SKKN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT DẠY ĐỊA LÍ

11 1.1K 0
SKKN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI  TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT DẠY ĐỊA LÍ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2. Âàût váún âãö 2.1Lý do chọn đề tài Trong quá trình giảng dạy các phân môn thuộc chuyên ngành xã hội, khi nói đến văn thì ngôn ngữ mượt mà, êm dịu, dễ đi vào lòng người, hay có sự lô gích như sử. Còn nói đến Địa thì sao? Theo quan điểm nhìn nhận thực tế của học sinh và của mọi người thì đây là một môn học tuy thuộc lĩnh vực xã hội song lại mang lưỡng tính tự nhiên nhiều hơn. Đa phần có hàm lượng kiến thức khá trừu tượng, khó hiểu. Trông nó có vẻ “khô” quá. Học sinh phần lớn ít có hứng thú học môn này hơn so với văn, sử. Từ năm 2002 > 2003, thực hiện việc thay đổi chương trình và SGK Địa Lý mới của bộ giáo dục đào tạo đối với bậc THCS, đã đưa ra những định hướng thay đổi phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Trước những mục tiêu đề ra đó, cùng với việc nhiều năm liền được phân công giảng dạy môn địa lý lớp 7. Bản thân suy nghĩ phải đổi mới các phương pháp và tổ chức các hoạt động dạy học mới theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh như thế nào để các em dễ dàng lĩnh hội kiến thức của bài học, tự các em không còn thấy tính chất “khô” của phân môn nữa, mà cảm thấy hứng thú ham học ở môn này. Nhằm kích cầu học tập của học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy, với phương châm ”học mà vui” và “vui mà học”, đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài này“Tổ chức trò chơi địa lý tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh ”. Đề tài này tôi chỉ áp dụng trong phạm vi địa lí khối 7 trường THCS Quang Trung

- 1 - 1.Tên đề tài : TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG TIẾT DẠY ĐỊA LÍ 2. Âàût váún âãö 2.1L do chý ọn đề tài Trong quá trình giảng dạy các phân môn thuộc chuyên ngành xã hội, khi nói đến văn thì ngôn ngữ mượt mà, êm dịu, dễ đi vào lòng người, hay có sự lô - gích như sử. Còn nói đến Địa thì sao? Theo quan điểm nhìn nhận thực tế của học sinh và của mọi người thì đây là một môn học tuy thuộc lĩnh vực xã hội song lại mang lưỡng tính tự nhiên nhiều hơn. Đa phần có hàm lượng kiến thức khá trừu tượng, khó hiểu. Trông nó có vẻ “khô” quá. Học sinh phần lớn ít có hứng thú học môn này hơn so với văn, sử. Từ năm 2002 -> 2003, thực hiện việc thay đổi chương trình và SGK Địa Lý mới của bộ giáo dục đào tạo đối với bậc THCS, đã đưa ra những định hướng thay đổi phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Trước những mục tiêu đề ra đó, cùng với việc nhiều năm liền được phân công giảng dạy môn địa lý lớp 7. Bản thân suy nghĩ phải đổi mới các phương pháp và tổ chức các hoạt động dạy học mới theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh như thế nào để các em dễ dàng lĩnh hội kiến thức của bài học, tự các em không còn thấy tính chất “khô” của phân môn nữa, mà cảm thấy hứng thú ham học ở môn này. Nhằm kích cầu học tập của học sinh