hàng ngang số 8: Gồm 8 chữ cái

? Tên của một bài hát được mở đầu bằng câu: Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ

câu trắng

Trang 20

Đáp án: TỰ NGUYỆN -> Học sinh tìm thấy chữ N trong chùm chìa khoá.

* Các chữ cái trong chùm chìa khóa đã xuất hiện học sinh đã có thể đoán ngaychùm chìa khoá như sau:

* Thảo luận từ chùm chìa khoá: CỐNG HIẾN.

Giáo viên chốt: Những hiểu biết về những tấm gương anh hùng sẽ giúp ích chochúng ta rất nhiều trong cuộc sống, giúp ta xác địng được lý tưởng sống đúng đắn

và cống hiến tài năng, trí tuệ của mình cho đất nước giàu mạnh

2 Trò chơi: Gắn chú thích trên tranh nhanh nhất:

Sử dụng khi dạy một nội dung hoặc củng cố cả bài

Trang 21

+ Hình thành ở học sinh các kỹ năng sống như: kỹ năng hợp tác, kỹ năng ứngphó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng quản lý thời gian.

- Chuẩn bị:

+ Tranh các di sản văn hoá

+ Tranh: các loại biển báo giao thông

+ Các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích tên các di sản văn hoá, các loại biển báo + Hai đội chơi, mỗi đội có 2 học sinh xếp thành 2 hàng đứng lên phía trước lớp,

Sử dụng các tấm rời để gắn chú thích trên tranh

+ Thời gian chơi: 1 - 2 phút

- Tiến hành:

+ Hình thức chơi: Chơi tiếp sức

+ Khi giáo viên hô “bắt đầu”, lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội lên gắn chú

thích cho một cơ quan, sau đó về chỗ đưa lại các mảnh bìa để học sinh số 2 lên gắntiếp cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định

Nhóm nào hoàn thành nhanh, chính xác thì nhóm đó thắng và được thưởngbằng một tràng pháo tay, điểm cho các đội

Ví dụ: Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

(Sử dụng trò chơi dạy phần 2: Tìm hiểu các loại biển báo giao thông)

Giáo viên chuẩn bị:

+ Tranh câm: Các loại biển báo

+ Các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích tên các loại biển báo, có dán băng dính 2mặt ở đằng sau

+ Hai đội chơi mỗi đội có 2 học sinh xếp thành 2 hàng đứng lên phía trướclớp:

Học sinh: - Một đội gắn chú thích tên biển báo cấm

- Một đội gắn chú thích biển báo nguy hiểm

+Thời gian chơi: 1 phút

- Tiến hành:

+ Hình thức chơi: Chơi tiếp sức

+ Giáo viên hô “bắt đầu”, lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội lên gắn chú thích

sau đó về chỗ đưa lại các mảnh bìa để học sinh số 2 lên gắn tiếp cứ như vậy chođến hết thời gian quy định

Sau đó giáo viên gọi học sinh dưới lớp nhận xét về kết quả của các đội

Ngày đăng: 07/06/2016, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w