1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thành Phố Huế

129 4,3K 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Nghiên Cứu Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thành Phố Huế

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Ngày nay với tốc độ phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, công nghệ thông

tin và thương mại điện tử đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nóichung và hoạt động kinh tế nói riêng Nhờ sức mạnh của thông tin số hóa mà mọihoạt động thương mại truyền thống ngày nay đã được tiến hành trực tuyến giúpcác bên tham gia vào hoạt động này tiết kiệm được chi phí, thời gian, tăng hiệusuất và nâng cao năng lực cạnh tranh Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạtđộng kinh tế đem lại những lợi ích to lớn cho toàn xã hội Đối với các doanhnghiệp, công nghệ thông tin đã và đang thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng phươngthức tiến hành hoạt động kinh doanh, thay đổi cơ bản các chiến lược kinh doanh,thay đổi cách mà công ty giao dịch với công ty khác, với KH và trong nội bộ côngty

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranhtrên thương trường thì phải nhanh chóng nắm bắt các thông tin liên quan đến lĩnhvực kinh doanh của doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệpmình đến với mọi người tiêu dùng Thương mại điện tử chính là một công cụ hiệnđại sử dụng mạng Internet giúp cho các doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thịtrường thế giới, thu nhập các thông tin quản trị nhanh hơn, nhiều hơn, chính xáchơn Với Thương mại điện tử, các doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm các cơ hộikinh doanh mới, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới đến với đông đảongười tiêu dùng ở mọi nơi trên thế giới-những nơi có thể kết nối Internet….Thương mại điện tử ngày càng trở nên cần thiết do nhu cầu kinh doanh, giao dịchthông qua mạng ngày càng tăng lên

Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thếgiới, vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việtnam là phải sẵn sàng thích ứng với môi trường kinh doanh mới để nâng cao khảnăng cạnh tranh dựa trên cơ sở của nền kinh tế số hóa mà bước đi đầu tiên là phảiứng dụng Thương mại điện tử vào trong chính quá trình sản xuất kinh doanh củamình

Trang 2

Hiện nay, tại Thừa Thiên – Huế việc ứng dụng thương mại điện tử trong kinhdoanh vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp cũng nhưđối với người tiêu dùng Theo báo cáo mới nhất của sở Công thương tỉnh ThừaThiên - Huế hiện trên địa bàn tỉnh có trên 3000 doanh nghiệp, trong đó số lượngdoanh nghiệp có kết nối Internet thường xuyên khoảng 90% và có khoảng 10-12%doanh nghiệp có website riêng, mới chỉ có khoảng 0,2- 0,5% doanh nghiệp cungcấp dịch vụ mua bán trực tuyến như: www.thitruonghue.com ,www.nonbaitho.infor, ngân hàng Đông Á, Techcombank, Lý do là phần đadoanh nghiệp tại Thừa Thiên - Huế có quy mô vừa và nhỏ, nhận thức doanhnghiệp về thương mại điện tử còn hạn chế nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật,nguồn nhân lực phục vụ cho việc ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh,sản xuất chưa được quan tâm đúng mức Kết quả này phản ánh điều gì trong điềukiện môi trường kinh doanh như hiện nay? Trong khi mục tiêu của đề án pháttriển Thương mại điện tử Thừa Thiên – Huế giai đoạn 2011- 2015, đảm bảo 60%doanh nghiệp tiến hành giao dịch Thương mại điện tử loại hình “doanh nghiệpvới người tiêu dùng” hoặc “doanh nghiệp với doanh nghiệp” Thêm vào đó, 100%cán bộ quản lí doanh nghiệp biết đến lợi ích Thương mại điện tử Từ thực tế đó

nhóm nghiên cứu chọn đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Huế” nhằm tìm hiểu thực trạng ứng

dụng TMĐT tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Huế, qua đó tìm ra nhữnggiải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Huế ứng dụng hiệu quả thươngmại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

Do giới hạn về nguồn lực cũng như thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trungnghiên cứu ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Huế- Nơitập trung phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh TT Huế

2 Mục tiêu nghiên cứu

+ Nghiên cứu thực trạng ứng dụng Thương mại điện tử trong các Doanhnghiệp vừa và nhỏ tại TP Huế

+ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng Thương mại điện

tử trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Huế

Trang 3

+ Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng Thương mại điện

tử trong doanh nghiệp để thấy được sự cần thiết của việc ứng dụng thương mạiđiện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Huế

+ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng và phát triểnThương mại điện tử trong các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Huế

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phốHuế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận vàthực tiễn về ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp vừa và nhỏtại thành phố Huế

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏtại thành phố Huế

- Phạm vi về thời gian: Nhóm tiến hành nghiên cứu tài liệu, thu thập dữ liệu;phát, thu bảng hỏi và phân tích từ tuần 1 của tháng 11 năm 2010 đến tuần 2của tháng 12 năm 2011

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Thiết kế nghiên cứu

4.1.1 Quy trình nghiên cứu:

Cuộc nghiên cứu được tiến hành trong 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu thăm dò các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cuộc phỏng vấn thí điểm sơ bộ được tiến hành tại 8 doanh nghiệp vừa vànhỏ kết hợp thăm dò ý kiến đánh giá của chuyên viên CNTT của sở công thương

để có cái nhìn tổng quan về việc ứng dụng TMĐT trong các DNVVN tại TP Huếvới mục đích hỗ trợ đưa ra mô hình nghiên cứu và cung cấp dữ liệu để phát triểncông cụ điều tra Kết quả của cuộc phỏng vấn và điều tra này dựa trên một cơ sởtài liệu của các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan Cuộc phỏngvấn thí điểm được tiến hành vào tháng 8 năm 2011

Trang 4

 Đánh giá của Sở Công Thương về tình hình ứng dụng TMĐT tại Huế

Theo đánh giá của chuyên viên CNTT của Sở Công Thương thì thông qua cácchương trình hỗ trợ của tỉnh kết hợp với các sở như: Tổ chức các chương trìnhhội thảo nhằm tuyên truyền phổ biến, mở lớp đào tạo tập huấn những kiến thức

cơ bản về TMĐT và các chương trình phát triển công nghệ hỗ trợ doanhnghiệp ứng dụng TMĐT đã giúp cho các doanh nghiệp thấy được lợi ích doTMĐT mang lại và đã đưa các ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinhdoanh

Hiện nay, theo điều tra của Sở công Thương: Số lượng doanh nghiệp kếtnối Internet thường xuyên khoảng 90%, có khoảng 10%- 12% doanh nghiệp cówebsite riêng và có khoảng 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Huế đã sửdụng email để giao dịch kinh doanh Theo đánh giá của Sở thì Các doanhnghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như du lịch, thương mại- dịch vụ, thìviệc ứng dụng TMĐT được quan tâm và phát triển mạnh

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố còn e ngại trongviệc ứng dụng do 1 số lí do: thói quen thương mại truyền thống của người dânhuế, thiếu nguồn nhân lực IT trong doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế diễn ratại thành phố chưa tấp nập và cuối cùng do các chương trình hỗ trợ doanhnghiệp ứng dụng TMĐT chưa thật sự thu hút

 Mức độ ứng dụng TMĐT của các DN được phỏng vấn

Tập trung vào nhận thức của nhà quản lý về TMDT, tìm hiểu thực trạngứng dụng TMĐT trong các DNVVN tại TP Huế và những nhân tố tác động đếnviệc ứng dụng TMĐT như: sự sẵn sàng của tổ chức, các nhân tố rào cản và hỗ trợứng dụng là nội dung chính trong cuộc phỏng vấn trực tiếp này Những ngườiđược phỏng vấn được hỏi cùng 1 bộ câu hỏi mở do người phỏng vấn đưa ra khiđiều tra Quá trình phỏng vấn được ghi chép cẩn thận và được sao chép lại để phântích

Trong số 8 doanh nghiệp được phỏng vấn có 3 doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực dịch vụ, 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và 3doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại

Trang 5

Vấn đề nhận thức đối với TMĐT: Cả 8 doanh nghiệp đều cho rằng TMDT

là quá trình mua, bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ thông tin qua mạng máy tính, gồmmạng internet, nhưng họ cho rằng phương tiện điện tử trong thương mại điện tửchỉ là máy tính, mạng internet với các ứng dụng emai, web Họ không biết đếnđiện thoại, tivi, máy fax cũng là phương tiện ứng dụng TMDT

Qua thăm dò về mức độ ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp, chúng tôinhận thấy phương tiện điện tử doanh nghiệp sử dụng chủ yếu để giao dịch quamạng là email, điện thoại Trong 8 doanh nghiệp điều tra có 4 doanh nghiệp đãthiết lập web với mục đích chủ yếu là giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩmdịch vụ và cung cấp thông tin về các chương trình khuyến mãi, giảm giá tới doanhnghiệp và KH Tần suất cấp nhật web của cán bộ quản lí/ cán bộ chuyên tráchTMĐT của các doanh nghiệp này chưa thường xuyên Có 4 doanh nghiệp chỉdừng lại ở giao dịch qua điện thoại tuy nhiên họ không biết rằng họ đang ứng dụngTMĐT để tiến hành hoạt động kinh doanh Vì vậy trong 8 doanh nghiệp được điềutra chỉ có 4 doanh nghiệp nhận thức được họ đang ứng dụng TMĐT còn 4 doanhnghiệp chưa nhận thức được điều này

Vấn đề về bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân được đánh giá là không quantrọng đối với 4 doanh nghiệp nhận thức họ đang ứng dụng TMĐT Họ cho rằngmôi trường kinh doanh hiện đang rất lành mạnh, chưa có những sự cố đáng kể xảy

ra liên quan đến an ninh, vì vậy chính sách bảo mật còn rất sơ sài mới chỉ dùngpassword và phần mềm diệt virut được cung cấp miễn phí

