Tình hình sử dụng máy tính trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thành Phố Huế (Trang 64)

II. Cơ sở thực tiễn

2.2.2.1Tình hình sử dụng máy tính trong doanh nghiệp

2. Thực trạng TMĐT tại Việt Nam

2.2.2.1Tình hình sử dụng máy tính trong doanh nghiệp

Máy tính là thiết bị phần cứng cơ bản cho ứng dụng CNTT và TMĐT trong hoạt động kinh doanh, do đó các thống kê về máy tính là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT nhìn từ góc độ hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp.

Tất cả các doanh nghiệp điều tra đều đã trang bị máy tính cho nhân viên để thực hiện công việc. Quan sát biểu đồ dưới cho thấy, Các doanh nghiệp có từ 1-5 máy chiếm tỉ lệ cao nhất với 38%, Các doanh nghiệp có trên 15 máy không nhiều cụ thể là chiếm 22% trong tổng số 50 doanh nghiệp được điều tra. Với mức trang bị máy tính trong doanh nghiệp như vậy cho ta thấy số lượng nhân viên được sử dụng máy tính để phục vụ cho công việc của mình trong doanh nghiệp chưa nhiều.

(Nguồn : Số liệu phỏng vấn- Q8)

Biểu đồ 9: Tổng số máy tính trong doanh nghiệp

Để ứng dụng thương mại điện tử thì kết nối Internet là việc nhất định phải làm. Kết nối không giới hạn về không gian cũng như thời gian chỉ có Internet mới làm được. với các doanh nghiệp được điều tra thì 100% các doanh nghiệp này đều đã kết nối và với các hình thức kết nối khác nhau. Trên biểu đồ cho ta thấy hình thức được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất là ADSL chiếm 92% trong tổng số các doanh nghiệp được điều tra, ADSL là hình thức kết nối có chi phí rẻ, việc lắp đặt đơn giản và các gói dịch vụ đa dạng. Những ưu điểm này đặc biệt thích hợp với doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, khi nhu cầu sử dụng Internet còn tương đối đơn giản, không đòi hỏi dung lượng đường truyền lớn. Tiếp theo đó là hình thức kết nối mạng không dây chiếm 16% mà hầu hết ở đây là Wife, các doanh nghiệp áp dụng hình thức kết nối này hầu như là các doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ khách sạn họ cần cho các nhân viên cũng như nhu cầu của KH khi lưu trú tại khách sạn. Ngoài ra hình thức kết nối đường truyền riêng chỉ có 6% doanh nghiệp lựa chọn, có thể do hình thức này chưa phổ cập hay chi phí kết nối còn cao nên các doanh nghiệp không lựa chọn. Hình thức quay số không có doanh nghiệp nào sử dụng bởi hình thức này tận dụng hệ thống đường dây điện thoại nên có nhiều hạn chế như đường truyền chậm, dễ gặp sự cố,.. . Qua biểu đồ ta thấy ADSL là lựa chọn số một trong các phương thức kết nối internet trong doanh nghiệp.

(Nguồn : Số liệu phỏng vấn- Q9)

Biểu đồ 10: Hình thức truy cập Internet của doanh nghiệp

Với mục đích sử dụng Internet trong các doanh nghiệp thì kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp sử dụng Internet với mục đích tìm kiếm thông tin là nhiều nhất, chiếm 94%, mục đích giao dịch với đối tác bằng thư điện tử cũng chiếm tỉ lệ rất cao chiếm 80%, với mục đích duy trì và cập nhật Webside có 58% doanh nghiệp lựa chọn, đây là một tín hiệu đáng mừng cho hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Các doanh nghiệp đã biết khai thác những lợi ích từ mạng Internet và những thiết bị hiện đại cùng với những phương tiện hữu ích như thư điện tử, webside để phục vụ những hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra các doanh nghiệp sử dụng internet với các mục đích khác như truyền và nhận các file dữ liệu, tuyển dụng đào tạo…đây cũng là những lợi thế giúp tiết kiệm chi phí khi doanh nghiệp ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại. Điều đó được thể hiện rõ ở biểu đồ sau:

