Hiện nay trong xu thế hộinhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành kinh doanh gas là một ngành có tính cạnh tranh cao do những thách thức của giá cả xăng dầu có nhiều biến động trên thị trườn
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngành kinh doanh gas (LPG, khí đốt hóa lỏng) tại Việt Nam chỉ mới thực sựhình thành và phát triển từ năm 1993, với một vài đơn vị ban đầu như Elf gas, PetroVietNam, SaiGon Petro, Petrolimex Trong giai đoạn 1998-2003, kinh doanh gas làmột ngành kinh doanh hái ra tiền với mức tăng trưởng cao Nhưng mọi thứ đã thay đổinhanh chóng Chính vì quá hấp dẫn, ngành kinh doanh này đã lôi kéo rất nhiều đơn vịtham gia và trải qua một giai đoạn phát triển bùng phát Hiện nay trong xu thế hộinhập kinh tế quốc tế hiện nay, ngành kinh doanh gas là một ngành có tính cạnh tranh
cao do những thách thức của giá cả xăng dầu có nhiều biến động trên thị trường thế
giới, với sức ép cạnh tranh từ các đối thủ và do quá trình chế biến và sử dụng khí dầu
mỏ hóa lỏng luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây sự cố môi trường (SCMT) như: rò rỉ,cháy, nổ…gây thiệt hại về người, tài sản và môi trường Vì vậy nâng cao năng lựcquản trị kinh doanh, mà đặc biệt là năng lực quản lý rủi ro là đòi hỏi bức thiết của cáccông ty Gas hiện nay
Công ty CP Gas Petrolimex là một trong các doanh nghiệp kinh doanh LPG đầutiên tại thị trường Việt Nam và cũng là một trong các doanh nghiệp luôn đi đầu trongviệc nghiên cứu, ứng dụng thành công các mô hình cung cấp LPG mới Công ty là đơn
vị đi tiên phong trong nghiên cứu các ứng dụng mới của LPG Hiện nay Công ty đangtrong giai đoạn phát triển các ứng dụng mới sử dụng LPG nhằm mở rộng thị trườngbên cạnh các khu vực thị trường truyền thống là thị trường dân dụng, thương mại vàkhu công nghiệp Công ty là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trườngViệt Nam với thị phần 20% và là một trong 3 công ty dẫn đầu về sản lượng bán trêntổng số 20 thương hiệu đã được xác lập trên thị trường Tuy nhiên công ty GasPetrolimex sau một thời gian tăng trưởng nhanh chóng cùng với sự phát triển nhanhchóng của ngành kinh doanh gas đã gặp phải rất nhiều khó khăn khi cường độ cạnhtranh trở nên gay gắt hơn Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm thế nào để cạnh tranh thànhcông, giữ vững và phát triển thị phần của mình, giảm thiểu tất cả những rủi ro trongkinh doanh cho công ty
Trong quá trình thực tập ở công ty cổ phần Gas petrolimex em càng nhận thấy rõhơn tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh Có rất nhiều vấn đề
Trang 2được đặt ra từ mọi góc độ ở công ty mặc dù trong những năm gần đây, vấn đề quản lý rủi
ro kinh doanh đã được sự quan tâm của toàn thể công ty, nhưng trên thực tế công tác nàyvẫn còn thiếu sót, yếu kém, đặt ra yêu cầu: nếu không nghiên cứu, tìm cách khắc phục thì
sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty nhất là trước yêu cầucủa hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động khó tiên liệu của thị trường xăngdầu thế giới Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp em có cái nhìn tỉ mỉ, cặn kẽ hơn về từng khía
cạnh Chính vì thế, đề tài mà em lựa chọn để viết là “Giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của công ty cổ phần Gas Petrolime”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý rủi ro kinh doanh không chỉ là điều kiện để công ty hoạt động ổn định và pháttriển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế Vì vậy đã có nhiềunhà khoa học, nhà quản lý kinh tế trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề này.Các nghiên cứu của họ thường thiên về khía cạnh nhận dạng rủi ro, các kỹ thuật địnhlượng rủi ro và các giải pháp phòng ngừa rủi ro Các kết quả nghiên cứu này đã đượccông bố trên một số công trình như:
- Đề tài 1: “Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua thiết bịviễn thông của công ty cổ phần Viễn Tin” Trịnh Đức Duy, Khoa Quản trị Doanh nghiệp,Trường ĐHTM, Luận văn năm 2009 Tác giả đã đưa ra một số lý luận về rủi ro, phòngngừa và giảm thiểu rủi ro đồng thời đề xuất những giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểunhững tổn thất trong quá trình mua thiết bị viễn thông tại Công ty cổ phần Viễn Tin
- Đề tài 2: " Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động muahàng của công ty TNHH Thương mại- Kĩ thuật Việt Hà" Phạm Thị Hiền Thương, sinhviên K42A5, khoa Quản trị doanh nghiệp Thương mại trường Đại học Thương Mại,năm 2010, đề tài: Tác giả đã đưa ra các lý thuyết cơ bản về rủi ro, phòng ngừa và giảmthiểu rủi ro, đồng thời nghiên cứu thực trạng về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trongcông tác mua hàng và từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi rotrong mua hàng đến 2015
- Đề tài 3: "Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của Công ty
Cổ phần dược phẩm Đông Âu" Nguyễn Thành Luân, sinh viên K43A6, khoa Quản trịdoanh nghiệp trường Đại học Thương Mại, năm 2011 Tác giả đã nêu được một sốkhái niệm về rủi ro, quản trị rủi ro, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro Đồng thời đã phân
Trang 3tích và đánh giá được những thành công và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro, ngănngừa và giảm thiểu rủi ro tại Công ty Cổ phầm dược phẩm Đông Âu.
