1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK.doc

27 5,6K 66
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 264,5 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK

Trang 1

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK

CHI NHÁNH HƯNG ĐẠO

PGD NGUYỄN TRI

PHƯƠNG

Trang 2

2.1 Chính sách tín dụng của Sacombank 16

2.2 Quy trình tín dụng 18

2.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank – Chi Nhánh Hưng Đạo- phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương 28

2.3.1 Tình hình huy động vốn: 28

2.3.2 Tình hình sử dụng vốn: 31

2.3.3 Tình hình nợ quá hạn: 39

Trang 3

2.1 Chính sách tín dụng của Sacombank.

Chính sách tín dụng của Sacombank ban hành theo quyết định số 258/ 2005/ QĐ – HĐQT ngày 14/ 07/ 2005 của hội đồng quản trị ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Chính sách tín dụng của NH là một văn bản do hội đồng quản trị ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NH

Chính sách tín dụng đề ra những nguyên tắc và chuẩn mực căn bản mà hoạt động cấp tín dụng được xuất phát từ đó và những nguyên tắc, chuẩn mực này phải được tuân thủ để có thể quản lý được rủi ro trong tầm chấp nhận được

Chính sách tín dụng này được áp dụng trong việc cấp tín dụng đối với

KH là tổ chức và cá nhân Việc cấp tín dụng đối với KH là tổ chức tín dụng có chính sách riêng

Trong chính sách tín dụng có quy định rõ các khoản mục:

- Điều kiện cấp tín dụng

- Những trường hợp không cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng hạn chế

- Chấm điểm – xếp hạng tín dụng

- Mục đích vay vốn – Thời hạn cho vay – Mức cho vay – Lãi suất

- Quyết định cấp tín dụng

- Quản lý danh mục cho vay

Trang 4

- Quyền và nghĩa vụ của KH và NH

- Các chính sách ưu đãi KH

Trong chính sách tín dụng của Sacombank còn quy định cụ thể tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo:

tín dụng tối đa

1 Số dư tài khoản tiền gởi tại NH, thẻ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá

do NH TMCP Sài Gòn Thương Tín phát hành

100% (1)

2 Tín phiếu, trái phiếu do Chính Phủ, Ngân Hàng Nhà Nước phát

hành

100%

3 Bộ chứng từ L/C xuất khẩu được NH chấp nhận 95%

4 Tín phiếu, trái phiếu do Chính quyền Tỉnh, Thành phố phát hành

được NH chấp nhận

90%

5 Số dư tiền gởi tại các tổ chức tín dụng khác được NH chấp nhận 90% (3)

7 Nguyên vật liệu bán thành phẩm, thành phẩm 80%

14 Trái phiếu, cổ phiếu của các công ty được NH chấp nhận (3)

Nguồn : Chính sách tín dụng ban hành theo quyết định số

258/2005/QĐ-HĐQT ngày 14/07/2005 của hội đồng quản trị NHTMCP cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

Ghi chú:

Trang 5

(2) : Khi cho vay sẽ thỏa thuận với KH về tỷ lệ cho vay và trường hợp giá thị trường của TSĐB xuống đến mức nào đó thì NH được tự động thanh lý để thu hồi nợ dù chưa đến hạn trả nợ.

(3) : Do Tổng Giám Đốc quy định trong từng thời kỳ sau khi được Hội Đồng Quản Trị chấp thuận

2.2 Quy trình tín dụng.

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của KH cho đến khi ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng Hầu hết các NH thương mại đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể, bao gồm nhiều bước thực hiện được sắp xếp theo một trình tự hợp lý có chọn lọc Việc thực hiện đúng quy trình tín dụng sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn cho vay và hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất

Quy trình tín dụng của Sacombank bao gồm các bước:

Bước 1: Tiếp xúc với khách hàng - Hướng dẫn KH lập hồ sơ – Nhận hồ sơ

Hoạt động tín dụng bao giờ cũng bắt đầu từ việc tiếp xúc khách hàng Đây là một công việc không kém phần quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của NH

Tiếp xúc với khách hàng:

Tất cả các KH ( cá nhân, công ty, doanh nghiệp…) khi có nhu cầu vay vốn phải đến giao dịch tại NH và được tiếp xúc trực tiếp với Trưởng phòng tín dụng hoặc cán bộ tín dụng

Khi tiếp xúc với KH cán bộ tín dụng yêu cầu KH cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến phương án vay vốn theo từng đối tượng KH

Trang 6

Hướng dẫn KH lập hồ sơ:

