CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một gay gắt, việc thỏa mãn khách hàng trở thành một tài sản quan trọng đối với các doanh
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Tình hình nghiên cứu 6
3 Mục đích nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Kết cấu của đề tài 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP 9
1.1 Giới thiệu chung 9
1.1.1 Vài nét về Đạo đức kinh doanh 9
1.1.2 Khái niệm Trách nhiệm xã hội 11
1.1.3 Nội dung của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 13
1.1.4 Mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh 16
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 18
1.2.1 Quy định của pháp luật 18
1.2.2 Nhận thức của Xã hội 18
1.2.3 Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường 19
1.3 Các công cụ thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của CSR 20
1.3.1 Các công cụ thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 20
1.3.2 Công cụ đánh giá Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 21
1.4 Tác dụng của việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 27
1.4.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh 27
1.4.3 Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 33
Trang 2CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 34
2.1 Vài nét về tình hình thực hiện CSR trên thế giới 34
2.1.1 Những tổ chức quốc tế về CSR 34
2.1.2 Tình hình thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp 36
2.2 Thực trạng thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam 44 2.2.1 Tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam 44
2.2.2 CSR tại Việt Nam được thực hiện theo các lĩnh vực 46
2.2.3 Tình hình thực hiện CSR của một số doanh nghiệp tại Việt Nam 64
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 74
3.1 Đánh giá tình hình thực hiện CSR tại Việt Nam 74
3.1.1 Những mặt đạt được 74
3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 75
3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong thời gian qua 77
3.2 Cơ hội và thách thức khi thực hiện CSR tại Việt Nam 80
3.2.1.Cơ hội 80
3.2.2 Những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành CSR tại Việt Nam 82
3.3 Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả thực hiện CSR tại Việt Nam 84
3.3.1 Các biện pháp từ phía Nhà nước 84
3.3.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 90
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Trang 3DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Hình 1: Mô hình các yếu tố cấu thành CSR 15
Hình 2: Mối quan hệ giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội 17
Hình 3: Thứ bậc nhu cầu theo mô hình Maslow 19
Bảng 1: Kết quả đánh giá hoạt động CSR tại một số quốc gia 45
Bảng 2: Lợi ích kinh tế từ việc đầu tư cải thiện không khí và giảm mệt mỏi cho công nhân (CN) ở một số công ty may mặc 50
Bảng 3: Những địa phương xảy ra nhiều vụ TNLĐ chết người 53
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt Trước đây, các công ty dùng biện pháp
đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương trường Hiện nay, các công ty chú ý tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được áp dụng và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực Các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu trên thị trường thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR - Corporate Social Responsibility)
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã
và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp Từ
đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp là cần thiết trong bối cảnh đất nước
ta hiện nay Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp như nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và cũng là biện pháp quảng cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp đó
Vì vậy, ý thức được vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình
Trang 62 Tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu CSR trên thế giới
Trên thế giới có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như:
- Matthew J Hirschland, “Corporate Social Responsibility and the Shaping
of Global Public Policy“, Hardcover (Dec 12, 2006) Tác giả bàn về tầm quan
trọng của CSR trong công ty như: Các quy định kinh doanh toàn cầu mới - sự hiểu biết của công ty về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và CSR thực hành đáp ứng lý thuyết - quản trị toàn cầu và mạng lưới chính sách công cộng toàn cầu
- Oyvind Ihlen, Betteke Van Ruler, Magnus Fredriksson, “Public Relations and Social Theory: Key Figures and Concepts” (Routledge Communication
Series) Tác giả bàn về vấn đề: Quan hệ công chúng và lý thuyết xã hội nới rộng phạm vi lý thuyết của quan hệ công chúng Từ đó tập trung vào khái niệm như niềm tin, tính hợp pháp, sự hiểu biết, và phản xạ, cũng như về các vấn đề về hành vi, năng lượng, và ngôn ngữ