Cả 4 doanh nghiệp ứng dụng TMĐT đều có cán bộ chuyên trách về TMĐT,các cán bộ này chủ yếu doanh nghiệp thuê người có trình độ từ bên ngoài về sửdụng và chỉ có 1 doanh nghiệp trong số 4 doanh nghiệp được hỏi tiến hành đào tạolại Hầu hết các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT được hỏi đều có phần mềm quản líthông tin bằng hệ thông máy tính, cơ bản nhất là phần mềm soạn thảo văn bản, sau

đó là phần mềm quản lí nhân sự, phần mềm kế toán tài chính

Các doanh nghiệp được hỏi đều đã cho phép đặt hàng và nhận đơn đặt hàngqua mạng với phương tiện chủ yếu được sử dụng là điện thoại, email mới chỉ có

Trang 6

khách sạn nhận đặt phòng qua web Phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng

là chuyển khoản và phương thức truyền thống

 Đánh giá lợi ích và trở ngại ứng dụng TMĐT

Khi được hỏi về trở ngại trong việc ứng dụng TMĐT, đa số người trả lờicho rằng: đường truyền Internet chậm, không ổn định; nhận thức của người dân ,thiếu nguồn nhân lực có kiến thức và kinh nghiệm về TMĐT, môi trường xã hội

và tập quán kinh doanh là những trở ngại trong việc ứng dụng TMĐT trong đóthói quen mua sắm truyền thống của người dân, thiếu nguồn nhân lực có kiến thức

và kinh nghiệm về TMĐT được đánh giá là những trở ngại lớn nhất

Tất cả các doanh nghiệp đều cho rằng lợi ích của việc ứng dụng TMĐTmang lại là giảm chi phí, tiết kiệm thời gian; mở rộng kênh tiếp xúc KH, xây dựnghình ảnh DN, tận dụng cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trong đó giảm chiphí, tiết kiệm thời gian được xem là những lợi ích hàng đầu của thương mại điện

tử mang lại cho doanh nghiệp Có 3 doanh nghiệp cho rằng TMĐT có lợi ích lớntrong việc tìm kiếm KH mới, 5 doanh nghiệp còn lại cho rằng TMĐT không giúp

họ nhiều trong vấn đề này vì KH chủ yếu của họ là KH ổn định hay những KHquen với mua bán truyền thống

Tất cả các doanh nghiệp đều cho rằng sản phẩm, dịch vụ có ảnh hưởng đếnviệc ứng dụng TMĐT, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là khác nhau, những sảnphẩm tiêu chuẩn hóa có thể được trực tiếp mua bán qua wedsite còn những mặthàng khác thì cần được xem xét trực tiếp mới có thể mua, bán được

Theo trả lời của những chủ doanh nghiệp được phỏng vấn thì các doanhnghiệp đều biết đến các chương trình hỗ trợ của Tỉnh kết hợp với các sở như: Tổchức các chương trình hội thảo nhằm tuyên truyền phổ biến, mở lớp đào tạo tậphuấn kiến thức cơ bản về TMDT và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp ứngdụng TMDT, các chương trình này nhằm nâng cao nhận thức của các chủ doanhnghiệp về TMĐT, giúp doanh nghiệp thấy được lợi ích do TMDT mang lại tuynhiên còn mang tính tổng quát chưa cụ thể cho từng doanh nghiệp, từng lĩnh vựcnên hiệu quả mang lại chưa cao

 Hiệu quả ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp

Trang 7

Các doanh nghiệp đều cho rằng sự đầu tư cho TMĐT là không lớn, chiếmmột tỷ lệ rất nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp, chi phí chủ yếu trong TMĐT làđầu tư máy tính ban đầu, chi phí internet và những phần mềm ứng dụng cơ bảnnhư phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm kế toán-tài chính.

Các doanh nghiệp chưa tách bạch được doanh thu từ kênh TMDT và kênhtruyền thống vì đa số doanh nghiệp có doanh thu chủ yếu từ phương tiện điệnthoại trong khi đó doanh nghiệp lại chưa biết điện thoại là một phương tiện củaTMĐT

Đa số họ thấy được doanh thu từ kênh TMĐT của doanh nghiệp có chiềuhướng tăng lên, có 3 trong 4 doanh nghiệp nhận thức họ đang ứng dụng TMĐTcho rằng doanh thu từ kênh này chiếm 90- 95% tổng doanh thu của doanh nghiệp,doanh nghiệp còn lại cho rằng doanh thu từ kênh TMĐT chiếm 15-20% tổngdoanh thu của doanh nghiệp

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Hình 1: Mô hình nghiên cứu ứng dụng TMĐT tại các DNVVN

Trang 8

Hiện nay, TMĐT có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong DN,đặt biệt là trong các DNVVN Để giảm thiểu rủi ro đầu tư cho TMĐT, các nhàquản lý cần biết mức độ sẵn sàng TMĐT tại tổ chức của họ Nhu cầu phải có mộtcông cụ đo lường sự sẵn sàng TMĐT cho doanh nghiệp Việt nam trở nên cần thiết.Thật vậy các nhà nghiên cứu trước đã đưa ra các yếu tố như sau: nguồn lực tàichính; nguồn lực về công nghệ ; nguồn nhân lực có trình độ CNTT cho TMĐT( Wong 2003, Janejira Sutanonpaiboon & Ann M.Pearson.) Theo nghiên cứu củaSeyal & Rahman (2003) đã cho thấy rằng trình độ, nhận thức của cán bộ quản lícũng như nhân viên là một yếu tố hết sức quan trọng, vì bất cứ là hình thức kinhdoanh gì thì yếu tố con người giữ vai trò quyết định Một đội ngũ cán bộ quản lí

có trình độ cũng như đội ngũ nhân viên hiểu biết về TMĐT thì mới có thể ứngdụng TMĐT được Cơ sở hạ tầng trong ứng dụng TMĐT (Schneider & Perry2001); hoạt động TMĐT phù hợp với văn hóa doanh nghiệp (JanejiraSutanonpaiboon & Ann M.Pearson) hoặc (Chieochan và cộng sự (2000)) Sự sẵnsàng của tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc ứng dụng TMĐT, có thể các DNvẫn chưa thật sự sẵn sàng để tạo ra thay đổi bởi văn hóa, công nghệ, tài chính Thực tế ở Việt Nam, một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp làviệc thiếu hụt lực lượng có tay nghề để đáp ứng nhu cầu của công nghệ cao vàthiếu vốn đầu tư để xây dựng hạ tầng công nghệ Mặt khác, chính các doanhnghiệp chưa chịu hoặc chưa có định hướng chiến lược về TMĐT cũng như chưabiết cách triển khai dự án TMĐT tại chính doanh nghiệp, chưa cung cấp cho nhânviên một sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệmới và TMĐT trong doanh nghiệp Các DN cần phải có một giải pháp đồng bộ về

hạ tầng cơ sở về công nghệ thông tin cũng như việc huấn luyện cho nhân viênnhững kiến thức về kinh doanh trên mạng để cho họ có thể làm việc trong môitrường kinh doanh TMĐT một cách tốt nhất

Nhận thức lợi ích

Nhận thức về lợi ích TMĐT mang lại một cách rõ ràng cũng là một yếu tố đểdoanh nghiệp ứng dụng TMĐT Mọi doanh nghiệp dù kinh doanh ngành nghề gì đinữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là lợi nhuận TMĐT mang lại khá nhiều lợi ích như :

Trang 9

tiết kiệm thời gian (McCloskey 2004) Với TMĐT thay vì phải đi đến tận nơi nhữngnơi bán sản phẩm để trực tiếp xem cũng như thực hiện mua bán thì giờ đây chỉ cầnngồi ở bất cứ nơi nào có máy tính với mạng internet người tiêu dùng có thể thỏa thíchlựa chọn trên các catalog điện tử thông minh và mặt hàng phong phú, họ có thể đặthàng qua trang web, điện thoại, email…nó giúp người tiêu dùng tiết kiệm một lượngthời gian rất lớn; giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí (McCloskey (2004)): dù doanhnghiệp kinh doanh hoàn toàn bằng không gian ảo trên mạng hay các doanh nghiệp cótrang web nhờ vào đó để đặt hàng, nhận hàng và các hoạt động giao dịch khác thìTMĐT cũng giúp doanh nghiệp đó tiết kiệm đượckhoản chi phí đáng kể như chi phíxây dựng cơ bản, chi phí in ấn….; TMĐT giúp doanh nghiệp tìm kiếm KH mới.Trong một nghiên cứu của McCloske (2004) đã cho thấy TMĐT làm cho quá trìnhgiao dịch dễ dàng hơn, đơn giản hơn Một nghiên cứu khác của Fichman, 2000;Harrison et al., (1997); Sharma and Gupta, (2003) cho thấy TMĐT làm cho KH dễdàng tìm kiếm thông tin và dễ đưa ra quyết định Với không gian không giới hạn, tất

cả mọi người dù trong nước hay ngoài nước nếu có nhu cầu về sản phẩm họ có thểtìm hiểu một cách dễ dàng, KH dù gần hay xa đều có thể là KH của doanh nghiệp khisản phẩm đó phù hợp vói nhu cầu ; TMĐT giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp.TMĐT có thể đưa doanh nghiệp đi khắp trong nước, đi ra thế giới, có cơ hội quảng

bá doanh nghiệp của mình vói KH cũng như nhà cung ứng, các đối thủ cạnh tranh.Điều này được phát hiện trong quá trình nghiên cứu thăm dò của nhóm nghiên cứu;

có thể cung cấp thông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mình (JanejiraSutanonpaiboon & Ann M.Pearson); và khi ứng dụng TMĐT, doanh thu cũng như lợinhuận do kênh này mang lại khá cao đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh vềthương mại dịch vụ