nâng cao chất lượng giảng dạy, với phương châm ”học mà vui” và “vui mà học”, đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài này“Tổ chức trò chơi địa lý tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh ”. Đề tài này tôi chỉ áp dụng trong phạm vi địa lí khối 7 trường THCS Quang Trung 3/ Cở sở lý luận: - Thực ra ai cũng hiểu rõ giá trị của sự hứng thú trong quá trình nhận thức. Và theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo luật giáo dục (1998) có đề cập đến vấn đề là: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy và học là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động ” Do đó việc tổ chức trò chơi địa lý cho học sinh ở lớp như những câu đố, đi tìm ô chữ, vv là những hình thức phong phú hổ trợ tích cực cho học tập của học sinh. Nó gợi cho các em “óc tò mò” ham khám phá, ham hiểu biết, kích thích các em học tập tốt hơn. 4/ Cơ sở thực tiễn: Như đã nói, do tính chất của bộ môn này nên trong thực tế nhiều em lười biếng học, ít chú ý nghe giảng bài, thụ động trong giờ học, tư duy kém, chất lượng học tập do đó bị giảm sút. - 2 - Đúng là trên thực tế có một số đồng nghiệp bộ môn đã tổ chức hình thức trò chơi này ở lớp học nhưng thường thì không liên tục, làm nửa chừng hoặc có thể câu đố đưa ra chưa có tính thuyết phục, chưa gợi óc tò mò, ham hiểu biết của học sinh, hoặc chỉ tổ chức vào những tiết thao giảng dự giờ không gây được phấn khích thường xuyên đối với các em. Môn địa lý trong nhà trường có đối tượng, nội dung khá phong phú để có thể biên soạn, tổ chức trò chơi mà trong khi đó trò chơi trong học tập nếu được chuẩn bị một cách chu đáo sẽ có tác dụng mở rộng đào sâu kiến thức trong mỗi bài, mỗi chương trong sách giáo khoa. Hơn thế nữa, nếu sử dụng một cách có hệ thống với các hình thức phong phú và dựa trên một nội dung khoa học, trò chơi trong bộ môn sẽ gây hứng thú cho học sinh, đưa đến việc ham muốn mở rộng hiểu biết, sưu tầm khám phá và đọc thêm nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Bản thân qua việc áp dụng đề tài mang tính khả thi đã đem lại hiệu quả đáng kể . 5/ Nội dung nghiên cứu. Để trò chơi tiến hành có kết quả mong muốn thì cần có sự kết hợp đồng bộ giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên là khách thể nhưng trực tiếp chỉ đạo điều hành cuộc chơi, học sinh là chủ thể tham dự trực tiếp trò chơi. Vì vậy : 5.1 Về phía giáo viên. 5.1.1 Chuẩn bị biên soạn: Nội dung trò chơi, hình thức chơi và cụ thể trò chơi nào v.v sao cho phù hợp với hàm lượng kiến thức cần chuyển tải trong khâu bài dạy. Đây là bước mở đầu hết sức quan trọng để đi đến thành công hay không. Như vậy ngoài việc giảng dạy truyền đạt kiến thức giáo viên còn là chủ biên tập tốt, gồm: a/ Chuẩn bị một số phương tiện đồ dùng cần thiết thích hợp cho trò chơi như: - Các mảnh bản đồ cắt rời (bản đồ trống, tự nhiên kinh tế, tổng hợp hoặc từng yếu tố ) và ghi sẵn các câu hỏi nêu dưới hoặc bên trên để học sinh trả lời đã đề ra nhằm củng cố các khái niệm địa lý. - Các phiếu có ghi sẵn các câu hỏi và hình vẽ mang nội dung kiến thức bản