- Muhammad Yunus, “Building Social Business: The New Kind of Capitalism That Serves Humanity's Most Pressing Needs” Tác giả muốn giúp
các doanh nghiệp thấy được vai trò của hoạt động kinh doanh Qua những gương điển hình mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
2.2 Tình hình nghiên cứu CSR ở Việt Nam
Tại Việt Nam, có thể kể đến một số sách, bài báo tiêu biểu nghiên cứu về CSR như:
- TS Lê Thanh Hà, 2006, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong vấn đề tiền lương”, Báo Lao động xã hội, số 290, ngày 15/05/2006 Tác giả muốn đề
cập tới vai trò của tiền lương như: các mức lương vừa thể hiện vị trí, công việc vừa thể hiện sự chia sẻ lợi ích giữa các tổ chức, các doanh nghiệp và người lao động vừa thể hiện sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân người lao động
- Hoàng Long, 2007, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Động lực cho sự phát triển”, Báo Thương Mại, số 26/2007 Tác giả chứng minh tầm quan trọng
của CSR trong doanh nghiệp tới sự phát triển xã hội: chú ý phát triển cơ sở hạ
Trang 7tầng cứng và mềm, giao thông vận tải, nhất là các hành lang kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngành dịch vụ then chốt như tài chính - ngân hàng, viễn thông, các nguồn năng lượng mới và tái tạo được
- Hồng Minh, 2007, “Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp”, Báo
Văn hoá và đời sống xã hội, số 2/2007 Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt
- TS Nguyễn Mạnh Quân, 2004, Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp”, NXB Lao động Xã hôi Đạo đức kinh doanh và văn hóa
doanh nghiệp là tài sản quý giá góp phần quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp Đó là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, phương pháp tư duy ảnh hưởng rất lớn tới hành động của các thành viên trong doanh nghiệp
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ai nghiên cứu đề tài: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp“ Đây là đề tài đầu
tiên Thạc sĩ bàn về vấn đề này
3 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, nội dung và cách thức triển khai Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
- Nghiên cứu thực trạng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thế giới
và tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
- Đề xuất giải pháp để thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam để phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như khái niệm và các yếu tố cấu thành Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, vai trò của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với sự trường tồn và phát triển của doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; những phương pháp, cách thức của
Trang 8các công ty đa quốc gia xây dựng các tiêu chuẩn, Bộ Quy tắc ứng xử và phát triển Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Các thông tin thứ cấp được thu thập và sử
dụng chủ yếu từ các nguồn: các sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan, tài liệu từ các cổng thông tin internet,…
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Luận văn khảo sát thực tế tại cuộc
hội thảo nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này: “Hội nghị bàn tròn các bên liên quan BSCI 2010 tại Hà Nội”, ngày 06 tháng 09 năm 2010;
Các ý kiến của những người trực tiếp tham gia thực hiện CSR như: Bà Đặng Phương Dung - Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, TS Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng, Viện KHLĐ và XH, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội Việt Nam
6 Kết cấu của đề tài
Đề tài luận văn: “Thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài
liệu tham khảo, Khóa luận chia làm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm xã hội doanh
Trang 9CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
DOANH NGHIỆP
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày một gay gắt, việc thỏa mãn khách hàng trở thành một tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững sự trung thành của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Từ những năm đầu của thập kỷ 90, Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR - Corporate Social Responsibility) đã thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với các ngành, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới CSR đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong việc trở thành cơ sở cho các chiến lược cạnh tranh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại ở cấp doanh nghiệp, ngành và cả cấp quốc gia Để tồn tại trong hoàn cảnh đó, giới doanh nhân ngày càng quan tâm chú trọng tới xây dựng hình ảnh của mình trong mắt công chúng và Đạo đức kinh doanh hay Trách nhiệm xã hội là những khái niệm được nhắc tới thường xuyên trong những năm qua
