Thực trạng phát triển TMĐT trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thành Phố Huế (Trang 37)

II. Cơ sở thực tiễn

1. Thực trạng phát triển TMĐT trên thế giới.

Sự phát triển của Internet đã tạo ra một cuộc cách mạng về thương mại và kĩ thuật trên khắp thế giới. Internet với ưu điểm rút ngắn khoảng cách giữa các công ty và KH trên khắp thế giới đã tạo ra một môi trường cạnh tranh toàn cầu. Các nước phương Tây có lợi thế lớn trong cuộc chạy đua này vì Internet được bắt nguồn từ phương Tây. Hiện nay với những tiềm năng to lớn ở châu Á như: dân số đông đặc biết dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, tốc độ phát triển internet lớn . . . . Các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cũng đã từng bước bắt kịp với các nước phương tây.

Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) cho biết thế giới có 2 tỷ người sử dụng Internet vào cuối năm 2010; trong đó 1,2 tỷ người là ở các nước đang phát triển. Số người sử dụng Internet tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Trung Quốc là thị trường Internet lớn nhất thế giới, với 420 triệu người sử dụng. Trong khi 71% dân số các nước phát triển lên mạng thì chỉ có 21% là từ các nước đang phát triển. Lượng người châu Phi truy cập Internet thấp nhất thế giới ở mức 9,6% so với mức bình quân thế giới là 30%. Số người có mạng Internet tại nhà sẽ tăng từ 1,4 tỷ năm 2009 lên 1,6 tỷ cuối năm 2010. Ở một số nước như Hàn Quốc, Hà Lan và Thụy Điển có tới trên 80% hộ gia đình có mạng Internet, phần lớn là qua kết nối băng thông rộng. ITU cũng cho biết lượng thuê bao di động trên toàn cầu sẽ đạt con số 5,3 tỷ, bao gồm cả 940 triệu thuê bao dịch vụ 3G. Hệ thống di động đã tiếp cận tới 90% dân số thế giới và 80% người dân ở vùng nông thôn. Người tiêu dùng đang nhanh chóng chuyển đổi từ mạng 2G sang 3G ở cả các nước phát triển và đang phát triển.

Tốc độ phát triển TMĐT nhanh nhất ở khu vực Bắc Mĩ tiếp đến là Châu Á – Thái Bình Dương và Tây Âu. Tại Châu Á có hai nước là Singapore và Trung Quốc có tốc độ phát triển TMĐT nhanh chóng và theo kịp các nước Bắc Mĩ. Các nước còn lại ở Châu Á TMĐT phát triển chưa được mạnh.

Theo nghiên cứu gần đây của ComScore, 2010 là năm các trang web được phục hồi trở lại.Tổng số chi tiêu thương mại điện tử của Hoa Kỳ đã đạt đến $227.6 tỷ trong năm 2010, tăng 9% so với năm trước. Chi tiêu cho thương mại điện tử ngành du lịch đã tăng 6%, đạt $85.2 tỷ, trong khi đó chi tiêu cho thương mại điện tử ngành bán lẻ nói chung đã nhảy vọt lên 10%, đạt đến $142.5 tỷ trong năm, tháng 11 ($14.5 tỷ) và tháng 12 ($18.1 tỷ) là những tháng chi tiêu trực tuyến nhiều nhất của năm, tăng 15,4% so với cùng kì năm ngoái. Đặc biệt ngày Cyber Monday (Thứ hai, ngày 29 tháng mười một, 2010) đã đạt đến đỉnh cao nhất $1.028 tỷ chi tiêu trực tuyến.

Biểu đồ 1: Chỉ tiêu TMĐT ngành bán lẻ Mĩ năm 2010 và tỉ lệ tăng theo tháng.

Các nhà bán hàng trực tuyến ghi nhận gần một nửa doanh số bán hàng trực tuyến thuộc về sản phẩm công nghệ thông tin như máy tính, điện thoại thông minh, sách điện tử… Ngoài ra, quần áo phụ nữ, thức ăn đóng gói, sách vở và đồ chơi cũng là những mặt hàng được mua nhiều. Điện tử tiêu dùng được xếp vào loại phát triển hàng đầu dựa trên doanh số bán hàng theo đồng Dola với mức tăng trưởng 19%, chủ yếu nhờ vào sự phổ biến của Tivi màn hình phẳng và các thiết bị di động. Thương mại điện tử của Nhật Bản được nhận định là tiên tiến nhất, với sự phát triển tinh vi hơn hẳn so với những nước khác ở Châu Á, tuy vẫn còn kém hơn so

