Các hoạt đông giao dịch tại SacomBank – PGD Trảng Bom
Trang 22.1 Tổng quan về PGD Trảng Bom – Huyện Trảng Bom Tỉnh Đồng Nai
Phòng giao dịch Trảng Bom – Huyện Trảng Bom , Tỉnh Đồng Nai được thành lập vào ngày 28 tháng 03 năm 2006 theo quyết định số 10/2006/QĐ-HĐQT ngày 10/01/2006 Trụ sở đặt tại số 82/3 Ấp Thanh Hóa , Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.
Thị trường Huyện Trảng Bom có rất nhiều công ty , doanh nghiệp , cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ với rất nhiều khu công nghiệp vì thế đây là một thị trường rất tiềm năng trong việc khai thác về dịch vụ chuyển tiền, cho vay và huy động nguồn vốn.
Bảng 2.1 : Báo cáo tình hình hoạt động của Phòng Giao Dịch quý I năm 2007
Nguồn : Báo cáo tình hình hoạt động SacomBank , PGD Trảng Bom.
Sau 03 tháng hoạt động đầu năm 2007, chi nhánh đã đạt được tốc độ phát triển tương đối khả quan về : huy động, cho vay, dịch vụ Số lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng ngày càng tăng.
Về huy động vốn , tháng 03/2007 SacomBank Trảng Bom đã huy động được 32210 triệu đồng tăng 2225 triệu đồng so với tháng 02/2007 Tổng số vốn huy động bình quân đến tháng 03 hiện nay là 29475 triệu đồng Đây là tỷ trọng rất có ý nghĩa với PGD, thể hiện sự phát triển có uy tín và khả năng phục vụ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng, là nghiệp vụ vô cùng quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh tín dụng và các hoạt động khác.
Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tháng 03/2007 là 37061 triệu đồng tăng so với tháng 02/2007 là 4897 triệu đồng Tổng dư nợ cho vay bình quân đến tháng 03 là 32260 triệu đồng Hiện nay PGD đang thực hiện các phương thức vay và cho vay phù
Trang 3hợp, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp , khách hàng cho vay, thực hiện chủ trương phát triển tín dụng an toàn , giảm thiểu rủi ro thông qua áp dụng các hình thức cho vay phân tán, phù hợp với đa dạng các loại hình kinh doanh mà chủ yếu là cơ sở, hộ kinh doanh các thể, các hộ chăn nuôi trong địa bàn huyện Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã hoàn thiện và cung cấp nhiều dịch vụ của một ngân hàng thương mại, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như : chuyển tiền, cung cấp các sản phẩm thẻ, nhu cầu gởi tiền tiết kiệm …
Về dịch vụ chuyển tiền: so với tháng 02/2007 thì lượng tiền mà khách hàng chuyển trong tháng 03/2007 tăng 11946 triệu đồng
Qua mấy tháng đầu năm 2007, tình hình kinh doanh tài chính của ngân hàng được thống kê như dưới đây :
Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh tài chính tháng 03/2007
Thu dịch vụ thanh toán Thanh toán trong nước Thanh toán quốc tế Thu bão lãnh
Thu về dịch vụ ngân quỹ 4.Thu từ HĐKD ngoại hối
B.Chi phí210.1223,9832,2383116,5%
1.Trả lãi tiền gởi chứng từ
Trang 4USD 6 5,5 19 113 16,81%
C.Lợi nhuận chưa tính
lãi điều hòa165,9241,1594,8311519,09%
D.Lợi nhuận chưa tính lãi điều hòa
Nguồn : Báo cáo tình hình kinh doanh tài chính 3/2007 , PGD Trảng Bom.Nhìn vào bảng báo cáo tình hình kinh doanh tài chính ta thấy rằng :
Về thu nhập :
So với tháng 2, thu nhập của Phòng trong tháng 3 tăng 89 triệu tương ứng tăng 23,67%.Nhưng so với kế hoạch đặt ra thì Phòng lại không hoàn thành được kế hoạch, chỉ đạt được 17,66% so với kế hoạch đặt ra trong quý I.
