Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp PHÂN TÍCH và đề XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN lý rủi RO HÀNG hóa XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG mại tại cục hải QUAN TP hà nội (Trang 66 - 83)

: World Customs Organization – tổ chức Hải quan thế giới

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Việc sắp xếp bố trí nguồn nhân lực thực hiện kỹ thuật QLRR chưa phù hợp. Chưa có sự quan tâm đúng mức về bố trí cán bộ, công chức cho lĩnh vực này. Chủ yếu công chức được bố trí, sắp xếp làm công tác quản lý rủi ro đa phần là công chức mới được tuyển dụng hoặc mới luân chuyển công tác. Việc phân định về chức năng hoạt động chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa hoạt động QLRR với các hoạt động nghiệp vụ khác.

Cách thức tiếp cận quản lý rủi ro tại Cục còn chưa phù hợp, dẫn đến hoạt động tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan thiếu tính thống nhất, chồng chéo, không phù hợp với yêu cầu quản lý rủi ro trong việc điều phối hoạt động kiểm tra; dẫn đến làm tăng tỷ lệ kiểm tra và làm hạn chế chất lượng, hiệu quả kiểm tra.

Hệ thống thông tin dữ liệu chưa được quan tâm nâng cấp kịp thời. Một số chương trình, kế hoạch nâng cấp hệ thống đã được phê duyệt nhưng chưa được triển khai hoặc triển khai chậm, không đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống thông tin dữ liệu chung của Ngành.

Cục chưa có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân làm tốt công tác này cũng như việc xử lý nghiêm đối với cá nhân vi phạm. Cơ chế trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật chưa rõ ràng; việc động viên khen thưởng, công chức điển hình tiên tiến chưa được thực hiện thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng người thực hiện tốt cũng được đánh giá ngang bằng với người thực hiện không tốt

hoặc không thực hiện nên thiếu sự hấp dẫn, lôi cuốn cán bộ, công chức vào lĩnh vực công tác này.

Tóm lại, để thực hiện quản lý rủi ro có hiệu quả theo đúng với ý nghĩa của phương pháp này, đòi hỏi Cục Hải quan Hà Nội phải từng bước triển khai đồng bộ kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động hải quan, cùng với việc chuyên sâu hoá hoạt động đánh giá rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, trên cơ sở một kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tiễn tại Cục Hải quan Hà Nội .

Hình 2.5. Biểu đồ xương cá thể hiện nguyên nhân các tờ khai bị áp dụng chuyển luồng

Chế độ đãi ngộ còn hạn chế 1 số chức năng chưa tương thích, đồng bộ Cán bộ làm QLRR còn mỏng Lỗi và tắc nghẽn hệ thống Áp dụng tiêu chí còn mang tính hình thức Số lượng Có sự chồng chéo, trùng lặp khi thu Trị giá thập thông tin Xuất xứ Các tờ khai bị áp chuyển luồng Văn bản bộ, nghành còn chồng chéo chưa thống nhất Cách bố trí nguồn cán bọ chưa hợp lý

Doanh nghiệp gian lận thương mại

Thu thập, phân tích, xử lý thông tin còn hạn chế

Hình 2.6 Biểu đồ Pareto thể hiện nguyên nhân chính các tờ khai bị áp chuyển luồng

%

A: Doanh nghiệp gian lận thương mại

B: Văn bản bộ, nghành còn chồng chéo, chưa thống nhất C: Hạ tầng CNTT còn hạn chế

D: Thu thập cung cấp, phân tích, xử lý thông tin hạn chế E: Cách bố trí nguồn CB chưa hợp lý

Tỷ lệ % Tổng tích lũy

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

TẠI CỤC HẢI QUAN TP. HÀ NỘI

3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển ứng dụng Quy trình kỹ thuật quản lý rủi ro Hàng hóa xuất nhập khẩu Thương mại

Từ những thực trạng ứng dụng kỹ thuật QLRR trên Cục Hải quan Hà Nội đã xác định được những mục tiêu trong thời gian tới và các giải pháp cụ thể cần thực hiện nhằm hoàn thiện ứng dụng kỹ thuật Quản lý rủi ro trong công tác tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng xuất, nhập khẩu kinh doanh nói riêng cũng như đối với toàn bộ nghiệp vụ hải quan trong toàn đơn vị nói chung.