Sau khi CBTD tiếp xúc với KH thì CBTD của NH hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn theo quy định của NH Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay

Tùy theo quan hệ giữa KH và NH , loại hình tín dụng, qui mô tín dụng mà CBTD hướng dẫn KH lập hồ sơ với những thông tin, yêu cầu khác nhau

Nếu KH cá nhân: Hồ sơ xin vay bao gồm:

- Giấy đề nghị vay vốn

- Phương án vay vốn

- Các giấy tờ liên quan đến pháp lý như: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu thường trú hoặc KT3…

- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay như:

 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc quyết định giao đất, văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất

 Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, hợp đồng mua bán nhà

 Tờ khai nộp thuế: chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất,

 Lệ phí trước bạ cho chuyển dịch tài sản

 Sơ đồ vị trí, hiện trạng nhà đất

- Các giấy tờ liên quan khác( nếu cần thiết)

Nếu KH là doanh nghiệp:

Trang 7

Ngoài những yêu cầu trên, khi những DN đặt mối quan hệ lần đầu với

NH thì CBTD yêu cầu DN cung cấp:

- Các hồ sơ pháp lý liên quan đến việc thành lập và hoạt động của DN như:

 Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập DN

 Giấy phép đăng ký kinh doanh

 Giấy phép hoạt động

 Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặ thông báo mã số thuế

 Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, văn bản bổ nhiệm Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán

 Biên bản họp hội đồng thành viên

 Bản điều lệ hoạt động của DN và các giấy tờ khác có liên quan

- Bản cân đối tài khoản, hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN

- Các yêu cầu khác theo quy định của NH về việc cấp phát tín dụng

Bước 2: Xác minh tính xác thực của các thông tin mà khách hàng cung cấp

- Xác minh tình trạng kinh doanh thực tế của KH

- Xác minh tình trạng thực tế của bất động sản

- Định giá bất động sản

Trang 8

Bước 3: Thẩm định xét duyệt

Đây là bước quan trọng trong quy trình tín dụng Bước này ảnh hưởng đến việc sinh lợi nhuận hay xảy ra rủi ro của NH Vì vậy trong bước này đòi hỏi CBTD phải thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của KH thật kỹ cụ thể là về:

- Xem xét khả năng hoàn trả vốn gốc và lãi vay

- Phân tích tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

- Uy tín của KH

- Thẩm định tài sản đảm bảo – thế chấp

Bước 4: Lập tờ trình đề xuất về hồ sơ vay của KH trình lên Trưởng phòng tín dụng hoặc BGĐ đề ra quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng.

Trên cơ sở các tài liệu, dữ liệu đã có, CBTD lập “ Tờ trình đề xuất” trình lên cấp tên xét duyệt

Trong tờ trình đề xuất bao gồm các nội dung như sau:

 Giới thiệu về KH vay

 Số tiền – Mục đích – Thời hạn xin vay

 Mục đích sử dụng vốn

 Tình hình tài chính – Nguồn thu nhập và kế hoạch trả nợ

 Định giá tài sản thế chấp

 Nhận xét đánh giá và đề nghị

Tuỳ theo qui mô vốn vay lớn hay nhỏ mà quyền phán quyết tín dụng được trao về ai _ một hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách Hội

Trang 9

đồng tín dụng bao gồm những người có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong NH , thường phán quyết những hồ sơ vay vốn có qui mô lớn trong khi quyền phán quyết các hồ sơ vay có qui mô nhỏ thường được giao cho cá nhân phụ trách.

 Nếu món vay vượt quá hạn mức phán quyết cho vay đối với một KH của PGD thì trình lên hội đồng tín dụng chi nhánh xét duyệt

 Nếu món vay vượt quá phán quyết của hội đồng tín dụng chi nhánh thì lập tờ trình gởi lên hội đồng tín dụng cấp trên( kèm theo bản sao bộ hồ sơ tín dụng và biên bản cuộc họp ban tín dụng) xét duyệt

Sau khi xem xét hồ sơ vay và tờ trình đề xuất của CBTD mà người có quyền quyết định hồ sơ đó sẽ ra quyết định tín dụng là chấp thuận hay từ chối cho vay Nếu chấp thuận cho vay thì CBTD sẽ hướng dẫn KH ký kết hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo

Bước 5: Ký hợp đồng tín dụng và Tiến hành thủ tục công chứng

Sau khi hội đồng tín dụng hoặc ban tín dụng quyết định cho vay, thì CBTD cần tiếp tục thực hiện các công việc sau:

- Lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện việc chứng nhận hợp đồng theo đúng quy chế thế chấp, cầm cố tài sản ( 4 bản)

- Thu bản gốc và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp có công chứng

- Hoàn tất thủ tục cầm cố và nhận tài sản cầm cố

- Hướng dẫn KH ký tên lên các giấy tờ có liên quan

- Lập hợp đồng tín dụng và khế ước vay (3 bản)

- Trình hồ sơ lên trưởng phòng tín dụng xem lại trước khi giải ngân

Trang 10

Bước 6: Đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp với chính quyền địa phương theo dõi tài sản thế chấp trước khi giải ngân.