Về chi phí:
So với tháng 2, chi phí của Phòng trong tháng 3 tăng 13,8 triệu tương ứng tăng 6,56%.Nhưng so với kế hoạch đặt ra thì Phòng lại không hoàn thành được kế hoạch, chỉ đạt được 16.5% t so với kế hoạch đặt ra trong quý I
Ngân hàng chưa đạt được yêu cầu như kế hoạch đặt ra Nguyên nhân là do:
− Phần lớn dân cư trong khu vực là công nhân ở các tỉnh đến cho nên vẫn chưa quen với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, tư tưởng của người dân còn rất e ngại khi tiếp xúc với ngân hàng.
− SacomBank chỉ mới được thành lập hơn 01 năm nên chưa thu hút được sự chú ý của các khách hàng.
Trang 5− Các đối thủ cạnh tranh của SacomBank đóng trên địa bàn Huyện khá đông : VIBank, VietComBank, Đại Á Ngân hàng, AgriBank, ACB Mức lãi suất về tiền gởi và cho vay của các ngân hàng này khá cạnh tranh với SacomBank
2.2 Các hoạt động giao dịch tại SacomBank - PGD Trảng Bom
Do mới đi vào hoạt động và mặc dù các sản phẩm dịch vụ mà SacomBank cung cấp rất đa dạng nhưng do người dân ở đây chưa quen với việc sử dụng dịch vụ ngân hàng nên các loại sản phẩm dịch vụ thường cung cấp ở đây bao gồm :
2.2.1 Sản phẩm tiền gởi
2.2.1.1 Tài khoản tiền gởi thanh toán
Đây là loại tiền gởi không kì hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch chủ yếu qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán.
Đối tượng sử dụng là các cá nhân, tổ chức hay đồng chủ tài khoản ( ít nhất từ hai người trở lên đứng tên mở tài khoản, có thể là các nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức).
a Đặc điểm
• Loại tiền huy động : VNĐ, USD, EUR
• Lãi suất huy động tiền gởi thanh toán do Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín công bố và có thể thay đổi tùy theo thời điểm.
• Số tiền tối thiểu phải gởi khi đăng kí mở tài khoản : − Tổ chức : VNĐ : 500000đ ;USD,EUR : 100.00 − Cá nhân : VNĐ : 100000 ;USD,EUR : 20.00
• Khách hàng có thể gửi và rút tiền bất kì lúc nào bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
b Thủ tục mở tài khoản.
− Đối với tài khoản cá nhân :
Khi khách hàng đến đăng kí mở tài khoản tiền gởi cá nhân thì cho khách hàng đăng kí thông tin và chữ kí mẫu vào Giấy đăng ký mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng kèm theo chứng minh nhân dân và hộ chiếu ….( có sao y bản chính , có thể do cơ quan có thẩm quyền hoặc do NHSGTT sao y )
− Đối với tài khoản của tổ chức :
Trang 6Cho khách hàng điển đầy đủ các thông tin vào Giấy đăng kí mở tài khoản ( 02 bản ), cùng với hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm :
• Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh / giấy phép thành lập / giấy phép đầu tư ( phải có công chứng )
• Văn bản chỉ định bổ nhiệm chủ tài khoản và người được ủy quyền • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng và người được ủy quyền.
• Các giấy tờ khác như : mã số thuế ; mã số thuế xuất nhập khẩu ( nếu công ty mở tài khoản tiền gởi thanh toán ngoại tệ )…
• Trên giấy đăng ký mở tài khoản phải đăng ký mẫu dấu của công ty − Đồng chủ tài khoản :
• Cho khách hàng điền thông tin đầy đủ vào giấy đề nghị mở tài khoản đồng chủ sở hữu • Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện hợp pháp cho tổ
chức mở tài khỏan động chủ sở hữu
• Văn bản thỏa thuận ( hợp đồng ) quản lý và sử dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản ).
c Các giao dịch trên tài khoản.
• Nộp tiền mặt
Bất kì ai cũng có thể nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gởi thanh toán.
