1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí 19-8

38 3K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 260,5 KB

Nội dung

Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro rủi ro trong kinh doanh của công ty cổphần sản xuất và thương mại than Uông Bí – Luận văn tốt nghiệp – Trần Thị ThuHương – Khoa Quản trị doanh n

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Một vài năm trước đây, khi mà các biến động thị trường mang tính tích cực, rấtnhiều cơ hội, giao dịch kinh tế được thực hiện một cách dễ dàng và có lợi thế cho cácbên thì phần lớn các doanh nghiệp trong nước đều thấy mình thành công dù ở cấp độnhiều hay ít, mà không tính đến dài hạn hay ngắn hạn Các rủi ro khi đó giảm thiểumột cách khách quan từ thị trường và do đó bị xem nhẹ một cách đáng tiếc Tuy nhiênkhi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại và kém lợi nhuận, bắt đầu từ lạm phát cao, cạnhtranh ngày càng gay gắt đến việc khan hiếm nguồn lực tài chính, áp lực lãi suất cao vàgần đây nhất là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, cácdoanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các rủi ro kinh doanh Một yếu tố có ảnh hưởngtrực tiếp đến khả năng cạnh tranh thành công, khả năng vượt qua tình trạng khó khănhiện nay, thậm chí khả năng tồn tại của doanh nghiệp trong nước chính là việc họ cóhay không một cơ chế nhận diện, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh Nếulàm tốt hơn thì nhiều doanh nghiệp sẽ biến những rủi ro thành cơ hội cho mình

Xét từ góc độ kinh doanh, khi đưa ra bất cứ quyết định nào, nhà quản lý tất yếuphải cân nhắc đến yếu tố rủi ro Mức độ thành công hay thất bại của quyết định đó sẽchịu ảnh hưởng trực tiếp của các rủi ro liên quan và việc các rủi ro đó được kiểm soátnhư thế nào

Càng nhiều biến động thị trường, càng nhiều yếu tố không chắc chắn thì mối đedọa với doanh nghiệp càng lớn Tuy nhiên, với phương châm kinh doanh “rủi ro caolợi nhuận lớn” thì đó được xem là những cơ hội cho những doanh nghiệp có khả năngnắm bắt và quản lý tốt các rủi ro Với việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của

tổ chức Thương Mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam chính thức trở thành một mắt xíchchịu ảnh hưởng nền kinh tế toàn cầu Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều thuậnlợi hơn trong việc chuyển giao công nghệ cũng như các vấn đề về vốn Tuy nhiên, áplực cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực khôngngừng đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro

Những biến động của nền kinh tế như khủng hoảng, lạm phát, sự thay đổi củachính sách pháp luật, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng Điều này đều gây ra nhữngtác động và khó khăn lớn đến tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp Đây chính là

Trang 2

những rủi ro trước mắt mà công ty phải có những nghiên cứu sát thực và hiệu quả đểđưa ra những chính sách, kế hoạch nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro do các yếu

tố của nền kinh tế phát triển không ngừng hiện nay gây ra

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Vai trò của công tác quản trị rủi ro được nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, vì thế tronghai năm trở lại đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro:

1 Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro rủi ro trong kinh doanh của công ty cổphần sản xuất và thương mại than Uông Bí – Luận văn tốt nghiệp – Trần Thị ThuHương – Khoa Quản trị doanh nghiệp – Trường Đại học Thương Mại – 2011

Tác giả đã tập trung phân tích lý thuyết về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro và

đề cập đến một số rủi ro thường gặp tại các doanh nghiệp Từ đó đề xuất các giải pháp

và kiến nghị để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh tại doanh nghiệp

2 Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấnthiết kế và chuyển giao công nghệ Tầm Nhìn Mới – Luận văn tốt nghiệp – Nguyễn ThịTươi - Khoa Quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học Thương Mại- 2010

Tác giả đã đưa ra một số lý thuyết về rủi ro, phòng ngừa và giảm thiểu rủi rotrong hoạt động kinh doanh tại công ty Từ đó đề xuất một số giải pháp phòng ngừa vàgiảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh trong tương lai

3 Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của xí nghiệp than Khe Tam– Công ty TNHH một thành viên than Hạ Long – Luận văn tốt nghiệp – Cao Thị Thủy– Khoa Quản trị doanh nghiệp – Trường Đại học Thương Mại – 2011

Tác giả đã phân tích lý thuyết phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

và phân tích các rủi ro thường gặp trong quá trình khai thác than Từ đó đưa ra các giảipháp để phòng ngừa những rủi ro này và kiến nghị với cơ quan chức năng

Và còn nhiều công trình, đề tài nghiên cứu khác đã đóng góp cho em cơ sở lýluận về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên,chưa có bài viết nào nghiên cứu về “ Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinhdoanh tại công ty cổ phần cơ khí 19-8”

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Hệ thống hóa các lý thuyết về rủi ro kinh doanh và quy trình quản trị rủi rokinh doanh

Trang 3

- Đánh giá thực trạng tình hình rủi ro kinh doanh và hoạt động ngăn ngừa vàgiảm thiểu rủi ro tại công ty cổ phần cơ khí 19-8.

