Giao dịch bằng phương tiện điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thành Phố Huế (Trang 78)

II. Cơ sở thực tiễn

2. Thực trạng TMĐT tại Việt Nam

2.2.3.4 Giao dịch bằng phương tiện điện tử

(Nguồn: số liệu phỏng vấn- Q22)

Biểu đồ 21: Tỉ lệ DN cho phép giao dịch qua phương tiện điện tử

Các phương tiên điện tử ngày càng được các doanh nghiệp chủ động sử dụng trong việc đặt hàng và nhận đơn đặt hàng. Như chúng ta đã biết giao dịch bằng phương tiện điện tử tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc, doanh nghiệp và KH có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi và suốt 24 giờ trong ngày, doanh nghiệp và KH có thể giao dịch với nhau mà không cần trung gian nên hiểu nhau dễ dàng hơn, tốc độ giao dịch nhanh hơn và giảm lưu lượng đi lại trên đường cũng như giảm ô nhiễm môi trường . . . Do có những lợi ích to lớn như vậy mà số doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ngày càng tăng. Huế là một thành phố hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được tấp nập và nhộn nhịp, quy mô doanh nghiệp nhỏ nhưng số doanh nghiệp cho phép đặt hàng và nhận đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử cũng khá cao là 38 doanh nghiệp tương ứng với 76%. Điều đó cho ta thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã nhận thấy được những lợi ích mà các phương tiện điện tử mang lại. Số doanh nghiệp còn lại vẫn chưa giao dịch bằng phương tiện điện tử với lí do chủ yếu sản phẩm của họ yêu cầu phải giao dịch trực tiếp, bên cạnh đó cũng vì tâm lí ngại rủi ro mà các doanh nghiệp chưa sử dụng các phương tiện điện để giao dịch.

(Nguồn: số liệu phỏng vấn- Q23)

Biểu đồ 22: Phương tiện điện tử doanh nghiệp sử dụng để giao dịch

Các phương tiện điện tử mà doanh nghiệp sử dụng để giao dịch là điện thoại, fax, website và email. Theo như kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu thì hai phương tiện điện tử được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến nhất là điện thoại với 30 doanh nghiệp chiếm 78,9% và email có 31 doanh nghiệp chiếm 81,6%. Điện thoại là phương tiện điện tử đã xuất hiện từ rất lâu và nó cũng sớm được sử dụng trong việc giao dịch, làm ăn của các công ty với đối tác của mình. Nó là phương tiện giao dịch nhanh vì có thể nói chuyện trực tiếp với đối tác. Trong số 38 doanh nghiệp cho phép đặt hàng và nhận đơn đặt hàng bằng phương tiện điện tử thì vẫn có 8 doanh nghiệp tương ứng với 21,1% không giao dịch bằng điện thoại có thể do hạn chế của điện thoại là chúng ta chỉ có thể giải quyết những vấn đề đơn giản một cách nhanh chóng vì thế đối với những đơn hàng lớn, quan trọng thì không thể giao dịch bằng điện thoại mà phải sử dụng các phương tiện khác để có căn cứ rõ ràng có thể lưu trữ được. Email đã trở thành phương tiện được sử nhiều nhất để giao dịch vì nó có nhiều tính ưu việt như đơn giản dễ sử dụng, có chi phí thấp hơn điện thoại rất nhiều, có thể lưu trữ để làm bằng chứng là đối tác đặt hàng hay nhận đơn đặt hàng của mình nếu có vấn đề không hay xảy ra . . . Fax đang ít được sử dụng dần do các doanh nghiệp dần dần chuyển sang sử dụng

email, website để giao dịch chính vì vậy mà chỉ có 17 doanh nghiệp trong số 38 doanh nghiệp cho phép đặt hàng và nhận đơn đặt hàng bằng phương tiện điện tử sử dụng tương ứng với 44,7% đây là một con số tương đối thấp. Các phương tiện điện tử như điện thoại, fax, email chỉ cho phép tiếp nhận, lưu trữ và xử lí từng đơn đặt hàng đơn lẻ trong khi đó website với tính năng vượt trội của mình cho phép tiếp nhận, lưu trữ, xử lí cùng lúc nhiều đơn đặt hàng. Nhìn vào biểu đồ ta thấy chỉ có 12 doanh nghiệp tương ứng với 31,6% cho phép giao dịch qua website, đây là một con số còn khiêm tốn. Các doanh nghiệp cho phép giao dịch qua website đa số là các khách sạn lớn trong thành phố vì đối tượng KH của họ là du khách quốc tế và các tỉnh khác trong nước. Phần lớn các doanh nghiệp lập website chủ yếu là để quảng bá sản phẩm, chưa tận dụng các tính năng thương mại tích hợp của website; đây là một hạn chế lớn của các doanh nghiệp, họ chưa tận dụng được nguồn lực đang có của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, ở nước ta thương mại điện tử chỉ mới phát triển ở mức thấp chính vì vậy mà phương thức thanh toán qua website còn rất ít doanh nghiệp áp dụng vì nó tiềm ẩn những rủi ro rất lớn đối với người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp

(Nguồn: số liệu phỏng vấn- Q24)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy hai hình thức thanh toán được dùng nhiều nhất đó là chuyển khoản qua ngân hàng với 35 doanh nghiệp tương ứng với 92,1% và giao tiền mặt khi nhận hàng có 33 doanh nghiệp tương ứng với 86%. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt tuy đơn giản vì không cần phải thực hiện bất cứ thủ tục gì nhưng ngày càng ít doanh nghiệp sử dụng đối với các đơn hàng lớn vì khi giao tiền mặt với số lượng lớn sẽ không an toàn đối với người giao tiền, có thể gặp tiền giả . . . Chuyển khoản qua ngân hàng đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi nó sẽ hạn chế được những nhược điểm của phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Chuyển khoản qua bưu điện chỉ có 5 doanh nghiệp tương ứng với 13% sử dụng bởi phương thức thanh toán này khá phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thành Phố Huế (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w