Khách hàng là cá nhân, tổ chức hay đồng chủ tài khoản đều không được nộp ngoại tệ vào tài khoản tiền gởi thanh toán bằng ngoại tệ nếu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc ngoại tệ hợp pháp theo quy định.
Khi khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản :
− Tra cứu số dư tài khoản và báo cho khách hàng biết.
− Yêu cầu khách hàng nộp tiền tại Quầy thu, nhân viên kiểm ngân nhận tiền, kiểm đếm, kê chi tiết , kí nhận vào bảng kê thu tiền sau đó nộp lại cho GDV.
− Nhập số tiền khách hàng mới nộp vào và in chứng từ ( giấy 2 liên )
− Cho khách hàng ký tên vào giấy nộp tiền.
Trang 7− Chuyển toàn bộ chứng từ cho trưởng bộ phận dịch vụ - K/H ký kiểm soát − Trả lại liên đỏ cho khách hàng.
− Đối chiếu với chữ kí mẫu trên giấy lĩnh tiền với chữ ký mẫu khách hàng đã ký lúc đăng ký mở tài khoản
− Chuyển giấy lĩnh tiền cho cấp trên ( trưởng phòng ) xem xét và ký tên đóng dấu − Chuyển xuống phòng ngân quỹ nhận tiền.
Nếu chủ tài khoản phát hành Séc lĩnh tiền mặt cho khách hàng hay cho chính mình nhận tiền Séc phải hợp lệ :
− Phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản
− Không được sữa chữa, tẩy xóa
− Phải còn trong thời hạn hiệu lực của Séc.
− Sau đó in giấy lĩnh tiền và cho khách hàng ký tên − Trưởng phòng xem xét và ký đóng dấu.
− Chuyển xuống phòng ngân quỹ nhận tiền.
Tổ chức
Tổ chức rút tiền mặt bằng giấy rút tiền mặt :
− Trên giấy rút tiền mặt phải có đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản ( hoặc người được ủy quyền ), kế toán trưởng ( nếu có ) và mẫu dấu của tổ chức.
− So sánh với chữ ký và con dấu đã đăng ký.
− Sau đó in giấy lĩnh tiền và cho khách hàng ký tên − Trưởng phòng xem xét và ký đóng dấu.
Trang 8− Chuyển xuống phòng ngân quỹ nhận tiền.
Tổ chức phát hành Séc :
− Người đến nhận tiền phải mang theo CMND hoặc hộ chiếu…
− Các chi tiết trên tờ Séc phải hợp lệ, đầy đủ chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng ( nếu có ) và mẫu dấu của tổ chức.
− Tờ Séc không được tẩy xóa, sữa chữa và phải còn hiệu lực …
Sau đó làm thủ tục tương tự như Séc của cá nhân.
Đồng chủ tài khoản
Việc sử dụng đồng chủ tài khoản phải thực hiện đúng nội dung cam kết và thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận ( hoặc hợp đồng ) quản lý và sử dụng chung tài khoản.
Nếu trong văn bản thỏa thuận ( hoặc hợp đồng ) không đề cập đến việc sử dụng tài khoản thực hiện theo nguyên tắc : các đồng chủ tài khoản có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài khoản chung và việc sử dụng tài khoản phải có sự chấp thuận của tất cả những người là đồng chủ tài khoản Mỗi đồng chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ nợ phát sinh từ việc sử dụng tài khoản.
Căn cứ trên hợp đồng đã ký kết của các đồng chủ tài khoản, kế toán hạch toán và làm thủ tục cho khách hàng lĩnh tiền.
• Nhận chuyển khoản
Khi nhận được báo có chuyển từ ngân hàng khác chuyển đến :
− Kế toán viên xem xét tên người thụ hưởng , số tài khoản của người thụ hưởng trên báo có phải khớp đúng.
− Tiến hành báo có vào tài khoản khách hàng.
− Nếu tài khoản tiền gởi thanh toán của khách hàng là VNĐ mà số tiền chuyển đến cho khách hàng là ngoại tệ ( có thể là tiền ngoại tệ từ người nước ngoài chuyển đến ) thì kế toán sẽ chuyển thành VNĐ tương ứng theo tỷ giá tại thời điểm quy đổi và báo có vào tài khoản VNĐ của khách hàng.