 Rào cản

Mặc dù hiện nay cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý cho TMĐT đã có những tínhiệu cùng với những tiềm năng tốt, tuy nhiên việc ứng dụng TMĐT tại các DN nóichung và DNVVN nói riêng cũng có phần chậm hơn so với nước phát triển Cácnghiên cứu về vấn đề TMĐT của DNVVN tại các nước đang phát triển chỉ ra cácvấn đề phải đối mặt hoàn toàn khác nhau (Corbitt et al, 1997; Huff & Yoong,

Trang 10

2000, OECD, 1998) Vấn đề như là: KH đã quen với tập quán mua bán truyềnthống, mặt đối mặt và KH mất lòng tin với những gì làm với các DN cá nhân &thông tin thẻ tín dụng (Anigan, 1999; Elkin, 2001), đây là rào cản văn hóa ngăncản việc ứng dụng TMĐT của các DN, cũng là vấn đề chung cho tất cả DN trên cảnước và DNVVN ở thành phố Huế nói riêng Khi so sánh hai nghiên cứu ởArgerntina và Ai Cập cùng cho thấy những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việcứng dụng TMĐT ở các nước đang phát triển đó là: nhận thức & giáo dục; cơ sở hạtầng viễn thông và chi phí ( El- Nawawy & IS mail,1999 ở Ai Cập và Schimid etal., 2001 ở Argentina) Nhận thức bao gồm nhận thức về lợi ích mang lại, về tiềmnăng của TMĐT cho DN… TMĐT chưa phù hợp với sản phẩm, dịch vụ; với cáchthức kinh doanh của DN; với KH và nhà cung cấp của DN ( Mahesha kaPurubandara & Robyn Lawson ) Một trong những yếu tố tác động đến việc ứng

dụng TMĐT là sức ép từ chính những KH và nhà cung cấp của DN (Ling (2001),

Rashid và Al-Qirim (2001), Tan và Teo (2000)) KH và nhà cung cấp có quyềnyêu cầu đối tác của mình ứng dụng TMĐT để giúp họ thuận tiện hơn trong việctìm kiếm thông tin, mua hàng và thanh toán Sau khi tìm hiểu và phân tích nhiềutài liệu liên quan cùng với nghiên cứu thăm dò chúng tôi cũng đưa ra các yếu tốkhác: nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu; hoạt động kinh tế tại Thành phố chưatấp nập và môi trường pháp lý về TMĐT chưa hoàn thiện Thông qua những yếu

tố trên rào cản có thể chia làm hai loại: Một là DNVVN có thể kiểm soát và có khảnăng thay đổi các yếu tố nội bộ trong tổ chức, ví dụ : thiếu nhận thức của nhânviên, của nhà quản lý, thiếu nguồn lực Hai là có những rào cản mà không thểđược giải quyết bởi DNVVN Họ không thể kiểm soát được và bắt buộc làm việctrong khó khăn, ví dụ: không đủ hạ tầng viễn thông Rào cản là một trong bốnyếu tố tác động mạnh mẽ đến ý định ứng dụng TMĐT của các DN Tuy nhiên ràocản còn tác động trực tiếp đến việc ứng dụng TMĐT Bởi vì khi DN có ý địnhnhưng nếu bản thân DN không thể vượt qua, không thể chấp nhận những rào cản

đó thì cũng không thể ứng dụng TMĐT Nói cách khác có nghĩa là DN có nhu cầu

sử dụng – nhu cầu tự nhiên nhưng nhu cầu đó không có khả năng thanh toán thì

Trang 11

nhu cầu chỉ là ham muốn không có thật Đó là lý do mà rào cản không chỉ tácđộng đến ý định mà còn tác động đến cả việc ứng dụng TMĐT của DN.

 Hỗ trợ

Mặc dù có rất rất nhiều tài liệu nói về rào cản để ứng dụng công nghệ thôngtin và TMĐT, nhưng không thể phủ nhận rằng vẫn có ít hoạt động hỗ trợ theo yêucầu của các DNVVN để vượt qua các rào cản đó Lawson et al (2003) cho thấynhững rào cản có thể được khắc phục với sự giúp đỡ của chính phủ và các hiệp hộingành công nghiệp để nâng cao nhận thức, đào tạo, tham gia trong quá trình phổbiến và làm việc với các chuyên gia tư vấn tốt Chính việc quá thận trọng trongviệc duy trì tính ổn định tại DN mà nhiều nhà lãnh đạo chưa có những quyết địnhxúc tiến việc ứng dụng TMĐT tại DN của mình Để giải quyết vấn đề này, chínhphủ cần phải có những chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ những hiểu biết

về TMĐT cũng như những vấn đề kiểm soát những sự thay đổi khi DN khi ứngdụng TMĐT Việc thiếu các kỹ năng kỹ thuật giữa nhà quản lý/ chủ sở hữu củacác DNVVN, đòi hỏi tư vấn và hỗ trợ bên ngoài ( Darch, 2002) Tại Sri Lanka mộtnghiên cứu về DNVVN thì họ cần được hỗ trợ cơ sở hạ tầng viễn thông tốt hơn,môi trường pháp lý thuận lợi hơn, các nhượng bộ thuế, tính sẵn có của công nghệ

và dịch vụ tại cơ sở ( SLBDC, 2002) Hỗ trợ cơ sở pháp lý, hệ thống khuyếnkhích đầu tư và phá vỡ thuế (Staff, 2002) Và hướng dẫn khắc phục những khókhăn trong quá trình thực hiện (Mahesha Kapurecbandara) Các DNVVN phụthuộc rất nặng nề về tư vấn và hỗ trợ bên ngoài Tuy nhiên việc hỗ trợ này dườngnhư vẫn còn ít Tới đây, lại một lần nữa cần phải khẳng định rằng hỗ trợ không chỉtác động đến ý định ứng dụng TMĐT mà còn trực tiếp tác động đến việc ứng dụngcủa DN Bên cạnh những rào cản không thể tránh được như trên nếu một DN nghĩrằng những hỗ trợ của bên trong hay bên ngoài DN hay những năng lực của DN

đủ để có thể vượt qua, có thể chấp nhận những rào cản đó thì điều tất nhiên là DN

sẽ tiến hành ứng dụng TMĐT

Giai đoạn 2 : Phác thảo bảng câu hỏi và tiến hành điều tra thử

Trang 12

Bảng câu hỏi là công cụ chính của cuộc nghiên cứu, được thiết kế dựa trên một cơ sởtài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan và cuộc nghiên cứu thăm dò tạidoanh nghiệp trên địa bàn được tiến hành trước đó.

Bảng câu hỏi gồm 5 phần: Phần A tập trung vào thu thập thông tin về doanh nghiệpđược phỏng vấn cụ thể: lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, KHchính của doanh nghiệp, quy mô ( vốn, lao động) của doanh nghiệp, loại hình kinhdoanh và doanh thu năm vừa qua của doanh nghiệp Phần B và Phần C tập trung tìmhiểu về mức độ sẵn sàng và mức độ ứng dụng TMĐT trong các DNVVN, Các câu hỏiđược sử dụng chủ yếu trong 2 phần này là câu hỏi nhiều lựa chọn Phần D tập trung tìmhiểu đánh giá của các doanh nghiệp về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐTbằng cách sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ rất không đồng ý đến rất đồng ý Phần

E tập trung tìm hiểu về hiểu quả ứng dụng TMĐT trong các doanh nghiệp này và cuốicùng là phần thu thập thông tin về đối tượng được phỏng vấn

Sau khi thiết kế xong bảng câu hỏi cuộc điều tra thử tại 10 doanh nghiệp được tiếnhành vào cuối tháng 9/2011 để kiểm tra tính dễ trả lời, tính logic của bảng câu hỏi và độtin cậy của thang đo sử dụng Nhóm đã tiến hành chỉnh sửa bảng câu hỏi và tiến hànhđiều tra chính thức từ 2/10 đến 10/11 năm 2011

Giai đoạn 3 : Điều tra chính thức

Phương pháp chọn mẫu: Trong 27 phường tại TP Huế nhóm tiến hành chọn ra 4

phường dựa vào tiêu chí: phường có quy mô rộng và tập trung nhiều doanh nghiệp Sau

đó tiến hành chọn mẫu thuận tiện doanh nghiệp trong phường đã chọn dựa trên tính dễtiếp cận của đối tượng điều tra Cụ thể: 4 phường được lựa chọn: phường Vĩnh Ninh: 16Doanh nghiệp, Phường Phước vĩnh: 10 Doanh nghiệp, Phường An cựu:12 doanhnghiệp và Phường Phú Hòa: 18 doanh nghiệp Tổng cộng có 56 doanh nghiệp được lựachọn và tiến hành phỏng vấn, thu về 56 bảng hỏi nhưng chỉ có 50 bảng hợp lệ và nhómtiến hành xử lí phân tích trên 50 bảng câu hỏi này

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được xử ký bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 Sau khi mãhóa và làm sạch dữ liệu sẽ tiếp tục được đưa vào để phân tích:

4.2.1Phân tích thống kê mô tả

Trang 13

Tiến hành phân tích thống kê mô tả cho từng biến định tính trong nhóm yếu tố:mức độ sẵn sàng cho TMĐT, mức độ ứng dụng TMĐT, hiệu quả ứng dụngTMĐT.