- Từ thực trạng nghiên cứu đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cườngphòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh tại công ty cổ phần cơ khí 19-8

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu rủi ro kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí19-8 từ năm 2009- 2011 và đề xuất giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đến năm2015

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu rủi ro và đề xuất giải pháp phòng ngừa vàgiảm thiểu rủi ro tại công ty cổ phần cơ khí 19-8

- Nội dung: Nghiên cứu thực trạng phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro từ môitrường kinh doanh như nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, cơ sở vật chất… của công ty,

đề xuất các giải pháp để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu qua các tài liệu sẵn có do công tycung cấp như hồ sơ công ty, các bản báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2009-

2011, trang web của công ty Bên cạnh đó, còn tham khảo thêm giáo trình quản trị rủi

ro, các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài nghiên cứu như các luậnvăn trên thư viện trường Đại học Thương Mại

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu này bằng phương pháp

sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn

+ Các câu hỏi phỏng vấn được thiết kế cho các vị trí tổng giám đốc, phó giámđốc, trưởng phòng Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm 10 câu hỏi được đính kèm trong phầnphục lục của của khóa luận

+ Phiếu điều tra được phát cho 3 nhà quản trị công ty, 3 trưởng phòng và 4phiếu cho công nhân sản xuất Kết quả của phiếu điều tra là nguồn dữ liệu phân tíchthực trạng vấn đề nghiên cứu Cùng với việc quan sát thực tế hoạt động sản xuất kinhdoanh tại công ty, việc sử dụng phiếu điều tra sẽ giúp thu thập được các thông tinkhách quan nhất Tổng hợp kết quả các phiếu điều tra được gửi tới các cán bộ nhânviên phòng ban và ban giám đốc sẽ là cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra bất cập còn

Trang 4

liên quan đến đề tài, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để giải quyếtnhững vấn đề tồn tại ở công ty

b Phương pháp phân tích dữ liệu

* Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp

- Trên cơ sở các dữ liệu sơ cấp thu thập được từ phiếu điều tra em đã tổng hợplại theo các chỉ tiêu Sau đó tiến hành thống kê các câu trả lời trong phiếu điều tra theocác chỉ tiêu và phương pháp trả lời rồi tính tỷ lệ phần trăm

* Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp

- Phương pháp thống kê: Từ những dữ liệu thứ cấp thu thập được em đã liệt kêcác dữ liệu này theo các yêu cầu nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở những dữ liệu thứ cấp thu thập được, em đãlập bảng so sánh các chỉ tiêu theo số tuyệt đối và số tương đối giữa các năm 2011 –

2009 để thấy được sự khác biệt giữa các năm đó

- Phương pháp phân tích: Sau khi thu thập được những dữ liệu cần thiết thì tiếnhành phân tích dữ liệu đó để rút ra các rủi ro có thể gặp phải và kết quả phòng ngừa vàgiảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí 19-8

Trang 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÒNG NGỪA VÀ

GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG KINH DOANH 1.1 Một số khái niệm về về rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh

Để hiểu về rủi ro trong kinh doanh trước tiên ta cần hiểu được thế nào là rủi ro:-Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổn thất cho con người.Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện khách quan bên ngoài chủ thể kinhdoanh gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinhdoanh, tàn phá các thành quả đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn vềnhân lực, tài lực, vật lực, thời gian trong quá trình phát triển của mình

Qua khái niệm về rủi ro trong kinh doanh, ta rút ra được một số bản chất cơ bảncủa rủi ro như sau:

- Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp là hai đại lượng đồng biến vớinhau trong một phạm vi nhất định

- Khi đề cập đến rủi ro người ta thường nhắc đến hai yếu tố đặc trưng của rủi ro

là biên độ rủi ro (mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra ) và tần suất xuất hiện của rủi ro (sốtrường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/ tổng số trường hợp đồng khả năng)

- Rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn màchỉ có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra

1.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro

Có nhiều khái niệm về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, dưới đây là một vài kháiniệm:

- Quản trị rủi ro là toàn bộ hoạt động của nhà quản trị thông qua nhận dạng, đolường, kiểm soát rủi ro tổn thất để đưa ra biện pháp phòng ngừa thích hợp nhằm bảođảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

- Có quan điểm cho rằng: Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cáchtoàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu rủi rotổn thất mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

1.1.3 Khái niệm về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

Có nhiều quan điểm về phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, dưới đây là một sốđịnh nghĩa:

Trang 6

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Thu – Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanhnghiệp năm 2008 – Nhà xuất bản Thống kê: “Phòng chống hạn chế rủi ro là biện pháp

cơ bản chủ động tích cực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu chi phí,nâng cao hiệu quả kinh doanh, duy trì sự phát triển bền vững”

Theo TS Đoàn Thị Hồng Vân – Quản trị rủi ro và khủng hoảng – Nhà xuất bảnLao động xã hội: “Phòng ngừa rủi ro là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu số lầnxuất hiện các rủi ro hoặc giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại” “ Giảm thiểu rủi ro

là sử dụng những biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát do rủi ro manglại”

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn – Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương –Đại học kinh tế Quốc dân, nhà xuất bản Lao động xã hội: “ Giảm thiểu rủi ro là cácbiện pháp được sử dụng sau khi rủi ro tổn thất đã xảy ra nhằm hạn chế và ngăn chặnnhững thiệt hại về người và của”

Tóm lại ta có thể hiểu:

