: World Customs Organization – tổ chức Hải quan thế giới
2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan
Kỹ thuật phân tích đánh giá rủi ro là một công tác nghiệp vụ vừa mới; vừa khó ; có tính phức tạp, trừu tượng và đơn điệu cao nên sự lan tỏa của công tác này chưa sâu. Việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật này đòi hỏi phải có quá trình đào tạo và trải qua thực tiễn hoạt động nghiệp vụ hải quan, đòi hỏi sự chuyển đổi về cơ cấu tổ chức, nhân lực trong khi đây là quá trình thường có sự chuyển biến chậm. Vì thế trong quá trình triển khai thực hiện gặp phải những hạn chế cố hữu là điều không thể tránh khỏi, ban đầu thường không được quan tâm đầy đủ.
Hệ thống văn bản pháp luật hải quan còn bất cập, không thống nhất; nhiều nội dung không phù hợp với thực tế, nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Vẫn còn phần lớn các văn bản, quy trình, quy định tách rời với công tác quản lý rủi ro.
Việc ứng dụng kỹ thuật QLRR chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo.Việc chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra của Tổng cục Hải quan thường xuất phát từ các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể của từng cấp, đơn vị mà không dựa trên một cách tiếp cận tổng thể, thống nhất.
Quản lý rủi ro chiến lược đang bị bỏ ngỏ, ngành Hải quan đang thiếu kế hoạch chiến lược để định hướng cho công tác này. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu sự gắn kết giữa các lĩnh vực nghiệp vụ, giữa các cấp, đơn vị hải quan trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro; sự chồng chéo, trùng dẫm trong chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra trong thông quan, cũng như sự thiếu gắn kết giữa hoạt động kiểm tra trong thông quan và sau thông quan.
Trong những năm qua ngành Hải quan đã quan tâm nhiều đến việc kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động QLRR nhằm tăng cường năng lực cho công tác này. Tuy vậy, việc quan tâm này vẫn chủ yếu ở cấp cao (Bộ, Tổng cục) và mang tính hình thức khi xuống đến các cấp, đơn vị cơ sở. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do Kỹ thuật Quản lý rủi ro là phương pháp quản lý mới được áp dụng vào công tác quản lý nhà nước về HQ, hơn nữa việc áp dụng phương pháp này ngoài tính khoa học về quản lý nó còn góp phần làm minh bạch hoá quy trình thủ tục, làm giảm vai trò (bao gồm cả lợi ích) của cá nhân công chức trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, do vậy nó thường không được “nhiệt tình” đón nhận. Do hạn chế trong nhận thức và vấn đề “xung
đột” về lợi ích cá nhân khi triển khai phương pháp pháp này; bởi nếu triển khai triệt để công tác quản lý rủi ro sẽ dẫn đến dư dôi một số lượng không nhỏ cán bộ, công chức ở các cấp, đơn vị hải quan, hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của một số cán bộ, công chức làm việc ở những khâu được đánh giá là “nhạy cảm”.
Cơ sở hạ tầng và công cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá rủi ro còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác hiện nay. Chương trình hệ thống QLRR thì chạy rất chậm; khi cập nhật, tra cứu dữ liệu chương trình thường bị ngắt dẫn đến khó khăn cho cán bô, công chức khi làm việc.
Chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức quản lý rủi ro chưa phù hợp; chưa kích thích, động viên cán bộ, công chức say mê với công việc cũng như chế tài xử lý đối với cán bộ công chức không thực hiện đúng quy định vẫn chưa đủ mạnh.