1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Vài nét về Đạo đức kinh doanh
Đạo đức là một phạm trù đặc trưng của xã hội loài người Đạo đức là một phạm trù rất rộng đề cập đến mối quan hệ con người và các quy tắc ứng xử trong mối quan hệ giữa con người với con người trong các hoạt động sống Đạo đức là
sự nghiên cứu về bản chất và nền tảng của đạo lý trong mối quan hệ con người, trong đó đạo lý được hiểu là sự công bằng, chuẩn mực và quy tắc ứng xử Từ
góc độ khoa học, theo Từ điển Điện tử American Heritage Dictionary “Đạo đức
là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng - cái sai, triết lý về cái đúng - cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên của một nghề nghiệp” 1 Đạo đức càng trở lên đặc biệt quan trọng
trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ trong các hoạt động kinh doanh, khi phạm vi và tính chất các mối quan hệ của một cá nhân, tập thể trở nên đa
1 Nguyễn Mạnh Quân (2004), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, NXB Lao động - Xã hội, tr.16
Trang 10dạng và phức tạp hơn do sự xuất hiện của các nhân tổ mới, đa dạng về quan điểm, động cơ, mục đích và hành vi
Trong cuộc sống gia đình và xã hội, hành vi con người bị chi phối bởi những quy tắc đạo đức xã hội phổ biến, truyền thống Trong khi đó, cuộc sống nghề nghiệp có những quy luật riêng, đặc trưng riêng; trong đó con người có những mối quan hệ rộng hơn, phức tạp hơn và khác hẳn so với mối quan hệ xã hội thuần túy Các quy tắc đạo đức xã hội phổ biến trở nên không còn đủ hiệu lực đối với cuộc sống nghề nghiệp; nó cần thêm những quy tắc ứng xử mới phù
hợp để hướng dẫn hành vi con người trong mối quan hệ mới Đạo đức kinh doanh chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc và phát triển thành một môn
khoa học, cả về lý luận và thực hành, vào nửa sau thế kỉ XX ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây, khi các nhà quản lý phải đối đầu với các vấn đề nảy sinh từ việc quản lý các công ty khổng lồ hoạt động trên phạm vi toàn cầu
và khi họ chứng kiến sự lớn mạnh của các công ty thuộc nền kinh tế Á Đông truyền thống Cụ thể vào năm 1974 khái niệm Đạo đức kinh doanh chính thức được ông Norman Bowie - Giáo sư về Quản trị chiến lược và của Triết học đưa
ra thành một chủ đề: “Vương quốc kết thúc” thảo luận tại một cuộc Hội nghị
Khoa học2 Trong thập niên 1980, 1990 vấn đề này đã trở thành đề tài của những cuộc tranh luận sôi nổi trong các hội nghị, hội thảo, trong các trường học, giữa các doanh nghiệp, các cổ đông, người lao động… ban đầu là ở Mỹ, sau đó lan rộng sang các nước khác Theo tác giả cuốn “Đạo đức kinh doanh” - Verner Henderson:
“Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm soát hành vi kinh doanh của một cá nhân, một nhóm người hay một nhóm nghề nghiệp nhất định nằm mục đích đem lại phúc lợi cho xã hội” 3
Còn theo GS Philip V Lewis, Mỹ đã tổng quát: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực của một tổ chức trong
2 Nguyễn Hoàng Ánh, “Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam - Thực trạng và Giải pháp”, Đại học Ngoại thương
Hà Nội, tr.1
Trang 11những trường hợp nhất định” 4 Do đó, chúng ta có thể thấy, đạo đức kinh doanh
gồm những nguyên tắc và chuẩn mực có tác dụng hướng dẫn hành vi trong mối quan hệ kinh doanh; chúng được những người hữu quan (người đầu tư, khách hàng, người quản lý, người lao động, đại diện cơ quan pháp lý, cộng đồng cư dân, đối tác, ) sử dụng để phán xét của một hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức Cho dù các đối tượng hữu quan không phải lúc nào cũng đúng, những phán xét của họ luôn tác động đến sự chấp thuận của xã hội đối với doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, đạo đức khác nhau ở từng người, từng nhóm người, từng xã hội, từng nền văn hóa, do vậy đạo đức tùy thuộc vào hoàn cảnh
Nội hàm đạo đức kinh doanh là căn cứ để xem xét đánh giá các hành vi đạo đức của doanh nghiệp và các nhà kinh doanh Tuy nhiên, đạo đức khác nhau ở từng người, từng nhóm người, từng xã hội, từng nền văn hóa, do đó đạo đức tùy thuộc vào hoàn cảnh
1.1.2 Khái niệm Trách nhiệm xã hội
Một khía cạnh quan trọng của Đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp,
để đánh giá doanh nghiệp chính là Trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ra đời sau đạo đức kinh doanh và đang là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay Vậy, Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì?
Năm 1970, trong cuốn sách “Capitalism and Freedom”, nhà kinh tế học Milton Friedman đã viết: “Có một và chỉ một trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - đó là sử dụng nguồn tài nguyên của mình và tham gia vào hoạt động nhằm tăng lợi nhuận của mình miễn sao nó vẫn tuân theo các luật chơi, nghĩa là tham gia cạnh tranh công khai và tự do, không lừa gạt hay gian lận” 5 Theo