3 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận được tiến hành với các mục tiêu cụ thể sau:
- Hệ thống một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong kinh doanh
- Thu thập dữ liệu điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro kinh doanh, nguyênnhân dẫn tới rủi ro trong kinh doanh và công tác quản trị rủi ro trong hoạt động củacông ty cổ phần Gas Petrolimex trong thời gian qua
- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh từ đóđưa ra một số giải pháp khắc phục và giảm thiểu rủi nhằm nâng cao hiệu quả công tácquản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty cổ phần Gas Petrolimex trong thời gian tới
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại công ty cổ phần Gas Petrolimex Trụ
sở Tổng Công ty gas petrolimex – CTCP, tầng 20 tòa nhà MIPEC 229 Tây Sơn- QuậnĐống Đa- Thành phố Hà Nội
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro ảnh hưởng tới hoạtđộng kinh doanh của công ty cổ phần Gas Petrolimex trong thời gian qua đặc biệt từ năm
2010 tới 2012 và đưa ra giải pháp khắc phục và giảm thiểu rủi ro cho công ty tới 2015
- Về nội dung nghiên cứu: Do một số hạn chế về thời gian và trình độ nghiên cứu nênkhóa luận chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu rủi ro tớihoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp:
Thu thập: Đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo kết quả kinh doanh của
công ty từ năm 2010 đến 2012, các văn bản của công ty, Đồng thời tham khảo các tàiliệu bên ngoài như: Sách báo, các luận văn và các báo cáo trong ngành Gas
Xử lý: Tiến hành phân tích dưới góc độ xem xét, nhận dạng và đánh giá các rủi ro
mà doanh nghiệp đang hoặc có thể bị ảnh hưởng Lập bảng biểu so sánh số liệu qua 3 năm(2010-2012) để có cách đánh giá khách quan và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp:
Trang 4Thu thập: Phát phiếu điều tra đối với nhà quản trị và nhân viên ( phụ lục ) số
phiếu phát ra 15 số phiếu thu về 15: Trong đó số phiếu điều tra nhân viên 10 phiếu và
5 phiếu điều tra các nhà quản trị
Xử lý: Số liệu được tổng hợp, tiến hành phân tích thông qua phần mềm Microsoft
Office Excel, Microsoft Office Word để đánh giá so sánh
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp cả nghiên cứu định tính và địnhlượng Ngoài ra, luận văn cũng còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác như:phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê
- Phương pháp tư duy: tác giả sử dụng phương pháp tư duy logic trong phân tích thựctrạng công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh và đề xuất các giải pháp
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro.
Chương 2 Phân tích và đánh giá thực trạng về quản lý rủi ro của công ty cổ
phần Gas Petrolimex
Chương 3 Đề xuất và kiến nghị về giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro
kinh doanh của công ty cổ phần Gas Petrolime
Trang 5CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm có liên quan
1.1.1 Rủi ro
Khái niệm: “Rủi ro thường được định nghĩa là xác suất có thể xảy ra một thiệt hại Nó là sự may rủi về một hậu quả không có lợi hay là sự tiến triển dẫn tới kết quả gây ra một thiệt hại kinh tế đối với một cá nhân hay công ty”.
Qua khái niệm trên cho thấy rủi ro có những tính chất sau:
Rủi ro là những sự cố bất ngờ: Đó là những sự kiện mà người ta không lườngtrước được một cách chắc chắn Mọi rủi ro đều là bất ngờ cho dù mức độ có thể khácnhau Tuy nhiên ngày nay, khoa học tiên tiến đã giúp con người dự đoán khá chính xácnhiều loại rủi ro, nhờ đó tính bất ngờ của rủi ro được giảm đáng kể và nó chỉ trở thànhnhững sự kiện bất lợi ngoài mong muốn
Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi: Mọi rủi ro đều gây tổn thất cho con người với nhữngmức độ nghiêm trọng khác nhau cho nên rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi của con người.Rủi ro gây ra tổn thất nhưng cũng có thể mang lại cơ hội kinh doanh cho doanhnghiệp: Bất cứ rủi ro nào cũng gây nên tổn thất lớn hoặc nhỏ cho hoạt động kinh doanh
1.1.2 Khái niệm quản trị rủi ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể kinhdoanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinhdoanh,tàn phá những thành quả hiện có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn vềnhân lực, tài lực, vật lực trong quá trình kinh doanh hoặc trong quá trình phát triển củamình Nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hộisinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong hoạtđộng kinh doanh cho doanh nghiệp
1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro:
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích đo lường đánhgiá rủi ro và tìm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục hậu quả của rủi ro đối vớihoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp
Sự cần thiết của quản trị rủi ro
Trang 6- Quản trị rủi ro là chức năng được hình thành khách quan xuất phát từ lợi ích củadoanh nghiệp Một khi hoạt động của con người cần có sự phối hợp hành động củamọi người nhằm tạo ra sự thống nhất, tập hợp sức mạnh của tập thể là ở đó xuất hiệnhoạt động quản trị.
