: World Customs Organization – tổ chức Hải quan thế giới
2.2.1.3. Tình hình kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu kinh doanh
Tình hình thực hiện kiểm tra hải quan đối với hàng NKD tại Cục Hải quan Hà Nội qua 2 năm 2011 & 2012 được thể hiện qua bảng 2.4 sau :
Bảng 2.4. Số lượng và tỷ lệ tờ khai hàng NKD thực hiện kiểm tra hải quan tại Cục Hải quan Hà Nội trong năm 2011, 2012
Số liệu phân luồng
Kiểm tra sơ bộ Kiểm tra chi tiết hồ sơ Kiểm tra thực tế hàng hóa Số tờ khai Tỷ lệ Số tờ khai Tỷ lệ Số tờ khai Tỷ lệ 2011 456.611 67,06% 107.922 15,85% 116.365 17,09% 2012 561.816 80,12% 96.508 13,76% 42.856 6,11%
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm công tác Cục Hải quan Hà Nội
Cục đã triển khai thực hiện các giải pháp giảm tỷ lệ kiểm tra, nâng cao chất lượng kiểm tra hải quan. Điều này đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong việc giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa tại Cục Hải quan Hà Nội. Năm 2011 tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá nhập khẩu kinh doanh là 17,09%, đến năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 6,11%. Điều này đã thể hiện được kết quả của công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa kinh doanh, rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp, được cộng đồng doanh nghiệp và dư luận xã hội đánh giá cao.
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình các bước qlrr trong thủ tục hải quan điện tử
Bước 1: Doanh nghiệp tạo lập tờ khai Hai quan
Tạo lập tờ khai điện tử DOANH NGHIỆP Tiếp nhận & xử lý thông tin Phân luồng tự động Xác nhận thông quan tại Chi cục Hải quan Luồng xanh Luồng vàng Luồng đỏ Kiểm tra thực tế hàng hóa Kiểm tra chứng từ 1 2 3 4 5 6
Người khai hải quan tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử (bao gồm cả tờ khai trị giá trong trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định hiện hành) trên Hệ thống khai hải quan điện tử theo đúng các tiêu chí, định dạng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
- Trường hợp người khai hải quan là đại lý làm thủ tục hải quan phải khai rõ nội dung uỷ quyền;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau hoặc theo một loại hình nhưng có thời hạn nộp thuế khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng hoặc từng thời hạn nộp thuế tương ứng
- Khi hoàn thành thủ tục kê khai xong người khai gửi đến Chi cục Hải quan tiếp nhận tờ khai theo quy định và chờ phản hồi thông tin từ Cơ quan Hải quan.
Bước 2 : Chi Cục Hải quan tiếp nhận và xử lý thông tin tờ khai của doanh nghiệp
- Việc tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử của cơ quan Hải quan được tự động thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
- Trường hợp không chấp nhận tờ khai hải quan điện tử, cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan gửi “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó nêu rõ lý do và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện các công việc cần thiết để làm tiếp thủ tục hải quan.
Bước 3: Hệ thống phân luồng tự động( có 3 luồng gồm: Xanh, vàng, đỏ)
- Trường hợp chấp nhận tờ khai hải quan điện tử, thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan sẽ tự động cấp số tờ khai hải quan điện tử và phân luồng theo một trong các hình thức sau:
* Hệ thống phân luồng xanh
- Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử, cho phép “Thông quan” hay “Giải phóng hàng” hay “Đưa hàng hóa về bảo quản” (gọi tắt là “luồng xanh”); hoặc chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử, cho phép “Thông quan” hay “Giải phóng hàng” hay “Đưa hàng hóa về bảo quản” với điều kiện phải xuất trình, nộp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc chứng từ chứng minh hàng hóa đã đáp
ứng yêu cầu về quản lý chuyên ngành, chứng từ chứng minh hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, được miễn, giảm thuế hoặc bảo lãnh số thuế phải nộp, chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan” (gọi tắt là “luồng xanh có điều kiện”);
Bước 4: Hệ thống phân luồng vàng
Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hóa (gọi tắt là “luồng vàng”). Hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế và phải kiểm tra chi tiết hồ sơ): các cán bộ hải quan phải kiểm tra tính chính xác, sự phù hợp của các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan với các nội dung khai trong tờ khai hải quan về tên hàng, mã số, số lượng, chất lượng, trọng lượng, xuất xứ của hàng hoá, căn cứ kê khai thuế theo quy định, và kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục hải quan, về chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan.