cách nói này của Friedman, chúng ta xét thấy ý kiến này mới chỉ có tác dụng hiện thực hóa các quy tắc trong kinh doanh mà chưa phát huy được lợi thế của chuẩn mực đạo đức kinh doanh vào trong doanh nghiệp Đây chỉ chú ý tới việc
4 Dr.Nguyen Hoang Anh (2008), “Bussiness Ethics in Vietnam - Reality and perspective”, www.isbee.org
5 Jame H Donnelly/ Jame L Gibson/ John M Ivancevich (2002), Quản trị học căn bản, NXB Thống kê, tr 74
Trang 12chạy đua lợi nhuận “nhằm tăng lợi nhuận” đúng theo mối ràng buộc của các doanh nghiệp trên “thương trường - không lừa gạt hay gian lận” Có thể nói, khái niệm về CSR của Friedman mới chỉ nhìn ở một phạm vi hẹp đó là một doanh nghiệp, thấy được lợi ích trước mặt mà bỏ qua lợi ích lâu dài, đó là “phát triển nhanh, mạnh và bền vững” giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp ngoài nước
Sau định nghĩa về CSR của Friedman thì xuất hiện hàng loạt các khái niệm CSR sau đó, mỗi khái niệm ở mỗi thời kì đã bước đầu có sự hoàn chỉnh hơn về
mặt nội dung “Trách nhiệm xã hội hàm ý nâng cao hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kì vọng xã hội” 6 (Prakash
Sethi, 1975) Hay “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” 7 (Archie B Caroll, 1979) Còn Maignan I Ferrell đưa
ra khái niệm CSR như sau: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan” 8
Khái niệm CSR theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình
ra nhiều doanh nghiệp và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các doanh nghiệp đó là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng (quyền con người, các vấn đề về lao động,…), bảo vệ môi trường;…
Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa
về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho
cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội” 9
6 John R Boatright (2007), Ethics and the conduct of business, Pearson Prentice Hall, New Jersey, tr.369
7 John R Boatright (2007), Ethics and the conduct of business, Pearson Prentice Hall, New Jersey, tr.369
8 Maignan I Ferell (2004), “Corporate Social Responsibility and marketing: an integrative framework, Journal of Academy of Marketing Science”, Vol 32 No.1, pp.3-19
Trang 13Định nghĩa này muốn nhấn mạnh rằng: CSR là “phương tiện” giải quyết những vấn đề quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng, doanh nghiệp với môi trường, doanh nghiệp với khách hàng, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong một xã hội bền vững Khái niệm được chọn sử dụng trong khuôn khổ luận văn này là định nghĩa của Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới sẽ được thống nhất lựa chọn vì nó hoàn chỉnh, rõ ràng và có tầm khái quát
cao so với các định nghĩa khác
1.1.3 Nội dung của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
1.1.3.1 Phạm vi ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến mọi đối tượng, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Bởi vậy, phạm vi ảnh hưởng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp mà nó còn có sức lan tỏa lớn tới nhiều thành phần khác nhau trong
xã hội Vì vậy, về cơ bản người ta chia phạm vi ảnh hưởng của CSR với 3 khía cạnh sau:
Phạm vi nội bộ doanh nghiệp: CSR ảnh hưởng đến quan hệ trong và ngoài
hợp đồng lao động và thỏa mãn giữa hai bên; quyền lợi hợp pháp và nghĩa vụ của người lao động như công việc làm, phúc lợi lao động, quy tắc làm việc, an toàn lao động,…; xây dựng môi trường ứng xử có đạo đức trong doanh nghiệp
Phạm vi hoạt động kinh doanh: CSR giải quyết các vấn đề trong giới hạn
các mối quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác, đối tượng liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh
Phạm vi xã hội: CSR được đặt ra giải quyết mối quan hệ với tập quán, văn
hóa truyền thống, tôn giáo của từng quốc gia, cộng đồng dân tộc CSR xem xét các vấn đề về quyền bình đẳng, quyền lợi trong đời sống xã hội, vấn đề đảm bảo chữ tín trong kinh doanh
1.1.3.2 Nội dung của CSR
CSR có thể được hiểu như một gánh vác tự giác các trách nhiệm khác, ngoài những trách nhiệm về kinh tế và pháp lý Cụ thể hơn, là các trách nhiệm được thể hiện ở sự lựa chọn các mục tiêu của doanh nghiệp và đánh giá kết quả
Trang 14thực hiện, không chỉ đơn thuần dựa vào các tiêu chí lợi nhuận và phúc lợi của đơn vị mà còn dựa vào những tiêu chí về đạo đức hay tính chính xác đáng so với mong muốn của xã hội CSR không chỉ đơn thuần là các hành động nhân đạo, từ thiện đối với cộng đồng mà yếu tố cấu thành nên CSR rộng hơn rất nhiều, đó là
sự tổng hợp, kết hợp, bổ sung của nhiều yếu tố liên quan khác, mà thiếu một trong các yếu tố này thì không thể coi là một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội Theo như mô hình yếu tố cấu thành CSR dưới đây thì mô hình CSR là một
“cái tháp” với các nghĩa vụ nằm ở các tầng khác nhau và thứ tự ưu tiên thực hiện