Xác định số lượng nhân tố

Số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số Eigenvalue, chỉ số này đại diệncho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố Theo tiêu chuẩn Kaiser,những nhân tố có chỉ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình (Garson,2003)

Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance explained criteria): tổng phương saitrích phải lớn hơn 50%

Độ giá trị hội tụ

Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và cácnhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.5 trong một nhân tố (Jun & ctg,2002)

Độ giá trị phân biệt

Để đạt được độ giá trị phân biệt, khác biệt giữa các factor loading phải lớn hơnhoặc bằng 0.3 (Jabnoun & ctg, 2003)

Phương pháp trích hệ số sử dụng thang đo: Mục đích kiểm định các thang đonhằm điều chỉnh để phục vụ cho việc chạy hồi quy mô hình tiếp theo nên phươngpháp trích yếu tố Principal Axis Factoring với phép quay Varimax sẽ được sử dụngcho phân tích EFA trong nghiên cứu vì phương pháp này sẽ giúp kiểm định hiệntượng đa cộng tuyến giữa các yếu tố của mô hình (nếu có)

4.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Trang 14

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha Hệ sốcronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến “ rác”, các hệ số tương quanbiến tổng (Corrected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽđược chọn khi hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên (hệ số Cronbach alpha bằng 0.6được ứng dụng trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đốivới người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu) (Nunnally & Burnstein 1994).

4.2.4 Điều chỉnh mô hình lý thuyết

Sau khi thực hiện xong phân tích nhân tố EFA và đánh giá độ tin cậy của thang

đo thì mô hình nghiên cứu có thể sẽ bị sai khác so với mô hình nghiên cứu ban đầu

đo đó cần phải hiệu chỉnh lại mô hình cho phù hợp với kết quả phân tích trước khitiến hành hồi quy đa biến

4.2.5 Các giả thuyết của mô hình hiệu chỉnh

Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định, bước tiếp theo sẽ tiếnhành chạy hồi quy tuyến tính và kiểm định với mức ý nghĩa 5% theo mô hình đãđược điều chỉnh

Kết quả của mô hình sẽ giúp ta xác định được chiều hướng, mức độ ảnhhưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng TMĐT trong các DNVVNtại TP Huế

4.2.6 Các kiểm định các giả thuyết của mô hình

Tiến hành kiểm tra phân phối chuẩn:

Dùng phép kiểm định Kolmogorov-Smirnov khi cỡ mẫu lớn hơn 50 hoặc phépkiểm Shapiro-Wilk khi cỡ mẫu nhỏ hơn 50 Được coi là có phân phối chuẩn khimức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn 0,05 Trong bài nghiên cứu này nhóm tiến hành kiểmđịnh Shapiro – Wilk để kiểm tra phân phối chuẩn

- Nếu biến đưa vào phân phối chuẩn: sử dụng kiểm định One-way Anova đểkiểm tra mối liên hệ giữa các biến: lĩnh vực sản xuất, quy mô vốn, loại hìnhdoanh nghiệp và mức độ ứng dụng TMĐT trong DN với các yếu tố ảnhhưởng đến ứng dụng TMĐT và ý định ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp

- Nếu biến đưa vào không phân phối chuẩn: sử dụng kiểm định Kruskal- wallis

để kiểm tra mối liên hệ giữa các biến: lĩnh vực sản xuất, quy mô vốn, loại

Trang 15

hình doanh nghiệp và mức độ ứng dụng TMĐT trong DN với các yếu tố ảnhhưởng đến ứng dụng TMĐT và ý định ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

I.Cơ sở lí luận

1 Khái niệm và đặc trưng của Thương mại điện tử

1.1 Khái niệm Thương mại điện tử

Hiểu theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, Thương mại điện tử (TMĐT) chỉ đơn thuần bó hẹp TMĐT

trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất làqua Internet và các mạng viễn thông

Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "TMĐT bao gồm việc sản xuất,quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trênmạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giaonhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet" Theo Ủy ban TMĐT của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương(APEC), "TMĐT là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông

số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số"

Hiểu theo nghĩa rộng

Trang 16

Có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của TMĐT:

Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế(UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giảitheo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chấtthương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại baogồm, nhưng không giới hạn ở các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cungcấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại

lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựngcác công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngânhàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức

về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành kháchbằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ" Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng, baoquát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa

và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong TMĐT Theo Ủy ban châu Âu: "TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinhdoanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện

tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh"

1.2 Các đặc trưng của thương mại điện tử|

So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số

Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để tiếnhành giao dịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý nhưchuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo Các phương tiện viễn thông như:fax, telex, chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sửdụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tảithông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo

Trang 17

lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơiđều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòihỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.

Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.

Thương mại điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ chodoanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới Với thương mại điện tử, mộtdoanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê ,

mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm

Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ

Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giốngnhư giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhàcung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trườngcho các giao dịch thương mại điện tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quanchứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham giagiao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thôngtin trong giao dịch thương mại điện tử

Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường Thông qua Thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính

Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay Google đóng vaitrò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng Các trang Web này đã trở thành các

Trang 18

“khu chợ” khổng lồ trên internet Với mỗi lần nhấn chuột, KH có khả năng truycập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ KH vào hàng ngàn các cửahàng ảo khác nhau và tỷ lệ KH vào thăm rồi mua hàng là rất cao Người tiêu dùng

đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trênmạng Nhiều người sẵn sàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửahàng Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là KH chọnkiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời giannhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình Điều tưởng nhưkhông thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lênWeb để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửahàng ảo

2 Các phương thức hoạt động của thương mại điện tử 2.1 Các phương tiện kỹ thuật sử dụng trong thương mại điện tử

TMĐT được thực hiện qua các phương tiện như điện thoại, máy fax, truyềnhình, các hệ thống ứng dụng TMĐT và các mạng máy tính kết nối với nhau.TMĐT phát triển chủ yếu qua Internet và trên các hệ thống cung ứng dịch vụ hỗtrợ giao dịch TMĐT (như mạng giá trị gia tăng, hệ thống quản lý dây chuyền cungứng hàng hoá, dịch vụ)

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ không dây, các thiết bịkhông dây tích hợp đa chức năng đang dần trở thành một phương tiện điện tử quantrọng, có khả năng kết nối Internet và rất thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịchTMĐT Các hoạt động thương mại tiến hành trên những phương tiện di động đượcgọi là thương mại di động (m- commerce)

2.1.1 Điện thoại

Điện thoại là phương tiện phổ thông, dễ sử dụng và thường mở đầu cho các giaodịch thương mại Có các dịch vụ bưu điện cung cấp qua điện thoại như hỏi đáp, tưvấn, giải trí …Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứngdụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn Tuy có ưu điểm là phổ biến

Trang 19

và nhanh nhưng bị hạn chế là chỉ truyền được âm thanh là chính, các cuộc giaodịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ và chi phí điện thoại khá cao.

2.1.2 Máy điện báo telex, telecopy (fax)

Máy fax thay thế được dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống Ngày nayfax gần như đã thay thế hẳn máy telex chỉ truyền được lời văn Máy fax có hạn chế

là không truyền tải được âm thanh, hình ảnh phức tạp và chi phí sử dụng cao

2.1.3 Truyền hình

Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo thương mại Toàn thế giớiước tính có 1 tỉ máy thu hình, số người sử dụng máy thu hình rất lớn đã khiến chotruyền hình trở thành công cụ phổ biến và đắt giá Truyền hình cable kỹ thuật số làcông cụ quan trọng trong TMĐT vì nó tạo được tương tác hai chiều với ngườixem, đó là điều mà truyền hình thông thường không làm được Truyền hình ở một

số nước gần như chiếm phần lớn doanh số trong TMĐT dạng B2C

2.1.4 Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử

Bao gồm thẻ thanh toán điện tử, túi tiền điện tử, thẻ thông minh, các loại thẻ muahàng cùng các hệ thống kỹ thuật kèm theo Xu hướng chung của các loại kỹ thuậtnày là ngày càng tích hợp nhiều chức năng nhằm tạo tiện lợi tối đa cho người sửdụng

2.1.5 Máy tính và Internet:

Sự bùng nổ của máy tính và Internet vào những năm 90 của thế kỷ XX đã tạobước phát triển nhảy vọt cho TMĐT Máy tính trở thành phương tiện chủ yếu củaTMĐT vì những ưu thế nổi bật, xử lý được nhiều loại thông tin, có thể tự độnghoá các quy trình, nối mạng và tương tác hai chiều qua mạng

Mạng máy tính được hình thành khi hai hay nhiều máy tính được nối với nhau(thường bằng cáp), chúng sử dụng các phần mềm để giao tiếp thông tin Nhữngngười sử dụng mạng có thể cùng chia sẻ tài nguyên bao gồm đĩa cứng, ổ đĩa CD-ROM, máy in, modern … Tuỳ theo tính mở rộng của mạng mà người ta chia thànhcác mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) và Internet Theo phạm vi cungcấp dịch vụ, người ta phân thành các mạng nội bộ (Intranet) và mạng ngoại bộ(Extranet)

Trang 20

Internet được định nghĩa là tập hợp bao gồm các mạng máy tính thương mại vàphi thương mại được kết nối với nhau nhờ có đường truyền viễn thông và cùngdựa trên một giao thức truyền thông tiêu chuẩn – đó là giao thức TCP/IP, trong đóTCP (Transmission Control Protocol) chịu trách nhiệm đảm bảo việc truyền gửichính xác dữ liệu từ máy người sử dụng đến máy chủ, còn IP (Internet protocol) cótrách nhiệm gửi các gói dữ liệu từ nút mạng này sang nút mạng khác theo địa chỉInternet.