với các nước phương Tây. Tính từ năm 2005, thương mại điện tử của Nhật đã tăng doanh thu đều đặn 17% mỗi năm, và theo các chuyên gia nhận định, con số này sẽ giữ vững ở mức 10% hàng năm cho tới năm 2015. Trong đó, nhà bán lẻ trực tuyến Ratuken đang chiếm ưu thế vượt trội tại nước này, khi chiếm tới 2/3 thị phần trong số 90 triệu người dùng Nhật Bản mua bán qua mạng. Singapore đã trở thành một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển CNTT - TT, đặc biệt là thương mại điện tử (TMĐT). Chưa dừng lại ở đó, đảo quốc Sư Tử vẫn đang nỗ lực không mệt mỏi để trở thành một trung tâm CNTT hàng đầu thế giới. Singapore có những ưu điểm thuận lợi đặc biệt để phát triển TMĐT. Quốc gia này giữ vai trò đặt biệt quan trọng về tài chính, thương mại và truyền thông ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Các ngành công nghiệp phát triển truyền thống của Singapore bao gồm truyền thông, thương mại, tài chính, hàng không, đóng tàu - đều là những "nền móng" tốt cho việc phát triển TMĐT.

Tháng 9/1998, Singapore đã xuất bản Kế hoạch chi tiết Phát triển TMĐT với mục tiêu đưa quốc đảo này thực sự trở thành một trung tâm TMĐT quốc tế.

Trung Quốc là quốc gia có có tốc độ phát triển TMĐT nhanh nhất ở Châu Á với thế mạnh là con người. Cơ sở vật chất – kĩ thuât và kinh tế phát triển như hiện nay, Trung Quốc có tiềm năng để trở thành một quốc gia dẫn đầu về TMĐT trên thế giới. Tại Trung Quốc, các công ty trực tuyến đang tìm cách làm thế nào để ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả. Các công ty lớn, nhỏ đến người kinh doanh nhỏ lẻ ở Trung Quốc đang ra sức tận dụng internet để kinh doanh, giúp TMĐT của nước này phát triển với tốc độ chóng mặt. Tại Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng đang đạt mức chóng mặt. Có tới 1/3 trong số 420 triệu người dùng Internet nơi đây tham

gia mua sắm trực tuyến.

Trong nửa đầu năm 2010, doanh thu TMĐT của Trung Quốc tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Trung tâm thông tin mạng Internet của đất nước đông dân nhất thế giới, hồi tháng 7/2010, có 33% người dân Trung Quốc thanh toán qua

Internet, tăng 28% kể từ tháng 1/2010.

thu 97% trong nửa đầu năm 2010, so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nền thương mại điện tử nơi đây vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề bảo mật trong giao dịch và sử dụng các loại thẻ tín dụng.

Năm 2010, công nghiệp kinh doanh trực tuyến của Trung Quốc đạt doanh thu 80 tỉ đô la Mỹ, tăng 87% so năm 2009. Theo Tập đoàn Boston Consulting, 420 triệu người sử dụng internet của Trung Quốc giành khoảng 1 tỉ giờ trực tuyến mỗi ngày. Mua sắm trực tuyến hiện chiếm khoảng 5% doanh số bán lẻ của Trung Quốc, trong đó có 70% giao dịch được thực hiện qua trang web của Taobao.

Theo số liệu thống kê, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Australia năm 2010 đã tăng 13% và đạt doanh thu 13,6 tỷ đô la Australia (AUD). Công ty Nghiên cứu thị trường PricewaterhouseCoopers dự đoán tại Australia sẽ còn bùng nổ mạnh mẽ hơn, với doanh thu tiếp tục tăng lên 21,7 tỷ AUD vào năm 2015. Các nhà phân tích cho rằng, những bước tiến nhảy vọt của công nghệ thông tin là động lực chủ yếu của hoạt động mua sắm trực tuyến. Ước tính, hiện có trên 50% người dân Australia sở hữu 1 chiếc smartphone và trên 1/3 số người mua sắm trực tuyến thông qua điện thoại hoặc máy tính bảng.

Theo kết quả nghiên cứu của công ty điều tra Nielsen, người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương là KH mua sắm online nhiệt tình nhất và nhiều người đã hoàn toàn dựa vào TMĐT cho nhu cầu của mình.

Thống kê cho thấy có đến 35% người tiêu dùng trong khu vực sử dụng hơn 11% thu nhập hàng tháng của họ để mua sắm qua mạng, so với tỷ lệ 27% người tiêu dùng trên toàn cầu. Hàn Quốc hiện chiếm vị trí số 1 về mua sắm trực tuyến tại châu Á với 59% người tiêu dùng sử dụng phương thức mua bán này, sau đó là Trung Quốc với tỷ lệ 41%.

Mô hình B2C là mô hình TMĐT ra đời từ lâu và phát triển nhanh, có số lượng giao dịch nhiều nhưng giá trị mang lại lại thấp. Hiện nay mô hình B2B đang là mô hình phát triển nhanh và có giá rất lớn, đây là mô hình mang lại thu nhập lớn cho các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thành Phố Huế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w