(Nguồn : Số liệu phỏng vấn- Q10)

Biểu đồ 11: Mục đích sử dụng Internet trong doanh nghiệp

2.2.2.2 Tình hình đào tạo CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp

(Nguồn : Số liệu phỏng vấn- Q11)

Biều đồ 12: Hình thức đào tạo CNTT và TMĐT cho nhân viên

Nhu cầu đào tạo CNTT và TMĐT cho nhân viên ngày càng quan trọng trong các doanh nghiệp bởi yêu cầu của công việc hiện nay. Với ưu thế tiết kiệm chi phí và đem lại hiệu quả tức thời do gắn liền với yêu cầu công việc của mỗi nhân viên, hình thức đào tạo tại chỗ vẫn là một lựa chọn phổ biến trong các doanh nghiệp

chiếm 56% doanh nghiệp điều tra. Hình thức gửi nhân viên đi học cũng được khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn chiếm 28% và có 6% doanh nghiệp mở lớp đào tạo cho nhân viên, điều này cho ta thấy các doanh nghiệp đã thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và TMĐT trong doanh nghiệp và doanh nghiệp đã đầu tư chi phí để đào tạo nhân viên nhằm đáp ứng tốt nhu cầu công việc. Bên cạnh đó có 26% doanh nghiệp không đào tạo CNTT và TMĐT cho nhân viên, các lí do họ đưa ra là vì doanh nghiệp của họ thuê nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng về làm nên việc đào tạo không cần thiết nữa hay công việc của họ chỉ cần những kiến thức cơ bản về CNTT là đủ đáp ứng yêu cầu công việc.

Khi ứng dụng CNTT và TMĐT vào hoạt động kinh doanh thì việc tuyển dụng hay đào tào cán bộ chuyên trách về CNTT trong doanh nghiệp rất quan trọng. Khi được hỏi doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT không thì 52% các doanh nghiệp trả lời là có với số lượng là một đến hai người, họ hiểu biết về các vấn đề liên quan đến máy tính, các phần mềm và mạng, điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã thấy được tầm quan trọng của những người này khi doanh nghiệp quyết định kinh doanh qua kênh TMĐT. Còn lại 48% doanh nghiệp điều tra cho biết chưa có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT có thể mức độ ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp đang ở giai đoạn thấp nên họ chưa

đầu tư chi phí để tuyển dụng hay đào tạo cán bộ này vì cho rằng chưa cần thiết .

(Nguồn : Số liệu phỏng vấn- Q12)

Biểu đồ 13: Doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT

Biểu đồ 14: Cán bộ chuyên trách về TMĐT theo lĩnh vực SX- KD của DN

Theo lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, lĩnh vực có tỉ lệ cán bộ chuyên trách về TMĐT cao nhất là thương mại- dich vụ chiếm 60%, tiếp theo đó là các doanh nghiệp du lịch và khách sạn đạt 50%. Lĩnh vực công nghiệp- xây dựng có tỉ lệ 33.3%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì mối quan tâm và chi phí đầu tư cho nhân lực CNTT và TMĐT khác nhau.

Trong số các doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT thì có tới 76.9% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT có trình độ cao đẳng, đại học, ngoài ra trình độ trung cấp cũng khá cao. Điều này cũng dễ hiểu vì trình độ hiện nay đang rất được quan tâm, thời đại của công nghệ thông tin, của sự phát triển về khoa học kĩ thuật, các ngành liên quan rất chú trọng đến việc đào tạo về lĩnh vực này, công nghệ thông tin đang trở thành tâm điểm cho phát triển kinh tế vì vậy việc tuyển dụng những nhân viên có trình độ trong các doanh nghiệp là điều cần thiết.

