: World Customs Organization – tổ chức Hải quan thế giới
2.3.1.4. Tình hình kiểm tra hồ sơ hải quan
Trên thực tế, các quy định về kiểm tra hồ sơ hải quan vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra hải quan áp dụng các kỹ thuật QLRR còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, thống nhất; chưa đưa ra được các phân tích dự báo, cơ chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa Cục với các đơn vị khác trong và ngoài Ngành. Tình trạng cát cứ thông tin vẫn còn khá phổ biến; việc cập nhật, phản hồi thông tin trong khâu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chưa đi vào nề nếp.
Theo quy định kiểm tra đơn giản (hồ sơ) với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và kiểm tra chi tiết đối với chủ hàng không chấp hành tốt pháp luật Hải quan lại tạo sự cứng nhắc làm hạn chế việc ứng dụng kỹ thuật QLRR. Vì vậy, không phù hợp với quy định về tiêu chuẩn kiểm tra hải quan được dựa trên áp dụng kỹ thuật QLRR tại Công ước KYOTO.
Hoạt động kiểm tra hải quan (xử lý rủi ro) và cập nhật phản hồi thông tin trong quá trình làm thủ tục hải quan còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm. Tình trạng không cập nhật phản hồi thông tin trong quá trình làm thủ tục hải quan còn xảy ra khá thường xuyên tại Cục; điều này dẫn đến không có đủ thông tin để theo dõi, đánh giá tình hình diễn biến của rủi ro, cũng như việc đánh giá hiệu quả (số lượng, tỷ lệ phát hiện vi phạm) áp dụng quản lý rủi ro.
Năng lực, hiệu suất và hiệu quả thực hiện thủ tục và kiểm tra hải quan còn hạn chế. Chưa có sự gắn kết đồng bộ, chặt chẽ giữa áp dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro với việc ứng dụng các kỹ thuật kiểm tra hải quan.
Ngoài ra, các biện pháp xác định, xử lý rủi ro theo hướng chuyển công tác kiểm tra hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm khắc phục tình trạng hiện nay là hầu hết rủi ro đều được xử lý tại khâu thông quan qua việc phân luồng kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, tạo sức ép lớn về mặt thời gian, phương tiện, lực lượng thực hiện…