- Nhận dạng, ngăn chặn, triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro cho doanh nghiệp,đảm bảo doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh thuận lợi, ít bất trắc Môi trườngkinh doanh ít rủi ro còn là nền tảng cho kinh doanh có hiểu quả, vừa tạo ra được uy tín,vừa mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro là biện pháp nhằm nhanh chóng ứng biến, khắc phục, khoanh vùnghậu quả rủi ro mỗi khi rủi ro xảy ra Trong đó tác dụng lớn nhất của quản tri rủi ro lànhanh chóng phục hồi và ổn định cuộc sống, tiếp tục phát triển sản xuất
- Giảm bớt thiệt hại mỗi khi rủi ro xảy ra, không để tổn thất của rủi ro này là nguyên nhâncủa rủi ro tổn thất mới bằng cách quản trị đồng bộ rủi ro Chính nhờ công tác phongchống tốt mà khi rủi ro xảy ra sẽ bớt đi sự bất ngờ, hậu quả cũng bớt nặng nề hơn
- Quản trị rủi ro giúp giảm bớt chi phí thực tế và chi phí cơ hội trong kinh doanh Giảmbớt chi phí thực tế do việc mất mát tài sản, do việc khắc phục tổn thất Giảm bớt chi phí
cơ hội do phải đình trệ sản xuất kinh doanh để khắc phục, phục hồi sản xuất kinh doanh
1.1.4 Một số khái niệm, quan điểm về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp.
a Một số khái niệm về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
Khái niệm phòng ngừa rủi ro
Phòng ngừa rủi ro là một trong những giải pháp của nhà quản trị khi họ chấpnhận rủi ro với một sự chuẩn bị trước để phòng ngừa và hạn chế những tác động bấtlợi khi rủi ro xảy ra
Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh là việc sử dụng các kỹ thuật khác nhau để cóthể làm thay đổi rủi ro hoặc làm giảm bớt mối nguy hiểm, do đó khả năng xuất hiện rủi
ro cũng được giảm bớt hay tần số xuất hiện rủi ro cũng tự giảm
Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro là tìm cách can thiệp vào ba mắt xích của chuỗi rủi ro
đó là: Mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác giữa mối hiểm họa và môitrường rủi ro
Khái niệm về giảm thiểu rủi ro
Trang 7Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh: là việc sử dụng các biện pháp để giảm ảnhhưởng tổn thất khi rủi ro đã xảy ra trong kinh doanh.
Đây là giải pháp chấp nhận nhưng sử dụng các phương cách để làm giảm thiệt hại mộtcách tối đa do rủi ro gây ra Nhà quản trị xác định trước được khả năng xảy ra của rủi
ro và chấp nhận nó với sự chuẩn bị, khả năng hoàn thành công việc trên cơ sở mức chiphí thích hợp để có được lợi ích mong nuốn Trong kinh doanh những người biết chấpnhận rủi ro mới tồn tại và kiếm được lợi nhuận Bởi họ hiểu được rằng rủi ro càng caothì lợi nhuận càng cao
b Một số quan điểm về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh Quan điểm 1: Theo trường phái truyền thống
Theo trường phái truyền thống thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểmhoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc có thể xảy ratrong hoạt động cho con người
Theo quan điểm này thì các rủi ro trong hoạt động kinh doanh là không thể tránhkhỏi và những thiệt hại về vật chất cũng không thể lường trước được Rủi ro mang tínhtiêu cực, vì thế ban lãnh đạo và nhân viên kinh doanh phải quan tâm nhiều hơn đếnviệc nghiên cứu rủi ro, nhận dạng rủi ro và tìm các biện pháp phòng chống rủi ro, đặcbiệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh
Tóm lại, theo trường phái truyền thống rủi ro trong kinh doanh là một yếu tốmang tính tiêu cực, không thể đo lường được, khi rủi ro xảy ra thì tất yếu chúng sẽ làmthiệt hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp chỉcòn cách chấp nhận rủi ro xảy ra Để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt độngkinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải làm tốt tất cả các khâu trong quy trình quản trịrủi ro, từ việc nhận dạng rủi ro, phân tích đo lường đánh giá rủi ro, phòng ngừa vàgiảm thiểu rủi ro
Quan điểm 2: Theo trường phái trung hòa
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong hầuhết hoạt động của con người Khi có rủi ro, người ta không thể dự đoán được chínhxác kết quả, sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất
cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng đựợc hoặc mất không thể đoán trước
Trang 8Như vậy trường phái trung hoà, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi rovừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực Trong hoạt động kinh doanh có thểmang đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm nhưng cũng có thể mang đến những cơhội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể tìm ranhững biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hộimang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
Quan điểm 3: Quan điểm hiện đại
- Định nghĩa 1: “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả” (William &Michale Snitt, Rish management and Insurance)
- Định nghĩa 2: “Rủi ro là các biến cố không thể đoán trước được” (Doherty,Coporate Rish Magagement )
Quan điểm 4: Quan điểm tích cực
Theo trường phái này:
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight)
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố không mongđợi” (Allan Wilett)
-“Rủi ro là một tổng hợp ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất” (Irving Prefer)-“Rủi ro là giá trị và kết quả mà hiện thời chưa biết đến”
Diễn giải một cách đầy đủ hơn về rủi ro và nguy cơ trong cuốn “Riskmanagement and insurance” các tác giả đã viết “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ởnhững kết quả Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi hoạt động của con người Khi có rủi
ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả Sự hiện diện của rủi ro gây nên
sự bất định Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năngđược hoặc mất không thể đoán trước” Như vậy theo trường phái tích cực, rủi ro là sựbất chắc có thể đo lường được
1.1.5 Đặc trưng và phân loại rủi ro
Đặc trưng
- Rủi ro có tính đối xứng hoặc không đối xứng , điều này tuỳ thuộc vào quan điểm củamỗi cá nhân