- Phòng ngừa rủi ro là một trong những giải pháp của nhà quản trị khi họ chấpnhận rủi ro với một sự chuẩn bị trước để phòng ngừa và hạn chế những tác động bấtlợi khi rủi ro xảy ra

Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro là tìm cách can thiệp vào ba mắt xích của chuỗi rủi ro

đó là: Mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác giữa mối hiểm họa và môitrường rủi ro

- Giảm thiểu rủi ro là những biện pháp giảm bớt thiệt hại, tổn thất do rủi ro gây

ra Ví dụ như cứu vớt những tài sản còn sử dụng được, chuyển giao rủi ro, xây dựng vàthực hiện các kế hoạch phòng ngừa, thực hiện các hoạt động dự phòng, phân tán rủi ro

1.2 Nội dung phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của doanh

nghiệp

1.2.1 Quy trình quản trị rủi ro và vai trò của hoạt động ngăn ngừa và giảm thiểu rủi

ro trong kinh doanh

1.2.1.1 Quy trình quản trị rủi ro

a) Nhận dạng rủi ro

Trang 7

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi

ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhận dạng rủi ro tậptrung xem xét một số vấn đề cơ bản sau:

- Mối hiểm họa: Gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ tổn thất củarủi ro

- Mối nguy hiểm: Là nguyên nhân của tổn thất

- Nguy cơ rủi ro là đối tượng chịu ảnh hưởng của rủi ro

b) Phân tích và đo lường rủi ro

Phân tích và đo lường rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác địnhnguyên nhân gây ra những rủi ro và định hướng những tổn thất trong hoạt động kinhdoanh Các phân tích bao gồm:

- Phân tích hiểm họa: Phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặcnhững điều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra

- Phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

Để phân tích các điều kiện, yếu tố ta sử dụng phương pháp điều tra bằng mẫu điều trakhác nhau, tùy thuộc vào từng tình huống của đối tượng rủi ro hoặc thông qua quátrình kiểm soát trước, trong và sau để phát hiện mối hiểm họa

- Phân tích những tổn thất đã xảy ra: Dựa vào sự đo lường để dự đoán nhữngtổn thất sẽ xảy ra

- Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro người ta dự đoán những tổn thất cóthể có

Phân tích rủi ro trong kinh doanh thông qua độ biến thiên của các chỉ tiêu kết quả hayhiệu quả sản xuất kinh doanh, thông qua đòn bẩy kinh doanh

Đo lường rủi ro là tính toán xác định tần suất rủi ro và biên độ rủi ro từ đó phânnhóm rủi ro Phân tích và đo lường rủi ro gồm:

- Xác định nguyên nhân

-Xác định và đo lường tổn thất có thể gặp phải

c) Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro

Rủi ro luôn đi kèm với hoạt động kinh doanh, muốn thành công trong kinhdoanh không còn cách nào khác là phải chấp nhận rủi ro, biết mạo hiểm trong kinhdoanh Do vậy, sau khi đã phân tích cặn kẽ các rủi ro gặp phải trong kinh doanh nhà

Trang 8

quả trị cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm tránh được các rủi ro xảy rahoặc khi rủi ro đã xảy ra thì tổn thất mà nó gây ra sẽ ít nghiêm trọng hơn và chi phíliên quan sẽ giảm đi.

Các hoạt động phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh tập trung vào tìm cách canthiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi rủi ro đó là: Mối hiểm họa, môi trường rủi ro

và sự tương tác Sự can thiệp đó là:

- Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa

- Thay thế và sửa đổi môi trường mới mà mối hiểm họa tồn tại

- Can thiệp và quá trình tác động lẫn nhau giữa môi trường kinh doanh và mốihiểm họa

Cụ thể hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào mối hiểm họa

Mối hiểm họa là những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện,yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Để có thể can thiệp vào mối hiểmhọa trước tiên ta phải nhận dạng được chúng Sau khi đã liệt kê được các hiểm họa cụthể là các mối hiểm họa trong kinh doanh như doanh nghiệp không đủ khả năng thanhtoán, khả năng cung ứng của nhà cung cấp không đáp ứng đủ… doanh nghiệp cần đưa

ra các hành động thích hợp cho từng mối hiểm họa

* Hoạt động ngăn ngừa và tổn thất tập trung vào môi trường nơi mà mối hiểm họa tồntại

Hoạt động ngăn ngừa nhằm thay đổi, cải thiện môi trường rủi ro để hạn chế khảnăng và mức độ rủi ro trong quá trình sản xuất hàng hóa bị lỗi hay vận chuyển hànghóa

* Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào sự tương tác mối hiểm họa và môitrường rủi ro

Hoạt động này nhằm hạn chế tương tác có hại, gây ra nguy cơ rủi ro giữa môitrường rủi ro và mối hiểm họa như mối hiểm họa về phương tiện vận tải bị hỏng trongquá trình vận chuyển

Giảm thiểu rủi ro là tập hợp các biện pháp nhằm phòng ngừa ngăn chặn, đề racác biện pháp không để rủi ro này trở thành nguyên nhân cho rủi ro tiếp theo, tránhviệc tạo ra rủi ro dây truyền hoặc đưa ra các biện pháp chia nhỏ rủi ro qua hoạt độngmua bảo hiểm, di chuyển rủi ro cho người khác

Trang 9

Để giảm thiểu tác hại của những rủi ro gặp phải trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể

áp dụng các biện pháp sau:

- Lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp thiệt hại, tránh cho doanh nghiệp bị rơivào nguy cơ phá sản Quỹ dự phòng tài chính lập ra nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, trảlương cho nhân viên bù đắp khi xảy ra rủi ro, tổn thất và đáp ứng nhu cầu cần thiết

- Tham gia bảo hiểm: Bảo hiểm là một cách để giảm tính không chắc chắn củangười tham gia bảo hiểm về việc có hay không xảy ra rủi ro trong công tác mua hàng,thông qua việc san sẻ rủi ro với một bên khác là bên nhận bảo hiểm

1.2.1.2 Vai trò của hoạt động phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

Môi trường kinh doanh ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro Trong điều kiện hộinhập và phát triển kinh tế, với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía, doanh nghiệp luônphải đối mặt với những rủi ro từ cả môi trường bên trong và bên ngoài của doanhnghiệp Tuân theo quy luật khách quan, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khôngthể tránh khỏi rủi ro

Kết quả của hoạt động kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp, đồng thời lại chịu tác động nhiều từ các rủi ro, cụ thể hơn là mức độtổn thất mà rủi ro gây ra đối với từng hoạt động mua hàng, bán hàng, sản xuất Nếu tổnthất nhỏ thì hiệu quả của công tác trên sẽ cao và ngược lại Như vậy ta thấy, hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ các rủi ro và tỷ lệ nghịch vớimức độ mà rủi ro gây ra Rủi ro quá lớn có thể khiến doanh nghiệp mất khả năng trênthị trường, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng phá sản

Rủi ro xảy ra luôn kéo theo tổn thất với mức độ khác nhau Quản trị rủi ro tốt làđiều kiện quan trọng để nâng cao kết quả cũng như thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Để có thể né tránh hay giảm thiểu tổn thất do rủi

ro gây ra thì doanh nghiệp cần tiến hành phòng ngừa rủi ro Công tác phòng ngừa rủi

ro nếu được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp đối mặt với các rủi ro một cách chủđộng hơn, từ đó doanh nghiệp có thể hạn chế đến mức thấp nhất thậm chí tránh đượcnhững tổn thất nặng nề, biến những thách thức, khó khăn thành cơ hội để phát triểnkinh doanh

Như vậy, công tác phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro là rất quan trọng trong mọihoạt động của doanh nghiệp Nó giúp công ty phát triển bền vững, nâng cao khả năngcạnh tranh của mình trên thị trường

1.2.2 Các rủi ro thường gặp trong kinh doanh và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro

Trang 10

1.2.2.1 Các rủi ro thường gặp trong kinh doanh

Rủi ro kinh doanh tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau Mỗi rủi ro có thể xuấtphát từ các nguyên nhân khác nhau, có tính chất, phạm vi ảnh hưởng và gây ra cácmức độ tổn thất khác nhau Vì vậy, rủi ro kinh doanh được phân chia như sau:

* Rủi ro từ môi trường pháp luật

Nếu pháp luật thay đổi quá nhiều, không ổn định thì sẽ gây ra khó khăn chohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khi pháp luật thay đổi nếu các cá nhân hay tổchức không nắm vững, không theo kịp những chuẩn mực mới thì sẽ gặp những rủi rolớn như hàng bị giữ lại, bị tịch thu, không được phép thanh toán…

- Những quy phạm mới như thắt chặt chính sách quản lý, tăng thuế… gây khókhăn trong việc thực hiện ký kết hợp đồng, chịu thua thiệt về mặt giá cả

- Những quy định mới về tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đối với từng quốc gia,làm cho những hàng hoá đã mua bị ứ đọng có thể không được phép bán vì sai tiêu chuẩn

* Rủi ro trong môi trường khoa học – kỹ thuật

- Hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và an toàn cho người sửdụng, bị lỗi kỹ thuật do hệ thống máy móc của nhà cung ứng đã lỗi thời

- Xuất hiện hàng hoá cùng giá trị sử dụng nhưng chất lượng tốt hơn, giá cạnhtranh hơn của doanh nghiệp

* Rủi ro từ yếu tố khách hàng:

Nhu cầu khách hàng ngày một khắt khe hơn cả về chất lượng và số lượng củahàng hóa Nhu cầu đó có thể tăng lên hay giảm xuống do môi trường kinh tế hay dochiêu bài lôi kéo của đối thủ cạnh tranh Vì chi phí để tạo ra khách hàng mới lớn hơnnhiều so với chi phí giữ chân khách hàng cũ nên rủi ro từ mất khách hàng tiềm năngcũng như khách hàng trung thành luôn là vấn đề lớn của doanh nghiệp

* Rủi ro từ nhà cung ứng:

Rủi ro từ phía nhà cung ứng cho nhiều dạng khác nhau như:

+ Nhà cung ứng không có đủ khả năng cung cấp lượng hàng đủ tiêu chuẩn màdoanh nghiệp cần

+ Rủi ro do nhà cung cấp không đủ hàng hoặc giao hàng không đúng hẹn.+ Nhà cung cấp không trung thành bị đối thủ cạnh tranh mua chuộc nên ép giáhoặc ngừng cung cấp hàng cho doanh nghiệp

* Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh:

Trang 11

+ Rủi ro do bị đối thủ cạnh tranh gây áp lực khó dễ.