 Nếu bất động sản thế chấp có giấy chứng nhận quyền sở hữu do UBND Quận cấp thì về Quận đăng ký giao dịch đảm bảo

 Nếu bất động sản thế chấp có giấy chứng nhận quyền sở hữu do thành phố cấp thì đang ký giao dịch đảm bảo ở Sở Tài Nguyên – Môi Trường

Bước 7: Giải ngân

Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký, cán bộ tín dụng lưu lại một bản hợp đồng để theo dõi, một bản giao cho KH và chuyển cho bộ phận giao dịch ngân quỹ 2 bản hợp đồng tín dụng Bên cạnh đó phòng tín dụng giao hồ sơ, hiện vật thế chấp cho phòng ngân quỹ có sự chứng kiến kiểm tra giao nhận hồ sơ và lập phiếu nhập ngoại bảng của bộ phận kế toán

Giao dịch tín dụng tiến hành thủ tục giải ngân: Lập phiếu lĩnh tiền cho

KH ( tên người nhận tiền phải khớp với người vay tiền) Phòng ngân quỹ có trách nhiệm phát tiền vay cho KH

Bước 8: Thu nợ – thu lãi vay theo đúng định kỳ

Trước khi đến hạn thu nợ CBTD cần làm việc với KH: nhắc nhở KH

trả nợ vay và vốn gốc đúng hạn

Nhân viên giao dịch tính lãi phát sinh, lập phiếu thu lãi và thu lãi cộng với vốn gốc ( tuỳ theo phương thức trả nợ vay)

Nếu KH trả bớt vốn thì nợ phát sinh cho những ngày tháng tiếp sau sẽ được tính trên số vốn vay còn lại

Trang 11

Trường hợp đơn vị, KH gặp khó khăn và xin gia hạn nợ thì CBTD tìm hiểu nguyên nhân, căn cứ vào tình hình luân chuyển vốn của KH và thể lệ tín dụng lập tờ trình để Giám Đốc xét duyệt và gia hạn nợ cho KH.

Bước 9: Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tình hình hoạt động kinh doanh của KH để lập “báo cáo kiểm tra sau khi cho vay” _ Giám sát tín dụng

Sau khi đã giải ngân cho KH, CBTD phải thực hiện công tác kiểm tra sau khi cho vay_ giám sát

Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.Việc này được thực hiện như sau:

 Kiểm tra thường xuyên việc KH sử dụng tiền vay có đúng mục đích không và theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình công nợ của KH

 Ghi sổ theo dõi cho vay, thu nợ, nhắc nhở KH trả lãi vay và vốn gốc đúng hạn

Sacombank thực hiện việc kiểm tra tín dụng đối với từng loại hình tín dụng cụ thể như sau:

Đối với loại hình cho vay phục vụ đời sống thì việc kiểm tra sau khi cho vay được tiến hành thực hiện:

Kiểm tra lần đầu: Tùy theo mục đích sử dụng khoản tiền giải ngân,

phương thức giải ngân, các đơn vị trực thuộc xác định thời điểm kiểm tra phù hợp, nhưng phải thực hiện trong vòng 2 tháng kể từ ngày giải ngân

Trang 12

Kiểm tra định kỳ: Tùy theo tình hình hoàn trả vốn gốc và lãi vay,

mức độ rủi ro, các đơn vị trực thuộc xác định các kỳ kiểm tra phù hợp nhưng phải thực hiện tối thiểu 3 tháng một lần Trường hợp KH có các khoản vay đã cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc có nợ quá hạn phải thực hiện kiểm tra hàng tháng

Đối với loại hình cho vay phục vụ đời sống thì việc kiểm tra sau khi cho vay được tiến hành thực hiện:

Kiểm tra lần đầu: Tùy theo mục đích sử dụng khoản tiền giải ngân,

phương thức giải ngân, các đơn vị trực thuộc xác định thời điểm kiểm tra phù hợp, nhưng phải thực hiện trong vòng 2 tháng kể từ ngày giải ngân Trường hợp khoản vay được giải ngân bằng tiền mặt phải thực hiện kiểm tra trong vòng 1 tháng kể từ ngày giải ngân

Kiểm tra định kỳ: Tùy theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, tình hình

hoàn trả nợ và mức độ rủi ro, các đơn vị trực thuộc xác định các kỳ kiểm tra phù hợp nhưng phải thực hiện tối thiểu 2 tháng một lần Trường hợp KH có các khoản vay đã cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc có nợ quá hạn phải thực hiện kiểm tra hàng tháng

Bước 10: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Sau khi KH trả đủ vốn và lãi cho NH kế toán cho vay báo cáo với Trưởng phòng tín dụng, nhân viên phụ trách hồ sơ hoàn tất hồ sơ vay và trình Giám đốc duyệt để giải chấp cho KH Trong trường hợp KH có nhu cầu vay lại thì vẫn giữ nguyên toàn bộ hồ sơ tài sản thế chấp và làm lại giấy tờ cần thiết khác

Trang 13

Bước 11: Giải chấp các tài sản đảm bảo cho KH - Lưu trữ hồ sơ tín dụng

Giải chấp các tài sản đảm bảo cho KH

Đối với tài sản thế chấp:

CBTD lập tờ trình giải chấp và văn bản gởi phòng công chứng nhà nước, cơ quan đăng ký tài sản thế chấp, đề nghị giải chấp tài sản và NH trả toàn bộ giấy tờ sở hữu tài sản cho KH

Gởi thông báo giải chấp đến chính quyền địa phương để chấm dứt việc theo dõi tài sản của KH

Đối với tài sản cầm cố:

CBTD lập tời trình giải chấp thông qua trưởng phòng tín dụng để làm căn cứ xuất tài sản cầm cố

Lưu trữ hồ sơ tín dụng:

Khi các khoản vay được KH trả hoàn tất, cán bộ tín dụng đối chiếu với kế toán để ghi rõ trên hợp đồng và khế ước vay là “TẤT TOÁN” Để cuối năm lập bảng liệt kê các hồ sơ tín dụng đã hoàn tất gởi vào kho lưu trữ của NH

Trang 14

Toàn bộ các bước của quy trình tín dụng có thể mô tả qua hình vẽ sau:

TIẾP XÚC KHÁCH HÀNGHƯỚNG DẪN KH LẬP HỒ SƠ

NHẬN HỒ SƠ

NGHIÊN CỨU HỒ SƠ XIN VAY

Xác minh tính xác thực của các thông tin KH cung cấp

THẨM ĐỊNH XÉT DUYỆT HỒ SƠLẬP TỜ TRÌNH ĐỀ XUẤT

KÝ KẾT HĐ TÍN DỤNG

TIẾN HÀNH THỦ TỤC CÔNG CHỨNG &

ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH ĐẢM BẢO

GIẢI NGÂN

THU NỢ: vốn vay và lãi

GIÁM SÁT TÍN DỤNG

THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Mặc nhiên

GIẢI CHẤP TÀI SẢN ĐẢM BẢO

LƯU TRỮ HỒ SƠ

TỪ CHỐI

CHẤP THUẬN

Lý do từ chối

Đầy đủ và đúng

Không đủ và đúng hạn

Đôn đốc KH trả nợ

Không có khả năng trả

Xử lý : đưa ra toà, cơ quan có thẩm quyền

THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Trang 15

2.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Nh Sacombank – Chi Nhánh Hưng Đạo- phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương

2.3.1 Tình hình huy động vốn:

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của PGD

Năm

Loại tiền huy động

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

So sánh 2005/2004

So sánh 2006/2005

72

1920 1540

940

1450

1620 1310

VNĐ ( tỷ đồng) VÀNG ( lượng) USD (ngàn)

Chú thích: Năm huy động

Năm 1 là năm 2004

Trang 16

Năm 2 là năm 2005

Năm 3 là năm 2006

Qua biểu đồ trên ta thấy :

Vàng và VND huy động qua các năm đều tăng năm sau cao hơn năm trước

Riêng vàng mức độ huy động qua các năm tăng rất mạnh, là do trong thời gian qua tính hình biến động giá cả của vàng trên thị trường theo chiều hướng giá tăng, cho nên đa số KH họ chủ động mang vàng đến NH để gởi, vì đến hạn thanh toán thì thanh toán theo tỷ giá hiện hành, mà giá có chiều hướng tăng cho nên KH cảm thấy yên tâm khi gởi vàng vào NH mặc dù mức lãi suất hàng năm đối với vàng rất thấp