- Tần số xuất hiện rủi ro là thông số phản ánh việc rủi ro có thể xảy ra hay không Xảy
ra nhiều hoặc ít trong một khoảng thời gian nhất định
Trang 9- Biên độ rủi ro là thông số phản ánh mức độ thiệt hại mà rủi ro gây ra của mỗi lần xảy
ra rủi ro
Phân loại
- Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội :
+ Rủi ro sự cố : là những rủi ro gắn liền với sự cố ngẫu nhiên ngoài dự kiến kháchquan và khó tránh khỏi
+ Rủi ro cơ hội : là những ủi ro gắn lền với việc ra quyết định , bao gồm : rủi ro ở giaiđoạn trước quyết định , rủi ro liên quan đến bản thân việc ra quyết định một khi quyếtđịnh đã được đưa ra sẽ không chỉ có những rủi ro đi liền với hậu quả của quyết đinh
mà còn những rủi ro do không chọn các quyết định khác , rủi ro ở giai đoạn sau quyếtđịnh là rủi ro về sự không tương hợp so với dự kiến ban đầu , phát sinh do việc chọnquyết định đã cho
- Rủi ro thuần tuý và rủi ro suy đoán
+ Rủi ro thuần tuý : tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếmlợi nhuận , hoặc nói cách khác là nững rủi ro đó không có khả năng có lợi cho chủ thể + Rủi ro suy đoán tồn tại khi có mọt cơ hội kiếm lợi nhuận cũng như một nguy cơ tổnthất, hay nói cách khác rủi ro có khả năng có lợi và tổn thất có thể xảy ra
- Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán
+ Rủi ro có thể phân tán : nếu có thể giảm bớt rủi ro thông qua các thoả hiệp như đónggóp tài sản
+ Rủi ro không thể phân tán : là những thoả hiệp đóng góp về tiền bạc hoặc những tàisản của những người tham gia vào quỹ đóng góp chung và nó được sử dụng khi ngườitham gia đó có thể giảm bớt được rủi ro như cổ phần hoá doanh nghiệp
- Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
Rủi ro do tác động của yếu tố mổi trường kinh doanh : kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ, văn hoá - xã hội
Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang
+ Rủi ro theo chiều dọc : xảy ra dọc theo các chức năng chuyên môn trong một doanhnghiệp theo truyền thống như rủi ro trong nghiên cứu thị trường , theo thiết kế sảnphẩm, trong nhập nguyên liệu truyền thống, trong sản xuất…
Trang 10+Rủi ro theo chiều ngang : là rủi ro xảy ra cùng một lúc ở các bộ phận chuyên mônnhư rủi ro về nhân sự , rủi ro về tài chính , rủi ro về marketing
- Rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống
+ Rủi ro truyền thống : là những rủi ro mang tính vĩ mô mà doanh nghiệp không thểkiểm soát được
+ Rủi ro không hệ thống : là rủi ro mang tính vi mô , rủi ro bên trong doanh nghiệp màrủi ro này doanh nghiệp có thể kiểm soát được, nguyên nhân gây ra rủi ro này có thểnói đến năng lực quản trị, quyết định của nhà quản trị , sự đình công , nguồn cung ứngnguyên vật liệu và cạnh tranh
1.2 Các nội dung về quản trị rủi ro
1.2.1 Các công việc trong quản trị rủi ro
- Dự kiến trước với các chi phí nhỏ nhất , các nguồn lực tài chính cần thiết và đủ trongtrường hợp rủi ro xảy ra
- Kiểm soát các rủi ro bằng cách lại bỏ chúng, làm giảm nhẹ chúng hoặc chuyển sangtác nhân kinh tế khác
- Lường trước được những hậu quả do rủi ro gây ra dự kiến các giải pháp tổ chức đểkhắc phục được những hậu quả đó
- Nhận dạng và đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro trong quá trìnhkinh doanh của doanh nghiệp
- Quản trị rủi ro liên quan đến tất cả rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Rủi ro không chỉ đơn thuần là các hoạt động thụ động và phòng ngừa mà còn lànhững hoạt động chủ động trong việc dự kiến những mất mát xảy ra và tìm cách giảmnhẹ hậu quả của chúng
- Thực chất của quản trị rủi ro là phòng chống và khắc phục hậu quả
- Chủ động tiếp cận và xử lý các tình huống trong kinh doanh
1.2.2 Các rủi ro thường gặp trong hoạt động của doanh nghiệp
- Con người: Những tác động từ cá nhân hay tổ chức như đau bệnh, tử vong
- Tác nghiệp: Những sự kiện dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động, mất tài sản quantrọng, xáo trộn trong hệ thống phân phối
Trang 11- Uy tín: Mất các đối tác kinh doanh, lòng tin của nhân viên sụt giảm, người tiêu dùnghay khách hàng không còn trung thành.
- Quy trình: Những sai lầm, thất bại trong hệ thống tổ chức của nội bộ, cách phân chiatrách nhiệm và quyền hạn, các quy trình, thủ tục xử lý công việc
- Tài chính: Rủi ro mất vốn,thua lỗ trong kinh doanh, thị trường chứng khoán biếnđộng, lãi suất tăng, rủi ro lạm phát, tình trạng thất nghiệp
- Công nghệ: Công nghệ đang sử dụng trở nên lạc hậu, lỗi thời hay thường xuyên bịcác lỗi kỹ thuật
- Môi trường tự nhiên: Những mối đe dọa do thiên tai, thời tiết xấu, bệnh dịch
- Chính trị, pháp luật: Những thay đổi trong các chính sách của chính phủ, sự ảnhhưởng của nước ngoài
- Những rủi ro khác: Các rủi ro khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch họa,.v.v là nhữngrủi ro bất khả kháng ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp Các rủi ro này nếu xảy ra
sẽ gây thiệt hại cho tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của công ty Cạnh tranh trong nội bộ ngành, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế, khả năng thâmnhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới
1.2.3 Các nguyên tắc quản trị rủi ro
- Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu: Phòng ngừa rủi ro và khắc phục rủi ro
- Quản trị rủi ro phải gắn với trách nhiệm của nhà quản trị
Xuất phát từ tính chủ động của quản trị rủi ro , tất cả các công việc như nhận dạng ,đánh giá, đo lường, khắc phục thuộc công việc của nhà quản trị bởi vậy cần phải gắnvới trách nhiệm của nhà quản trị
- Quản trị rủi ro phải gắn với tổ chức
- Đích của quản trị rủi ro là cho phép tổ chức hay doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu
đã được xác định bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp một cách hiệu quả nhất
1.2.4 Quy trình quản trị rủi ro( nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểm soát, tài trợ)
Trang 12- Mối nguy hiểm: Là nguyên nhân xảy ra rủi ro.
