2012 So sánh 2010-2011 So sánh 2011 Tuyệt
2.2.4. Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty cổ phần Gas Petrolime
khẩu và phân phối sản phẩm này. Do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008, giá LPG trong năm 2009 giảm mạnh và chỉ bằng 66% giá năm 2008. Trong năm 2010 và 2011, giá LPG đã có sự khôi phục đáng kể với mức tăng lần lượt là 39% và 19%, giá LPG trong năm 2012 tiếp tục tăng thêm 10% so với năm 2011.
2.2.4. Quy trình quản trị rủi ro trong kinh doanh tại công ty cổ phần Gas Petrolimex Petrolimex
• B1: Nhận dạng rủi ro trong kinh doanh tại công ty cổ phần Gas Petrolimex
Công ty đã xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình, khi nhận dạng rủi ro công ty có một bộ phận các nhân viên phân tích mối hiểm họa, mối nguy hiểm, nguy cơ có thể xảy ra. Và công ty tiến hành nhận dạng rủi ro bằng phương pháp báo cáo tài chính, ở đây nhà quản trị sẽ nghiên cứu từng khoản mục của báo cáo tài chính để xác định rủi ro tiềm năng. Sau đó sẽ được báo cáo theo từng khoản mục riêng biệt. Ngoài ra công ty còn dùng phương pháp nghiên cứu các số liệu trong quá khứ thông qua việc phân tích các số liệu thống kê, điều này cho phép các nhà quản trị đánh giá các xu hướng của các tổn thất mà công ty đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này so với các tổ chức khác. Số liệu cho phép phân tích các vấn đề như nguyên nhân, thời điểm, tất cả các yếu tố hiểm họa và hậu quả để lại. Ngoài ra tất cả các thành viên trong công ty có trách nhiệm xác định những rủi ro có thể gặp phải và báo cáo lên lãnh đạo của mình để công ty xem xét và có chiến lược giải quyết kịp thời.
Điều tra về việc các cán bộ, nhân viên đánh giá về công tác nhận dạng rủi ro đã thực hiện tốt chưa thì thu được kết quả như sau:
(Nguồn: Sinh viên tự điều tra)
Từ kết quả điều tra cụ thể : Có 2/15 phiếu cho rằng công tác nhận dạng rủi ro là tốt chiếm 13,33%, có 6/15 phiếu chiếm 40% cho là khá, có 5/15 phiếu chiếm 33,3% cho là trung bình và có 2/15 phiếu chiếm 13,33% cho rằng công tác nhận dạng rủi ro là yếu. Như vậy công tác nhận dạng rủi ro công ty thực hiện chưa thực sự tốt.
• B2: Phân tích, đánh giá rủi ro tại công ty cổ phần Gas Petrolimex
Công ty đã tiến hành phân tích những nguyên nhân gây ra rủi ro bằng việc phân tích các mối hiểm họa ngoài ra công ty cũng tiến hành phân tích những tổn thất đã đo lường được trong quá khứ để từ đó lựa chọn được những phương pháp phòng tránh thích hợp. Công ty thường xuyên định kỳ đồng hóa toàn diện hoạt động của mình. Trong đó tập trung vào tìm ra rủi ro tiềm ẩn. Việc đo lường đánh giá rủi ro được công ty tiến hành nhanh chóng nhằm khắc phục kịp thời những tổn thất đã xảy ra.
Điều tra về sự ảnh hưởng của rủi ro mà công ty có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.2: Ảnh hưởng của những rủi ro mà công ty cổ phần Gas Petrolimex gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.
(Nguồn: Sinh viên tự điều tra)
Từ biểu đồ thì có tới 86,7% trong số 15 người được điều tra cho rằng những rủi ro mà công ty có thể gặp phải trong hoạt động kinh doanh Gas, ảnh hưởng rất nhiều và nhiều đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể có 5/15 phiếu chiếm 33,3% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều, 8/15 phiếu chiếm 53,4% cho ảnh hưởng nhiều, có 2/15 chiếm 13,3% cho là ít ảnh hưởng.