đồ, biểu đồ, khí hậu, thời tiết v.v - Các phiếu có ghi sẵn nội dung mô tả các sự vật hiện tượng địa lý nhưng không định rõ câu trả lời về đối tượng đó (mô tả đủ điều kiện tự nhiên, dân cư hoặc kinh tế v.v ) của một vùng nhưng không biết tên và địa điểm. - Các lược đồ và đồ thị vẽ sẵn. - Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đồ thị. - Bảng phụ v.v b/ Chuẩn bị các hình thức trò chơi. - Hình thức giải đố, đặt câu đố, bài đố. -Ví dụ : Hãy kể tên các con sông lớn ở mỗi châu lục mà em biết? - 3 - Hình thức này bao gồm các câu đố, các trò chơi (chơi ghép, nhận dạng, địa hình các sông, đảo, hồ, nước, hình ảnh các cảnh quan v.v ), tìm yếu tố đúng, yếu tố sai trên bàn đồ, có thể cho học sinh viết những đoạn văn mô tả về nội dung địa lý - Hình thức trình bày kiến thức: Người chơi bốc thăm và trình bày hiểu biết của mình theo yêu cầu đặt ra của thăm. Ví dụ : Môi trường xích đạo ẩm có những khó khăn thuân lợi gì đối với sản xuất nông nghiệp? Các câu hỏi nêu ra đòi hỏi người trả lời phải có kiến thức tổng hợp về một vấn đề gì đó thuộc lĩnh vực địa lý. Các cuộc toạ đàm “Hội thảo khoa học” của các nhà địa lý học trẻ tuổi cũng thuộc hình thức này. - Hình thức sưu tầm theo chuyên đề ( kể cả các hình thức mang tính văn học) Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh sưu tầm ca dao, tục ngữ mang màu sắc địa lý - thiên văn, sưu tầm thơ ca, bài hát, truyện vui trích đoạn từ tác phẩm văn học. Giáo viên cho học sinh viết sổ tay địa lý để ghi lại các số liệu và các sự kiện mà các em đã sưu tầm và điều tra được,viết báo tường địa lý để trao đổi kinh nghiệm hoặc đố nhau những câu hỏi lý thú về dịa lý, viết địa lý địa phương để ghi lại những điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của quê hương mình mà các em đã hiểu. - Hình thức tham quan du lịch. c/ Trên là một số hình thức trò chơi, song như đã nói phải dựa vào tính ưu việt và sự phù hợp với nội dung kiến thức của từng phân mục bài Địa lý 7 mà đưa vào sử dụng cho hợp lý. Trò chơi máu chốt phải dựa vào kiến thức và kỹ năng về bản đồ địa lý sau khi đã chọn phương tiện, đồ dùng cần thiết và hình thức chơi phù hợp. Giáo viên tiếp tục tiến hành chọn hình thức chơi cụ thể. Có những hình thức cụ thể trò chơi sau : c/1- Photocopy hoặc cắt rời bản đồ với kích cở tuỳ thuộc vào mục đích dạy học ( treo tường cho cả lớp xem, phân phát cho từng cá nhân nhóm, tổ để kiểm tra ) Đôi khi giáo viên cũng cần vẽ thêm những đối tượng địa lý trên bản đồ , hoặc câu hỏi số liệu thống kê, biểu đồ. Cần cắt dán các mảnh bản đồ hình vẽ trên bìa cứng để được lâu. Dưới đây một số minh hoạ cụ thể . * Các lược đồ hình thể, các đối tượng địa lý, hình dạng một quốc gia, một đảo, bán đảo, dòng chảy một con sông, hình dạng một biển hoặc hồ. Chú ý một vài nội dung chủ yếu để học sinh có thể đoán biết ( như kinh độ, vĩ độ v.v ). Như nhận dạng các bán đảo, đảo châu Âu (Xcan- di- na- vi, Ban- căng v.v : vẽ hình hoặc đồ hoạ vi tính) * Giáo viên vẽ trên bảng các ký hiệu thường dùng trên bản đồ giáo khoa rồi yêu cầu học sinh cho biết là những ký hiệu chỉ các