- Nguy cơ rủi ro: Là hậu quả khi rủi ro xảy ra ảnh hưởng tới hoạt động kinh daonh củadoanh nghiệp
B2 Phân tích và đo lường rủi ro
Phân tích rủi ro: Là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân gây
ra rủi ro và định lượng những tổn thất trong hoạt động kinh doanh Các phân tích bao gồm:
- Phân tích hiểm họa: Phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc nhữngđiều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra
- Phân tích nguyên nhân rủi ro
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Để phân tích các điều kiện, yếu tố sử dụng phương pháp điều tra bằng các mẫu điềutra khác nhau, tùy thuộc vào từng tình huống của đối tượng rủi ro hoặc thông qua quátrình kiểm soát trước, kiểm soát trong, và kiểm soát sau để phát hiện ra mối hiểm họa
Đo lường rủi ro và đánh là việc ước lượng khả năng rủi ro xảy ra và tác hại củachúng, đồng thời đánh giá những rủi ro nào có khả năng xuất hiện và gây thiệt hạinhiều nhất thông qua tần suất rủi ro và cường độ của rủi ro
Tần suất rủi ro:Là số lần xuất hiện rủi ro, tổn thất trong một khoảng thời gian haytrong tổng số lần lấy mẫu thống kê Tần số rủi ro là một đại lượng phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố như: loại rủi ro, môi trường tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,hành vi, suy nghĩ của người tác động trực tiếp và gián tiếp đến rủi ro
Cường độ rủi ro: Mức độ nguy hiểm của rủi ro thể hiện tính chất nguy hiểm, mức
độ thiệt hại của rủi ro ảnh hưởng như thế nào đối với cá nhân, tổ chức và xã hội
B3 Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro
Rủi ro đi liền với hoạt động kinh doanh, muốn thành công trong kinh doanh khôngcòn cách nào khác là phải chấp nhận rủi ro, biết mạo hiểm trong kinh doanh Do vậy sau
Trang 13khi đã phân tích cặn kẽ các rủi ro nhằm tránh được các rủi ro xảy ra hoặc khi rủi ro có xảy
ra thì tổn thất mà nó gây ra sẽ ít nghiêm trọng và các chi phí liên quan sẽ giảm đi
Phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
Các hoạt động phòng ngừa rủi ro tập trung tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích đầutiên của chuỗi rủi ro đó là: Mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác Sự canthiệp đó là:
- Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa
- Thay thế và sửa đổi môi trường nơi mà mối hiểm họa tồn tại
- Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa môi trường kinh doanh và mối hiểm họa
Cụ thể hoạt động ngăn ngừa rủi ro trong kinh doanh như sau:
- Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào mối hiểm họa
Mối hiểm họa là những điều liện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện,yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Để có thể can thiệp vào mối hiểmhọa trước tiên chúng ta phải nhận dạng được chúng Sau khi đã liệt kê được các hiểmhọa cụ thể là các mối hiểm họa trong kinh doanh xác định sai nhu cầu, khả năng cungứng của nhà cung cấp, không đủ khả năng thanh toán Doanh nghiệp cần đưa ra cáchoạt động thích hợp cho từng mối hiểm họa
- Hoạt động ngăn ngừa và tổn thất tập trung vào môi trường nơi mà mối hiểm họa tồn tại.Hoạt động ngăn ngừa nhằm thay đổi, cải thiện môi trường rủi ro để hạn chế khảnăng và mức độ rủi ro Trong quá trình vận chuyển hàng hoá, phương tiện vận tảichính là môi trường mà các rủi ro như hàng bị hỏng, bị cháy có thể xảy ra
- Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào sự tương tác mối hiểm họa và môi trường rủi ro.Hoạt động này nhằm hạn chế tương tác có hại, gây ra nguy cơ rủi ro giữa môitrường rủi ro và mối hiểm họa
Giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh
Giảm thiểu rủi ro : Là tập hợp các biện pháp nhằm phòng ngừa ngăn chặn, đề racác biện pháp không để rủi ro này trở thành nguyên nhân cho rủi ro tiếp theo, tránhviệc tạo ra rủi ro dây truyền hoặc đưa ra các biện pháp chia nhỏ rủi ro qua hoạt độngmua bảo hiểm, di chuyển rủi ro cho người khác
Để giảm thiểu tác hại của những rủi ro gặp phải trong kinh doanh, doanh nghiệpthương mại thường áp dụng các biện pháp sau :
Trang 14- Mua hàng của nhiều nhà cung ứng để vẫn đảm bảo được nguồn hàng khi có một nhàcung ứng nào đó bị phá sản hay nhà cung cấp chính không đáp ứng được nhu cầu vềhàng hoá của doanh nghiệp.
- Lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp thiệt hại, tránh cho doanh nghiệp bị rơi vàonguy cơ bị phá sản Quỹ dự phòng tài chính lập ra nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, trảlương cho nhân viên, bù đắp khi xảy ra rủi ro, tổn thất và đáp ứng nhu cầu cần thiết
- Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm
+ Chuyển hàng mua hay các hoạt động có rủi ro cho người khác
+ Loại trừ hoặc làm giảm thiểu trách nhiệm của người mua đối với tổn thất
Tham gia bảo hiểm: bảo hiểm là một sách lược để giảm tính không chắc chắn củangười tham gia bảo hiểm về việc có hay không xảy ra rủi ro trong công tác mua hàng,thông qua việc san sẻ những rủi ro tói một bên khác là bên nhận bảo hiểm
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp
1.3.1 Các nhân tố bên trong
- Tình hình tài chính của công ty: Thông thường công ty sẽ dựa vào tình hình tài chính
và nhu cầu thị trường để đưa ra kế hoạch kinh doanh để tài chính ổn định, đáp ứngđược kế hoạch kinh doanh, công ty cần phải phân bổ nguồn vốn hợp lý và tiết kiệm.Tránh hiện tượng không đủ khả năng thanh toán, không mua được nguyên vật liệu sảnxuất làm trì trệ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: Bao gồm hệ thống phương tiện vận chuyển, kho,
bến bãi, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống mạng của công ty Nếu hệ thống cơ sởvật chất hiện đại, hoạt động hiệu quả, chúng sẽ trở thành công cụ hữu ích trong quản lýnguồn hàng cũng như phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh
- Đội ngũ nhân viên: Nhân sự là yếu tố quyết định thành công lớn nhất đến kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty Vì vậy doanh nghiệp cần phải tuyển dụng, phân bổhợp lý và đào tạo thường xuyên, đồng thời có chế độ đãi ngộ tốt nhằm khuyến khíchtinh thần làm việc cho nhân viên để có kết quả tối ưu nhất
- Năng lực quản lý của ban lãnh đạo: Khả năng quản lý, đề ra chiến lược, tầm nhìn của tổ
chức là những yếu tố vô cùng quan trọng trong khả năng phát triển của doanh nghiệp
Trang 151.3.2 Nhân tố bên ngoài
- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp cung cấp các mặt hàng thiết yếu để công ty duy trì hoạt
động sản xuất và kinh doanh Nếu nhà cung cấp không đủ hàng để bán, ép giá, giaohàng chậm, không đúng số lượng, đòi thanh toán nhanh, ghi sai sổ sách dẫn đến tranhchấp đều làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty
- Nhu cầu thị trường: Xác định nhu cầu thị trường là bao nhiêu? Sẽ giúp công ty nắm
đựơc khách hàng mục tiêu và số lượng hàng cần bao nhiêu để có kế hoạch kinh doanhhợp lý, tránh được hiện tượng hàng hóa bị thiếu hoặc thừa làm giảm hiệu suất kinhdoanh của công ty
- Đối thủ cạnh tranh: Áp lực từ đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho công ty bị mất nhà cung
ứng, khan hiếm nguồn hàng, bị ép giá Vì thế, công ty phải nắm bắt và dự đoán được
kế hoạch kinh doanh của đối thủ cạnh tranh để có biện pháp phòng ngừa và giảm thiểurủi ro trong kinh doanh
- Các chính sách của nhà nước: Các gói kích cầu, các quy định của từng nhóm hàng,
điều luật về thuế của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty
để tác động tích cực hoặc tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì thế,công ty phải thường xuyên cập nhật các chính sách, pháp luật đồng thời theo dõi luậtquốc tế và các nước có liên quan nhằm hạn chế rủi ro do nhân tố này gây nên
- Từ môi trường tự nhiên: như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sóng thần, nước
biển dâng, trái đất “nóng” lên, Các rủi ro này thường có hai đặc điểm chung: khảnăng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hại trên quy mô lớn;không chỉ cho một vùng miền, một ngành hàng, một cộng đồng mà cho cả một nềnkinh tế, một số quốc gia hoặc cả thế giới
Trang 16CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX 2.1 Khái quát về công ty cổ phần Gas Petrolimex
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Gas petrolimex
Tên tiếng việt: Công ty cổ phần Gas Petrolimex
Tên giao dịch: Petrolimex Gas Joint Stock Company.
Địa chỉ: 229 Tây Sơn- Quận Đống Đa- Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (04) 3864-2243 / 3864-1212 - Fax: (04) 3864-2249
Website: www.pgas.com.vn
Các Chi nhánh trực thuộc tại các thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ.Công ty Gas Petrolimex thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lậptheo quyết định số 1653/ QĐ- BTM của Bộ thương mại ngày 25/12/1998 Sự ra đờicủa Công ty gắn liền với quá trình phát triển của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lập từ năm 1956 Trong thời gianthành lập đến những năm 80 Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam chỉ đơn thuần đảm bảocung cấp xăng dầu cho nền kinh tế nhưng từ năm 86 trở đi cùng với sự đổi mới củaĐảng và Nhà nước, Tổng Công ty Xăng dầu đã không ngừng đa dạng hoá hoạt độngkinh doanh của mình Trong thời kỳ này, nhiều ngành kinh doanh mới được hìnhthànhtrong đó có ngành kinh doanh gas hoá lỏng ( LPG- Liquefied Petrolium Gas).Việc kinh doanh gas của Công ty bắt đầu từ tháng 8 năm 1993 do phòng kinh doanhđảm nhận Là một trong những công ty đầu tiên cung cấp gas ra thị trường với hướng
đi đúng đắn, thời gian đầu việc kinh doanh ga của công ty rất phát triển, số lượng cungcấp ra thị trường tăng liên tục từ 8000 tấn (năm 1994) đến 24000 tấn (năm 1995),chiếm 95% thị phần nội địa
Sau năm 1995, thị trường có sự tham gia của 17 công ty kinh doanh gas, trong đó