• Thanh toán chuyển khoản
Trang 9 Khi khách hàng có nhu cầu chuyển tiền hoặc thanh toán bằng chuyển khoản trong nước :
− Hướng dẫn khách hàng lập Ủy Nhiệm Chi ( UNC ) Trên UNC phải có chữ ký của chủ tài khoản ; kế toán trưởng ( nếu có ) và mẫu dấu nếu là công ty.
− Kiểm tra xem trên tài khoản của khách hàng có đủ số dư hay không Nếu còn đủ tiền thì thì tiến hành hạch toán cho khách hàng.
• Nếu người thụ hưởng có tài khoản tại SacomBank thì hạch toán Nợ , Có vào tài khoản của khách hàng và người thụ hưởng.
• Nếu người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng khác hệ thống thì phải thực hiện chuyển tiền bằng cách đi điện đồng thời ghi Nợ tài khoản của người chuyển.
− Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín có thể trích tài khoản để thu phí, thu lãi, thanh toán ủy nhiệm thu, phong tỏa tài khoản tài khoản TGTT để cầm cố , bão lãnh… khi có sự đồng ý của khách hàng.
Đối với tài khoản tiền gởi thanh toán bằng ngoại tệ , khách hàng chỉ được thanh toán chuyển khoản trong trường hợp sau :
− Chuyển vào tài khoản tiền gởi thanh toán bằng ngoại tệ tại ngân hàng khác hay còn gọi là chuyển vốn nội bộ.
− Thanh toán phí, lệ phí … theo hợp đồng đã ký kết với tổ chức khác ( tổ chức này phải được NHNN cho phép thu ngoại tệ từ việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ với khách hàng trong nước như thanh toán bảo hiểm, vé máy bay quốc tế…)
− Chuyển tiền thanh toán nước ngoài ( hồ sơ thanh toán nước ngaòi phải hợp lệ theo quy định ).
• Tất toán tài khoản tiền gởi thanh toán
Khi chủ tài khoản yêu cầu tất toán tài khoản TGTT :
− Hướng dẫn khách lập Giấy đề nghị tất toán tài khoản có đủ chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng ( nếu có ) và mẫu dấu nếu là công ty.
− Tiến hành tất toán tài khoản cho khách hàng thông qua hạch toán kế toán
Trang 10− Trường hợp số dư trong tài khoản dưới mức quy đinh ( dưới 10000 đồng ) và đã không hoạt động ít nhất 5 năm, NHSGTT được quyền tự động tất toán tài khoản của khách hàng NHSGTT phải gửi thư thông báo cho chủ tài khoản trước khi thực hiện việc tất toán tài khoản.
• Tiện tích
Khách hàng có thể gửi vào hoặc rút ra bất cứ lúc nào trong hệ thống NHSGTT
Đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của khách hàng với nhiều phương thức thanh toán : tiền mặt, séc, lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền nhanh…
Khách hàng là cá nhân có thể sử dụng thẻ thanh toán của NHSGTT để rút tiền trong tài khỏan bằng máy rút tiền tự động ATM 24/24 hoặc thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ.
− Khách hàng cá nhân có thể dùng tài khoản TGTT để đảm bảo mở thẻ tín dụng , bảo lãnh thanh toán , xác nhận khả năng tài chính, thanh toán chi phí khi đi du lịch và học tập ở nước ngoài.
− Đối với tỏ chức, có thế dụng kèm dịch vụ thấu chi trên tài khoản tiền gởi thanh toán ( thấu chi là việc khách hàng được chi vượt quá số dư Có trên tài khoản )
− Khách hàng có thể theo dõi những phát sinh trên tài khoản TGTT bằng sổ phụ TGTT do NHSGTT cung cấp
2.1.1.2 Tài khoản tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn ( sổ tiết kiệm không kỳ hạn ).
• Tài khoản tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tài khoản được sử dụng với mục đích là gởi hoặc rút tiền mặt bất cứ lúc nào đồng thời nhận tiền chuyển khoản từ những nơi khác chuyển đến Khách hàng được cấp sổ tiết kiệm không kỳ hạn để theo dõi.