khoáng sản nào, các ngành công nghiệp nào v.v Ví dụ : Trong bài Kinh tế Trung và Nam Mĩ(tt) )Khi dạy phần công nghiệp .Giáo viên có thể dùng lược đồ trống Trung và Nam Mĩ sau đó cho học sinh cắt dán các ngành công nghiệp bằng các kí hiệu như ngành đóng tàu, luyện kim đen , hóa chất ,lọc - 4 - dầu ,dệt , sản xuất oto…… Sau đó dán lên lược đồ trống ,hoặc có thể gọi học sinh lên bảng vẽ các ngành bằng các kí hiệu vào lược đồ . c/2- Ai là người đi du lịch nhiều nước trên thế giới: Trò chơi này thường được sử dụng trong sách giáo khoa địa lý về các châu lục trên thế giới hoặc địa lý kinh tế - xã hội thế giới. Sau khi dạy xong mỗi châu lục hoặc một khu vực (Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Âu, Đông Âu V.V ) trò chơi có thể tiến hành như sau: - Giáo viên hoặc một học sinh nêu tên một châu lục ( Châu Mỹ, Châu Âu, Phi V.V ) học sinh ghi tên một số quốc gia, mà các em nhớ. - Giáo viên nêu tên một quốc gia, học sinh ghi tên một thủ đô, núi, cao nguyên, sông ngòi , khoáng sản, sản phẩm công nghiệp, nông sản, các đới khí hậu chủ yếu mà các em biết (ví dụ: Hoa kỳ, thủ đô: Oa- sinh-tơn v.v Cu Ba: sản phẩm nông nghiệp : Mía ). Giáo viên có thể tổ chức kiểm tra viết cho cả lớp, thi xem em nào nhớ được nhiều nhất. Giáo viên nhận xét và cho điểm. Ví dụ : Khi dạy bài Thực hành So sánh nền kinh tế ba khu vực Châu Phi Giáo viên tiến hành cho học sinh trò chơi Nêu tên quốc gia và thủ đô của các nước Châu Phi , hay nêu thêm về nét văn hóa , phong tục tập quán vv của quốc gia đó Ví dụ : Cộng hòa Nam Phi thủ đô , văn hóa đặc trưng gì ? có địa điểm du lịch gi nổi tiếng vvv… c/3- Ai là người nhớ nhiều địa danh nhất: Giáo viên nêu một địa danh quan trọng nào đó, học sinh phải xác định vị trí địa danh đó và nêu một vài chi tiết minh hoạ.Ví dụ : Matxcova, thủ đô của LB. Nga, nằm trên đồng bằng Đông Âu v.v Những minh hoạ càng chi tiết, chính xác, câu trả lời đạt điểm cao. Ví dụ : Khi dạy bài khu vực Đông Âu , gọi học sinh xác định vị trí , tên thủ đô … bằng cách gọi 2 nhóm học sinh lên và cùng nhau trả lời , nhóm nào trả lời nhiều địa danh nhất nhóm đó giành chiến thắng . c/4- Mô tả tập thể về địa lý tự nhiên, dân cư, kinh tế một vùng một khu vực, một quốc gia: Có thể tiến hành như sau: Nhóm học sinh này mô tả về một khu vực nhóm học sinh kia nhận xét. Ví dụ : Khi dạy bài Khu vực Bắc Mĩ .Giáo viên cũng phân thành các nhóm ,mỗi nhóm học sinh tìm hiểu về một đặc điểm như khái quát tự nhiên , đặc điểm dân cư , kinh tế …sau đó các nhóm mô tả và nhận xét . c/5 - Ai là người nắm được nhiều khái niệm địa lý nhất của lớp: Khái niệm là một thành phần kiến thức hết sức cơ bản trong sách giáo khoa. Do vậy trong giảng dạy giáo viên phải tìm đủ mọi cách, mọi phương pháp để các em nắm được những khái niệm đã xác định trong sách giáo khoa. Giáo viên nêu các hiện tượng địa lý học sinh mô tả khí hậu xích đạo, nhiệt đới, hoang mạc , tính chất hải dương và lục địa của khí hậu quảng canh và thâm canh, du canh và du cư v.v Từ các biểu tượng địa lý, giáo viên giúp các em nắm được khái niệm. c/6:Nêu những hiện