Như vậy, Internet là mạng toàn cầu hình thành từ những mạng nhỏ hơn, kết nốihàng triệu máy tính trên toàn thế giới thông qua hệ thống viễn thông Internetmang lại cơ sở hạ tầng giúp các công ty phổ biến các địa chỉ trên mạng của mình,hiển thị nội dung thông tin để mọi người có thể truy cập Internet bao gồm cácthông tin đa phương tiện như số liệu, văn bản, đồ hoạ, phim ảnh … là một hìnhthức mạng với những chức năng phong phú để kết nối thông tin trên toàn thế giới

2.2 Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử

Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, sử dụng thư điện tử để gửi thư chonhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail,viết tắt là e-mail) Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc

Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua bứcthư điện tử (electronic message) ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếpvào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v thực chấtđều là dạng thanh toán điện tử Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toánđiện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:

a Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch

b Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành(ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang

Trang 21

các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũngnhư giữa các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì thế tiềnmặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (digital cash

c Ví điện tử (electronic purse); là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thôngminh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất

kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụngcho “tiền lẻ điện tử” Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, nhưng ởmặt sau của thẻ, có một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ để lưu trữ tiền sốhóa, tiền ấy chỉ được “chi trả” khi sử dụng hoặc thư yêu cầu (như xác nhận thanhtoán hóa đơn) được xác thực là “ đúng”

d Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking) Hệ thống thanh toán điện

tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ: (1) Thanh toán giữa ngân hàng với KH qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, cáckiôt, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở KH, giao dịch quaInternet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp…,(2) Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị…,) (3) Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng (4) Thanh toán liên ngân hàng

Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc traođổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (stuctured form), từ máy tính điện tử nàysang máy tính điẹn tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán

Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), “Traođổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử nàysang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn

đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin” EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho việcmua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hóa đơnv.v…), người ta cũng dùng cho các mục đích khác, như thanh toán tiền khám

Trang 22

bệnh, trao đổi các kết quả xét nghiệm v.v Công việc trao đổi EDI trong TMĐT thường gồm các nội dung sau: 1/ Giaodịch kết nối 2/ Đặt hàng 3/ Giao dịch gửi hàng 4/Thanh toán Vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu và xử lý, đặc biệt là buôn bán giữacác nước có quan điểm chính sách, và luật pháp thương mại khác nhau, đòi hỏiphải có một pháp lý chung trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hóathương mại và tự do hóa việc sử dụng mạng Internet, chỉ như vậy mới bảo đảmđược tính khả thi, tính an toàn, và tính có hiệu quả của việc trao đổi dữ liệu điện tử(EDI)

Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phảitrong vật mang tin và nằm trong bản thân nội dung của nó Hàng hoá số có thể được giao qua mạng Ví dụ hàng hoá số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trìnhphát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máybay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằngcách đưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bìchuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như của hàng, quầy báov.v.) để người sử dụng mua và nhận trức tiếp Ngày nay, dung liệu được số hóa vàtruyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery)

Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần

áo, ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronicshopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thànhcông cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods)

Để có thể mua – bán hàng, KH tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hóa hiểnthị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiển bằng thanh toán điện tử Lúc đầu (giaiđoạn một), việc mua bán như vậy còn ở dạng sơ khai: người mua chọn hàng rồiđặt hàng thông qua mẫu đơn (form) cũng đặt ngay trên Web Nhưng có trườnghợp muốn lựa chọn giữa nhiều loại hàng ở các trang Web khác nhau (của cùng

Trang 23

một cửa hàng) thì hàng hóa miêu tả nằm ở một trang, đơn đặt hàng lại nằm ở trangkhác, gây ra nhiều phiền toái Để khắc phục, giai đoạn hai, xuất hiện loại phầnmềm mới, cùng với hàng hóa của cửa hàng trên màn hình đã có thêm phần “ xemua hàng” (shopping cart, shopping trolley), giỏ mua hàng (shopping basket,shopping bag) giống như giỏ mua hàng hay xe mua hàng thật mà người muathường dùng khi vào cửa hàng siêu thị Xe và giỏ mua hàng này đi theo người muasuốt quá trình chuyển từ trang Web này đến trang Web khác để chọn hàng, khi tìmđược hàng vừa ý, người mua ấn phím “ Hãy bỏ vào giỏ” ( Put in into shoppingbag); các xe hay giỏ mua hàng này có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cướcvận chuyển) để thanh toán với khách mua Vì hàng hóa là hữu hình, nên tất yếusau đó cửa hàng phải dùng tới các phương tiện gửi hàng theo kiểu truyền thống đểđưa hàng đến tay người tiêu dùng.

2.3 Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Phân loại TMĐT theo các đối tượng tham gia vào giao dịch thì trên thế giớihiện nay có rất nhiều mô hình TMĐT khác nhau Dưới đây là một số mô hìnhTMĐT đã và đang phát triển:

B2C ( Business to consumer)

Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với KH, còn được gọi bằng cái tên bánhàng trực tuyến Đây là mô hình TMĐT xuất hiện sớm nhất Ứng dụng phổ biếnnhất của mô hình này là mua sắm hàng hóa và dịch vụ, quản lí tài chính cá nhân.Hiện nay mô hình TMĐT B2C có số lượng giao dịch lớn nhất nhưng giá trị vẫncòn thấp

B2E ( Business to employee)

Trang 24

Là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với người lao động đây là mô hình thươngmại trong nội bộ của một công ty Theo mô hình này doanh nghiệp sẽ cung cấphàng hóa dịch vụ và thông tin tới từng người lao động Giá bán của doanh nghiệpcho nhân viên có thể chiết khấu Doanh nghiệp sẽ lien lạc với nhân viên chủ yếuqua mạng Intranet.

C2B ( Cnsumer to business)

Là mô hình TMĐT giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp Người tiêu dùng trong

mô hình này sẽ bán hàng hóa dịch vụ của cá nhân cho doanh nghiệp

C2C ( Consumer to consumer )

Là mô hình TMĐT giữa những người tiêu dùng Mô hình này giúp người tiêudùng có thể trao đổi mua bán trực tiếp với nhau Hai hình thức phổ biến nhất củaC2C đó là đấu giá trực tuyến và sàn giao dịch trực tuyến

Chính phủ điện tử ( G2C, G2B, G2G )

Là mô hình TMĐT trong đó chính phủ sẽ sử dụng các phương tiện điện tử để lienlạc với doanh nghiệp, người dân và các tổ chức của chính phủ, cũng như cung cấpdịch vụ công cho các thành phần nói trên

2.4 Các giai đoạn phát triển Thương mại điện tử

Thương mại điện tử phát triển qua 4 giai đoạn chủ yếu:

Các giai đoạn Giai đoạn

số

Tính năng ứng dụng

Không có website 1 Sử dụng máy tính, e-mail, khai

thác thông tin trên mạng

Giao dịch với KH, nhà cung cấpbằng e-mail, fax, điện thoại

Trang web cơ bản 2 Giới thiệu doanh nghiệp và sản

phẩm của doanh nghiệpWeb tương tác 3 Liên kết với các website khác

Thương mại tích hợp 4 Cho phép đặt hàng,nhận đặt

hàng trực tuyến

Cho phép thanh toán trực tuyến

Trang 25

3 Lợi ích – hạn chế của Thương mại điện tử

3.1 Lợi ích của Thương mại điện tử

TMĐT - một bước tiến thật dài nhưng cực nhanh của quy trình kinh doanh hiện

đại Sau đây sẽ tìm hiểu lợi ích mà TMĐT mang lại.

3.1 1 Lợi ích của TMĐT với doanh nghiệp

- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyềnthống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp,

KH và đối tác trên khắp thế giới Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, KH cũngcho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩmhơn

- Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chiphí in ấn, gửi văn bản truyền thống

- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phânphối hàng Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởicác showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (Ví dụ như Ford Motor) tiếtkiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho

- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web vàInternet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêmnhiều chi phí biến đổi

- Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”,lôi kéo KH đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của KH.Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp

- Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giátrị mới cho KH Mô hình của Amazon com, mua hàng theo nhóm hay đấu giánông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành côngnày

- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năngphối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tungsản phẩm ra thị trường

Trang 26

- Giảm chi phí thông tin liên lạc

- Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);giảm giá mua hàng (5-15%)

- Củng cố quan hệ KH: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ vớitrung gian và KH được củng cố dễ dàng hơn Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm

và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với KH và củng cố lòng trung thành

- Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều

có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời

- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cáchgiảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Thực tế, việc thu nếutriển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet

- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượngdịch vụ KH; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giaodịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin vàgiảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinhdoanh

3.1 2 Lợi ích đối với người tiêu dùng

- Tùy từng nhóm KH: Nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ hơn

- Vượt giới hạn về không gian và thời gian: TMĐT cho phép KH mua sắm mọinơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

- Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: TMĐT cho phép người mua có nhiềulựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

- Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên KH có thể

so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giáphù hợp nhất

- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm sốhóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm việc giao hàng được thực hiện dễdàng thông qua Internet

Trang 27

- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: KH có thể dễ dàng tìmđược thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (searchengines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh)

- Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể thamgia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những mónhàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới

- Cộng đồng TMĐT: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia

có thể phối hợp, chia xẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng

- “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơnhàng khác nhau từ mọi KH

- Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễnthuế đối với các giao dịch trên mạng

3.1.3 Lợi ích đối với xã hội

- Hoạt động trực tuyến: TMĐT tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giaodịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn

- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá do

đó khả năng mua sắm của KH cao hơn, nâng cao mức sống của mọi người

- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sảnphẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua In- ternet và TMĐT Đồngthời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng được đào tạo qua mạng

- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế,giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ được thực hiện qua mạng với chi phíthấp hơn, thuận tiện hơn Cấp các loại giấy phép qua mạng, tư vấn y tế là các ví

dụ thành công điển hình (Nguồn: e-Commerce World Book)

3.2 Hạn chế của Thương mại điện tử

Trong hoạt động TMĐT có 2 hạn chế lớn nhất mà các bên tham gia thường gặp

phải: thứ nhất là hạn chế về mặt kỹ thuật, thứ hai là hạn chế về mặt thương mại.Dựa vào bảng sau có thể thấy rõ hơn về điều này

HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trang 28

Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất

lượng, an toàn và độ tin cậy

An ninh và bảo mật thông tin cá nhân làhai rào cản về tâm lý đối với ngườitham gia TMĐT

Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa

đáp ứng được yêu cầu của người dùng,

trong giai đoạn đang phát triển

Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuếchưa được làm rõ

Khó khăn khi tích hợp internet và các

phần mềm TMĐT và các phần mềm

TMĐT với cơ sở dữ liệu và các phần

mềm ứng dụng đã và đang được triển

khai

Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợtạo điều kiện để TMĐT phát triển

Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt

(công suất, an toàn) và chi phí đầu tư

cho các máy chủ này còn cao

Khó khăn trong việc đánh giá lợi ích màTMĐT đem lại như trong lĩnh vựcquảng cáo do trước đó chưa có mộtthước đo đánh giá chung

Chi phí truy cập internet còn cao và

chưa phù hợp với người sử dụng

Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thựcđến ảo cần thời gian

Để thực hiện được các đơn đặt hàng

B2C với một số lớn đòi hỏi phải có hệ

thống kho hàng tự động cao

Các bên tham gia vào giao dịch TMĐTchưa tin cậy hoàn toàn vào các giaodịch không giấy tờ, không gặp mặt trựctiếp

Số lượng người tham gia chưa đủ lớn đểđạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và cólãi)

Số lượng gian lận ngày càng tăng dođặc thù của TMĐT

Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khănhơn sau sự sụp đổ hàng loạt của cáccông ty dotcom

Trong hai hạn chế trên thì hạn chế về mặt kỹ thuật có thể giải quyết theo thờigian bằng cách đầu tư tiền cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hạn chế về mặt

Trang 29

thương mại là rất khó để khắc phục do có một số vấn đề về thương mại không dễdàng gì thay đổi như lòng tin và thói quen của người tiêu dùng cho các giao dịchTMĐT.

1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT

4.1 Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô)

Để TMĐT phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính sáchvững vàng, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch TMĐT Điều này sẽ khuyếnkhích các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức tham gia vào TMĐT; tạo lòng tin vàbảo vệ người tiêu dùng

TMĐT với đặc trưng có hạ tầng công nghệ phát triển rất nhanh, do đó xâydựng cơ sở pháp lý cho TMĐT không những phải đạt được mục tiêu tạo thuận lợicho các hoạt động TMĐT, mà còn phải mang tính mở để tạo điều kiện ứng dụngnhững công nghệ mới cho TMĐT ngày càng phát triển hơn

Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách cho TMĐT phải giải quyết được nhữngvấn đề chính sau:

1 Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những giao dịch được thực hiện thôngqua các phương tiện điện tử Điều này đảm bảo cho các doanh nghiệp thamgia TMĐT, trong khuôn khổ cho phép, tính hợp pháp khi thực hiện nhữnghoạt động thương mại điện tử

2 Hài hòa giữa các quy định có liên quan của pháp luật liên quan đến TMĐT:Ngoài việc thừa nhận giá trị pháp lý cho các giao dịch TMĐT, các vấn đềliên quan như: giá trị như văn bản, vấn đề bản gốc, vấn đề chữ ký và condấu, vấn đề giá trị làm chứng cứ, … mà trong các luật chung hoặc luậtchuyên ngành yêu cầu đối với các giao dịch truyền thống, phải được quyđịnh cụ thể đối với giao dịch TMĐT

3 Có chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh nhất để phát triển những nềntảng cho TMĐT như: chính sách đầu tư và phát triển đối với thị trườngICT, chính sách ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ ICT vào tronghoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân,…

4 Có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng

Trang 30

Hiện nay, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho Thương mại điện tử đang rất đượcquan tâm ở trên cả phạm vi quốc tế và phạm vi quốc gia

4.2 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (vĩ mô)

TMĐT là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông quamáy tính và mạng internet Do đó, để TMĐT có thể phát triển được, yêu cầu về hạtầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu

Các yếu tố trong hạ tầng CNTT và truyền thông bao gồm:

- Ngành công nghiệp thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng, ) Đây là cácyếu tố thuộc về “phần cứng” trong đầu tư cho TMĐT

- Ngành công nghiệp phần mềm

- Ngành viễn thông (các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động, )

- Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền internet

- Bảo mật, an toàn và an ninh mạng

Xây dựng hạ tầng CNTT và truyền thông để TMĐT phát triển phải đạt đượcnhững mục tiêu sau:

- Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết

bị CNTT và truyền thông như máy tính và các thiết bị xử lý

- Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch

vụ viễn thông cơ bản và internet với giá rẻ Ngoài ra, mọi doanh nghiệp,cộng đồng và công dân đều được kết nối và tiếp cận tới cơ sở hạ tầng băngrộng và mobile

- Thiết lập được các hệ thống mạng viễn thông cố định và không dây mạnh

- Nâng cao năng lực đường tuyền với hệ thống băng thông rộng, cho phépcác tổ chức và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ chất lượng cao vàocác ứng dụng TMĐT của mình với chi phí chấp nhận được Ngoài việc đâu

tư mới cho các thiết bị, việc nâng cấp các hệ thống thiết bị hiện thời là điềukhông thể thiếu, vì các ứng dụng TMĐT ngày càng phức tạp hơn, dunglượng dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn hơn, do đó, yêu cầu về mặt thiết

bị và công nghệ cũng cao hơn

Trang 31

4.3 Xây dựng hạ tầng kiến thức - chính sách về đào tạo nhân lực (vĩ mô)

TMĐT liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịchthương mại Do đó, để có thể triển khai được hoạt động thương mại điện tử thì đòihỏi nguồn nhân lực cho hoạt động này cần phải hiểu rõ những kiến thức cơ bản vềthương mại điện tử Điều này đồng nghĩa với việc phải có chính sách về tuyêntruyền và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, phổ biến kiến thức chung cho mọingười dân về việc sử dụng cũng như vận hành các phần mềm TMĐT Thương mạiđiện tử lại là một lĩnh vực còn rất mới nhưng lại phát triển nhanh chóng do vậyđào tạo nhân lực nhằm phát triển thương mại điện tử hơn nữa là rất cần thiết.Ngoài ra, trong hoạt động thương mại điện tử thị trường là toàn cầu, và chỉ có duynhất một giá cho một loại sản phẩm ở tất cả các thị trường khác nhau, do vậy màcon người là nhân tố quyết định tạo sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Chính vìvậy mà đào tạo nguồn lực thương mại điện tử là một yếu tố tối quan trọng tới sựthành công của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như tới sự phát triển của hoạtđộng thương mại nói chung

4.4 Xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT (DN)

Trong bối cảnh lượng thông tin và giao dịch trao đổi qua mạng tăng nhanh,vấn đề an toàn, an ninh mạng nói chung và cho thương mại điện tử nói riêng đangngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm

Việc xây dựng hệ thống bảo mật trong TMĐT phải đạt được những mục tiêu

cơ bản:

- Chống lại các cuộc tấn công với mục đích lấy cắp thông tin: Thông tintrong các giao dịch TMĐT rất nhạy cảm và cần thiết phải được bảo vệ Córất nhiều dạng tấn công nhằm nắm bắt nội dung thông tin: tấn công trênđường truyền dữ liệu, ngăn chặn các thông báo giữa máy chủ và máykhách, hoặc truy cập vào máy chủ/máy khách, là các điểm nguồn và đíchcủa thông báo, để đọc được nội dung của các thông báo Dù ở dạng nào,các hệ thống cũng cần phải có các biện pháp thích hợp để phản ứng và ngănchặn các cuộc tấn công trên

Trang 32

- Bảo đảm tính bí mật của thông tin: chỉ những người có quyền mới đượcphép xem và sửa đổi nội dung thông tin Trên thực tế, nhiều thông tin nhạycảm có thể bị xâm phạm bất hợp pháp và điều này có thể gây ra những hậuquả rất lớn nếu không được ngăn chặn Ví dụ, các thỏa thuận hợp đồng giữacông ty A và công ty B là hoàn toàn riêng tư và chỉ những người có tráchnhiệm liên quan ở hai công ty là được biết Trường hợp một người của công

ty đối thủ cạnh tranh với các công ty trên biết được và muốn gây hại, họ cóthể đọc và sử dụng thông tin này trong cuộc cạnh tranh trên thương trường.Điều này có thể gây thiệt hại lớn cho cả hai công ty A và B Những trườnghợp tương tự cần được loại bỏ trong một hệ thống TMĐT

- Bảo đảm tính tính toàn vẹn của thông tin: Thông tin đi từ nguồn tới đíchkhông bị sửa đổi Trên thực tế, nhiều thông tin nhạy cảm bị đối thủ chặn lạitrên đường đi, tìm cách sửa đổi nội dung rồi tiếp tục gửi đến địa chỉ đích

mà người nhận hoàn toàn không biết về việc sửa đổi này Do vậy, hệ thốngTMĐT cần có những giải pháp kiểm soát thông tin, nhằm phát hiện ra sựmạo danh cũng như sự không toàn vẹn của thông tin

- Bảo đảm tính sẵn sàng của dữ liệu: khi người sử dụng cần đến thông tin,chúng phải có và ở trạng thái có thể khai thác được Trên thực tế, tin tặc cóthể dùng nhiều hình thức để làm giảm tính sẵn sàng của hệ thống, hoặcnghiêm trọng hơn, làm tê liệt hệ thống với cách thức đơn giản nhất là tạo ramột số lượng lớn các gói tin yêu cầu được xử lý trong cùng một thời gian,làm cho hệ thống không có khả năng đáp ứng

