Công tác tổ chức thực hiện ứng dụng kỹ thuật QLRR :

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp PHÂN TÍCH và đề XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN lý rủi RO HÀNG hóa XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG mại tại cục hải QUAN TP hà nội (Trang 61)

: World Customs Organization – tổ chức Hải quan thế giới

2.3.1.1. Công tác tổ chức thực hiện ứng dụng kỹ thuật QLRR :

Việc tổ chức thực hiện ứng dụng kỹ thuật QLRR vẫn còn mang tính hình thức. Tổ chức triển khai các quy trình, quy định liên quan đến kỹ thuật QLRR còn chậm, tính hiệu lực thấp, đặc biệt là triển khai về tổ chức, nhân sự làm cản trở việc thực hiện các mục tiêu, định hướng công tác liên quan đến ứng dụng kỹ thuật QLRR.

Xem xét thực trạng công việc của Phòng Quản lý rủi ro mới chỉ tổ chức thực hiện được khoảng 2/3 công việc, còn khoảng 1/3 công việc không có nguồn lực để thực hiện, trong đó có những nhiệm vụ rất quan trọng, như phân tích rủi ro, ứng dụng hồ sơ rủi ro; theo dõi, đánh giá chấp hành pháp luật của doanh nghiệp; theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình việc tổ chức áp dụng quản lý rủi ro tại khâu nghiệp vụ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, kiểm soát hệ thống,... cũng không có nguồn lực triển khai thực hiện. Vì vậy, một số nội dung chủ yếu của công tác quản lý rủi ro không được triển khai hoặc không có điều kiện để triển khai thực hiện.

Cách thức tiếp cận Quản lý rủi ro chưa thực sự lan toả rộng rãi đến các hoạt động nghiệp vụ hải quan; điều này dẫn đến quản lý rủi ro mới chủ yếu hỗ trợ cho việc phân luồng trong thông quan hàng hoá đối với hàng hóa nhập khẩu kinh doanh. Đối với các lĩnh vực nghiệp vụ khác, như: phúc tập hồ sơ và các lĩnh vực nghiệp vụ về thuế hải quan, giám sát hải quan... chưa được triển khai thực hiện, hầu như mới được tiếp cận ở mức độ khái niệm quản lý rủi ro hoặc áp dụng một số kỹ thuật đánh giá rủi ro.

Ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động nghiệp vụ là một phương thức quản lý tiên tiến, đem lại lợi ích cho cả Hải quan và doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức tới công tác tổ chức và điều phối việc triển khai ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan tại Chi cục.

2.3.1.2. Tình hình phân luồng tờ khai :

một bộ tờ khai kéo dài từ 3 đến 5 phút do vậy ảnh hưởng đến thời gian làm thủ tục một bộ tờ khai.

Việc duyệt phân luồng trước khi DN in tờ khai dẫn đến tình trạng một số DN không muốn thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa đối với tờ khai được phân luồng Đỏ (phân luồng ngẫu nhiên), DN sẽ xin hủy tờ khai hoặc ngay sau đó đăng ký tờ khai khác để đối phó với việc phân luồng .Vì lúc này chương trình HQĐT sẽ xem như tờ khai mới và phân luồng lại mà không theo luồng đã xác định theo tờ khai ban đầu. Đa phần phân luồng lại theo hướng giảm mức độ kiểm tra (từ luồng Đỏ xuống luồng Vàng hoặc luồng Xanh).

Mặt khác qua quá trình triển khai cho thấy tỷ lệ tờ khai phân luồng Đỏ còn cao tuy nhiên tỷ lệ phát hiện vi phạm của DN lại rất thấp.

2.3.1.3. Tình hình chuyển luồng:

Từ khi thực hiện hệ thống thông tin quản lý rủi ro, số tờ khai bị chuyển luồng không đúng yêu cầu của Cục còn nhiều. Cụ thể, trong năm 2012, các mặt hàng nhập khẩu kinh doanh làm thủ tục tại Cục tuy thuộc Danh mục Quản lý rủi ro như đối với mặt hàng quần áo, phụ tùng ô tô, máy chiếu… hiện nay hệ thống thường phân vào luồng Xanh nên Cục phải thực hiện chuyển luồng sang luồng Vàng hoặc luồng Đỏ để có cơ sở yêu cầu DN xuất trình hồ sơ giấy. Vì vậy, số lượng và tỷ lệ chuyển luồng kiểm tra tại Cục tăng cao.