tượng địa lý tự nhiên nhân văn, kinh tế đặc biệt nổi bật qua hình thức giáo viên nêu câu hỏi học sinh tự trả lời vào giấy. - 5 - Ví dụ : Núi cao nhất ở các châu, Sông dài nhất ở các châu v.v c/7 Xác định các miền tự nhiên trên thế giới: Giáo viên có thể sử dụng một bản đồ trống treo tường và ký hiệu hình vẽ các sự vật điển hình mắc sẵn ở một bảng các tông, bảng vải nhựa. Học sinh sẽ phải điền các ký hiệu hình vẽ vào các miền tự nhiên mà giáo viên yêu cầu xác định: ví dụ : Vùng xích đạo ở miền nào trên địa cầu, có nhưng sinh vật điển hình nào v.v c/8. Sắp xếp ô chữ: Tùy theo mức độ yêu cầu mà có sự gợi ý hoặc không gợi ý. Ví dụ như hãy điền tên 5 nước Châu Mĩ vào ô trống sau: Đáp án 1 C Cu ba 2 H Chi lê 3 Â 4 U Pê ru 5 M Colômbia 6 Ĩ Mĩ c/9 Tổ chức giới thiệu về một quốc gia nhân ngày quốc khánh: Giáo viên có một bàn giới thiệu ngày quốc khánh một số nước trên thế giới ( qua sưu tầm, qua lịch bàn, lịch túi, tạp chí, họa báo) chuẩn bị một số em (khoản 10 em ) nắm khá đầy đủ về tự nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế về nước được giới thiệu. Nhóm 10 học sinh là đại biểu của nước được giới thiệu ngồi trên bàn chủ tịch đoàn, có cờ và quốc huy như bản đồ và một số tranh ảnh nước đó. Thầy giáo đóng vai trò điều khiển cả lớp là các phóng viên đặt câu hỏi cho chủ tịch đoàn trả lời. Đây là dạng họp báo thu nhỏ. d/ Vạch định thời gian vận dụng trò chơi: - Trong tiết dạy có thể sử dụng hình thức trò chơi cụ thể mà đã chọn trong khâu kiểm tra bài cũ, bài mới, trong khâu củng cố ôn tập thực hành v.v Hoặc sử dụng trong các buổi ngoại khóa, du khảo ngoài trời v.v - Phối hợp với các bộ môn khác có liên quan về nội dung địa lý (Sử, Văn, Sinh) 5.1.2 Tiến hành tổ chức trò chơi tại lớp. - Sau khi đã biên soạn trò chơi xong, giáo viên tiến hành tổ chức chơi. Như vậy giáo viên lại lãnh thêm một chức năng: “ người MC ”, người dẫn chương trình. Dĩ nhiên việc dẫn chương trình có sức lôi cuốn, hấp dẫn, sẽ kích ứng tính hứng thú của học sinh hơn.,kết quả của tiết dạy sẽ tốt hơn. - 6 - - Tuyên dương, khen thưởng, cho điểm: Giáo viên tuyên dương, vỗ tay khen thưởng cho cá nhân, đội dành chiến thắng, giáo viên cho điểm hoặc cộng điểm vào điểm kiểm tra miệng, 15 phút để khích lệ tinh thần học tập của các em. 5.2 Về phía học sinh. a/ Chuẩn bị ở nhà. Đây chính là các thành viên tham gia trực tiếp cuộc chơi. Nếu các em chuẩn bị ở nhà chu đáo thì cuộc chơi diễn ra thuận lợi có hiệu quả. Một khi đã trở thành thói quen, thì việc chuẩn bị ở nhà giáo viên không cần nhắc nhở vì bản thân các em đã ham thích, vì mình cần chiến thắng, gồm các việc sau: - Nắm bắt nội dung kiến thức một cách kỹ càng. - Nắm bắt kiến thức sắp và sẽ học đến ( hoặc rộng hơn nữa) - Sưu tầm sách báo, tranh ảnh, tài liệu v.v có liên quan đến kiến thức mình học. b/ Ở lớp: các em cần : - Mạnh dạn và ham thích chơi trò chơi. - Nhanh nhẹn chớp lấy cơ hội. - Trả lời nhanh gọn, xúc tích ( Kết quả : giáo viên phát hiện được trí thông minh của một số em) 5.3 Những nguyên tắc khi biên soạn và tổ chức trò chơi: - Phải phù hợp với trình độ của học sinh. Nội dung mang tính chất kích thích, thách đố, ganh đua. - Phục vụ trực tiếp cho bài giảng, cho chương trình học. - Câu hỏi và trò chơi phải ngắn gọn dễ hiểu. 5.4 Một số ví dụ minh họa về một số hình thức chơi cụ thể mà bản thân đã áp dụng trong các khâu tiến trình bài dạy ( một số doạn tiêu biểu: xem ở phụ lục). 