(Nguồn : Số liệu phỏng vấn- Q13)

Biểu đồ 15 : Trình độ của cán bộ chuyên trách về TMĐT của DN 2.2.3 Đánh giá mức độ ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp 2.2.3.1 Phương tiện điện tử doanh nghiệp đang sử dụng

(Nguồn: số liệu phỏng vấn- Q14))

Biểu đồ 16: Phương tiện điện tử doanh nghiệp đang sử dụng

Các phương tiện điện tử hiện là kênh thông tin chủ đạo trong việc trao đổi kinh doanh của DN. Tuy nhiên tỷ lệ DN sử dụng phương tiện điện tử khác nhau để thực hiện mục đích kinh doanh như liên lạc, trao đổi thông tin hay đặt hàng, nhận đơn hàng… có sự chênh lệch khá lớn. Hai phương tiện chủ yếu đựơc DN sử dụng là điện thoại và Mail với tỷ lệ tương ứng là 92%; 88% ,Con số này cũng dễ hiểu vì trong kinh doanh thì các phương tiện điện thoại, mail, fax đều đã được sử dụng phổ biến, nó cũng phù hợp với thực tế, công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, đây là những công cụ trợ giúp hiệu quả trong kinh doanh, sản xuất của các DN. Trong các doanh nghiệp điều tra có 54% doanh nghiệp đã ứng dụng website để thực hiện mục đích kinh doanh. Đây là con số đáng mừng bởi đối tượng điều tra là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa phần là doanh nghiệp siêu nhỏ thì việc đầu tư chi phí để ứng dụng website và khai thác lợi ích kinh doanh qua trang điện tử này đã chiếm một khoản khá lớn trong các doanh nghiệp này. Điều này thể hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Huế đã quan tâm và đầu tư ứng dụng TMĐT mà đặc biệt ứng dụng website để phục vụ mục đích kinh doanh của mình.

(Nguồn: số liệu phỏng vấn- Q15)

Biểu đồ 17 :Tính năng của website

Theo lý thuyết các giai đoạn phát triển thương mại điện tử thì rõ ràng các DN đã phân biệt thành các mức độ ứng dụng khác nhau. Các DNVVN đã thiết lập web với tính năng quảng bá trang thông tin: giới thiệu về doanh nghiệp và giới thiệu về sản phẩm sẽ thuộc vào giai đoạn 2 của quá trình phát triển TMĐT. Với tính năng trang thông tin cùng với đặt liên kết với các website khác sẽ thuộc vào giai đoạn 3, và với tính năng thương mại tích hợp như: cho phép đặt hàng trực tuyến, cho phép thanh toán qua mạng sẽ thuộc vào giai đoạn 4- đây là giai đoạn phát triển cao nhất trong quá trình phát triển của TMĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào đồ thị ta thấy phần trăm doanh nghiệp thiết lập web với tính năng giới thiệu doanh nghiệp và giới thiệu sản phẩm chiếm tỷ lệ cao chiếm trên 90% các doanh nghiệp có web. Tính năng web cho phép đặt hàng và thanh toán qua mạng là tính năng ứng dụng TMĐT tích hợp- đây là giai đoạn doanh nghiệp ứng dụng TMĐT ở mức độ cao, trong 27 DN được điều tra đã thiết lập web thì có 40.7% doanh nghiệp đã cho phép đặt hàng và nhận đặt hàng qua web nhưng chỉ có 14.8% doanh nghiệp cho phép thanh toán qua mạng. Những con số này nói lên rằng các doanh nghiệp tại TP Huế đã ứng dụng TMĐT song việc ứng dụng còn ở giai đoạn thấp chủ yếu là cung cấp thông tin, mới chỉ có ít doanh nghiệp thực hiện

các tính năng thương mại tích hợp qua website. Điều này thể hiện các doanh nghiệp đã ứng dụng song chưa khai thác hết những lợi ích kênh TMĐT mang lại cho doanh nghiệp vì càng ứng dụng ở mức độ cao thì lợi ích của kênh TMĐT mang lại cho doanh nghiệp càng cao.