Hiện nay do là giai đoạn giao thoa giữa việc thực hiện thủ tục hải quan truyền thống và hải quan điện tử nên việc triển khai ứng dụng kỹ thuật QLRR cũng gặp nhiều khó khăn. Giao diện lệnh phân luồng giữa điện tử và truyền thống chưa thống nhất, chức năng thống kê phân luồng với các tờ khai được khai báo trên hệ thống hải quan điện tử chưa chính xác.

2.3.1.4. Tình hình kiểm tra hồ sơ hải quan

Trên thực tế, các quy định về kiểm tra hồ sơ hải quan vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra hải quan áp dụng các kỹ thuật QLRR còn nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, thống nhất; chưa đưa ra được các phân tích dự báo, cơ chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin giữa Cục với các đơn vị khác trong và ngoài Ngành. Tình trạng cát cứ thông tin vẫn còn khá phổ biến; việc cập nhật, phản hồi thông tin trong khâu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chưa đi vào nề nếp.

Theo quy định kiểm tra đơn giản (hồ sơ) với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và kiểm tra chi tiết đối với chủ hàng không chấp hành tốt pháp luật Hải quan lại tạo sự cứng nhắc làm hạn chế việc ứng dụng kỹ thuật QLRR. Vì vậy, không phù hợp với quy định về tiêu chuẩn kiểm tra hải quan được dựa trên áp dụng kỹ thuật QLRR tại Công ước KYOTO.

Hoạt động kiểm tra hải quan (xử lý rủi ro) và cập nhật phản hồi thông tin trong quá trình làm thủ tục hải quan còn tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm. Tình trạng không cập nhật phản hồi thông tin trong quá trình làm thủ tục hải quan còn xảy ra khá thường xuyên tại Cục; điều này dẫn đến không có đủ thông tin để theo dõi, đánh giá tình hình diễn biến của rủi ro, cũng như việc đánh giá hiệu quả (số lượng, tỷ lệ phát hiện vi phạm) áp dụng quản lý rủi ro.

Năng lực, hiệu suất và hiệu quả thực hiện thủ tục và kiểm tra hải quan còn hạn chế. Chưa có sự gắn kết đồng bộ, chặt chẽ giữa áp dụng kỹ thuật đánh giá rủi ro với việc ứng dụng các kỹ thuật kiểm tra hải quan.

Ngoài ra, các biện pháp xác định, xử lý rủi ro theo hướng chuyển công tác kiểm tra hải quan từ tiền kiểm sang hậu kiểm khắc phục tình trạng hiện nay là hầu hết rủi ro đều được xử lý tại khâu thông quan qua việc phân luồng kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, tạo sức ép lớn về mặt thời gian, phương tiện, lực lượng thực hiện…

2.3.1.5. Công tác thu thập, cung cấp, xử lý thông tin hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật QLRR tại CụcQLRR tại Cục QLRR tại Cục

Tại Cục việc thu thập thông tin xây dựng hồ sơ rủi ro, điều phối hoạt động kiểm tra hải quan và theo dõi quản lý đánh giá doanh nghiệp hầu như chưa được quan tâm triển khai thực hiện; việc áp dụng tiêu chí phân tích còn mang tính hình thức, số lượng ít, chất lượng chưa cao, cách thức áp dụng chưa phù hợp;

Công tác thu thập, phân tích thông tin còn hạn chế, chưa đưa ra được các phân tích dự báo. Cơ chế thu thập, trao đổi, chia sẻ thông tin còn thiếu thống nhất, phân công, phân cấp chưa rõ ràng. Điều này dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp trong việc thu thập, cập nhật thông tin, trong khi nhiều nguồn thông tin còn bị cát cứ, phân tán, không đến với người sử dụng.

Việc cập nhật, phản hồi thông tin trong khâu tiếp nhận và kiểm tra hải quan chưa đi vào nề nếp; nhiều thông tin không được cập nhật kịp thời. Quan hệ phối hợp

trao đổi cung cấp thông tin với các cơ quan hữu quan khác còn kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn.

Kỹ thuật quản lý rủi ro chưa thực sự thay thế cho cách làm truyền thống, mang tính cá nhân, tuỳ tiện trong một bộ phận không nhỏ đơn vị, công chức làm thủ tục hải quan hiện nay. Mức độ hỗ trợ cho các khâu trong dây truyền thủ tục hải quan còn hạn chế.