Lại còn có tình trạng là KH mang vàng đến gởi NH, rồi dùng chính số vàng đó làm tài sản đảm bảo để vay lại VNĐ, cho nên vàng tăng qua các năm Cụ thể: năm 2005 mức huy động vàng đạt 1540 lượng tăng 63.8% tương ứng tăng 600 lượng Đến năm 2006 con số này vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm lại chỉ tăng 24,7% tương ứng tăng 380 lượng so với năm 2005

Chỉ riêng có USD là giảm vào năm 2006 so với năm 2005, nhưng chỉ giảm nhẹ ở con số 10.5% tương ứng giảm 170 ngàn đô

Ta quy đổi Vàng và USD huy động sang VND để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn của PGD

Ngày đăng: 19/09/2012, 15:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Toàn bộ các bước của quy trình tín dụng có thể mô tả qua hình vẽ sau: - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
o àn bộ các bước của quy trình tín dụng có thể mô tả qua hình vẽ sau: (Trang 14)
2.3.1 Tình hình huy động vốn: - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
2.3.1 Tình hình huy động vốn: (Trang 15)
2.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Nh Sacombank – Chi Nhánh Hưng Đạo- phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
2.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Nh Sacombank – Chi Nhánh Hưng Đạo- phòng giao dịch Nguyễn Tri Phương (Trang 15)
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của PGD - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của PGD (Trang 15)
2004 2005 2006 N a êm  h u y  đ o än g - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
2004 2005 2006 N a êm h u y đ o än g (Trang 17)
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn quy đổi vốn ra VNĐ. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn quy đổi vốn ra VNĐ (Trang 17)
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn quy đổi vốn ra VNĐ. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn quy đổi vốn ra VNĐ (Trang 17)
2.3.2 Tình hình sử dụng vốn: - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
2.3.2 Tình hình sử dụng vốn: (Trang 18)
Bảng 2.3:Tình hình cho vay cùa PGD Nguyễn Tri Phương - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.3 Tình hình cho vay cùa PGD Nguyễn Tri Phương (Trang 18)
Nguồn: báo cáo tổng tình hình sử dụng cho vay qua các năm của PGD Nguyễn Tri Phương - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
gu ồn: báo cáo tổng tình hình sử dụng cho vay qua các năm của PGD Nguyễn Tri Phương (Trang 20)
Bảng 2.4 Tình hình cho vay của PGD bằng VNĐ - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.4 Tình hình cho vay của PGD bằng VNĐ (Trang 20)
Bảng 2.4 Tình hình cho vay của PGD bằng VNĐ - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.4 Tình hình cho vay của PGD bằng VNĐ (Trang 20)
Số liệu của bảng 2.4 cho ta thấy năm 2005, PGD đạt dư nợ cho vay là 28  tỷ đồng tăng 4 tỷ đồng tương đương tăng 16.7% so với năm 2004 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
li ệu của bảng 2.4 cho ta thấy năm 2005, PGD đạt dư nợ cho vay là 28 tỷ đồng tăng 4 tỷ đồng tương đương tăng 16.7% so với năm 2004 (Trang 21)
Bảng 2.5: Tỷ trọng cho vay bằng VNĐ - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.5 Tỷ trọng cho vay bằng VNĐ (Trang 21)
Bảng 2.6: Tình hình cho vay Vàng của NH-PGD Nguyễn Tri Phương. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.6 Tình hình cho vay Vàng của NH-PGD Nguyễn Tri Phương (Trang 23)
Bảng 2.6: Tình hình cho vay Vàng của NH-PGD Nguyễn Tri Phương. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.6 Tình hình cho vay Vàng của NH-PGD Nguyễn Tri Phương (Trang 23)
Bảng 2.7: Bảng tỷ trọng vàng cho vay - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.7 Bảng tỷ trọng vàng cho vay (Trang 24)
Bảng 2.7: Bảng tỷ trọng vàng cho vay - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.7 Bảng tỷ trọng vàng cho vay (Trang 24)
Nguồn: Phân tích từ bảng 2.6 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
gu ồn: Phân tích từ bảng 2.6 (Trang 25)
2.3.3 Tình hình nợ quá hạn: - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
2.3.3 Tình hình nợ quá hạn: (Trang 26)
Bảng 2.8 tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay. - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI  SACOMBANK.doc
Bảng 2.8 tình hình nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay (Trang 26)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w