VIỆT NAM 1.6 Cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn
1.6.1. Tuần hòa và tái sử dụng
1.6.1.1. Thu hồi muối trước khi hồi tươi
Da nguyên liệu trước khi hồi tươi còn chứa một lượng muối nhất định. Vì vậy, trước khi hồi da cần được giũ hết muối bằng tay hoặc bằng thiết bị lắc. Quá trình này thực hiện rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả khá cao, thu hồi khoảng 30% lượng muối trong da trước khi hồi tươi và giảm lượng hóa chất vào dòng thải cũng như tiêu thụ nước trong quá trình hồi tươi. Khi áp dụng phương pháp này, nước hồi tươi có thể sử dụng một phần để sử dụng tuần hoàn lại. Giải pháp này giảm được lượng nước tiêu thụ, giảm lượng và tải lượng ô nhiễm trong nước thải, đồng thời thu hồi được muối để muối da.
1.6.1.2. Tuần hoàn dung dịch tẩy lông, ngâm vôi
Trong công đoạn tẩy lông, ngâm vôi có sử dụng một lượng lớn nước (khoảng 9-15m3) vì vậy cũng thải ra một lượng nước thải rất lớn. Có thể tuần hoàn lại dung dịch sau khi tẩy lông, ngâm vôi bằng cách lọc tách các chất cặn, vôi, mỡ và bổ sung thêm hóa chất mới để sử dụng lại. Kỹ thuật này có thể giảm lượng nước sử dụng đến 50%, tiết kiệm 20-30% hóa chất (vôi, Na2S,…), và giảm được chi phí xử lý nước thải
1.6.1.3. Tuần hoàn và tái sử dụng dung dịch crom
Tuần hoàn lại nước thải công đoạn thuộc crom bằng cách thu gom nước thuộc crom vào bể chứa, sau đó loại bỏ các tạp chất và mỡ và bổ sung thêm 1/3 tổng lượng crom ban đầu để đủ nồng độ crom cho quá trình thuộc, điều chỉnh pH cho phù hợp. Có thể tuần hoàn lại 3 lần nước thuộc crom trước khi thải bỏ. Kỹ thuật này, tiết kiệm được lượng Cr sử dụng, cũng như giảm thiểu lượng Cr trong nước thải.
1.6.1.4. Tuần hoàn và tái sử dụng Crom
Sau quá trình thuộc, nước thải được thu gom vào bể chứa và được loại bỏ các tạp chất và mỡ qua lưới lọc. Nước qua lưới lọc được bơm lên bể xử lý và bổ sung thêm MnO2 và khuấy đều sao cho pH của nước tối thiểu là 8. Sau đó ngưng khuấy, Crom kết tủa và lắng dưới dạng Cr(OH)3. Loại bỏ nước và thu hồi bùn chứa Cr(OH)3 và hòa tan bùn này bằng H2SO4 đến pH - 2.5 để tạo thành dung dịch và tuần hoàn, sử dụng lại.
Đối với công nghệ truyền thống sẽ thải bỏ khoảng 20-40% tổng lượng crom sử dụng vào nước thải. Sử dụng phương pháp này có thể thu hồi và tuần hoàn lại 95 - 98% Crom. Từ đó, giảm thiểu tới mức thấp nhất hàm lượng Crom độc hại trong bùn thải của hệ thống xử lý nước thải.
Sơ đồ tuần hoàn và tái sử dụng dung dịch Crom được minh họa ở hình 5.8.
Hình 3.: Sơ đồ tuần hoàn Crom trong quá trình thuộc da
1.6.1.5. Thu hồi Protein và vụn da chứa Crom
Các vụn da chứa Crom được coi là chất thải nguy hại nên thường được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Tuy nhiên, nếu có thể loại bỏ được hàm lượng Crom trong vụn da xuống một mức độ cho phép thì có thể sử dụng lượng protein
đó để sản xuất keo, gelatin hoặc là thức ăn chăn nuôi, Crom thu hồi có thể được tái sử dụng trong quátrình thuộc da. Các dư lượngcuối cùng, saukhi protein và chiết xuấtCrom, có thể được sửdụnglàm phân bónhữu cơ.
Quá trình thu hồi Crom được thực hiện như sau (Hình 3.2)
Các vụn da chứa Crom được đun sôi và khuấy liên tục trong dung dịch Ca(OH)2. Trong quá trình đun trong dung dịch kiềm, protein bị tách ra, Crom kết tủa và hỗn hợp kiềm đun sôi sau đó được lọc qua một hệ thống lọc chân không. Protein sau khi lọc kết tủa với dung dịch H2SO4, rồi được chiết tách ra và có thể đượcsử dụng trực tiếpcho sản xuất keo, gelatinehoặcthức ăn gia súc.
Phần lọc có Crom bùn, sẽ được hòa tan trong H2SO4 để tách Crom. Sau đó, sodium carbonate được thêm vào để tạo kết tủa Crom hydroxit, sau khi lắng được hòa tan trong H2SO4 để có được sulfate Crom có thể được tái sử dụng làm chất thuộc da. Các dư lượng cuối cùng từ quá trình tái sử dụng này vẫn còn chứa một số protein và dấu vết của Crom và có thể bán làm phân bón nitơ hữu cơ cho mục đích làm trồng trọt.
Tỷ lệ thu hồiproteincủa phương pháp nàylànằm trong khoảng60-70%. Ở mộtliềulượngvôinằm trong khoảng0,1- 0,3kgmỗi kg vụn da, nhiệt độ phản ứng khoảng 100oC và thời gianphản ứnglà 2,5 giờ.
Hình 3.: Qui trình thu hồi protein và vụn da chứa Crom