2.3.1.6. Ứng dụng CNTT phục vụ kỹ thuật QLRR

Hạ tầng công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro vẫn còn tồn tại những hạn chế, cụ thể như:

- Hệ thống thông tin dữ liệu chưa được quan tâm nâng cấp kịp thời để phục vụ cho yêu cầu quản lý rủi ro. Một số chương trình, kế hoạch nâng cấp, xây dựng hệ thống đã được phê duyệt nhưng chưa được triển khai, hoặc triển khai không đúng tiến độ tại Cục. Điều này dẫn đến hệ thống không đủ thông tin cần thiết cho việc theo dõi, đánh giá rủi ro..

- Cơ sở hạ tầng mạng còn yếu; hiện tượng lỗi hoặc tắc nghẽn hệ thống vẫn còn xảy ra khá phổ biến. Do đường truyền không đủ băng thông nên tốc độ cập nhật thông tin vào chương trình hệ thống QLRR chạy rất chậm, đôi khi còn bị đứng máy nên việc xử lý dữ liệu rủi ro không đảm bảo yêu cầu thời gian thực.

- Phần mềm hệ thống chưa đáp ứng đầy đủ công cụ cho việc thu thập, phản hồi thông tin, phân tích đánh giá rủi ro. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và chuẩn hoá; một số hệ thống chưa đảm bảo tính tương thích và đồng bộ dữ liệu. Điều này dẫn đến một số trường hợp kết quả đánh giá rủi ro không thống nhất, thông tin dữ liệu bị thất lạc,thiếu hoặc sai lệch.

Đối với việc ứng dụng một số chương trình kỹ thuật QLRR còn gặp nhiều vướng mắc như đôi khi có sự khác biệt về kết quả đánh giá DN giữa hệ thống QLRR và hệ thống SLXNK do quá trình truyền nhận dữ liệu trên hệ thống SLXNK bị gián đoạn, hoặc thiếu sự đồng bộ giữa các cơ sở dữ liệu trong ngành nên dữ liệu không đầy đủ, chính xác (dữ liệu tại các Chi cục khác với dữ liệu tại Cục Hải quan Hà Nội).

2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Qua phân tích đánh giá thực trạng của công tác ứng dụng kỹ thuật QLRR trong khâu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng NKD tại Cục Hải quan Hà Nội cho thấy nguyên nhân của những hạn chế tồn tại nêu trên có những nguyên nhân thuộc

về khách quan cũng có nguyên nhân thuộc về chủ quan. Cụ thể như:

2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan

Kỹ thuật phân tích đánh giá rủi ro là một công tác nghiệp vụ vừa mới; vừa khó ; có tính phức tạp, trừu tượng và đơn điệu cao nên sự lan tỏa của công tác này chưa sâu. Việc tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật này đòi hỏi phải có quá trình đào tạo và trải qua thực tiễn hoạt động nghiệp vụ hải quan, đòi hỏi sự chuyển đổi về cơ cấu tổ chức, nhân lực trong khi đây là quá trình thường có sự chuyển biến chậm. Vì thế trong quá trình triển khai thực hiện gặp phải những hạn chế cố hữu là điều không thể tránh khỏi, ban đầu thường không được quan tâm đầy đủ.

Hệ thống văn bản pháp luật hải quan còn bất cập, không thống nhất; nhiều nội dung không phù hợp với thực tế, nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Vẫn còn phần lớn các văn bản, quy trình, quy định tách rời với công tác quản lý rủi ro.

Việc ứng dụng kỹ thuật QLRR chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo.Việc chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra của Tổng cục Hải quan thường xuất phát từ các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể của từng cấp, đơn vị mà không dựa trên một cách tiếp cận tổng thể, thống nhất.

Quản lý rủi ro chiến lược đang bị bỏ ngỏ, ngành Hải quan đang thiếu kế hoạch chiến lược để định hướng cho công tác này. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu sự gắn kết giữa các lĩnh vực nghiệp vụ, giữa các cấp, đơn vị hải quan trong quá trình áp dụng quản lý rủi ro; sự chồng chéo, trùng dẫm trong chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra trong thông quan, cũng như sự thiếu gắn kết giữa hoạt động kiểm tra trong thông quan và sau thông quan.