sẽ lần lượt từ đáy tháp lên đỉnh tháp Việc thực hiện CSR phải bắt nguồn từ các nghĩa vụ kinh tế, bởi đây là mục tiêu, bản chất là lý do tồn tại của doanh nghiệp
và cũng là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ tiếp sau của CSR Doanh nghiệp hoạt động và chịu sự quản lý bởi hệ thống pháp luật quốc gia vì thế để tồn tại lâu dài thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định ấy Không dừng ở đó, doanh nghiệp cũng cần tạo ra một môi trường công bằng, trung thực, có tình có nghĩa trong mối quan hệ với nhân viên và điều đó thể hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp Ngoài nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức doanh nghiệp còn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ nhân văn Điều này có nghĩa các hoạt động của doanh nghiệp phải nhằm mục đích cải thiện tình hình của mỗi người, mọi người và cộng đồng Và khi đưa ra quyết sách, doanh nghiệp phải cân bằng các nghĩa vụ đó để đạt được hiệu quả cao nhất
Trang 15Hình 1: Mô hình yếu tố cấu thành CSR 10
(Nguồn: O.C Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell (2005), “Business Ethics- Ethical Decision making & cases”, Boston Houghton, pp.48)
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay
cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội Trách nhiệm xã hội có thể được coi là một sự cam kết của doanh nghiệp hay cá nhân đối với xã hội; trong khi đó đạo đức kinh doanh đề cấp đến những quy tắc ứng xử được cân nhắc kĩ lưỡng về mặt tổ chức của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc ra quyết định trong quan hệ kinh doanh Về cơ bản, trách nhiệm xã hội bao gồm những nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn
Nghĩa vụ kinh tế là nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của doanh nghiệp thực
hiện CSR liên quan đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội, các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm dịch vụ
Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp là thực hiện đầy đủ những quy định về
pháp lý chính thức đối với những người hữu quan, trong cạnh tranh đối với môi trường tự nhiên do pháp luật hiện hành quy định
Trang 16Nghĩa vụ đạo đức của doanh nghiệp được định nghĩa là những hành vi hay
hoạt động được xã hội mong đợi nhưng không được quy định thành các nghĩa
vụ pháp lý Nghĩa vụ đạo đức chính là nền tảng của nghĩa vụ pháp lý
Nghĩa vụ nhân văn của doanh nghiệp bao gồm những hành vi và hoạt động
mà xã hội muốn hướng tới và có tác dụng quyết định chân giá trị của tổ chức hay doanh nghiệp Nghĩa vụ nhân văn thể hiện những mong muốn hiến dâng của doanh nghiệp cho xã hội
1.1.3.3 Đối tượng của CSR
Các đối tượng của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là:
Người lao động, cán bộ nhân viên: doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ,
nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật, về vấn đề sử dụng lao động, đảm bảo
an toàn lao động, xây dựng mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp trong nội bộ doanh nghiệp,…
Các bên liên quan (stakeholders): Các bên liên quan bao gồm cổ đông, người tiêu dùng, gia đình của người lao động Trách nhiệm với cổ động là những ràng
buộc, cam kết liên quan đến quyền và phạm vi sử dụng tài sản ủy thác; đảm bảo
sự trung thực, minh bạc trong thông tin, trong phần lợi tức mà cổ đông đáng được hưởng,… Trách nhiệm với người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa, dịch
vụ đúng với những gì nhà sản xuất đã cam kết
Cộng đồng: Trách nhiệm với cộng đồng là trách nhiệm góp phần nâng cao,
cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng mà gần nhất là địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, đóng góp cho sự phát triển bền vững môi trường văn
hóa - kinh tế - xã hội của quốc gia Ví dụ như trách nhiệm đối với môi trường là
trách nhiệm bảo vệ môi trường xung quanh hoặc ít nhất không vì lý do kinh tế
mà gây ảnh hưởng xấu tới môi sinh; sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên…
1.1.4 Mối quan hệ giữa Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh
Trách nhiệm xã hội là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh, là việc hiện thực hóa các quy tắc, chuẩn mực của đạo đức kinh doanh thành những hành động thực tế, nhằm phát huy được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm
Trang 17thiểu tối đa các tác động tiêu cực Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá Đạo đức kinh doanh (ĐĐKD)
Khái niệm Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội có mối liên hệ rất mật thiết Theo cách mô tả trên sơ đồ, đạo đức kinh doanh là cơ sở cho các quyết định, là “đầu vào” của quá trình lựa chọn hành động (hành vi xã hội) của doanh nghiệp; tác động xã hội mong muốn hàm chứa trong các trách nhiệm xã hội là mục tiêu của hành động, đó cũng chính là “đầu ra” của hoạt động