Qua số liệu điều tra về rủi ro từ thuế thì năm 2012 công ty đã bị tổn thất gần 11,07 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2009 và 2010. Về tổn thất tỷ giá của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex năm 2010 là 11,87 tỷ đồng, năm 2011 công ty nỗ 2,61 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá. Năm 2012 công ty bị tổn thất về tỷ giá là 2,6 tỷ. Như vậy năm 2010 là năm có tổn thất lớn nhất do việc chênh lệch quá lớn giữa tỷ giá niêm yết so với giá thị trường năm 2010 đã ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh doanh của công ty. - Tổn thất từ rủi ro do đối thủ cạnh tranh làm hàng giả, hàng nhái.
Công ty đang chiếm 20% thị phần gas tại Việt Nam mà hàng năm đều chịu tổn thất về mất sản lượng, mất chi phí ước chừng khoảng 30% sản lượng. Ngoài ra còn bị nhốt vỏ bình, thậm chí mất vỏ bình do đối tượng xấu chiếm dụng chiết nạp lậu, nhái thương hiệu gas Petrolimex, cạnh tranh không lành mạnh. Với con số 1,3 triệu vỏ bình mà bị giam, mất vỏ đến 30% thì con số thiệt hại là nhiều tỉ đồng. Nhưng cái công ty mất nhiều hơn cả vấn đề kinh tế, đó chính là ảnh hưởng về thương hiệu: khách hàng sẽ hiểu lầm về chính danh chất lượng sản phẩm, chính danh thương hiệu. Ngoài công ty là người chịu tổn thất thì ngay tới khách hàng cũng là người chịu hậu quả của việc làm giả gas. Bởi việc làm gas giả rất nguy hiểm nó có thể gây cháy nổ cho người sử dụng. • B4. Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của công ty
Điều tra về tầm quan trọng của phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3: Tầm quan trọng của phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tại công ty cổ phần Gas Petrolimex
(Nguồn: Sinh viên tự điều tra)
Trong tổng số 15 phiếu có 5/15 phiếu chiếm 33,3% cho là tầm quan trọng của phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro là rất quan trọng, có 7/15 phiếu chiếm 46,7% cho là quan trọng, có 3/15 phiếu chiếm 20% cho là ít quan trọng. Như vậy nhận thấy rõ rằng
tầm quan trọng của phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro là rất quan trọng, cần được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
Thực trạng phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tại công ty
Biểu đồ 2.4: Thực trạng phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tại công ty.
(Nguồn: Sinh viên tự điều tra)
Việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tại công ty cần có sự quan tâm thích đáng tới công tác phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của công ty giúp công ty hạn chế rủi ro tổn thất không đáng có, tránh được rủi ro xảy ra, hạn chế rủi ro, đem lại kết quả hoạt động tốt cho doanh nghiệp.
- Công ty đã áp dụng các biện pháp để giảm thiểu rủi ro như:
+ Đối với rủi ro cháy nổ công ty đã nêu các quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh một cách chặt chẽ. Petrolimex luôn coi trọng và ưu tiên hàng đầu công tác bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ, mua bảo hiểm tài sản, cháy nổ, trách nhiệm cộng đồng, môi trường.... Tổng Công ty đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để nâng cấp, hiện đại hóa kho cảng, nâng cao hệ số an toàn trong vận hành khai thác, tổ chức tuyên truyền hướng dẫn luật phòng cháy chữa cháy, tập huấn, huấn luyện và đào tạo cho cán bộ công nhân viên.
