0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1 Xu hướng đầu tư nướ c ngoài (FDI) trong l ĩ nh v ự c đ i ệ n và đ i ệ n t ử

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ CÁC NƯỚC ASEAN VÀ CÁC BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 37 -42 )

Những năm gần đây đã chứng kiến sự tăng lên trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử tiêu dùng lớn của Nhật bản như tập

đoàn Sony, Matsushita, JVC và Toshiba đã hình thành liên doanh với các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vào giữa những năm 1990 để xâm nhập vào thị trường nội địa và

ngày nay còn bao gồm các sản phẩm lắp ráp như ti vi màu. Các doanh nghiệp của Hàn Quốc như Samsung, LG đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam muộn hơn so với các đối thủ cạnh tranh của Nhật, tiếp theo là TCL, một doanh nghiệp phát triển nhanh ở Trung Quốc trong những năm 2000. Trong khi các hãng Hàn Quốc đạt được qui mô sản xuất lớn về xuất khẩu sản phẩm của mình thì các doanh nghiệp Nhật Bản lại hướng vào thị

trường Việt Nam và sản xuất nhằm mục đích thay thế nhập khẩu. Do đó họ đã gặp phải rất nhiều khó khăn nảy sinh từ các thể chế của địa phương, như thuế cao trong các hàng nhập khẩu, và các quyền bắt buộc xuất khẩu ngay từ ban đầu, và phải chống chọi với khả

năng lợi nhuận. Trong năm 2001, chính phủ đã đưa ra các yêu cầu và thuế quan nhập khẩu có liên quan để khuyến khích ngành sản xuất trong nước gây khó khăn cho sự hoạt

động của các công ty Nhật Bản.

Ở Việt Nam, việc sản xuất đồ gia dụng như tủ lạnh và máy giặt của các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc bao gồm hãng điện tử Sanyo, điện tử LG, điện tử Samsung. Trong lĩnh vực tủ lạnh và máy giặt chỉ có Sanyo có thể phát triển một hệ thống sản xuất với qui mô xuất khẩu cao. Các hãng khác, bị giới hạn bởi thị trường nội địa nhỏ bé và các ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ kém phát triển, duy trì ở mức độ sản xuất cầm chừng của thị

trường nội địa chỉ sử dụng các bộ phận nhập khẩu. Cũng không có các công ty nước ngoài có tên tuổi sản xuất máy điều hoà nhiệt độ, lò vi sóng, máy hút bụi, nồi cơm điện, lò sưởi và nồi ga ở Việt Nam hiện nay

Trước đây, Việt Nam vẫn chưa có sản xuất ở qui mô lớn các thiết bị thông tin hơn là việc lắp ráp các máy tính điện tử cá nhân do các công ty tư nhân và nhà nước cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, đầu năm 2000, hãng Canon đã đầu tư gần 10 tỷ yên vào xây dựng nhà máy mực in mới ở khu công nghiệp Thăng Long, ngoại thành Hà Nội. Các hãng nước ngoài khác đang có kế hoạch đầu tư theo Canon. Mặc dù còn nhiều vấn đề liên quan đến FDI ở Trung quốc trong việc sản xuất các thiết bị máy tính, Canon và các hãng khác muốn phân tán rủi ro của việc tập trung vào Trung quốc. Quan điểm này dựa trên khả

năng cho rằng Việt nam có thể trở thành điểm thu hút vốn FDI với mục đích này do khả

năng sẵn có của cung và chi phí lao động thấp

Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, việc sản xuất bị thống trị bởi các công ty của Nhật bản và các hãng nước ngoài đến Việt nam vào giữa những năm 1990 và sau đó.10 trong số các hãng của Nhật Bản bao gồm Mabuchi Motor, Fujitsu ngày nay đã liên kết trong việc lắp ráp các bộ phận đơn giản, như máy biến thế, dây cuộn, mô tơ cũng như bảng mạch điện tử và xuất khẩu tất cả các sản phẩm . Bởi vì các nhà sản xuất dụng cụ của Nhật nhập khẩu toàn bộ các thiết bị của họ và xuất khẩu các bộ phận đã lắp ráp. Họ

thường đặt trong khu vực sản xuất cho xuất khẩu (EPZs) để tận dụng các lợi thế của họ. Trước đây, các hãng phải đương đầu với hệ thống hải quan không hợp lý và hiệu quả và

các thủ tục kinh doanh phiền hà khác đặc trưng của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, tình trạng này đã được khắc phục với dịch vụ một cửa tại khu xuất khẩu thành phố Hồ

Chí Minh và các khu vực khác và việc giải thích các thủ tục thanh toán hải quan. Điều này đối lập với những khó khăn mà các hãng Nhật Bản sản xuất hàng điện tử tiêu dùng cho thị trường nội địa đang phải đối đầu.

2. Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI); bài học từ các nước ASEAN khác. khác.

Vào nửa đầu năm 2004, đoàn của chúng tôi đã đến thăm và đánh giá môi trường đầu tư

của các ngành điện và điện tử vào Thái Lan, Malaysia, Inđônêxia và Philipin theo quan

điểm của các hãng sản xuất Nhật Bản. Các kết quảđã được trình bày trên đây. Dựa trên kinh nghiệm của các nước khác, phần này tóm tắt lại các vấn đề chính về các mối quan tâm của Chính phủ Việt nam nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Nhật Bản nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp điện và điện tử. Đặc biệt, 4 lĩnh vực cần

được chú ý hoàn thiện như sau: (i)Khung pháp lý và chính sách; (ii) cơ sở hạ tầng; (iii) phát triển nguồn nhân lực; và (iv) các ngành công nghiệp phụ trợ. Sự phát triển vững chắc trong lĩnh vực điện và điện tử ở Việt Nam đòi hỏi một sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản và các nước khác. Để nhận ra điều này, Việt Nam cần phải nghiên cứu các xu hướng thay đổi và những khó khăn mà các hãng nước ngoài gặp phải trong các nước ASEAN láng giềng và sử dụng thông tin này để tránh các sai sót trong chính sách.

- Các quốc gia phải nhận thức rằng, cần có một quy hoach tổng thể ngành hoàn chỉnh cho ngành điện và điện tử ở các nước đang phát triển. Mặc dù còn có các yếu tố

khác như rủi ro quốc gia và vị trí địa lý, chúng ta không thể phủ nhận rằng nếu có một bản quy hoạch tổng thể phát triển ngành rõ ràng như các nước Malaysia , Thái Lan thì sẽ tốt hơn nhiều so với các nước không có quy hoạch tổng thể giống như

Inđônêxia và Philipine. Sự khác biệt này thể hiện ngay ở việc thu hút vốn đầu tư

nước ngoài, qui mô sản xuất, kim ngạch xuất khẩu và sự thu hút lao động.

- Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các nước đang phát triển thường gặp phải các thủ tục hành chính phiền hà trong nhiều lĩnh vực bao gồm việc cấp giấy phép đầu tư, thủ tục hải quan, thuế và lao động. Thông qua sự chuẩn bị một quy hoạch tổng thể

và sự tham gia vào hiệp định quốc tế AFTA và FTA, chính phủ nên đề cao sự phối kết hợp giữa các bộ ngành có liên quan để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển hoạt động thương mại, tạo công ăn việc làm. Để làm việc được như vậy thì Việt Nam cần phải duy trì tính nhất quán, minh bạch, liên tục trong chính sách có liên quan đến các công ty nước ngoài.

- Quy hoạch tổng thể là một định hướng cho các nhà hoạch định chính sách và nhà

đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành công nghiệp

điện và điện tử. Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp trong nghiệp trong nước trong dài hạn, chính phủ cần phải phác thảo một quy hoạch tổng thể trong đó đề ra các mục tiêu và các chính sách phát triển rõ ràng của đất nước trong dài hạn. và các nỗ lực cần thiết đểđạt được các mục tiêu

đó, đồng thời tăng cường quản lý và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Philipin để thấy rõ tiềm năng của mình.

- Một tổ chức cùng với Viện Điên và Điện Tử (EEI) ở Thái Lan đóng vai trò quan trọng hết sức quan trọng cho các hoạt động phối hợp giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này. Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong: (i) xác định các yêu cầu của ngành ; (ii) khuyến khích sự trao đổi thông tin trong và ngoài nước; (iii) tăng cường quản lý và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước với sự trợ giúp của các doanh nghiệp nước ngoài; (iv) hỗ trợ sự

phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong nước; và (v) cung cấp các dịch vụ về kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn an toàn cho các sản phẩm quốc tế. Mặc dù sự

trợ giúp chính thức có thểđược yêu cầu trong giai đoạn đầu, nhưng vẫn cần có sự nỗ

lực để tuyển dụng của nguồn nhân lực chất lượng cao từ khu vực tư nhân và sựđộc lập về tài chính.

Xây dựng cơ sở hạ tầng

- Có sự khác biệt lớn giữa Thailan và Malaysia, và giữa Inđônêxia và Philipine về chất lượng của các dịch vụ cơ sở hạ tầng , đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp ổn định nguồn

điện và mạng lưới giao thông. Đối với các hãng nước ngoài, nguồn cung ứng điện và giao thông là các yếu tố cực kỳ quan trọng bởi vì chúng quyết định môi trường đầu tư với sự

tác động lên sản xúat và chi phí.