+ Rủi ro do đối thủ cạnh tranh làm ăn không lành mạnh và có những hành độngảnh hưởng xấu tới uy tín của doanh nghiệp

+ Rủi ro đối thủ cạnh tranh mua chuộc nhà cung cấp gây khó khăn cho doanhnghiệp

+ Một số đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính, nguồn lực dồi dào cùng chiếnlược kinh doanh đúng đắn sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp tạo ra những tháchthức và rủi ro hiện hữu và tiềm tàng đối với doanh nghiệp như mất thị phần, mất kháchhàng, hàng hóa bị tồn kho

* Rủi ro về nhân lực:

Nhân lực của công ty có thể thiếu người lao động có chuyên môn giỏi, trình độtay nghề cao hay rủi ro từ việc người lao động nhảy việc, bỏ việc để tìm nơi làm việckhác, họ có thể đem theo bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp

* Rủi ro trong thanh toán

- Rủi ro lớn nhất trong khâu này là doanh nghiệp đã trả đủ tiền hàng cho nhàcung ứng nhưng không nhận được hàng hoặc hàng bị thiếu, hỏng không đúng yêu cầu

- Rủi ro do sai sót trong quá trình tiến hành thanh toán tiền hàng nên tiền hàngkhông đến được tay nhà cung ứng đúng hạn ghi trong hợp đồng khiến doanh nghiệpchịu phạt do thanh toán chậm, nhà cung cấp từ chối giao hàng, giao hàng chậm

- Ngân hàng bảo lãnh của doanh nghiệp bị phá sản, doanh nghiệp không có khảnăng chi trả, nhà cung cấp không cung cấp hàng cho doanh nghiệp

* Rủi ro trong vận chuyển.

- Hàng hóa bị hư hại, suy giảm chất lượng trên đường vận chuyển do khôngđược bảo quản tốt

- Do ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên như thiên tai, bão lũ nên người vậnchuyển phải vứt bỏ hàng hoặc thời gian vận chuyển kéo dài hơn quy định trong hợpđồng Những thiệt hại này đều xảy ra trong các trường hợp bất khả kháng nên khôngthể kiện người vận chuyển và những rủi ro đó đều thuộc về người mua phải chịu

- Do không tìm hiểu kỹ về đơn vị vận tải nên người bán hoặc người mua thuêphải những phương tiện vận tải không đảm bảo kỹ thuật, không đủ phương tiện hỗ trợnên xảy ra tai nạn trên đường đi

Trang 12

- Nhiều trường hợp chủ tàu cố tình gây tai nạn để hưởng tiền bảo hiểm hoặctiền thuê tàu trả trước.

- Trong phần lớn các điều kiện giao hàng theo Incomterm, trách nhiệm về hànghóa được chuyển giao từ người bán cho người mua khi hàng được giao cho phương tiệnvận tải Do đó hầu hết tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển đều thuộc về người mua

* Rủi ro về cơ sở vật chất kỹ thuật

Máy móc thiết bị có thể lỗi thời dẫn đến hàng hóa sản xuất ra không đủ chấtlượng theo yêu cầu, hay năng suất không cao bằng đối thủ dẫn đến giá cả hàng hóakhông cạnh tranh bằng Các phương tiện vận tải đã khai thác lâu năm nên ảnh hưởngđến quá trình vận chuyển như không giao hàng đúng hẹn, chi phí sửa chữa nhiều

1.2.2.2 Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro

Với nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, các doanh nghiệp cần thực hiện nhữngbiện pháp chủ yếu để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, bao gồm:

Khi tham gia mua hàng, doanh nghiệp gặp phải rủi ro đó là một tất yếu kháchquan vì thương trường luôn được coi là chiến trường

Rủi ro cao thường gắn liền với các cơ hội kinh doan nhiều tiềm năng, gắn với

sự cạnh tranh gay gắt, tranh dành nguồn hàng với đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệpnào muốn có lợi nhuận cao thì phải chấp nhận mạo hiểm đồng thời phải biết cách ứngphó nhanh nhạy, kịp thời với khó khăn, thách thức để biến rủi ro thành cơ hội nếu cóthể Do đó các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro cần phải được tiến hành tốt để tránhđược các rủi ro có thể xảy ra hoặc khi rủi ro có thể xảy ra thì tổn thất mà nó gây ra sẽ ítnghiêm trọng và các chi phí liên quan sẽ giảm đi

Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh đồngnghĩa với việc tìm ra các biện pháp, công cụ để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.Các hoạt động phòng ngừa rủi ro tập trung tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích đầu tiêncủa chuỗi rủi ro đó là mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác

Cụ thể hoạt động phòng ngừa rủi ro trong công tác mua hàng như sau:

*Hoạt động phòng ngừa rủi ro tâp trung vào mối hiểm họa.