Với nhận thức công tác PCCC là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn thể CBCNV và mang tính nghề nghiệp, đơn vị đã thường xuyên rà soát bổ sung nội quy, quy định về công tác PCCC; 100% các vị trí sản xuất đều có nội quy, quy trình, tiêu lệnh, biển báo; xác định rõ vùng nguy hiểm để có tăng cường phòng ngừa. Công tác kiểm tra kiểm soát người phương tiện được đặc biệt chú trọng. Các phương tiện khi đã vào kho được sắp xếp theo hàng lối đảm bảo thoát nạn khi có tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Về công tác đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật PCCC: Cơ sở vật chất trang bị phương tiện được Công ty đầu tư, nâng cấp hiện đại năm 2010 đầu tư hệ thống công nghệ phòng cháy chữa cháy cố định nổi trị giá 6,475 tỷ đồng. Tổng kho quản lý khai thác vận hành tốt máy móc thiết bị, công nghệ được trang bị một cách có hiệu quả; ngoài ra công ty còn mua bổ sung công cụ, dụng cụ các loại bình chữa cháy bình quân hàng năm gần 300 triệu đồng. Cơ số phương tiện, trang thiết bị chữa cháy.
Để phòng ngừa rủi ro này công ty đã đăng ký bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro khác nhằm bảo đảm hạn chế tối đa những thiệt hại về tài chính cho công ty.
+ Với rủi ro bị đối thủ cạnh tranh làm hàng giả hàng nhái thì để bảo vệ thương hiệu, khi đưa sản phẩm ra thị trường thì công ty gắn thêm tem chống hàng giả đã qua kiểm định. Đây là một biện pháp có hiệu quả thiết thực, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nên công ty đã đăng ký thực hiện và chính thức triển khai từ cuối tháng 10- 2011 trên tất cả các sản phẩm của Gas Petrolimex.
Hiện giá thành của mỗi chiếc tem khá cao, khoảng từ 500- 1000 đồng/ chiếc và chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên đáng kể. Nhưng vì uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu gas Petrolimex và quyền lợi của người tiêu dùng, công ty sẵn sàng chấp nhận để hướng tới một thị trường hàng hóa minh bạch, kiên quyết đấu tranh tới cùng với nạn hàng giả, hàng nhái.
+ Với rủi ro tỷ giá và rủi ro khan hiếm nguồn cung ngoại tệ công ty đang nghiên cứu hợp tác với các tổ chức tài chính chuyên nghiệp để mua các hợp đồng mang tính bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thay đổi tỷ giá hối đoái, cũng như đa dạng hóa các đồng tiền thanh toán. Công ty cũng đưa ra là trong thời gian tới sẽ hạn chế dần những khoản vay bằng ngoại tệ.
+ Rủi ro về nguyên vật liệu công ty đã xây dựng được mối quan hệ với hầu hết các nhà cung cấp tại khu vực bao gồm: PTT (Hãng xăng dầu quốc gia Thái Lan), Petronas (Hãng xăng dầu quốc gia Malaysia), Shell (Singapore), Nissho-Iwai, Poten&Partner, SK (Hàn Quốc), LG-Caltex (Hàn Quốc), Unique Gas (Thái Lan), Worldgas (Thái Lan), Petredex (Singapore), CPC (Đài Loan). Bên cạnh việc tổ chức tốt nguồn hàng nhập ngoại đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình, Công ty luôn coi trọng xây dựng quan hệ đối tác tin cậy với nhà sản xuất duy nhất tại Việt Nam là Công ty chế biến và
của đơn vị này khoảng 300.000 tấn. Do mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đơn vị được thiết lập ngay từ khi PV Gas mới đi vào hoạt động và do thị phần chi phối của Công ty tại thị trường nội địa, hiện Công ty đang là một trong ba đơn vị được nhận gas nội địa (PV Gas) với tỷ trọng lớn nhất (xấp xỉ 16%). Vì vậy, đầu vào của công ty ổn định hơn cả so với hầu hết các công ty khác trong ngành.
- Công ty đã áp dụng một số biện pháp để phòng ngừa rủi ro như: + Thực hiện nghiên cứu và khảo sát thông tin thị trường.
+ Tìm hiểu nhu cầu và thông tin khách hàng để cung cấp sản phẩm phù hợp. + Nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Tạo điều kiện làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
+ Thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, đặc biệt đội ngũ nhân viên kinh doanh.
+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kho, bến bãi, hiện đại tạo cho quá trình kinh doan h diễn ra thuận lợi.
+ Xây dựng hệ thống thông tin thị trường riêng của công ty để chủ động hơn trong công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, nhà cung cấp.