Trong những năm qua ngành Hải quan đã quan tâm nhiều đến việc kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động QLRR nhằm tăng cường năng lực cho công tác này. Tuy vậy, việc quan tâm này vẫn chủ yếu ở cấp cao (Bộ, Tổng cục) và mang tính hình thức khi xuống đến các cấp, đơn vị cơ sở. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do Kỹ thuật Quản lý rủi ro là phương pháp quản lý mới được áp dụng vào công tác quản lý nhà nước về HQ, hơn nữa việc áp dụng phương pháp này ngoài tính khoa học về quản lý nó còn góp phần làm minh bạch hoá quy trình thủ tục, làm giảm vai trò (bao gồm cả lợi ích) của cá nhân công chức trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, do vậy nó thường không được “nhiệt tình” đón nhận. Do hạn chế trong nhận thức và vấn đề “xung

đột” về lợi ích cá nhân khi triển khai phương pháp pháp này; bởi nếu triển khai triệt để công tác quản lý rủi ro sẽ dẫn đến dư dôi một số lượng không nhỏ cán bộ, công chức ở các cấp, đơn vị hải quan, hơn nữa sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của một số cán bộ, công chức làm việc ở những khâu được đánh giá là “nhạy cảm”.

Cơ sở hạ tầng và công cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá rủi ro còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác hiện nay. Chương trình hệ thống QLRR thì chạy rất chậm; khi cập nhật, tra cứu dữ liệu chương trình thường bị ngắt dẫn đến khó khăn cho cán bô, công chức khi làm việc.

Chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức quản lý rủi ro chưa phù hợp; chưa kích thích, động viên cán bộ, công chức say mê với công việc cũng như chế tài xử lý đối với cán bộ công chức không thực hiện đúng quy định vẫn chưa đủ mạnh.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Việc sắp xếp bố trí nguồn nhân lực thực hiện kỹ thuật QLRR chưa phù hợp. Chưa có sự quan tâm đúng mức về bố trí cán bộ, công chức cho lĩnh vực này. Chủ yếu công chức được bố trí, sắp xếp làm công tác quản lý rủi ro đa phần là công chức mới được tuyển dụng hoặc mới luân chuyển công tác. Việc phân định về chức năng hoạt động chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa hoạt động QLRR với các hoạt động nghiệp vụ khác.

Cách thức tiếp cận quản lý rủi ro tại Cục còn chưa phù hợp, dẫn đến hoạt động tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan thiếu tính thống nhất, chồng chéo, không phù hợp với yêu cầu quản lý rủi ro trong việc điều phối hoạt động kiểm tra; dẫn đến làm tăng tỷ lệ kiểm tra và làm hạn chế chất lượng, hiệu quả kiểm tra.

Hệ thống thông tin dữ liệu chưa được quan tâm nâng cấp kịp thời. Một số chương trình, kế hoạch nâng cấp hệ thống đã được phê duyệt nhưng chưa được triển khai hoặc triển khai chậm, không đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống thông tin dữ liệu chung của Ngành.

Cục chưa có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân làm tốt công tác này cũng như việc xử lý nghiêm đối với cá nhân vi phạm. Cơ chế trách nhiệm, khen thưởng và kỷ luật chưa rõ ràng; việc động viên khen thưởng, công chức điển hình tiên tiến chưa được thực hiện thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng người thực hiện tốt cũng được đánh giá ngang bằng với người thực hiện không tốt

hoặc không thực hiện nên thiếu sự hấp dẫn, lôi cuốn cán bộ, công chức vào lĩnh vực công tác này.

Tóm lại, để thực hiện quản lý rủi ro có hiệu quả theo đúng với ý nghĩa của phương pháp này, đòi hỏi Cục Hải quan Hà Nội phải từng bước triển khai đồng bộ kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động hải quan, cùng với việc chuyên sâu hoá hoạt động đánh giá rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, trên cơ sở một kế hoạch chiến lược phù hợp với thực tiễn tại Cục Hải quan Hà Nội .

Hình 2.5. Biểu đồ xương cá thể hiện nguyên nhân các tờ khai bị áp dụng chuyển luồng

Chế độ đãi ngộ còn hạn chế 1 số chức năng chưa tương thích,

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp PHÂN TÍCH và đề XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN lý rủi RO HÀNG hóa XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG mại tại cục hải QUAN TP hà nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w