Mô tả công nghệ:
1.1.4. Hoàn thành khô (sấy hoặc phơi, hoàn thiện)
Là công đoạn cuối cùng của công nghệ thuộc da được chia làm các công đoạn: sấy hoặc phơi, hoàn thiện.
Sấy hoặc phơi là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng da thành phẩm, nhằm loại bỏ nước và tạo điều kiện cho các phản ứng hóa học xảy ra. Da sau công đoạn này có độ ẩm thấp, cứng và không thể làm mềm bằng các biện pháp cơ học vì vậy da cần được hồi ẩm. Hồi ẩm: giúp nâng cao độ ẩm cho da, bằng cách phun một lượng nước nhất định lên mặt váng. Sau đó tiến hành căng da nhằm làm cho da phẳng và tăng diện tích.
Hoàn thiện: sử dụng các hóa chất hoàn thiện (chất phủ bề mặt, sơn và các chất tạo màng), kèm với các công đoạn in bề mặt (sử dụng máy in dưới áp lực và nhiệt độ phù hợp) nhằm trau chuốt hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của đơn hàng (tạo cho bề mặt da các hoa văn khác nhau và tăng khả năng bảo vệ cho mặt da).
Phủ bóng: có tác dụng định hình và bảo vệ lớp sơn chính, đồng thời tạo cho bề mặt da thành phẩm độ sáng bóng khác nhau tùy theo tính chất và liều lượng của dung dịch phủ bóng.
Phơi sào: việc phơi da trên sào được tiến hành thường xuyên mỗi lần da chịu tác động của dung dịch, với mục đích làm khô lớp dung dịch hoàn thiện, đồng thời tăng cường độ kết dính của dung dịch với bề mặt da. Sau đó, cắt viền làm da gọn và tăng tính thẩm mỹ của da thành phẩm, đo diện tích và bề dày, để biết kích thước và bề dày da thành phẩm. Cuối cùng đóng gói da thành phẩm… 1.4. Các vấn đề môi trường
1.4.1. Nước thải
Phần lớn các công đoạn của quá trình thuộc da đều sử dụng nước. Mỗi công đoạn sử dụng các hóa chất khác nhau nên nước thải có đặc tính thay đổi và phụ thuộc vào từng công đoạn sản xuất. Đặc trưng nước thải thuộc da ngành thuộc da ở mỗi công đoạn được thể hiện ở bảng 2.4
Bảng 2.: Đặc tính nước thải thuộc da
Công đoạn Đặc trưng của nước thải
Hồi tươi - Nước thải có màu vàng lục, chứa hàm lượng muối cao, chất hữu cơ dễ phân hủy, chất bẩn, máu, phân, chất hoạt động bề mặt gây mùi khó chịu.
Tẩy lông, ngâm vôi - Nước thải có tính kiềm cao (pH: 11-12.5) chứa muối NaCl, vôi, protein, phần lông bị phân hủy, chất hữu cơ chứa nito, chất nhũ hóa, sunfit.
Tẩy vôi, làm mềm Nước thải có pH cao. Chứa thành phần bị phân hủy trong da nguyên liệu, hóa chất dư: muối amônnitơ, sunfit, muối canxi (chủ yếu là sunfat canxi, dung môi, chất
hoạt động bề mặt).
Thuộc da Nước thải tính axit cao chứa Cr3+ (100-200mmg/l), nồng độ BOD5, COD, SS, Cl-, cao.
Hoàn thiện: Nhuộm và ăn dầu
Nước thải tính axit, chứa Cr, dầu, thuốc nhuộm, kim loại nặng, chất phủ bề mặt.
Đặc trưng nước thải của ngành thuộc da: có mùi hôi thối, chứa hàm lượng rắn (TS), chất rắn lơ lửng (SS), BOD, COD, Crom, Cl rất cao, vượt rất nhiều lần so với QCVN 40 : 2011 (loại B), được thể hiện cụ thể ở bảng 2.5
Bảng 2.: Đặc trưng nước thải thuộc da
STT Thông số Đơn vị Giá trị QCVN 40 : 2011/BTNMT
Cột A Cột B 1 pH - 7,5 - 8,5 6 đến 9 5.5 đến 9 2 BOD5 mg/l 1.200-2.500 30 50 3 COD mg/l 3.000-6.000 75 150 4 SS mg/l 3.000-4.500 50 100 5 TS mg/l 17.000-25.000 - - 6 TDS mg/l 14.000-20.500 - - 7 Clorua mg/l 4.500-6.500 500 1000 8 Sunphite (S2-) mg/l 20-40 0.2 0.5
9 Độ kiềm (theo CaCO3) mg/l 1.100-2.000 - -
10 Cr (III) mg/l 80-250 0.2 1
(Nguồn: TL SXSH ngành thuộc da)
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải thuộc da (Tính cho 1 tấn da nguyên liệu với lưu lượng nước khoảng 30m3/1 tấn da nguyên liệu).
Bảng 2.: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải thuộc da
STT Các chất ô nhiễm Tải lượng (kg/tấn da nguyên liệu)
1 BOD5 50-862 COD 145-231 2 COD 145-231 3 SS 83-149 4 Cl- 137-202 5 Cr3+ 3-5 6 S2- 4-9 7 NH3- 4-6 8 Tổng Nitơ 12-18 9 SO42- 52-110
(Nguồn: TL SXSH ngành thuộc da)