- Trong khi các doanh nghiệp có qui mô lớn có thểđầu tư vào việc cung cấp nguồn năng lượng, nhưng điều này đòi hỏi phải có chi phí lớn về bảo dưỡng, các phương pháp chống ô nhiễm... Các doanh nghiệp vừa và nhỏđã tìm các hình thức đầu tư với chi phí quá cao và buộc phải phụ thuộc vào nguồn điện công cộng. Việt thiếu hụt năng lượng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này, đặc biệt là đôí với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất nhựa.

- Đối với mạng lưới đường sá, cần phải có một sự cải thiện đối với hệ thống đường xe tải quốc tế và nội địa nhưđường nối Hà Nội - HCM , HCM - Băng Kốc và Hà Nội và Nam Trung quốc.

-Ngoại trừ Malaysia, các nước ASEAN đã đề cập trên đây có qui mô dân số lớn nên việc tuyển dụng nhân công số lượng lớn không mấy khó khăn. Tuy nhiên, do các hạn chế

trong hệ thống giáo dục, việc hiểu và đạt được tiêu chuẩn đào tạo 5S của các doanh nghiệp Nhật bản là cực kỳ khó khăn. Ngoài ra , số lượng các trườgn đại học, cao đẳng và dạy nghề, đào tạo đội ngũ kỹ sư và các chuyên gia còn ít , do đó các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tuyển lựa các kỹ sư và chuyên gia trong các lĩnh vực như kế toán.

-. Sự cải tiến lớn về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi một chiến lược cơ bản của chính phủ về mặt dài hạn. Nếu nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) được sử dụng cho mục đích này thì các nước đang phát triển cần phải khẳng định rằng hệ thống giáo dục phổ thông, đại học và dạy nghề là các khu vực ưu tiên để nhận việc trợ nước ngoài. - Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm từ các nước khác và đề ra các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực. ví dụ, xem xét đến khả năng của các chương trình như (i) chương trình học tập tại nước ngoài ở Malaysia dưới chính sách "Hướng Đông”; (ii) các trung tâm đào tạo dưới sự quản lý của các khu công nghiệp hoặc các doanh nghiệp tư nhân với sự hỗ trợ chính thức như tập đoàn giáo dục Gobel Matsushita; và (iii) mời để thiết lập chi nhánh đại diện ở Việt nam của hãng truyền thông Malaysia (MM) hoặc học viện công nghệ quốc tế Malaysia - Japan.

Tăng cường các ngành công nghiệp phụ trợ.

- Các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động ở các nước ASEAN thực sự muốn tăng số lượng giao dịch với các công ty trong nước để giảm chi phí sản xuất và cạnh tranh với Trung quốc. Tuy nhiên, thậm chí ở Malaysia và Thailan với sự tích tụ của các ngành công nghiệp thiết yếu, như dập kim loại, đúc, phun , đúc khuôn thép, cán và mạ... vẫn còn rất yếu

- Khi các nhà đầu tư nhận thấy thị trường tiềm năng rộng lớn của Trung Quốc, các ngành công nghiệp phụ trợở Trung Quốc có xu hướng phát triển mạnh trong những năm qua. Thị trường ASEAN cũng là một thị trường lớn cho ngành công nghiệp phụ trợ khi có sự

hoạt động của FTA giữa Trung Quốc và ASEAN. Nếu các ngành công nghiệp phụ trợ

không được tăng cường nhanh chóng ở các nước ASEAN , thì chúng sẽ nhanh chóng bị

thôn tính bởi các đối thủ của Trung Quốc.

- Để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng Thái Lan và Malaysia đang cố gắng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và đã có các chương trình liên kết với các doanh nghiệp Nhật Bản sẵn sàng kinh doanh với các doanh nghiệp trong nước bao gồm VDP ở Malaysia. Tuy nhiên, các giải pháp này đã không đưa ra được các kết quả rõ ràng phần lớn là do thiếu thái độđúng đắn trong việcquản lý của các doanh nghiệp trong nước.

- Nhiệm vụ tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ không chỉđược tiến hành ở Việt Nam. Câu hỏi đặt ra từ các nước trong khu vực bao gồm không chỉ Malaysia và Thai Lan là nước có sự tích tụ có qui mô trong ngành lắp ráp, nhưng thiếu sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, mà còn cả các nước như Inđônêxia và Philipine nơi mà các ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa được tồn tại. Nếu ODA được sử dụng, thì các nước nhận viện trợ phải có thể chế làm việc hiệu quảđể nhận được sự hợp tác công nghệ diễn ra liên tục, nhưđã đề cập ở trên đối với trường hợp giáo dục. Chính phủ Việt nam cần phải coi trọng tầm quan trọng của một cơ chế làm việc trong mối quan hệ với các nước tài trợ .

Một phần của tài liệu CÁC VẤN ĐỀ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ CÁC NƯỚC ASEAN VÀ CÁC BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 37 -42 )

×