Bước 5: Hệ thống phân luồng đỏ
- Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hóa để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hóa (gọi tắt là “luồng đỏ”). hàng hóa phải kiểm tra thực tế và kiểm tra chi tiết hồ sơ): gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan hoặc hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; hàng hóa qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan, hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra ngẫu nhiên. Có 3 mức độ kiểm tra thực tế đã được quy định rõ tại Thông tư 112/2005/TT-BTC theo nguyên tắc loại trừ dần thông tin:
+ Thứ nhất, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra toàn bộ lô hàng.
+ Thứ hai, căn cứ thông tin thu thập được về doanh nghiệp, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
+ Thứ ba, cơ quan hải quan kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
kết quả trên hệ thống của hải quan, cán bộ hải quan nhận thấy có nghi ngờ rủi ro đối với các tờ khai thì có thể chuyển luồng theo các mức độ như sau:
- Luồng xanh chuyển sang luồng vàng hoặc luồng đỏ; - Luồng vàng chuyển sang luồng đỏ
Bước 6: Xác nhận và thông quan tại Chi cục Hải quan
Việc xác nhận thông quan hàng hóa XNK của người khai hải quan theo quy định. Được lãnh đạo Chi cục Hải quan xác nhận thông quan hàng hóa.
3.1.4 Trường hợp hệ thống báo chỉ dẫn chưa chính xác khi phân luồng rủi ro.
Cán bộ Hải quan theo thẩm quyền quy định tại Quyết định số 35/QĐ - TCHQ được phép chuyển luồng trong các trường hợp sau.
Trường hợp 1: Chuyển từ Luồng xanh sang luồng vàng
- Nguyên nhân: Cơ quan hải quan nghi ngờ trong khai báo của doanh nghiệp sai về số lương, xuất xứ, chủng loại….khi đó Cơ quan Hải quan yêu cầu doanh nghiệp chuyển hồ sơ giấy đến để kiểm tra.
Tại bảng 2.3 Tình hình chuyển luồng tại Cục Hải quan Hà Nội trong năm 2012 cho thấy: Tổng số tờ khai chuyển luồng năm 2012: 18950 tờ khai trong đó luồng xanh về luồng vàng chiếm 45,10% tăng 32.06% so với năm 2011.
Trường hợp 2: Chuyển từ luồng Xanh sang luồng đỏ
- Nguyên nhân: Cơ quan Hải quan nhận thấy những tờ khai này có độ rủi ro cao, hoặc do lỗi hệ thống nhầm. Kiểm tra hồ sơ chứng từ có sự sai lệch về xuất xứ, về mã số hàng hóa thì cơ quan Hải quan yều cầu phải kiểm tra thực tế hàng hóa:
Tại bảng 2.3 Tình hình chuyển luồng trong năm 2011 & 2012 cho thấy: Tổng số tờ khai chuyển luồng năm 2012 là 18950 tờ khai. Trong đó luồng xanh về luồng đỏ chiếm 36,33% tăng 1.77% so với năm 2011. Điều này được thể hiện tăng tính răn đe của Cơ quan Hải quan đối với những doanh nghiệp kinh doanh gian lận.
Trường hợp 3: Chuyển từ luồng vàng sang luồng đỏ
- Nguyên nhân: Khi kiểm tra thực tế hồ sơ Cơ quan Hải quan phát hiện sự sai lệch trong hồ sơ thì quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa
Tại bảng 2.3 Tình hình chuyển luồng trong năm 2011 & 2012 cho thấy: Tổng số tờ khai chuyển luồng năm 2012 là 18950 tờ khai. Trong đó luồng xanh về luồng đỏ chiếm 16.64% tăng 3.19% so với năm 2011.