có cả công ty nước ngoài với ưu thế hơn hẳn về vốn nên công ty gặp nhiều khó khăn,
số lượng cung cấp giảm từ 45% xuống 30% Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Công ty
đã đưa ra áp dụng một số mô hình làm tăng tính chủ động và thích nghi với thị trường
Trang 17gas lỏng Mô hình đầu tiên là việc thành lập các xí nghiệp gas lỏng tại các khu vực, thịtrường trọng điểm như: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, TP HCM Tại Hà Nội, hệ thốngcác cửa hàng gas và kho gas Đức Giang ra đời Tuy nhiên, các Xí nghiệp này vẫn chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty thông qua Công ty xăng dầu khu vực đó Sự phụthuộc này làm cho hoạt động kinh doanh gas không đem lại hiệu quả và mô hình nàytồn tại chưa đầy một năm
Đến năm 1998, để tiếp tục đổi mới hoạt động kinh doanh gas theo hướng nângcao tính tự chủ và độc lập của ngành hàng, trên cơ sở tờ trình của tổng Công ty Xăngdầu VN, Bộ thương mại đã ra quyết định số 1653 (QĐ-BTM cho phép thành lập Công
ty gas Petrolimex vào ngày 25 tháng 12 năm 1998 Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội cấpgiấy phép kinh doanh số 112425-DNNN, trên cơ sở đó tiếp nhận ngành LPG của TổngCông tyXăng dầu VN Công ty chính thức đi vào hoạt động từ 01/1999 Công ty đãkhông ngừng mở rộng địa bàn kinh doanh với mạng lưới phân phối rộng khắp các tỉnh,thành phố trong cả nước Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, Công ty gasPetrolimex đã tiếp tục mở rộng và nâng cao trình độ công nghệ của hệ thống cơ sở vậtchất tại các vị trí trọng điểm
Tuy nhiên, thị trường LPG là một thị trường giầu tiềm năng với sự cạnh tranhngày càng khốc liệt nên năm 2004, Tổng Công ty Xăng dầu tiếp tục đổi mới kinhdoanh hoạt động gas lỏng theo hướng cổ phần hoá Công ty Gas Petrolimex Ngày1/1/1998, Công ty cổ phần Gas Petrolimex chính thức ra đời
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Gas
Petrolimex
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là xuất nhập khẩu và kinh doanh Gashoá lỏng Ngoài ra còn kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện; Tư vấnđầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các dịch vụ thương mại
và dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh Gas theo qui định của pháp luật; Dịch
vụ thương mại; Kinh doanh địa ốc và bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn
về giá đất); Kiểm định, bảo dưỡng các loại vỏ bình gas
Công ty cổ phần Gas Petrolimex có chức năng kinh doanh, xuất nhập khẩu khíđốt hoá lỏng LPG, các thiết bị phụ kiện, bồn bể cho việc sử dụng gas và các nhu cầu
về dịch vụ kỹ thuật ngành hàng
Trang 18Công ty có nhiệm vụ:
- Đảm bảo đáp ứng nguồn hàng theo nhu cầu của các đơn vị
- Chỉ đạo, tổ chức mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và địnhhướng phát triển của Công ty Xây dựng chất lượng cho ngành hàng, chỉ đạo thốngnhất, quản lý kinh doanh thông qua cơ chế định giá, địa điểm giao nhận hàng, phâncông thị trường, các định mức kinh tế kỹ thuật
- Chỉ đạo phối hợp với các đơn vị trong công tác đầu tư liên quan đến việc xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại các đơn vị
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn về lao động, VSMT
- Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh củaCông ty, thực hiện đầy đủ quyền lợi, chính sách chế độ về tiền lương, BHXH cho côngnhân viên theo Luật lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội
- Thực hiện kế hoạch nhà kinh tế nhằm sử dụng hợp lý lao động, tài sản vật tư, tiềnvốn, đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh, thực hiện đầy đủ các hợp đồng kinh tế ký kếtvới bạn hàng, chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đốivới Nhà nước, bảo toàn về vốn Tạo thêm công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho cán
bộ công nhân viên
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Do địa bàn hoạt động trải rộng khắp cả nước với nhiều chi nhánh lớn, nhỏ nên để phùhợp với đặc điểm kinh doanh của mình công ty đã chọn cơ cấu tổ chức quản lý theo
mô hình trực tuyến – chức năng Theo đó hệ thống chỉ huy trực tuyến tổng giám đốcđến các chi nhánh, các cửa hàng trực thuộc kho tại Hà Nội Tại các chi nhánh việcphân cấp được tiến hành một cách triệt để, để hoàn toàn chủ động trong tất cả cácchính sách như phát triển thị trường, tổ chức bán hàng
Trang 19Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty cổ phần Gas Petrolimex
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận
- Hội đồng quản trị
+ Do các cổ đông bầu ra Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công
ty quyết định mọi vấn đề có liên quan đến quyết định, quyền lợi của Công ty
- Ban giám đốc
+ Nhận vốn, tài sản đất đai, tài nguyên do cấp trên giao
+ Xây dựng các chiến lược phát triển, lập kế hoạch dài hạn và ngắn hạn
Đại hội đồng cổ đông
Phòng XNK $ TH
Ban tổng
hợp
Phòng kế toán tài chính
Phòng kinh doanh Gas
Phòng công nghệ thông tin
Các công ty TNHH Gas Petrolimex
1 Cty TNHH Gas Petrolimex Hà Nội
2 Cty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng
3 Cty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ
4 Cty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn
5 Cty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng
Nhà máy chiết nạp Gas
1 Cty TNHH cơ khí Gas
2 Cty cổ phần Taxi Gas Sài Gòn
3 Cty TNHH Đầu Tư và thương mại PLG
Phòng kế
toán tổng hợp
Phòng kỹ thuật
Tổ bảo vệ Phân xưởng
Trang 20+ Tổ chức điều hành hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanhtrước cấp trên.
- Phòng tổ chức hành chính:
+ Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh
+ Bố trí, sắp xếp quản lý lao động, giải quyết các chính sách đối với người lao động.+ Bảo vệ nội bộ, thanh tra kiểm tra, đảm bảo an ninh trật tự, ATVSLĐ
- Phòng bán hàng và dịch vụ:
+ Chào bán các sản phẩm của Công ty, khảo sát và nắm bắt thông tin về thị trường.+ Theo dõi sổ sách sản phẩm tồn và nhập kho
+ Tổng hợp các báo cáo, hoá đơn bán hàng trong tháng
+ Lập kế hoạch soạn thảo văn bản và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng
- Phòng tài chính kế toán:
+ Tổ chức thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện đúngchế độ chế độ kế toán phù hợp với qui định của Nhà nước
+ Kiểm soát tình hình tài chính, quản lý các loại vốn; rà soát các công nợ
+ Cung cấp số liệu cho các phòng ban có liên quan, lập báo cáo theo đúng mẫu qui định
+ Xây dựng chiến lược và mục tiêu kinh doanh toàn Công ty
+ Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức, quản lý, chỉ đạo,điều hành hoạt động kinh doanh oàn Công ty
+ Tìm hiểu, khai thác, thu thập và xử lý thông tin về thị trường
+ Phát triển thị trường, triển khai công tác quảng cáo, tiếp thị
- Các chi nhánh:
Trang 21+ Chi nhánh là đơn vị trực thuộc Công ty đồng thời là đại diện Công ty tại địa bàn tỉnhthành phố có trách nhiệm thực hiện mục tiêu kinh doanh cung cấp ra thị trường và pháttriển thị trường đó.
+ Ký kết các hợp đồng kinh tế theo uỷ quyền của Giám đốc Công ty
+ Quản lý hệ thống kho cầu cảng, nhập hàng
+ Tổ chức thực hiện công tác quảng cáo, khuyến mại hoặc tham gia hội chợ theo kếhoạch và chỉ đạo của Công ty
+ Hỗ trợ về tổ chức dịch vụ và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng gas cho các đại lý, tổng đại lý.+ Báo cáo tình hình kinh doanh hàng ngày về Công ty
- Kho gas:
+ Nhiệm vụ chính của kho là bảo dưỡng, kiểm định bình gas và đóng nạp gas để cungcấp gas cho các hệ thống các của hàng bán lẻ tại Hà Nội
+ Tổ chức khai thác sử dụng, bảo quản cơ sở vất chất và lao động tại kho
+ Quản lý điều độ việc xuất nhập gas lỏng, cung cấp gas cho các phương tiện vận tải.+ Quản lý tổ chức vận hành, khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật,trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Gas petrolimex
Từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Gas Petrolimex cho thấynăm 2010 và năm 2011 là những kinh doanh không có lãi Chi phí hoạt động thì nhiều
mà lợi nhuận ở mức thua lỗ Tuy nhiên tới năm 2012 hoạt động kinh doanh đã cónhững chuyển biến tốt Chi phí hoạt động đã giảm mà lợi nhuận thu về tương đối cao.Nguyên nhân dẫn tới những biến động trên là do:
Khủng hoảng kinh tế, doanh thu tăng, LNST giảm nguyên nhân chủ yếu cáckhoản chi phí tăng cao so với cùng kỳ năm trước, chi phí tài chính tăng 222,64%, chiphí bán hàng tăng 16,88%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 63,68% Trên thị trường
Trang 22kinh doanh xăng dầu trên địa bàn có sự cạnh tranh rất lớn từ các đơn vị khác Lĩnhvực kinh doanh vận tải xăng dầu cũng gặp phải không ít khó khăn, khi giá nhiên liệuđầu vào tăng cao khoảng 35% so với thời điểm cuối năm 2010 Giá các mặt hàng khácnhư: Săm lốp tăng khoảng 28%, bình điện 20%, các vật tư phụ tùng kỹ thuật khác tăngtrên 15% Mặt khác các phương tiện vận chuyển nội địa đa phần đã cũ nên tiêu haonhiên liệu lớn, thời gian vào xưởng nhiều… ảnh hưởng lớn giá vốn và hiệu quả kinhdoanh từ năm 2010 tới 2011 Năm 2012 có những dấu hiệu tăng trưởng là do quản lýcủa công ty và có những chính sách phù hợp với thị trường.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm
2012
So sánh 2010-2011 So sánh 2011-2012 Tuyệt
đối Tỷ trọng% Tuyệt đối Tỷ trọng% Doanh thu BH và
Trang 23Hiện tại, mặc dù công tác quản trị rủi ro đang ngày một được quan tâm nhưnghoạt động quản trị rủi ro của công ty tồn tại không chính thức hay nói cách khác làcông ty không có một phòng hay bộ phận chuyên trách về vấn đề này.
Qua kết quả điều tra cho ta thấy là: chỉ có 13,33% người được hỏi đánh giá côngtác quản trị rủi ro của công ty là tốt, 33,33% đánh giá là khá, 40% đánh giá bìnhthường, 13,34% là kém Như vậy hoạt động quản trị rủi ro của công ty là chưa tốt.Ngoài ra 100% người được điều tra cho biết công ty chưa có quy trình thực hiện quảntrị rủi ro nhưng đã thực hiện hoạt động kiểm soát rủi ro, 60% cho biết công ty đã thựchiện phân tích rủi ro, công ty chưa có hoạt động nhận dạng rủi ro cụ thể Về những khókhăn công ty đang gặp phải thì 100% người được điều tra cho rằng những khó khăn
mà công ty đang gặp phải gồm:
- Thiếu nguồn tài chính
- Thiếu kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro
- Năng lực của CBCNV còn hạn chế
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tại công ty cổ phần Gas Petrolimex
Nhân tố bên trong
- Tình hình tài chính của công ty:
+ Rủi ro do biến động về tỷ giá, lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp
+ Rủi ro về lượng tiền dự trù cho kinh doanh nó sẽ ảnh hưởng tới việc chủ động trongviệc lựa chọn nguồn hàng
- Đội ngũ nhân viên kinh doanh.
+ Rủi ro do đội ngũ nhân viên kinh doanh thường gặp phải là xác định sai nhu cầu,đánh giá sai chất lượng nguồn hàng, khả năng giao tiếp kém khiến công ty bị ép giá,