Để đạt được những mục tiêu trên, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phải nghiêncứu đầu tư, xây dựng một chiến lực an toàn mạng cho chính mình Bước đầu tiêncho chiến lược này, đó chính là xác định những ”tài sản” hay những thông tin gìcần phải bảo mật (ví dụ số thẻ tín dụng của các KH) Sau đó, xác định quyền truycập những thông tin đó thuộc về những ai trong công ty hay tổ chức của mình, vàcuối cùng, tìm kiếm những nguồn lực và giải pháp để bảo vệ những thông tin ấy.Những nguồn lực ấy có thể là: tự xây dựng hoặc mua các phần mềm bảo mật, phầncứng, các thiết bị bảo vệ,

Trang 33

4.5 Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử (DN)

Một trong những khâu cơ bản trong quy trình thực hiện TMĐT là khâu thanhtoán Sự phát triển của hoạt động thanh toán trong thương mại điện tử đã giúp chohoạt động thương mại trở lên dễ dàng và là một chu trình khép kín Thanh toánđiện tử có sử dụng đến các phương tiện điện tử kết nối mạng viễn thông cho nênthanh toán trong thương mại điện tử cũng có những đặc thù riêng, trong đó hoạtđộng thanh toán điện tử không nhất thiết phải gắn liền với một ngân hàng hay tổchức tài chính truyền thống mà có thể thông qua một tổ chức trung gian cung cấpdịch vụ thanh toán qua mạng Thanh toán điện tử phát triển giúp đẩy nhanh hoạtđộng ngoại thương giữa các quốc gia với nhau, không chỉ trong hoạt động xuấtnhập khẩu giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn thúc đẩy hoạt động mua bángiữa các cá nhân với nhau Hiện nay hoạt động thanh toán điện tử rất phát triển tạicác quốc gia phát triển như Mỹ, Canada

4.6 Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp

Mọi hoạt động trong đời sống kinh tế muốn phát triển đều phải có chiếnlược cụ thể cho từng bước đi Vậy muốn phát triển thương mại điện tử thì trướchết doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải xây dựng cho mình một chiến lược

cụ thể Để xây dựng một chiến lược thương mại điện tử thành công trước hết phảixây dựng một chiến lược cho phát triển công nghệ thông tin, mà ở đây chính làxây dựng cở sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn lực cho nghành côngnghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại điện tử

Phần lớn các giao dịch thương mại điện tử chủ yếu là thực hiện qua internetthông qua các website Do vậy để phát triển thương mại điện tử, trước hết cácdoanh nghiệp cần phải có chiến lược xây dựng và quảng bá website Ngoài ra cácdoanh nghiệp thương mại điện tử cũng cần phải xác định được mô hình kinhdoanh của doanh nghiệp để kinh doanh hiệu quả sao cho phù hợp với khả năng vànguồn lực của doanh nghiệp Ví dụ như xác định xem là doanh nghiệp sẽ hướngtới mô hình hoạt động đấu giá C2C( ebay.com) hay hướng tới mô hình hoạt độngbán hàng trực tuyến B2C ( Amazon.com) , B2B( Dell.com)

4.7 Xây dựng nguồn nhân lực cho thương mại điện tử

Trang 34

So với nhiều hoạt động kinh tế thì thương mại điện tử còn rất non trẻ.

Thương mại điện tử mới chỉ hình thành trong khoảng 20 năm trở lại đây Chính vì

lẽ đó mà xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử là rất cần

thiết Nguồn nhân lực cho lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi không chỉ nẵm

vững kiến thức về kinh tế mà còn cần phải nắm vững kiến thức về công nghệ

thông tin

5 Những vấn đề chung của Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế

của bất cứ quốc gia nào, cho dù là nước phát triển hay đang phát triển

Chúng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp

vừa và nhỏ phục vụ hầu hết các nghành nghề mà các công ty chưa ngó

ngàng đến Tại các nước đang phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là phần

lớn nên đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội Có rất nhiều

thông số khác nhau để phân chia DNVVN Theo nghị định 56/2009/

NĐ-CP: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh

theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo

quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được

xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động

bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 1:Tiêu chí phân loại DNVVN ở Việt Nam

Quy mô

Khu vực

DN siêu nhỏ

Số LĐ (người)

Tổng NV (tỷ)

Số LĐ (người)

Tổng NV (tỷ)

Số LĐ (người)

I Nông, lâm nghiệp và

thủy sản

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

200 người

từ trên 20 tỷđồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200người đến 300người

II Công nghiệp và xây

dựng

10 người trởxuống

20 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến

200 người

từ trên 20 tỷđồng đến 100

tỷ đồng

từ trên 200người đến 300người

Trang 35

III Thương mại và

dịch vụ

10 người trởxuống

10 tỷ đồngtrở xuống

từ trên 10người đến 50người

từ trên 10 tỷđồng đến 50 tỷđồng

từ trên 50người đến 100người

6 Bình luận các nghiên cứu liên quan

Hàng năm Bộ công thương đều có các “Báo cáo về tình hình TMĐT ở Việt

Nam” và mỗi năm lại có một nét khác nhau Qua đó thấy rằng các Doanh nghiệp

Việt Nam đã và đang quan tâm nhiều hơn đến việc ứng dụng TMĐT, và cũng từng

bước hoàn thiện hơn công tác chuẩn bị của mình Trong đó Hà Nội và TP Hồ Chí

Minh được xem như ứng dụng TMĐT mãnh mẽ nhất, điều này cũng dễ hiểu vì đây

là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói

riêng, cũng là nơi mà nền kinh tế phát triển nhất trong cả nước Từ đó nhóm nghiên

cứu muốn tìm hiểu xem việc ứng dụng TMĐT ở TP Huế có đặc điểm gì khác và

mức độ ứng dụng như thế nào…?

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc ứng dụng TMĐT

tại các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng

Với nghiên cứu : “ Khảo sát mô hình lý thuýêt hội nhập TMĐT tại các

doanh nghiệp Việt Nam” của ông Lê Văn Huy – trường đại học kinh tế, đại

học Đà Nẵng Ông đã đưa ra mô hình lý thuyết hội nhập TMĐT với các yếu tố

ảnh hưởng như: yếu tố tổ chức, đặc điểm người lao động, yếu tố bên ngoài, yếu

tố đổi mới công nghệ Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở mô hình lý thuýêt

và chưa có kết quả cụ thể để chứng minh các yếu tố đó Một nghiên cứu khác

trong luận văn tốt nghiệp “ Ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

Việt Nam” Nghiên cứu này đã đưa ra tám nguyên nhân vì sao trình độ ứng

dụng và phát triển TMĐT ở các DNVVN còn thấp, tuy nhiên cũng dừng lại ở

dữ liệu thứ cấp, chưa có kết quả điều tra thực tế các doanh nghiệp ở các vùng

khác nhau

(http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-an-ung-dung-thuong-mai-dien-tu-o-cac-doanh-nghiep-vua-va-nho-o-viet-nam-.190501.html) Nhìn chung đề tài

nghiên cứu việc ứng dụng TMĐT tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn

Trang 36

mới ở Việt Nam , những nghiên cứu trước thường tập trung vào một lĩnh vực

cụ thể như: kinh doanh quốc tế, giao nhận hàng hóa, hay Jetstar Pacific… Tham khảo các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài có khá nhiều đề tàinghiên cứu đề cập đến việc ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp vừa và nhỏtại các nước đang phát triển

Trong nghiên cứu ứng dụng TMĐT ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở

Thái Lan của Janejira Sutanonpaiboon & Ann M.Pearson "E-Commerce Adoption: Perceptions of Managers/ Owners of Small- and Medium- Sized Enterpriser (SMEs) in Thailand" đã đưa ra các yếu tố: định hướng kinh

doanh, sự sẵn sàng của tổ chức, các yếu tố bên ngoài, nhận thức tính dễ sửdụng và nhận thức tính hữu dụng Tất cả các yếu tố này làm ảnh hưởng đếnnhận thức giá trị chiến lược của chủ sở hữu/ nhà quản lý và từ những lợi íchnhận được thì doanh nghiệp tiến hành ứng dụng TMĐT Tuy nhiên nghiên cứunày chỉ đi theo hướng nhận thức giá trị chiến lược của chủ sở hữu/ nhà quản lý

DN theo hướng có lợi khi ứng dụng TMĐT mà chưa quan tâm nhiều đến cácyếu tố gây cản trở việc ứng dụng TMĐT

Một nghiên cứu khác ở Sri Lanka với nội dung nghiên cứu những rào cản đối

với việc ứng dụng TMĐT ở nước này của Mahesha Kapurubandara và Robyn Lawson - "Barriers to Adopting ICT and E-Commerce with SMEs in Developing Countries: An Exploratory study in Sri Lanka" Nghiên cứu này

tập trung vào các yếu tố cản trở việc ứng dụng TMĐT từ đó xác định những yếu tố

hỗ trợ cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng TMĐT

Tương ứng với những rào cản trên thì các nhà nghiên cứu này đã đưa ra những

hỗ trợ cần thiết tạo điều kiện cho việc ứng dụng TMĐT Tuy nhiên những hỗ trợđưa ra vẫn chưa đủ để khắc phục tất cả các rào cản

Kết quả nghiên cứu về ứng dụng thương mại điên tử trong các doanh nghiệp vừa

và nhỏ khác nhau ở các quốc gia khác nhau thì khác nhau Qua quá trình thamkhảo và nghiên cứu những tài liệu liên quan và đặc biệt là những đề tài nêu trên,nhóm nghiên cứu đã thừa kế những yếu tố đã có và bổ sung thêm những yếu tốkhác để phù hợp với đặc điểm riêng của nền kinh tế, cũng như văn hóa của thành

Trang 37

phố Huế Từ đó đưa ra mô hình và tiến hành kiểm định sự phù hợp của mô hìnhđó.