Mối hiểm họa là điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện, nhữngyếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Để có thể can thiệp vào mối hiểmhọa trước tiên ta phải nhận dạng được chúng Sau khi đã liệt kê được các môi hiểmhọa cụ thể trong công tác mua hàng như thiên tai, khả năng cung ứng của nhà cungcấp…doanh nghiệp cần đưa ra các hoạt động phòng ngừa thích hợp cho từng mối hiểmhọa

Trang 13

*Hoạt động phòng ngừa rủi ro tập trung vào môi trường nơi mối hiểm họa tồn tại

Bao gồm các hoạt động ngăn ngừa nhằm thay đổi, cải thiện môi trường rủi ro

để hạn chế khả năng và mức độ rủi ro Ví dụ như: nếu doanh nghiệp hay gặp rủi rotrong thanh toán tiền hàng do lựa chọn phải ngân hàng phát hành L/C không uy tín, thìbiện pháp phòng ngừa là lựa chọn ngân hàng có uy tín, xây dựng các hợp đồng muabán chặt chẽ

* Hoạt động phòng ngừa rủi ro tâp trung vào mối tương tác giữa mối hiểm họa và môi trường rủi ro

Hoạt động này nhằm hạn chế những tương tác có hại, gây ra nguy cơ rủi ro giữamôi trường rủi ro và môi trường hiểm họa như mối hiểm họa khi xâm nhập vào thịtrường mới, doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn, bỡ ngỡ trong môi trương mớinên giải pháp là nên thông qua người thứ ba trên thị trường đó để tạo mối quan hệ vớichính quyền địa phương

Để giảm thiểu tổn thất của những rủi ro gặp phải trong công tác mua hàng,doanh nghiệp thương mại thường áp dụng các biện pháp sau đây:

Mua hàng của nhiều nhà cung ứng, đây là biện pháp nhằm phân tán rủi ro, vẫnđảm bảo được nguồn hàng khi có một nhà cung cấp nào đó bị phá sản hay nhà cungcấp chính không đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa của doanh nghiệp, tránh tình trạng

bị bất lợi trong giao dịch về giá cả, các điều kiện mua hàng

Lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp thiệt hại, tránh cho doanh nghiệp rơi vàonguy cơ bị phá sản, giúp bảo toàn vốn kinh doanh, trả lương cho nhân viên, bù đắp khixảy ra rủi ro, tổn thất và đáp ứng các nhu cầu cần thiết khác

Chuyển giao rủi ro phí bảo hiểm Trong công tác mua hàng, chuyển giao rủi rophí bảo hiểm gồm:

+ Chuyển hàng mua hay các hoạt động có rủi ro cho người khác

+ Loại trừ hoặc giảm thiểu trách nhiệm của người mua đối với tổn thất

- Tham gia bảo hiểm Bảo hiểm là một sách lược để giảm tính không chắc chắncủa người tham gia bảo hiểm về việc có hay không xảy ra rủi ro trong công tác muahàng, thông qua việc san sẻ những rủi ro sang một bên khác là bên nhận bảo hiểm,người được bảo hiểm sẽ được san sẻ ít nhất một phần tổn thất phải chịu

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Môi trường bên ngoài

- Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là người cung cấp nguyên vật liệu, đầu vào đểcho doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đầu ra cung ứng cho khách hàng Hiện nay100% nguyên vật liệu được công ty cổ phần cơ khí 19-8 mua từ các nhà cung cấpTrung Quốc Vì thế việc kiểm soát hàng hóa cũng như đánh giá nhà cung cấp cũng khó

Trang 14

khăn hơn Duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài, tốt đẹp với các nhà cung cấp sẽ làmgiảm rủi ro cho doanh nghiệp.

- Nhu cầu thị trường: Hiện nay tuy nền kinh tế gặp khó khăn nhưng nhu cầu vềsản phẩm phụ tùng ô tô ngày cành gia tăng vì vậy sản lượng của công ty tăng lên hàngnăm Trước nhu cầu có thể gia tăng hoặc giảm xuống nếu doanh nghiệp không dựđoán chính xác sẽ dẫn đến không sản xuất đủ số lượng yêu cầu, hay sản xuất nhiềuhơn làm tồn kho gây lãnh phí cho công ty

- Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay công ty đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớnnhư Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên – FOMECO, công ty cổ phần cơ khí An Giang…

đó có thể là sự cạnh tranh về giá, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, giá mua Sự cạnhtranh của đối thủ có thể dẫn đến rủi ro mất nhà cung cấp, mua hàng với giá cao, muakhông đủ số lượng, chất lượng như dự kiến Điều này ảnh hưởng nhiều đến hoạt độngkinh doanh Đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng thủ đoạn để lấy mất khách hàng, ép giásản phẩm

- Các chính sách của nhà nước: Các chính sách mà nhà nước đưa ra như các góikích cầu, chính sách thắt chặt tiền tệ, tỷ lệ lãi suất, điều luật về xuất nhập khẩu điềuảnh hưởng đến hoạt động công ty Để quản lý tốt hoạt động kinh doanh thì nhà lãnhđạo phải thường xuyên cập nhật, theo dõi sự thay đổi của chính sách để có hành độngkịp thời Khi nền kinh tế gặp khó khăn các chính sách tăng hay giảm thuế xuất nhậpkhẩu ngay lập tức tác động đến giá thành sản phẩm

1.3.2 Môi trường bên trong

- Tình hình tài chính của công ty: Trong quá trình kinh doanh, những biến động

về tỷ giá, lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nếu khả năng tài chính lớn thì lượng tiền dự trù cho mua kinh doanh sẽ ổnđịnh giúp công ty luôn có được lợi thế chủ động trong việc lựa chọn nguồn hàng rủi romang lại thường do các nhà cung cấp ép giá, từ chối các đơn hàng hoặc mua hàng kémchất lượng Cơ hội kinh doanh hiệu quả bị tuột mất do không đủ khả năng thanh toán.Tuy nhiên, đây là một doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa, khả năng tài chính khônglớn Bên cạnh đó, là công ty cơ khí nên nguồn vốn để đầu tư cho tài sản cố định, cáctrang thiết bị máy móc, dây truyền sản xuất lại rất tốn kém Vì vậy, nguồn tài chínhcủa công ty hiện nay vẫn còn hạn chế nên việc đầu tư cho công tác phòng ngừa, tríchlập qũy dự phòng rủi ro cũng còn hạn chế

