Thay đổi công nghệ

Một phần của tài liệu Đồ án sản xuất sạch hơn ngành thuộc da (Trang 41)

VIỆT NAM 1.6 Cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn

1.6.2.Thay đổi công nghệ

1.6.2.1. Sử dụng phương pháp tẩy lông không hủy (giữ nguyên lông)

Trong công đoạn tẩy lông, ngâm vôi: Thu hồi lông trước khi ngâm vôi loại bỏ được các chất ô nhiễm vào nước thải. Lông thu hồi được có thể sử dụng cho nông nghiệp làm phân bón vì chứa một hàm lượng lớn nitơ. Ngoài ra, còn có thể sử dụng lông này để sản xuất thảm, các vật liệu cách điện, các vật trang trí. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam việc tái sử dụng lông còn hạn chế, chủ yếu là làm phân bón.

Quy trình của phương pháp truyền thống và phương pháp thu hồi lông trước khi ngâm vôi.

- Phương pháp truyền thống: hồi tươi  tẩy lông phân hủy  ngâm vôi. - Phương pháp thu hồi lông: Hồi tươi  Rửa Tẩy lông không phân hủy

tẩy chân lông  ngâm vôi.

1.6.2.2. Tẩy lông bằng cách bổ sung chế phẩm enzyme

Công đoạn áp dụng: tẩy lông

Khi sử dụng chế phẩm enzym trong khâu này có thể giảm lượng Na2S dùng trong khâu này tới 50-70%, đồng thời làm cho mặt cật sạch hơn, da thành phẩm đàn hồi tốt hơn, tăng diện tích da thu được lên 1-2% so với cách tẩy lông, ngâm vôi thông thường. Phương pháp này cũng có thể làm giảm lượng ô nhiễm trong nước thải khoảng 30-50%.

1.6.2.3. Tẩy vôi bằng tác nhân CO2

Công đoạn áp dụng: tẩy vôi

Sử dụng tác nhân CO2 để tẩy vôi thay vì sử dụng muối amôn. Hiện nay một số cơ sở thuộc da sử dụng khoảng 26kg muối amôn để tẩy vôi cho 1 tấn da nguyên liệu. Khi sử dụng tác nhân là CO2 để tẩy vôi có thể giảm 75% - 100% lựợng muối amôn sử dụng. Do đó khi thay thế tác nhân tẩy vôi bằng CO2 sẽ làm giảm đáng kể tải lượng ô nhiễm trong nước thải bởi lượng muối amôn dư trong nước thải.

1.6.2.4. Xẻ da trước khi ngâm vôi lại

Ở công đoạn tẩy lông, ngâm vôi: các loại da có yêu cầu độ mềm cao thì cần ngâm vôi lại. Công nghệ cũ da sau khi tẩy lông, ngâm vôi mới được nạo và xẻ sẽ làm hóa chất lâu ngấm vào da. Đối với công nghệ mới, da sẽ được bào, nạo thịt, xẻ theo một mức độ thích hợp, sau đó phần cật sẽ được ngâm vôi lại, phần váng tùy theo mục đích sử dụng sẽ được tiến hành ở các công đoạn tiếp theo. Xẻ da trước khi ngâm voi có thể tiết kiệm hóa chất, năng lượng và thời gian thuộc.

1.6.2.5. Thay đổi phương pháp thuộc da

Công nghệ thuộc da sử dụng muối Crôm, hiệu suất sử dụng Cr đạt khoảng 50%, phần còn lại đi vào chất thải dẫn sẽ tốn nhiều chi phí cho quá trình xử lý nước thải. Vì vậy, có thể thay thế Cr bằng các chất thuộc khác để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Công nghệ thuộc trắng: Sử dụng các hóa chất không độc hại, ít gây tác động đến môi trường như nhôm (III), titan (IV) và zirconi (IV). Nước thải sau khi thuộc không chứa ion crom, sản phẩm tạo ra có màu trắng và màu sáng.

Công nghệ thuộc tanin thảo mộc : Thuộc bằng tanin thảo mộc được dùng để sản xuất da đế, da công nghiệp, da sản xuất mũ, túi xách ví.

Phương pháp thuộc kết hợp: Phương pháp thuộc kết hợp được sử dụng rộng rãi nhất là dùng muối crôm – tanin. Thông thường tiến hành thuộc crôm trước, sau đó thuộc tanin nhờ đó da được đầy, dẻo và có nhiều tính chất ưu việt khác. Nồng độ chất Crom trong nước thải sẽ thấp hơn nhiều so với phương pháp thuộc Crom.

Tăng khả năng hấp thụ crôm của da

Công nghệ thuộc ít nước hoặc thuộc khan, tức là gần như chắt hết nước sau quá trình làm xốp. Lượng nước không thể chắt được còn khoảng 40% so với trọng lượng da trần. Hàm lượng crôm lớn đẩy nhanh quá trình thuộc và tiết kiệm crôm hơn. Phương pháp này phù hợp với các loại da.

Phương pháp khác nhằm đẩy nhanh tốc độ thuộc là sử dụng nhiệt độ cao (không vượt quá 350C). Bản chất của quá trình thuộc là phản ứng giữa colagen và

muối crôm. Tốc độ tạo cầu nối giữa colagen và phức crôm phụ thuộc vào nồng độ hóa chất và hằng số phản ứng. Cần lưu ý tăng nhiệt độ sau khi crôm đã xuyên hết qua diện tích da.

Một phần của tài liệu Đồ án sản xuất sạch hơn ngành thuộc da (Trang 41)