II Cơ sở thực tiễn

1 Thực trạng phát triển TMĐT trên thế giới.

Sự phát triển của Internet đã tạo ra một cuộc cách mạng về thương mại và kĩ thuậttrên khắp thế giới Internet với ưu điểm rút ngắn khoảng cách giữa các công ty và

KH trên khắp thế giới đã tạo ra một môi trường cạnh tranh toàn cầu Các nướcphương Tây có lợi thế lớn trong cuộc chạy đua này vì Internet được bắt nguồn từphương Tây Hiện nay với những tiềm năng to lớn ở châu Á như: dân số đông đặcbiết dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, tốc độ phát triển internetlớn Các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cũng đã từng bước bắt kịp vớicác nước phương tây

Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) cho biết thế giới có 2 tỷ người sử dụngInternet vào cuối năm 2010; trong đó 1,2 tỷ người là ở các nước đang phát triển

Số người sử dụng Internet tăng gấp đôi trong 5 năm qua Trung Quốc là thị trườngInternet lớn nhất thế giới, với 420 triệu người sử dụng Trong khi 71% dân số cácnước phát triển lên mạng thì chỉ có 21% là từ các nước đang phát triển Lượngngười châu Phi truy cập Internet thấp nhất thế giới ở mức 9,6% so với mức bìnhquân thế giới là 30% Số người có mạng Internet tại nhà sẽ tăng từ 1,4 tỷ năm

2009 lên 1,6 tỷ cuối năm 2010 Ở một số nước như Hàn Quốc, Hà Lan và ThụyĐiển có tới trên 80% hộ gia đình có mạng Internet, phần lớn là qua kết nối băngthông rộng ITU cũng cho biết lượng thuê bao di động trên toàn cầu sẽ đạt con số5,3 tỷ, bao gồm cả 940 triệu thuê bao dịch vụ 3G Hệ thống di động đã tiếp cận tới90% dân số thế giới và 80% người dân ở vùng nông thôn Người tiêu dùng đangnhanh chóng chuyển đổi từ mạng 2G sang 3G ở cả các nước phát triển và đangphát triển

Tốc độ phát triển TMĐT nhanh nhất ở khu vực Bắc Mĩ tiếp đến là Châu Á – TháiBình Dương và Tây Âu Tại Châu Á có hai nước là Singapore và Trung Quốc cótốc độ phát triển TMĐT nhanh chóng và theo kịp các nước Bắc Mĩ Các nước cònlại ở Châu Á TMĐT phát triển chưa được mạnh

Trang 38

Theo nghiên cứu gần đây của ComScore, 2010 là năm các trang web được phụchồi trở lại.Tổng số chi tiêu thương mại điện tử của Hoa Kỳ đã đạt đến $227.6 tỷtrong năm 2010, tăng 9% so với năm trước Chi tiêu cho thương mại điện tử ngành

du lịch đã tăng 6%, đạt $85.2 tỷ, trong khi đó chi tiêu cho thương mại điện tửngành bán lẻ nói chung đã nhảy vọt lên 10%, đạt đến $142.5 tỷ trong năm, tháng

11 ($14.5 tỷ) và tháng 12 ($18.1 tỷ) là những tháng chi tiêu trực tuyến nhiều nhấtcủa năm, tăng 15,4% so với cùng kì năm ngoái Đặc biệt ngày Cyber Monday(Thứ hai, ngày 29 tháng mười một, 2010) đã đạt đến đỉnh cao nhất $1.028 tỷ chitiêu trực tuyến

Biểu đồ 1: Chỉ tiêu TMĐT ngành bán lẻ Mĩ năm 2010 và tỉ lệ tăng theo tháng.

Các nhà bán hàng trực tuyến ghi nhận gần một nửa doanh số bán hàng trực tuyếnthuộc về sản phẩm công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại thông minh, sáchđiện tử… Ngoài ra, quần áo phụ nữ, thức ăn đóng gói, sách vở và đồ chơi cũng lànhững mặt hàng được mua nhiều Điện tử tiêu dùng được xếp vào loại phát triểnhàng đầu dựa trên doanh số bán hàng theo đồng Dola với mức tăng trưởng 19%,chủ yếu nhờ vào sự phổ biến của Tivi màn hình phẳng và các thiết bị di động.Thương mại điện tử của Nhật Bản được nhận định là tiên tiến nhất, với sự pháttriển tinh vi hơn hẳn so với những nước khác ở Châu Á, tuy vẫn còn kém hơn so

Trang 39

với các nước phương Tây Tính từ năm 2005, thương mại điện tử của Nhật đã tăngdoanh thu đều đặn 17% mỗi năm, và theo các chuyên gia nhận định, con số này sẽgiữ vững ở mức 10% hàng năm cho tới năm 2015 Trong đó, nhà bán lẻ trực tuyếnRatuken đang chiếm ưu thế vượt trội tại nước này, khi chiếm tới 2/3 thị phần trong

số 90 triệu người dùng Nhật Bản mua bán qua mạng.Singapore đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triểnCNTT - TT, đặc biệt là thương mại điện tử (TMĐT) Chưa dừng lại ở đó, đảoquốc Sư Tử vẫn đang nỗ lực không mệt mỏi để trở thành một trung tâm CNTThàng đầu thế giới Singapore có những ưu điểm thuận lợi đặc biệt để phát triểnTMĐT Quốc gia này giữ vai trò đặt biệt quan trọng về tài chính, thương mại vàtruyền thông ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới Các ngành công nghiệpphát triển truyền thống của Singapore bao gồm truyền thông, thương mại, tàichính, hàng không, đóng tàu - đều là những "nền móng" tốt cho việc phát triểnTMĐT

Tháng 9/1998, Singapore đã xuất bản Kế hoạch chi tiết Phát triển TMĐT với mụctiêu đưa quốc đảo này thực sự trở thành một trung tâm TMĐT quốc tế

Trung Quốc là quốc gia có có tốc độ phát triển TMĐT nhanh nhất ở Châu Á vớithế mạnh là con người Cơ sở vật chất – kĩ thuât và kinh tế phát triển như hiện nay,Trung Quốc có tiềm năng để trở thành một quốc gia dẫn đầu về TMĐT trên thếgiới Tại Trung Quốc, các công ty trực tuyến đang tìm cách làm thế nào để ứngdụng TMĐT một cách hiệu quả Các công ty lớn, nhỏ đến người kinh doanh nhỏ lẻ

ở Trung Quốc đang ra sức tận dụng internet để kinh doanh, giúp TMĐT của nướcnày phát triển với tốc độ chóng mặt Tại Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng đang đạtmức chóng mặt Có tới 1/3 trong số 420 triệu người dùng Internet nơi đây tham

Trong nửa đầu năm 2010, doanh thu TMĐT của Trung Quốc tăng 60% so vớicùng kỳ năm ngoái Theo Trung tâm thông tin mạng Internet của đất nước đôngdân nhất thế giới, hồi tháng 7/2010, có 33% người dân Trung Quốc thanh toán qua

Taobao - Nhà kinh doanh thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc - đã tăng doanh

Trang 40

thu 97% trong nửa đầu năm 2010, so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, nềnthương mại điện tử nơi đây vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề bảomật trong giao dịch và sử dụng các loại thẻ tín dụng.

Năm 2010, công nghiệp kinh doanh trực tuyến của Trung Quốc đạt doanh thu 80 tỉ

đô la Mỹ, tăng 87% so năm 2009 Theo Tập đoàn Boston Consulting, 420 triệungười sử dụng internet của Trung Quốc giành khoảng 1 tỉ giờ trực tuyến mỗi ngày.Mua sắm trực tuyến hiện chiếm khoảng 5% doanh số bán lẻ của Trung Quốc,trong đó có 70% giao dịch được thực hiện qua trang web của Taobao

Theo số liệu thống kê, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Australia năm 2010 đãtăng 13% và đạt doanh thu 13,6 tỷ đô la Australia (AUD) Công ty Nghiên cứu thịtrường PricewaterhouseCoopers dự đoán tại Australia sẽ còn bùng nổ mạnh mẽhơn, với doanh thu tiếp tục tăng lên 21,7 tỷ AUD vào năm 2015 Các nhà phântích cho rằng, những bước tiến nhảy vọt của công nghệ thông tin là động lực chủyếu của hoạt động mua sắm trực tuyến Ước tính, hiện có trên 50% người dânAustralia sở hữu 1 chiếc smartphone và trên 1/3 số người mua sắm trực tuyếnthông qua điện thoại hoặc máy tính bảng

Theo kết quả nghiên cứu của công ty điều tra Nielsen, người tiêu dùng châu Á Thái Bình Dương là KH mua sắm online nhiệt tình nhất và nhiều người đã hoàntoàn dựa vào TMĐT cho nhu cầu của mình

-Thống kê cho thấy có đến 35% người tiêu dùng trong khu vực sử dụng hơn 11%thu nhập hàng tháng của họ để mua sắm qua mạng, so với tỷ lệ 27% người tiêudùng trên toàn cầu Hàn Quốc hiện chiếm vị trí số 1 về mua sắm trực tuyến tạichâu Á với 59% người tiêu dùng sử dụng phương thức mua bán này, sau đó làTrung Quốc với tỷ lệ 41%

Mô hình B2C là mô hình TMĐT ra đời từ lâu và phát triển nhanh, có số lượnggiao dịch nhiều nhưng giá trị mang lại lại thấp Hiện nay mô hình B2B đang là môhình phát triển nhanh và có giá rất lớn, đây là mô hình mang lại thu nhập lớn chocác doanh nghiệp ở các nước đang phát triển

Ngày đăng: 12/04/2015, 12:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w