3.1.1. Phương hướng phát triển và nhiệm vụ

Ứng dụng Quy trình quản lý rủi ro là phương pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng yếu của Hải quan trong thời gian tới đó là tạo thông thoáng cho môi trường thương mại, bảo vệ nền kinh tế quốc gia. Do vậy, ngay trong giai đoạn này công tác ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ tại Cục Hải quan Hà Nội, đặc biệt là khâu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan cần phải được nâng tầm tương xứng. Hướng đến thực hiện mục tiêu cải cách, phát triển, hiện đại hoá ngành Hải quan, tạo thuận lợi thương mại, đồng thời tăng cường năng lực, hiệu lực, hiệu quả kiểm soát việc tuân thủ pháp luật Hải quan là phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác ứng dụng kỹ thuật QLRR tại Cục Hải quan Hà Nội trong năm 2013 và những năm tiếp theo.

Cụ thể bao gồm 6 nội dung sau :

Thứ nhất, tạo bước đột phá, thay đổi về chất trong công tác ứng dụng Quy trình

kỹ thuật QLRR

Để hoàn thành nhiệm vụ này, cần tăng cường năng lực thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro, trong đó chú trọng một số lĩnh vực hoạt động như: Thu thập, cập nhật thông tin phản hồi về phân luồng và kết quả kiểm tra hải quan; Thông tin vi phạm pháp luật hải quan; Phân tích dự báo rủi ro trong các lĩnh vực hải quan; Phân tích, xác định trọng điểm phục vụ việc điều phối hoạt động kiểm tra giám sát hải quan; Ứng dụng hồ sơ rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan làm cơ sở để điều phối, thống nhất hoạt động kiểm tra, giám sát trong các lĩnh vực hải quan.

Thứ hai, duy trì tỉ lệ kiểm tra trong thông quan, trong đó tỉ lệ kiểm tra hàng hóa

dưới 8%, tỉ lệ kiểm tra chi tiết hồ sơ dưới 30%..

Thứ ba, duy trì tỉ lệ chuyển luồng dưới 3% trên toàn Cục, đảm bảo việc chuyển

luồng kiểm tra có lý do theo đúng quy định.

Thứ tư, Nâng cấp, phát triển hệ thống thông tin hải quan và thông tin nghiệp vụ

hải quan; Xây dựng được kế hoạch triển khai hệ thống thông tin quản lý rủi ro với những mục tiêu và ưu tiên cụ thể; Phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tích hợp và xử lý dữ liệu tự động, đảm bảo thời gian thực; nâng cấp, phát triển các phần mềm phục vụ quản lý, phân tích, theo dõi, đánh giá rủi ro; nâng cấp kết cấu hạ tầng mạng đảm bảo đồng bộ hóa dữ liệu và thông suốt hệ thống. Đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để chạy được hệ thống thông tin quản lý rủi ro;

Thứ năm, Tiếp tục phối hợp với các Chi cục trực thuộc thu thập thông tin

nghiệp vụ nhằm đánh giá rủi ro và kiểm soát rủi ro trước trên địa bàn từng Chi cục.

Thứ sáu, Triển khai và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tuân thủ doanh

nghiệp, thực thi tuân thủ và nâng cao khả năng tự tuân thủ của DN, góp phần thiết lập môi trường tuân thủ tự nguyện. Trong đó tập trung vào một số công việc, như: tăng cường công tác thu thập, cập nhật thông tin doanh nghiệp; hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan; chuẩn hóa tiêu chí đánh giá doanh nghiệp; triển khai các biện pháp đo lường, đánh giá tuân thủ doanh nghiệp và áp dụng biện pháp thực thi tuân thủ. Xây dựng và triển khai các chương trình hợp tác tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến các nội dung nhằm đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của các chương trình này.

3.1.2. Mục tiêu trước mắt( giai đoạn 2013- 2015)

Giai đoạn từ nay đến năm 2015, Phòng Quản lý rủi ro Cục Hải quan Hà Nội tập trung phát triển kỹ thuật quản lý rủi ro nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây:

- Xây dựng từ 500 tiêu chí phân tích phục vụ công tác quản lý đối với doanh nghiệp và mặt hàng trọng điểm trong năm 2013. Đảm bảo điều phối hoạt động kiểm tra theo tỉ lệ đề ra của Cục.

