Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thành Phố Huế (Trang 125)

II. Cơ sở thực tiễn

3.1.2Tóm tắt kết quả nghiên cứu

d) Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh: cung cấp dịch vụ trực tuyến từ mức 3 trở lên các thủ tục đăng ký kinh

3.1.2Tóm tắt kết quả nghiên cứu

- Về hệ thống thang đo:

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha . Hệ số cronbach Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến “ rác”, các hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên (hệ số Cronbach alpha bằng 0.6 được ứng dụng trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu) (Nunnally & Burnstein 1994).

Kết quả của các mô hình đo lường cho thấy sau khi đã được bổ sung và điều chỉnh dựa trên nghiên cứu định tính và một số kết quả nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và ngoài nước, các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép.

Nghiên cứu này góp phần vào hệ thống thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng TMĐT trong các DNVVN tại thành phố Huế.

- Về mô hình lý thuyết

Dựa trên một số tài liệu trong và ngoài nước đã tham khảo, nhóm đã đưa ra được mô hình nghiên cứu ban đầu. Tuy nhiên mô hình đưa ra chưa thực sự cụ thể và rõ ràng. Qua quá trình khảo sát và xử lý số liệu, mô hình đã được hiệu chỉnh phù hợp hơn. Kết quả cuối cùng cho thấy có 2 yếu tố là lợi ích chiến lược và hiệu quả cảm nhận có tác động đến ý định ứng dụng TMĐT của các DNVVN tại TP Huế. Trong đó yếu tố hiệu quả cảm nhận có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn.

- Các mục tiêu chính của đề tài:

Thực trạng ứng dụng TMĐT của các DNVVN tại TP Huế, kết quả khảo sát cho thấy có 23 DN (chiếm 46%) không có website; 6 DN (chiếm 12%) ứng dụng website cơ bản để giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm của mình; 8 DN (chiếm 16%) ứng dụng website tương tác và có 13 DN (chiếm 26%) ứng dụng website tích hợp. Theo kết quả kiểm định Kruskal-Wallis cho thấy giữa các doanh nghiệp có mức độ ứng dụng khác nhau có ý định ứng dụng TMĐT khác nhau, cụ thể doanh nghiệp ở giai đoạn “TMĐT tích hợp” có ý định ứng dụng cao nhất (mean

rank=35.31), các doanh nghiệp giai đoạn “không có website” có ý định ứng dụng thấp nhất (mean rank=18.65).

Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của các DNVVN tại TP Huế bao gồm: lợi ích chiến lược và hiệu quả cảm nhận

Phân tích đánh giá hiệu quả: Theo kết quả thống kê mối tương quan của phần trăm đầu tư cho thương mại điện tử và phần trăm doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử có thể thấy hiệu quả của việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp là khả quan. Có 30% doanh nghiệp đầu tư cho thương mại điện tử dưới 5% tổng chi phí đầu tư thì có 32% doanh nghiệp có tỉ lệ doanh thu từ thương mại điện tử so với tổng doanh thu ở mức dưới 5%; hơn một nửa doanh nghiệp chiếm 60% đầu tư cho thương mại điện tử từ 5% đến 15% thì 36% doanh nghiệp có doanh thu thương mại điện tử từ 5% đến 15%; chỉ có 10% doanh nghiệp dành cho thương mại điện tử trên 15% tổng chi phí đầu tư nhưng có tới 32% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% từ các hoạt động thương mại điện tử. Kết quả cho cũng thấy tỷ trọng đầu tư cũng như doanh thu liên quan đến thương mại điện tử của doanh nghiệp có mối tương quan trái chiều.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thành Phố Huế (Trang 125)