• Đối tượng sử dụng : là cá nhân.
a Đặc điểm :
− Loại tiền huy động : VNĐ, USD, EUR − Số dư tối thiểu :
• VNĐ: 100000 đồng
• Ngoại tệ : 20.00 USD/EUR
− Khách hàng có thể gởi và rút tiền bất kỳ lúc nào khi có nhu cầu.
Trang 11b Lãi suất và phương thức tính lãi.
Lãi suất do NHSGTT công bố và có thể thay đổi trong từng thời điểm.
− Tiền lãi được tính trên số dư Có vào cuối mỗi ngày làm việc và nhập vốn vào cuối tháng.
c Thủ tục mở tài khoản :
Chủ tài khoản điền đầy đủ các thông tin theo CMND và đăng ký mẫu chữ ký vào phiếu lưu tiết kiệm không kỳ hạn theo mẫu của ngân hàng.
d Các giao dịch trên tài khoản.
• Nộp tiền mặt :
- Nhận sổ tiết kiệm và ghi nhận số tiền khách hàng muốn nộp ( nếu khách hàng không mang theo sổ thì vẫn thực hiện giao dịch nhưng sẽ cập nhật bổ sung lần sau khi khách hàng xuất trình sổ ).
- Kiểm tra số tiền khách hàng nộp.
- GDV lập, in và ký tên vào giấy nộp tiền.
- In giao dịch phát sinh vào sổ tiết kiệm và phiếu lưu - Hướng dẫn khách hàng ký tên vào giấy nộp tiền.
- Chuyển trưởng bộ phận dịch khách hàng vụ xem xét , ký tên ,đóng dấu - Hoàn trả sổ cho khách hàng.
• Rút tiền
Khi rút tiền :
− Yêu cầu khách hàng xuất trình sổ tiết kiệm không kỳ hạn, giấy tờ tùy thân ( Chứng minh nhân dân )
− Từ chối giao dịch nếu toàn bộ số dư trên tài khoản bị phong tỏa hay có liên kết với tài khoản thẻ.
− Tính toán và báo cho khách hàng biết số tiền lãi, hay tổng số tiền khách hàng nhận được.
− Lập , in và ký tên vào giấy lĩnh tiền − In giao dịch phát sinh vào sổ và phiếu lưu.
Trang 12− Yêu cầu khách hàng ký tên vào phiếu lĩnh tiền − Đối chiếu với chữ ký mẫu đã đăng ký.
+ Nếu sai thì yêu cầu khách hàng ký lại cho đúng
+ Nếu đúng thì chuyển toàn bộ giấy tờ cho trưởng bộ phận dịch vụ khách hàng ký kiểm soát.
− Chuyển xuống phòng ngân quỹ nhận tiền • Nhận chuyển khoản
Khi nhận được báo có chuyển từ ngân hàng khác chuyển đến :
− Kế toán viên xem xét tên người thụ hưởng , số tài khoản của người thụ hưởng trên báo có phải khớp đúng.
+ Nếu sai lập thư tra soát yêu cầu đơn vị chuyển tiền điều chỉnh, hoàn trả báo có hoăc gọi điện thoại yêu cầu khách hàng lập “giấy cam kết” hoặc yêu cầu khách hàng thông báo cho người chuyển đến NH chuyển điều chỉnh lệnh.
+ Nếu đúng thì tiến hành lập chứng từ.
− Lập, in và ký tên vào phiếu chuyển khoản Đối với các báo có là in ra từ phân hệ chuyển tiền ( điện đến ) GDV có thể hạch toán trực tiếp mà không cần phải lập và in phiếu chuyển khoản.
− In giao dịch phát sinh vào phiếu lưu.
− Chuyển toàn bộ chứng từ cho trưởng bộ phận dịch vụ khách hàng ký kiểm soát − Chuyển trả chứng từ cho khách hàng.