- Thu thập, cập nhật tiếp 500 hồ sơ doanh nghiệp trên phần mềm QLRR giai đoạn 2.

- Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro phấn đấu đạt tỉ lệ phát hiện vụ việc vi phạm trên 5% tổng số tờ khai kiểm tra thực tế hàng hóa..

- Kiện toàn một cách toàn diện hệ thống đơn vị quản lý rủi ro theo hướng chuyên trách và chuyên sâu về nghiệp vụ; trong đó xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách quản lý rủi ro có kiến thức vững về nghiệp vụ và hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật quản lý rủi ro.

3.1.3. Mục tiêu lâu dài (đến năm 2020 và những năm tiếp theo)

- Triển khai đồng bộ, tòan diện công tác quản lý rủi ro trong tòan bộ các hoạt động nghiệp vụ Hải quan tại Cục;

- Ứng dụng hệ thống thông tin dữ liệu tập trung, thiết lập cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin có hiệu quả giữa các đơn vị trong ngành với các tổ chức, đơn vị liên quan, với Hải quan các nước và các tổ chức quốc tế.

- Xây dựng thành công văn hóa quản lý rủi ro trong hoạt động của Cục; cách thức ứng xử và ra quyết định của mỗi cán bộ, công chức dựa trên đánh giá rủi ro.

- Áp dụng chính sách quản lý rủi ro công khai, minh bạch đối với cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hải quan, nhằm tạo lập môi trường tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan dựa trên nền tảng của quản lý rủi ro.

3.2. Giải pháp hoàn thiện Quy trình Quản lý rủi ro trong công tác tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Hải quan hạn chế lượng hàng hóa gian lận thương mại Cục Hải quan TP. Hà Nội

3.2.1. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho quản lý rủi ro

Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định đến tiến trình thực hiện và hiệu quả của công tác quản lý rủi ro. Trong tiến trình hiện đại hóa Hải quan hiện nay, ngoài những yêu cầu về đạo đức và năng lực làm việc, xử lý vấn đề, công chức Hải quan cần phải sử dụng thành thạo trang thiết bị hiện đại trong các khâu nghiệp vụ cũng như ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa và hiệu quả hóa công việc, làm tròn và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Do vậy, trong điều kiện biến động nhiều như hiện nay, việc cải tổ bổ máy quản lý rủi ro của ngành, nâng cao trình độ chuyên môn ở tất cả các khâu (thu thập, xử lý, đánh giá rủi ro, dự báo rủi ro…) và rèn luyện đạo đức cho cán bộ công chức Hải quan là nhiệm vụ cấp thiết, cần được quan tâm hơn nữa.

- Cục Hải quan TP. Hà Nội cần mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QLRR

cán bộ thông qua việc soạn thảo, cung cấp đầy đủ tài liệu bồi dưỡng và giảng viên có trình độ và phương pháp bồi dưỡng thực hành tốt. Có thể tuyển chọn giảng viên từ những cán bộ thực hành QLRR thành thạo ở các cơ quan Hải quan khác nhau. Tăng cường tìm kiếm sự hỗ trợ của nước ngoài cho hoạt động đào tạo ở cơ sở.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Hải quan định kỳ theo

các chuyên đề: Hệ thống miêu tả mã hàng hóa của Hải quan thế giới, trị giá tính thuế theo GATT, về Công ước KYOTO sửa đổi, về vấn đề sở hữu trí tuệ (TRIPS), xuất xứ hàng hóa (C/O), kiểm tra sau giải phóng hàng, kiểm soát chống buôn lậu, ngoại ngữ chuyên ngành Hải quan…

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ nên gắn với bố trí cán bộ theo chuyên

sâu, thực hiện luân chuyển cán bộ cần thiết theo yêu cầu nhiệm vụ của ngành và của từng đơn vị. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn ban đầu nên ổn định cán bộ QLRR ở các khâu công việc then chốt ít nhất là 3 năm. Tổ chức cán bộ hợp lý, hạn chế tối đa số cán bộ kiêm nhiệm trong phòng quản lý rủi ro.