6. Kết quả nghiên cứu. Khi chưa áp dụng đề tài này : Chất lượng học tập học sinh khối 7. 1. Lớp 36 em: chất lượng bài kiểm tra loại yếu đến 5 em. G : 10 K : 15 TB : 6 Y : 5 - 7 - Sau khi áp dụng đề tài, chất lượng bài kiểm tra được nâng lên trông thấy Cụ thể gần đây cuối học kỳII 2012->2013 Toàn khối 7 - 135 em (%) G : 34 K : 40 TB : 60 Y : 1 Học sinh hứng thú môn học đạt đến 98%. - Giáo viên còn phát hiện trí thông minh ở một số em của lớp 7. Kết luận chung: Qua việc trình bày trên đây, thực ra đó chỉ là những kinh nghiệm ban đầu của bản thân. Qua thời gian thực nghiệm tại khối lớp trong việc giảng dạy chương trình và sách giáo khoa mới địa lý 7, tôi nhìn nhận đã đem lại hiệu quả đáng kể. Hình thức này giúp các em dể học dễ nắm kiến thức hơn. Các em càng thêm “động não“, có óc tò mò tìm tòi nghiên cứu hơn về bộ môn mình học. Việc đào sâu và mở rộng kiến thức trong mỗi bài, mỗi chương có tác dụng hơn. Niềm say mê, hứng thú và yêu thích môn học vốn được xem là ”khô” được tăng lên rõ rệt. Rõ là “Học mà vui” thật là điều bổ ích. Tuy đây là hình thức có sức hấp dẫn và lôi cuốn đối với các em, song vẫn có những cái khó của nó vì muốn thực hiện tốt, cần đòi hỏi phải có một quá trình như đã nói ở trên. Trên đây cũng chỉ là những ý kiến chủ quan của bản thân về “Tổ chức trò chơi địa lý tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh ”, dĩ nhiên sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế, thiếu sót của nó. Rất mong sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. 8. Đề nghị : Cần có những tài liệu tham khảo hướng dẫn rõ về những trò chơi địa lý ở THCS. Phổ biến về những đề tài”trò chơi địa lý” ở THCS 9.Phụ lục: - 8 - - 9 - 10. Tài liệu tham khảo: - Bách khoa tri thức học sinh + Ban biên tập : ( chủ biên tập) Lê Huy Hòa + Nhà xuất bản : Văn Hóa Thông Tin + Năm xuất bản : Quý II năm 2001 - 10 - - Bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo Viên THCS chu kỳ III (2004->2007) môn địa lý + Tác giả : Phạm Thị Sen + Nhà xuất bản : Nhà xuất bản Giáo dục + Năm xuất bản : Quý IV năm 2005 ( Và các chương trình trò chơi được trình chiếu trên sóng truyền hình ) 11. Mục Lục: 1. Đặt vấn đề Trang 1 2. Cở sở lý luận Trang 1 3. Cở sở thực tiễn Trang 1 5. Nội Dung Trang 2 5.1. Về phía giáo viên Trang 2 [...]... dùng cần thiết cho trò chơi .Trang 2 b) Chuẩn bị các hình thức chơi Trang 2 c) Chọn hình thức trò chơi cụ thể .Trang 2 d) Vạch định thời gian vận dụng trò chơi Trang 5 5.1.2 Tiến trình tổ chức tại lớp Trang 5 5.2 Về phía học sinh Trang 5 a) Chuẩn bị ở nhà Trang 5 b) Chuẩn bị ở lớp .Trang 5 5.3 Những nguyên tắc khi biên soạn và tổ chức trờ chơi Trang

Ngày đăng: 20/05/2015, 21:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan