0
Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Định hướng phát triển bền vững trong ngành thuộc da

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN SẢN XUẤT SẠCH HƠN NGÀNH THUỘC DA (Trang 43 -43 )

VIỆT NAM 1.6 Cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn

1.7. Định hướng phát triển bền vững trong ngành thuộc da

Phát triển bền vững là sự đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng của thế hệ tương lai với 3 mục tiêu:

- Thỏa mãn nhu cầu con người, đảm bảo hạnh phúc, vật chất

- Đảm bảo tính ổn định về môi trường, tính độc lập về sinh thái

- Đảm bảo cân bằng xã hội, ghi nhận phong cách văn hóa, duy trì phát triển

Phát triển bền vững là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững trong ngành thuộc da được tiếp cận theo phương pháp dấu chân bền vững, gồm có 4 yếu tố chính: dấu chân cacbon, dấu chân nước, dấu chân tài nguyên và dấu chân độc tính.

Dấu chân cacbon (THE CARBON FOOTPRINT)

Dựa trên việc phân tích lượng CO2 (carbon dioxide) được phát thải vào môi trường trong một quá trình sản xuất . Ở ngành thuộc da, điều quan trọng là giảm mức tăng thêm CO2 được tạo ra bởi chăn nuôi gia súc, cũng như lượng CO2 tạo ra từ chính quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc giảm phát thải CO2 là một mục tiêu liên tục của ngành thuộc da, vì nó đi đôi với việc tiêu thụ ít năng lượng và hóa

chất. Các vấn đề giao thông vận tải và hậu cần cũng phải được tính vào trong tổng lượng khí thải carbon.

Dấu chân nước THE WATER FOOTPRINT

Nước là nguồn tài nguyên có hạn, ngày càng trở nên khan hiếm, việc sử dụng hiệu quả nguồn nước đang là một trong những thách thức quan trọng của thế kỷ này. Do đó, vấn đề sử dụng nước hiệu quả trong ngành thuộc da cũng cần được quan tâm đúng mức. Điều đó càng có ý nghĩa hơn đối với những nhà máy thuộc da nằm ở vùng khô hạn thiếu nước. Ngoài ra, cần sự đổi mới về công nghệ và các hóa chất sử dụng để giảm lượng nước sử dụng và nước thải ra môi trường.

Dấu chân tài nguyên THE RESOURCE FOOTPRINT

Bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến các nguồn tài nguyên khác nhau được sử dụng trong sản xuất da thuộc. Trong đó, da nguyên liệu được xem là nguồn tài nguyên quan trọng và có giá trị trong công nghệ thuộc da. Cần có những nỗ lực để gia tăng trị của da bằng cách cải thiện công nghệ, kỹ thuật để nâng cao chất lượng của da, giảm thiểu chất thải nhằm hạ thấp chi phí cho nhà máy thuộc da. Ngoài ra, dấu chân tài nguyên là việc sử dụng hiệu quả hóa chất dựa trên nguyên liệu tái tạo, tối ưu hóa quy trình sản xuất trong nhà máy thuộc da, da thuộc cần phải có khả năng tái chế hoặc có thể phân hủy sinh học hoàn toàn để có thể xử lý một cách bền vững.

Dấu chân độc tính. THE TOXICOLOGICAL FOOTPRINT

Dấu chân độc tính giải quyết việc sử dụng các chất độc hại trong sản xuất thuộc da, danh sách các chất bị hạn chế, quản lý và xử lý các chất độc hại, những yêu cầu về pháp luật và tạo ra sản phẩm an toàn. Mục đích của các dấu chân độc tính nhằm giảm thiểu mức độ nguy hại hoặc loại bỏ các chất độc được sử dụng trong công nghệ thuộc da như crom. Hiện này, đã có những chiến dịch như không xả thải các hoá chất độc hại.

Hình 3.: Những yếu tố của dấu chân bền vững ngành thuộc da

Định hướng phát triển bền vững ngành thuộc da Việt Nam

Ngành thuộc da Việt Nam đã có từ rất lâu, là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận cao, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của ngành giày da cả nước. Tuy nhiên, ngành công nghiệp thuộc da đang đứng trước những thử thách lớn: thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất, công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường đặc biệt là nước thải, mùi hôi và nguồn nhân lực sản xuất. Vì vậy, cần có những giải pháp để vượt qua những khó khăn nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Tăng nguồn nguyên liệu nội địa

Theo số liệu của Hiệp hội Da giày túi sách Việt Nam, tổng sản lượng da nguyên liệu cung ứng cho ngành công nghiệp thuộc da ước tính 220.000- 250.000 tấn trong đó nhập khẩu khoảng 120.000- 150.000 tấn còn trong nước mới chỉ cung ứng khoảng 100.000 tấn da nguyên liệu. Tuy nhiên, da thuộc thành phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu da trong nước khi thuộc xong hầu như chỉ dùng để sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nội địa vì không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nâng dần tỷ lệ nguyên liệu nội địa là giải pháp đầu tiên được đưa ra trong định hướng phát triển của ngành thuộc da. Cần có những hỗ trợ về: thủ tục hành chính, liên hệ mặt bằng, kêu gọi sự giúp đỡ từ phía chính phủ, kêu gọi sự trợ vốn từ các DN... để xây dựng và phát triển công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi

trường phục vụ chiến lược sản xuất giầy dép da thời trang, cặp túi ví có chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu và thị trường nội địa. thuộc da .

Phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò, heo để lấy da góp phần giảm nhập khẩu xa và chủ động trong quá trình sản xuất. Quy hoạch phát triển ngành thuộc da phải gắn liền với quy hoạch phát triển nông nghiệp.

Cải tiến công nghệ:

Công nghệ thuộc da của Việt Nam có từ rất lâu đời những chủ yếu sản xuất theo phương thức truyền thống, công nghệ lạc hậu nên hiệu quả sản xuất chưa cao và tác động nhiều môi trường. Vì vậy cần có những giải pháp khoa học công nghệ nhằm cái tiến quy trình sản xuất.

- Tăng cường nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng quy trình công nghệ khép kín, sản xuất sạch hơn nhằm tiết kiệm vật liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ xử lý chất thải dạng rắn, lỏng, khí trong thuộc da, sản xuất giầy dép và chế biến đồ da theo công nghệ tiên tiến, thân thiện và bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích doanh nhgiệp đầu tư nghiên cứu công nghệ hiện đại , học hỏi, chuyển giao công nghệ từ những nước có nền thuộc da phát triển. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khuyến khích phát huy sức sáng tạo từ nội

lực quốc gia trong nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm tạo ra công nghệ tiên tiến cho ngành trên cơ sở thúc đẩy xây dựng và triển khai một số đề án khoa học công nghệ cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành.

Xây dựng khu công nghiệp thuộc da tập trung

Hiện này, các doanh nghiệp thuộc da nằm ở nhiều khu công nghiệp khác nhau nên vấn đề xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn vì chất thải ngành thuộc da khá đặc thù, đòi hỏi phải có hệ thống xử lý hiện đại, tốn nhiều chi phí. Vì vậy, cần xây dựng một khu công nghiệp thuộc da tập trung có hệ thống xử lý chất thải để đáp ứng nhu cầu về da thuộc trong nước và xuất khẩu, giảm nhập khẩu, tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm thiểu được chi phí xử lý môi trường cho doanh nghiệp.

Đào tạo nhân lực chính quy: Phối hợp với Hội da giày, doanh nghiệp và một số trường đại học, cao đẳng có nhân lực chuyên môn để đào tạo các nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao, đáp ứng sự phát triển của ngành.

Xây dựng bộ quy chuẩn kỹ thuật về thuộc da: Bộ Công Thương kết hợp Bộ Khoa học- Công nghệ, Bộ Tài nguyên- Môi trường xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể trong lĩnh vực thuộc da nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và pháp luật của Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN SẢN XUẤT SẠCH HƠN NGÀNH THUỘC DA (Trang 43 -43 )

×