Trang 15

- Đội ngũ nhân viên của công ty: Nhân sự là yếu tố quyết định đến hiệu quảhoạt động kinh doanh và sự thành công của doanh nghiệp Đây cũng là yếu tố đem lạilợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp so với đối thủ

+ Đội ngũ công nhân có tay nghề cao cũng như ý thức tốt sẽ làm giảm rủi rohơn Tuy nhiên vẫn còn có bộ phận công nhân mới vào nghề tay nghề còn non nêndẫn đến một vài sơ xuất khi sản xuất

+ Để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh thì vai trò của đội ngũ nhân viên trongquá trình kinh doanh là rất lớn đội ngũ nhân viên cần có sự hiểu biết sâu rộng về hànghóa, tìm hiểu về thị trường và có trình độ chuyên môn cao

+ Đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh có kiến thức cao, nắm bắt thành thạoquá trình bán hàng Nhưng không tránh khỏi những nhân viên còn thiếu kinh nghiệm,thiếu sót trong quá trình mua hàng

+ Rủi ro do đội ngũ nhân viên kinh doanh thường gặp phải là xác định sai nhucầu, đánh giá sai chất lượng nguồn hàng, khả năng giao tiếp kém khiến công ty bị épgiá, giảm thời gian thanh toán, mất khách hàng Vì vậy công ty nên bồi dưỡng, đàotạo nhân viên kinh doanh nhằm nâng cao trình độ để phòng ngừa và giảm thiểu tối đarủi ro gặp phải

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật: Bao gồm hệ thống phương tiện vận chuyển,nhà kho bến bãi Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quản trị rủi ro trong vận chuyểnhàng hóa Hiện nay công ty đã có hệ thống phương tiện vận chuyển nhưng quy mô cònnhỏ, chất lượng không cao Khi mua nguyên vật liệu thì công ty phải thuê phương tiệnvận tải để chuyên chở Vì vậy, trong quá trình vận chuyển doanh nghiệp phải đối mặtvới những rủi ro như công ty vận chuyển không uy tín, hàng hóa bị hỏng, giảm chấtlượng hàng hóa, thuê với giá cao

+ Hệ thống nhà kho còn hẹp nên số lượng dự trữ hàng hóa ít Trong tương laicông ty có kế hoạch đầu tư mua sắm, đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại vừađảm bảo cho sự an toàn hàng hóa và phòng ngừa và giảm thểu rủi ro có thể xảy ra

- Năng lực quản lý của ban lãnh đạo: Đó là khả năng quản lý, đề ra chiến lược,tầm nhìn cho doanh nghiệp đưa doanh nghiệp đi lên Hiện nay ban lãnh đạo công tyvẫn chưa chú trọng công tác phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro kinh doanh, phần lớn làđưa ra các giải pháp khi rủi ro đã xảy ra chứ chưa coi trọng phòng ngừa những rủi rotiềm ẩn

Trang 16

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG KINH DOANH TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 19-8 2.1 Khái quát về doanh nghiệp

2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần cơ khí 19-8

a) Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần cơ khí 19-8

Công ty cổ phần cơ khí 19/8

Địa chỉ: Minh Trí – Sóc Sơn – Hà Nội

Chủ tịch, tổng giám đốc: Trần Tuấn Anh

Điện thoại: 04.35995039

Webside: www.cokhi19-8.com.vn

Email: cokhi19-8@fpt.vn

Công ty cổ phần cơ khí 19/8 được thành lập ngày 06- 06 – 1979 theo quyết định

số 137 CL/TC của bộ cơ khí luyện kim, với tên gọi ban đầu là “Nhà máy đại tu ô tô Kim Anh”sự ra đời của nhà máy chính là sự hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và

Liên Xô cũ truớc đây Công suất sửa chữa dự kiến ban đầu là khảng 1000 xe 1 năm

Năm 1983 nhà máy đổi tên là: “Nhà máy ô tô số 7” và chuyển sang cục vận tải ô tô

trực thuộc bộ Giao Thông Vận Tải

Năm 1993 theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước nhà máy đổi tên là: “Nhà máy Cơ khí Giao Thông Vận Tải 19/8” thuộc liên hiệp cơ khí giao thông vận tải với

nhiệm vụ là sản xuất phụ tùng ô tô và phụ kiện đường sắt

Năm 1996 theo quyết định số 1645 QD/TCCB – LĐ ngày 15-6-1996 của bộ Giao

Thông Vận Tải chuyển đổi công ty cơ khí 19/8 thành: “Công ty cơ khí 19/8”.