Nếu tài khoản tiền gởi thanh toán của khách hàng là VNĐ mà số tiền chuyển đến cho khách hàng là ngoại tệ ( có thể là tiền ngoại tệ từ người nước ngoài chuyển đến ) thì kế toán sẽ chuyển thành VNĐ tương ứng theo tỷ giá tại thời điểm quy đổi và báo có vào tài khoản VNĐ của khách hàng.
• Tiện ích
− Khách hàng có thể gửi vào, rút ra bất cứ lúc nào trong hệ thống ngân hàng
Trang 13− Đảm bảo mở thẻ tín dụng, bão lãnh thanh toán , xác nhận khả năng tài chính , thanh toán chi phí khi đi du lịch và học tập ở nước ngoài … bằng sổ tiết kiệm.
− Thông qua sổ tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể sử dụng thẻ thanh toán – Sacombank card để rút tiền ở máy tự động ATM 24/24 và thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ.
− Khách hàng còn có thể kiểm tra số dư và các giao dịch trên tài khoản miễn phí kho đăng ký sử dụng dịch vụ Phone-banking…
2.1.1.3 Tài khoản tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn ( sổ tiết kiệm có kỳ hạn ).
Tài khoản tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tài khoản được sử dụng với mục đích chủ yếu là hưởng lãi căn cứ vào thời hạn chọn khi gửi.
− Đối với tiết kiệm bằng USD, EUR chỉ áp dụng hình thức trả lãi cuối kỳ − Đối với người nước ngoài thì chỉ gởi tiết kiệm định kỳ bằng đồng VN.
c Thủ tục mở tài khoản
− Chủ tài khỏan điền đầy đủ thông tin theo chứng minh nhân dân và đăng ký mẫu chữ ký vào phiếu lưu tiết kiệm có kỳ hạn theo mẫu của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
d Các giao dịch trên tài khoản.
• Nộp tiền mặt
Khi khách hàng có nhu cầu gởi tiền tiết kiệm không kỳ hạn :
− Phỏng vấn khách hàng gửi loại hình tiết kiệm nào? Loại tiền gởi ? Số tiền gởi ? Kỳ hạn gởi ? Phương thức lãnh lãi.
Trang 14− Hướng dẫn, giải thích cho khách hàng biết các quy chế , quy định và các điều kiện liên quan đến việc mở và sử dụng tài khoản như : Thủ tục mở, số dư tối thiểu, quy định ủy quyền, thụ hưởng, người giám hộ, đồng sở hữu…
− Yêu cầu khách hàng xuất trình CMDN.
− Kiểm tra trong hệ thống xem khách hàng đã có mã khách hàng chưa? Nếu chưa có thì nhập thông tin cá nhân trên chứng minh nhân dân vào hệ thống để đăng ký mới mã khách hàng.
− Với mã khách hàng đã có , GDV chọn loại hình gởi tiền phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
− Chương trình tự động cung cấp số tài khoản.
− Căn cứ số tiền trên bảng kê hay số tiền thực nhận, GDV tiến hành lập, in và ký tên lập phiếu nộp tiền.
− In mới sổ tiết kiệm và phiếu lưu.
− Hướng dẫn khách hàng ký tên trên phiếu nộp tiền.
− Chuyển xuống cho trưởng bộ phận dịch vụ khách hàng ký kiểm soát.
− GDV ký tên đóng dấu đơn vị, giao sổ tiết kiệm cùng giấy tờ tùy thân cho khách hàng đông thời chuyển phiếu nộp tiền cho thủ quỹ.
• Rút tiền mặt , tất toán sổ tiết kiệm
Khi đáo hạn hoăc tất toán trước hạn , khách hàng đến rút tiền phải mang theo chứng minh nhân dân, hộ chiếu… và sổ tiết kiệm
− Tính lãi suất cho khách hàng :
+ Nếu khách hàng rút đúng hạn thì lãi suất được tính theo mức lãi suất ghi trong sổ + Nếu khách hàng rút trước hạn thì lãi suất được tính là lãi suất không kỳ hạn − In giấy lĩnh tiền.
Khi sổ tiết kiệm đến hạn mà khách hàng khách hàng chưa đến nhận thì đương nhiên được tái tục thêm một kỳ hạn tương ứng với kỳ hạn đã gửi :