Quá trình xử lý (Hình 2)
Cơ sở để ra quyết định Tác động Xã hội
đúng - sai
Sự đồng thuận thành nguyên tắc
Tác động tiêu cực tối thiểu
Đối tượng hữu quan Tự nguyện tuân thủ
trong tổ chức Phạm vi xã hội
Hình 2: Mối quan hệ giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội 11
(Nguồn: Vũ Thị Hương (2009), chuyên đề luận văn Tiến sĩ “Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam)
Theo sơ đồ Mối quan hệ giữa Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên, Đạo đức kinh doanh là cơ sở ra quyết định, và những nội dung của Đạo đức kinh doanh tạo ra nhiều tác động tới các vấn đề xã hội Trách
Trang 18nhiệm xã hội doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu mà Đạo đức kinh doanh đặt
ra Sơ đồ mô tả quy trình khép kín, gắn kết mật thiết giữa Đạo đức kinh doanh
và Trách nhiệm xã hội, ví như quá trình sản sinh và quá trình tiêu thụ trong sinh
học vậy
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
1.2.1 Quy định của pháp luật
Quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng của CSR Đây là tiêu chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hướng tới và phải thực hiện để đạt được hiệu quả kinh tế cao Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì sẽ tạo được một môi trường pháp lý, trong đó các doanh nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau Tuy nhiên, pháp luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là có đạo đức hay vô đạo đức trong những trường hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hành động được coi là có trách nhiệm trong kinh doanh Điều đáng chú ý là pháp luật thường ban hành chậm hơn so với thực tế diễn ra, “độ trễ” nhất định nào đó của pháp luật là cơ hội cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp xảy ra, và khi sự việc đã rồi thì pháp luật mới căn
cứ vào đó để xây dựng các quy định mới Ngay cả khi các văn bản pháp luật đã được ban hành thì để nội dung đi vào “cuộc sống” cũng cần một khoảng thời gian nhất định Nói tóm lại, các quy định của pháp luật cũng là những yêu cầu tốt mà mỗi cá nhân, tổ chức cần thực hiện trong mối quan hệ với xã hội Tuân thủ pháp luật, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nhiều công ăn việc làm, bảo vệ môi trường,… là doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm xã hội của mình
1.2.2 Nhận thức của Xã hội
Khi xã hội phát triển cao đồng nghĩa với mức sống của cộng đồng được nâng cao, do đó nhu cầu của con người cũng phát triển theo Theo Abraham Maslow thì con người càng cố gắng thỏa mãn những nhu cầu và khi nhu cầu nào
đó được thỏa mãn lại xuất hiện những nhu cầu tiếp theo, ban đầu là nhu cầu sinh
lý (ăn, mặc, ở, ); sau đó đến nhu cầu an toàn, được bảo vệ; nhu cầu xã hội (các
Trang 19vấn đề về tình cảm); nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị; cuối cùng là nhu cầu tự khẳng định, tự phát triển và tự thể hiện mình
Hình 3: Thứ bậc nhu cầu theo A Maslow 12
(Nguồn: Nguyễn Thường Lạng, Tạp chí Nhà quản lý “Thuyết nhu cầu của Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên”)
Người lao động - thành phần không thể thiếu để duy trì hoạt động của một doanh nghiệp cũng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn giá trị bản thân Tự bản thân họ hoặc thông qua các tổ chức công đoàn đã đứng lên đòi lại quyền lợi chính đáng của mình Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp qua thực tế kinh doanh ngày càng nhận thức được rằng, những việc làm vì cộng đồng vì trách nhiệm đối
với xã hội là việc làm có lợi cho sự vững mạnh của doanh nghiệp
1.2.3 Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường
Sức mạnh của thị trường mà điển hình là thị hiếu người tiêu dùng lại đã và đang đặt ra cho các nhà kinh doanh sự cạnh tranh khốc liệt về trách nhiệm xã hội
và đạo đức kinh doanh dựa trên nền tảng sự tác động tổng hợp hành vi ứng xử,
12 Nguyễn Thường Lạng - Tạp chí Nhà quản lý,
“Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên”,
http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanhQTDN/QuanLy/Thuyet_Maslow_voi_phat_trien_khuyen_khich_nh an_vien/
Nhu cầu tự khẳng định
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh lý
Trang 20tới quyết định lựa chọn của người tiêu dùng, chứ không phải thuần túy trên sự tác động tới giác quan của họ Bởi vậy, trong giai đoạn toàn cầu hóa đang phát triển nhanh chóng, khoảng cách về công nghệ, kỹ thuật giữa các nền kinh tế ngày một rút ngắn, chất lượng sản phẩm ngày càng đồng đều hơn thì để tồn tại