Bảng 3.1. Số CBCC được đào tạo về các lớp nghiệp vụ để phục vụ cho công tác QLRR tại Cục Hải quan Hà Nội trong năm 2012

ĐVT: nghìn đồng

Năm 2012

Số lượng

(I)

Thời gian đào tạo(ngày)

(II)

Kinh phí được đào tạo 1 người/

ngày (III) Kinh phí thuê ngoài(Giảng viên lớp học)/ ngày (IV) Lớp nghiệp vụ QLRR 140 3 100 1.500 Lớp về trị giá hàng hóa XNK 140 2 100 1.500 Lớp về áp mã hàng hóa 140 2 100 1.500 Lớp về nghiệp vụ Kiểm soát chống buôn lậu 140 2 100 1.500 Tổng = (I) x (II) x (III) + (IV) = 2.022.000.000 560 9 400 6.000

Nguồn: Phòng TCCB- Cục Hải quan TP Hà Nội

- Tăng cường công tác giáo dục bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tính trung thực, nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp gắn với xử lý nghiêm minh các sai phạm đối với đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan.

- Cần thường xuyên bám sát và quán triệt nghiêm túc chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước để tổ chức thực hiện được thống nhất, đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu về QLRR. Thường xuyên theo dõi, giám sát và chỉ đạo thực hiện, đặc biệt đối với cấp cơ sở, nhằm đưa kỹ thuật QLRR thực tiễn hoạt động quản lý.

- Cải tiến công tác thi đua, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành với ph ư ơn g th ứ c và nội dung thiết thực, phù hợp với hoạt động thực tiễn của ngành. Cần có các chế tài khen thưởng, kỷ luật xứng đáng. Có sự khen thưởng động viên kịp thời với các công chức gương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ. Bên cạnh đó cần xử lý nghiêm khắc, đích đáng với các công chức sai phạm, nhằm làm trong sạch đội ngũ đồng thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực. Phát huy vai trò của các tổ chức đảng, đoàn thể trong việc giáo dục, động viên cán bộ hưởng ứng thực hiện các cam kết và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến, tạo sự chuyển biến tích cực trong mỗi đơn vị, mỗi cá nhân và toàn ngành, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho ngành Hải quan.

3.2.2. Tiếp tục rà soát toàn bộ vi phạm pháp luật trong năm 2011-2012 trên địa bàn quản lý, phục vụ công tác phân loại doanh nghiệp

Giải pháp cụ thể: Hàng năm, Cục cần theo dõi báo cáo tổng kết của Chi cục trên địa bàn quản lý hay theo dõi thông tin phản hồi trên hệ thống để tổng hợp các số liệu và rà soát các vi phạm pháp luật hải quan của doanh nghiệp, từ đó tổ chức phân tích đánh giá rủi ro của từng doanh nghiệp và phân loại doanh nghiệp.

Bảng 3.2. Số lượng hồ sơ rủi ro và hồ sơ doanh nghiệp đã thu thập từ 2011 & 2012

2011 2012 So sánh 2012 với 2011

Thực hiện Thực hiện Số lượng Tỷ lệ %

Hồ sơ doanh nghiệp 300 400 50 75

Hồ sơ rủi ro 158 300 142 75

Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro – Cục Hải quan TP. Hà Nội Báo cáo tổng kết năm 2011 và 2012

Tuy số lượng Hồ sơ doanh nghiệp và Hồ sơ thuộc diện QLRR hàng năm đều tăng lên. Tuy nhiên so với thực tế Doanh nghiệp làm thủ tục XNK thì Cục Hải quan

Hà Nội cần tăng cường hơn nữa công tác thu thập doanh nghiệp và xây dựng hồ sơ QLRR mới đáp ứng được yêu cầu quản lý doanh nghiệp gian lận thương mại trong tình hình mới.

3.2.3. Tăng cường quản lý tuân thủ, hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động XNK tại Cục Hải quan Hà Nội

Kỹ thuật QLRR là một nghiệp vụ mới của ngành hải quan nên cần thiết phải có sự phối hợp của hải quan và doanh nghiệp, cụ thể, thông qua việc ứng dụng kỹ thuật

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp PHÂN TÍCH và đề XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN lý rủi RO HÀNG hóa XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG mại tại cục hải QUAN TP hà nội (Trang 66 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w