Bảng 9: Đối tượng KH website hướng tới

Đối tượng KH web hướng tới Tần số (lần) Tần suất hơp lệ (%)

Người tiêu dùng 22 81.5

Doanh nghiệp 13 48.1

(Nguồn: số liệu phỏng vấn- Q16)

Theo số liệu thống kê cho thấy đối tượng KH hướng tới của các DNVVN đa số là người tiêu dùng (chiếm 81,5%), hướng tới Doanh nghiệp chiếm 48,1%. Điều này được giải thích tuỳ thuộc vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh của DNVVN. Thứ nhất do quy mô của các DNVVN ở địa bàn TP Huế còn nhỏ hơn so với các khu vực khác, chủ yếu tập trung vào KH trong địa bàn. Thứ hai do lĩnh vực kinh doanh của trong tổng số DNVVN điều tra chủ yếu là thương mại- dịch vụ.

Biểu đồ 18: Tần suất cập nhật Web

Trong tổng số các DN đã có Website, 77,8% các DNVVN cho biết có tần suất cập nhật thông tin trên Website hàng ngày, 18,5% DNVVV cho biết tần suất cập nhật website hàng tuần, và chỉ có 3,7% tương ứng chỉ có 1 DN cho biết cập nhật website hàng tháng. Mức độ cập nhật website của các DNVVN cũng có nhiều sự khác nhau tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của DN đó. Rõ ràng do đặc trưng lĩnh vực kinh doanh khách sạn, du lịch đòi hỏi phải cập nhật website hàng ngày. Đối với các DNVVN xây dựng website nhưng chỉ với mục đích quảng bá DN và sản phẩm của mình thì việc cập nhật website không đòi hỏi phải thường xuyên. Đối với các DNVVN kinh doanh các mặt hàng đòi hỏi tính cập nhật hay sản phẩm của DN cần thay đổi phù hợp với thị hiếu của KH thì không phải cập thường xuyên nhưng tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của DN. Khi có bất cứ sự thay đổi nào của thị hiếu KH thì đòi hỏi DN phải thay đổi sản phẩm của mình cho phù hợp.

Bảng 10: Số lượng doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch

DN tham gia sàn giao dịch Tần số (lần) Tần suất hợp lệ (%)

Có 6 22.2

Không 21 77.8

(Nguồn: số liệu phỏng vấn- Q18)

Theo kết quả điều tra trên chỉ có 22,2% DNVVN đã tham gia sàn giao dịch. Trong số các DN chưa tham gia sàn cho biết họ sẽ cân nhắc việc đăng ký tham gia trong tương lai. Trong số các DN đó thì phần lớn các DN này không cần tới sự hỗ trợ của sàn giao dịch TMĐT như vận tải, công nghiệp- xây dựng,.... Ngoài ra, lý do một số ít DN không có ý định là do chưa tin tưởng vào hiệu quả từ việc tham gia sàn giao dịch TMĐT mang lại.

Bảng 11 : Số lượng doanh nghiệp có hợp đồng từ sàn giao dịch

(%)

Có 5 83.3

Không 1 16.7

Tổng 6 100

(Nguồn: số liệu phỏng vấn- Q19)

Từ phân tích trên chúng ta thấy rằng việc tham gia sàn giao dịch TMĐT của các DNVVN ở địa bàn TP Huế còn rất ít. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch có kí kết hợp đồng chiếm 83.3%. Điều này cho thấy lợi ích của việc tham gia sàn giao dịch TMĐT mang lại cho doanh nghiệp . Tham gia sàn giao dịch các doanh nghiệp có thể dễ dang tìm kiếm những đối tác lớn trong và ngoài nước và kí kết được những hợp đồng có giá trị lớn mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Thành Phố Huế (Trang 64)