Ngày 09/12/2004 theo nghị quyết số 3808/QĐ-BGTVT đã chuyển đổi Công ty cơ khí

19-8 thành “Công ty cổ phần cơ khí 19-8” Khi bắt đầu hoạt động theo hình thức cổ

phần, trước những khó khăn chung của ngành cơ khí cũng như của ngành công nghiệp

ô tô Việt Nam cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã đoàn kết, thi đua vượt mọikhó khăn hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống ổnđịnh và phát triển mọi mặt cho người lao động

Trang 17

b) Cơ cấu tổ chức của công ty

( nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty

Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý tình hình sản xuất kinh doanh chung

của Công ty và trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán- tài vụ Giám đốc công ty do Uỷ bannhân dân tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm sau khi đã tham khảo ý kiến của tập thể

GIÁM ĐỐC

Trang 18

CBCNV trong công ty Giám đốc công ty có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lýcủa công ty sao cho phù hợp và đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.

Phó giám đốc kĩ thuật sản xuất: Là người giúp việc đắc lực cho giám đốc và được

giám đốc uỷ quyền chỉ đạo mọi hoạt động của phòng kế hoạch vật tư và phòng kỹthuật đảm bảo cho quá trình sản xuất từ khâu chuẩn bị sản xuất đến khâu sản xuất rồikiểm tra về mặt chất lượng, số lượng sản phẩm đồng thời là người được uỷ quyền khigiám đốc đi vắng

Phó giám đốc kinh doanh: Là người chỉ đạo phòng tổ chức hành chính, phòng kế

hoạch tài vụ và phòng kinh doanh và cũng là người được ủy quyền khi giám đốc đivắng

Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về các mặt công tác tổ chức cán

bộ và nhân sự công tác lao động tiền lương, tổ chức các phong trào thi đua khenthưởng kỷ luật, công tác bảo vệ, tự vệ

Phòng kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất kinh

doanh cung ứng nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất kinh doanh toàn công ty,quản lý kho tàng, phương tiện vận tải, bốc xếp

- Xây dựng kế hoạch về tổng hợp về sản xuất kinh doanh của công ty

- Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư

- Phân bổ và lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm để giám đốc ra quyết định điều hànhtrong tổ chức sản xuất

- Lập và triển khai kế hoạch cung ứng vật tư gia công thiết bị phụ tùng thay thế phục

vụ quá trình sản xuất của công ty luôn ổn định

- Kết hợp với phòng tài vụ tính toán giá thành sản phẩm sao cho hợp lý

- Soạn thảo các nội dung ký kết các hợp đồng kinh tế trong các lĩnh vực cung ứng vật

tư, tiêu thụ sản phẩm và theo dõi việc thực hiện, thanh lý hợp đồng cung ứng và tiêuthụ đã ký kết

- Quản lý vật tư kho tàng phương tiện vận tải

- Cấp phát vật tư trang bị dụng cụ sản xuất thu hồi phế liệu, thanh lý tài sản, thiết bịsản xuất lạc hậu không phù hợp

Làm nhiệm vụ trên cơ sở đơn đặt hàng từ phòng kinh doanh lập kế hoạch sản xuất theohợp đồng để cung ứng vật tư đầy đủ cho sản xuất đảm bảo cho sản xuất thường xuyênliên tục

Trang 19

Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc và giúp giám đốc quản lý các mặt

kế toán, thống kê tài chính trong toàn công ty

- Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật,

quy trình công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng nguyên vậtliệu đưa vào sản xuất

- Phòng kinh doanh trực tiếp: Làm nhiệm vụ tiếp xúc, chăm sóc khách hàng,

tiếp nhận các hợp đồng sản xuất xác định các kế hoạch về vốn

2.1.2 Tổng quan tình hình kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí 19-8

Dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng nhìn chung doanh thu củacông ty vẫn tăng lên cụ thể như sau:

- Về doanh thu: Doanh thu của công ty năm 2009 đạt khoảng 20,1 tỷ đồng.Doanh thu năm 2010 lớn hơn doanh thu năm 2009 là 5,165 tỷ đồng, mức độ tăngtrưởng về doanh thu đạt 25,7% Doanh thu năm 2011 đạt 33,16 tỷ đồng lớn hơn doanhthu năm 2010 là 7,88 tỷ đồng tương ứng với 31,2%

- Về chi phí: Chịu ảnh hưởng của lạm phát và lãi vay ngân hàng tăng cao nênchi phí về tài chính cũng như chi phí về lãi vay ngân hàng tăng lên Chi phí tài chínhnăm 2010 lớn hơn chi phí tài chính năm 2009 là 148.44 triệu đồng tương ứng tăng52,4% Chi phí tài chính năm 2011 lớn hơn năm 2010 khoảng 130,29 triệu đồng tươngứng tăng 30,1% Tốc độ tăng của chi phí tài chính trong đó có chi phí lãi vay đã giảmxuống so với năm trước là do chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước

- Về lợi nhuận: Cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, mức tăng lợi nhuậncủa công ty thu được qua các năm cũng có sự tăng trưởng cao Cụ thể, năm 2010 lợinhuận sau thuế của công ty tăng 857,6 triệu đồng so với năm 2009 đạt mức tăng43,3% Năm 2011 tăng 1,027 tỷ đồng so với năm 2010, đạt mức tăng 36,2%

Nhận xét chung: Cũng như các doanh nghiệp khác thì công ty cũng chịu nhiều tácđộng của nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới Nhưng với sự hỗ trợcủa nhà nước cùng với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn công ty nêncông ty cổ phần cơ khí 19-8 vẫn đạt được tốc độ phát triển ổn định

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:30

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w