Trường hợp 4: Chuyển từ luồng vàng sang luồng xanh - Nguyên nhân:
Khách quan: Do doanh nghiệp trong quá trình mở tờ khai bị nhầm lẫn về mã hàng hóa, mã số thuế doanh nghiệp…
Chủ quan:Do hệ thống chỉ dẫn nghiệp vụ chưa chính xác.
Như hàng hóa nhập khẩu không cần giấy phép chuyên nghành. Hệ thống vẫn chỉ dẫn phải xuất trình.
Tại bảng 2.3 Tình hình chuyển luồng trong năm 2011 & 2012 cho thấy: Tổng số tờ khai chuyển luồng năm 2012 là 18950 tờ khai. Trong đó luồng vàng sang luồng xanh chiếm 1.05% tăng 0.2% so với năm 2011.
Trường hợp 5: Chuyển từ luồng đỏ sang luồng vàng
- Nguyên nhân: do hệ thống chỉ dẫn nghiệp vụ chưa chính xác.
Hệ thống chấm xác suất, trong số các lô hàng thong quan, hệ thống chấm vào 1 lô hàng nào đó. Khi đó cơ quan Hải quan căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và ra quyết định chuyển luồng tạo thuận lợi thông quan cho doanh nghiệp. Lý do này được thể hiện Doanh nghiệp thường xuyên mở tờ khai tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký mở tờ khai, qua nhiều lần kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng cơ quan Hải quan không phát hiện sai sót nào của doanh nghiệp mở tờ khai. Vì vậy Cán bộ Hải quan sẽ quyết định cho kiểm tra hồ sơ thay vì kiểm tra thực tế hàng hóa.
Tại bảng 2.3 Tình hình chuyển luồng trong năm 2011 & 2012 cho thấy: Tổng số tờ khai chuyển luồng năm 2012 là 18950 tờ khai. Trong đó luồng đỏ sang luồng vàng chiếm 0.73% giảm 0.30% so với năm 2011
+ Điều này được thể hiện ở hệ thống đang trong quá trình hoàn thiện, dữ liệu đang bị chồng chéo giữa giao diện điện tử và truyền thống nên không thống nhất và thiếu sót từ các cán bộ phân tích và cập nhật số liệu.
Trường hợp 6: Chuyển từ luồng đỏ sang luồng xanh
Nguyên nhân: do hệ thống mạng bị chậm và sự cố hệ thống
Hiện nay do là giai đoạn giao thoa giữa việc thực hiện thủ tục hải quan truyền thống và hải quan điện tử nên việc triển khai ứng dụng kỹ thuật QLRR cũng gặp nhiều khó khăn. Giao diện lệnh phân luồng giữa điện tử và truyền thống chưa thống nhất, chức năng thống kê phân luồng với các tờ khai được khai báo trên hệ thống hải quan điện tử chưa chính xác.
Trường hợp này nếu rơi vào tờ khai của các doanh nghiệp ưu tiên như SAM SUNG, HON DA... Khi đó cơ quan Hải quan căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và ra quyết định chuyển luồng tạo thuận lợi thông quan cho doanh nghiệp. Lý do này được thể hiện Doanh nghiệp thường xuyên mở tờ khai tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký mở tờ khai, là doanh nghiệp ưu tiên số 1 của chính phủ Việt Nam. Có tỷ trọng kim nghạch xuất nhập khẩu lớn. Vì vậy Cán bộ Hải quan sẽ xem xét quyết định cho thông quan hàng hóa thay vì kiểm tra thực tế hàng hóa.
Tại bảng 2.3 Tình hình chuyển luồng trong năm 2011 & 2012 cho thấy: Tổng số tờ khai chuyển luồng năm 2012 là 18950 tờ khai. Trong đó chuyển từ luồng Đỏ sang Xanh chiếm tỷ lệ 0.15% giảm 23.07% so với năm 2011. Điều này thể hiện Cục Hải Quan Hà Nội đang hạn chế việc chuyển từ luồng Đỏ sang luồng Xanh. Đồng thời thể hiện các tiêu chí phân tích rủi ro, giao diện phân luồng giữa điện tử và truyền thống đã được cải thiện.