và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt Lúc đó, CSR và Đạo đức kinh doanh là nguồn lực, nguồn vốn mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc tế Chính hai nguồn lực này sẽ tác động và thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi quan niệm tiêu dùng của họ Trong xu thế toàn cầu hóa với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp đều phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, trong đó khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực và môi trường đầu tư đóng vai trò quan trọng Toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực làm gia tăng sự liên kết giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưng đồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt Tuy nhiên, có những khu vực, những nước và doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng nhờ toàn cầu hóa; nhưng có những khu vực, những nước và doanh nghiệp bị thua thiệt hoặc thậm chí bị đẩy
ra khỏi dòng chảy sôi động của thương mại và đầu tư quốc tế Hiện nay, các doanh nghiệp luôn chú trọng tới ba sự cạnh tranh: chất lượng, giá cả và mẫu mã
1.3 Các công cụ thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của CSR
1.3.1 Các công cụ thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Đạo đức thường được hiểu là những ràng buộc bất thành văn, CSR đã được
cụ thể hóa thành các văn bản cho các doanh nghiệp tùy nghi áp dụng Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có hơn 1000 bộ quy tắc ứng xử thể hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp liên quan đến các nội dung: an toàn vệ sinh lao động nơi sản xuất, chăm sóc sức khỏe người lao động và bảo vệ môi trường như một chứng chỉ phổ biến: SA 8000 - tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất; WRAP- trách nhiệm toàn cầu trong ngành sản xuất may mặc; FSC- bảo vệ rừng bền vững; ISO 14 001 - hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp;…
Ví dụ SA 8000 là một trong 3 tiêu chuẩn bắt buộc đối với doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu Theo đánh giá của các chuyên
Trang 21gia, áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 sẽ nâng cao chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các tác động như: Thu hút sự nhìn nhận, tin tưởng và trung thành của khách hàng; Đưa ra các tiêu chuẩn chung trên quy mô toàn cầu về ứng
xử của doanh nghiệp nhằm tạo ra khả năng cạnh tranh công bằng; Tăng cường khả năng mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu và tiếp cận những khách hàng đòi hỏi cao về giá trị đạo đức của sản phẩm và giúp doanh nghiệp đỡ mất thời gian phiền hà vì không phải trải qua các đợt kiểm tra liên ngành, kiểm tra chéo
và cuộc thanh tra về lao động Tiêu chuẩn SA 8000 có quy định về trách nhiệm
xã hội theo các chỉ tiêu như sau: “1 Lao động trẻ em; 2 Lao động cưỡng bức;
3 An toàn và vệ sinh lao động; 4 Tự do hiệp hội và quyền thỏa ước lao động tập thể; 5 Phân biệt đối xử; 6 Xử phạt; 7 Giờ làm việc; 8 Trả công; 9 Hệ thống quản lý”13 Khi các doanh nghiệp tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ mang lại lợi ích kinh tế và các sản phẩm của doanh nghiệp đó được người tiêu dùng đón nhận, đằng sau đó thì doanh nghiệp rất dễ dàng thu hút được nguồn lao động giỏi vì họ hiểu được vai trò, lợi ích của mình khi làm việc trong doanh nghiệp
chú ý nhiều tới Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
1.3.2 Công cụ đánh giá Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp bước đầu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp: Đẩy mạnh sự tuân thủ luật pháp quốc gia; Bảo đảm cho các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu kinh doanh lâu dài, bền vững và tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập; Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, giảm các rủi ro trong kinh doanh quốc tế như tranh chấp thương mại, bán phá giá,… Do đó, doanh nghiệp thực hiện CSR không đơn thuần mang lại lợi ích kinh tế mà còn có lợi ích xã hội và chính trị Bên cạnh, mặt tích cực thì doanh nghiệp thực hiện CSR theo các Bộ Quy tắc cũng gặp phải không ít khó khăn
Hiện nay trên thế giới có trên 2000 Bộ Quy tắc ứng xử, chia làm ba nhóm chính:
13 www.taptritriethoc.com.vn, Tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
Trang 22Quy tắc ứng xử của các tổ chức quốc tế như: ISO, Công ước ILO, GC,
OECD
Quy tắc ứng xử của của các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức hiệp hội ngành nghề: Bộ Quy tắc ứng xử của Nike (Tập đoàn thể thao), Adidas (Tập
đoàn thời trang), FTA (Hiệp hội Ngoại thương)
Quy tắc ứng xử của các tổ chức độc lập như: SAI (Tổ chức Trách nhiệm xã
hội Quốc tế), FLA (Nhượng quyền Thương mại)
Các doanh nghiệp sẽ cần thu thập đầy đủ các thông tin để lựa chọn thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử nào phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình Bộ luật ứng xử BSCI: ra đời nhằm đảm bảo tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể BSCI là Bộ Tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh BSCI ra đời năm 2003 từ đề xướng của Hiệp Hội ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử
và hệ thống giám sát ở Châu Âu về CSR Các công ty cung ứng phải đảm bảo rằng Bộ luật ứng xử này cũng được xem xét bởi các nhà thầu phụ có liên quan đến các quy trình sản xuất của giai đoạn sản xuất sau cùng được thực hiện thay cho các thành viên của BSCI Các yêu cầu sau đây là đặc biệt quan trọng và phải được thực hiện theo một cách tiếp cận mang tính phát triển:
1 Tuân thủ pháp luật: Tuân theo tất cả các quy luật và quy định được áp
dụng, các tiêu chuẩn công nghiệp tối thiểu, các thỏa thuận Tổ chức lao động quốc tế và Liên Hiệp quốc, và những yêu cầu khác do luật pháp quy định, áp dụng luật nào nghiêm ngặt hơn
2 Tự do lập Hội và Quyền Thương lượng Tập thể: Quyền của mọi cá nhân
để hình thành và tham gia các tổ chức đoàn thể theo ý họ và để thương lượng tập thể cũng sẽ được tôn trọng Trong những tình huống hoặc tại những quốc gia mà các quyền về tự do lập hội và thương lượng tập thể bị luật pháp giới hạn, các biện pháp tương đương của tổ chức độc lập và tự do cũng như việc thương lượng sẽ được hỗ trợ cho mọi cá nhân Các đại diện của cá nhân sẽ được đảm bảo tham gia vào vai trò thành viên của họ tại nơi làm việc
Trang 233 Cấm phân biệt: Không cho phép một hình thức phân biệt nào trong việc
thuê mướn, trả thù lao, được tham gia đào tạo, đề bạt, chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ hưu dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, địa vị xã hội, bối cảnh
xã hội, sự tàn tật, nguồn gốc dân tộc và quốc gia, quốc tịch, thành viên trong tổ chức của người lao động, bao gồm các hiệp hội, sự gia nhập chính trị, định hướng giới tính hoặc bất cứ một đặc điểm cá nhân nào khác
4 Đền bù: Lương trả cho giờ làm việc thông thường, giờ làm thêm và các
chênh lệch thêm giờ sẽ phải đạt đến hoặc vượt qua lương tối thiểu và/ hoặc các tiêu chuẩn ngành Không được khấu trừ lương trái phép hoặc không đúng quy định Trong các trường hợp lương theo quy định của pháp luật hoặc theo tiêu chuẩn ngành không đủ để chi trả chi phí sinh hoạt và cung cấp thu nhập cho các chi phí phát sinh, các công ty cung ứng sẽ cố gắng để cung cấp cho nhân viên một khoản bồi thường đủ để chi trả cho các nhu cầu này Cấm khấu trừ lương dưới dạng biện pháp kỷ luật Các công ty cung ứng phải đảm bảo rằng lương và các cơ cấu quyền lợi được liệt kê chi tiết một cách rõ ràng và thường xuyên cho người lao động; công ty cung ứng cũng sẽ phải đảm bảo rằng lương và các quyền lợi đó được thực hiện và tuân thủ đầy đủ các luật thích hợp và việc trả thù lao đó sẽ được thực hiện theo cách thuận tiện cho người lao động
5 Giờ làm việc: Công ty cung ứng phải tuân thủ các luật quốc gia thích
hợp cũng như các tiêu chuẩn ngành về giờ làm việc Giờ làm việc tối đa cho phép trong một tuần được quy định bởi luật quốc gia sẽ không được vượt quá 48 giờ và số giờ làm thêm tối đa cho phép trong một tuần không được vượt quá 12 giờ Giờ làm thêm chỉ được phép làm dựa trên cơ sở tình nguyện và được trả lương ở mức tốt nhất Mỗi người lao động được phép có ít nhất một ngày nghỉ sau sáu ngày làm việc liên tục
6 Y tế và An toàn nơi làm việc: Một tập hợp rõ ràng các quy định và thủ
tục phải được lập ra và tuân thủ theo đối với vấn đề y tế và an toàn nơi làm việc, đặc biệt là dự phòng và sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân, phòng tắm sạch sẽ, có thể sử dụng nước uống được và nếu được cần cung cấp các thiết bị vệ sinh an toàn cho kho lưu trữ thực phẩm Cấm các quy định và các điều kiện trong phòng
Trang 24ngủ vi phạm các quyền cơ bản của con người Đặc biệt không cho phép người lao động nhỏ tuổi làm việc trong những tình huống nguy hiểm, không an toàn hoặc không tốt cho sức khỏe
Đặc biệt, cần phải chỉ định rõ người đại diện quản lý chịu trách nhiệm về y
tế và an toàn cho tất cả các cá nhân và phải có khả năng quy trách nhiệm đối với việc thực hiện các quy định về Y tế và An toàn của BSCI Tất cả mọi cá nhân đều phải được huấn luyện về y tế và an toàn thường xuyên và có ghi nhận, ngoài
ra việc huấn luyện như vậy phải được lặp lại cho những người mới và những người được phân giao nhiệm vụ lại Cần phải thiết lập các hệ thống để phát hiện, ngăn ngừa hoặc phản ứng lại đối với những nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe
và an toàn của tất cả mọi người
7 Cấm sử dụng lao động trẻ em: Cấm sử dụng lao động trẻ em được ghi rõ
trong các Công ước của ILO và Liên Hiệp quốc và/ hoặc luật pháp quốc gia Trong số các tiêu chuẩn khác nhau này, tiêu chuẩn nào nghiêm ngặt nhất sẽ được tuân thủ Cấm bất cứ hình thức bóc lột trẻ em nào Cấm những điều kiện làm việc như nô lệ hoặc có hại cho sức khỏe trẻ em Quyền của các lao động trẻ tuổi phải được bảo vệ Trong trường hợp nhận thấy những trẻ em làm việc trong những tình huống đúng với những định nghĩa về lao động trẻ em ở trên, công ty cung ứng đó cần phải thiết lập và lưu lại các chính sách, thủ tục để bù đắp cho những trẻ em phải làm việc như vậy Hơn nữa, công ty cung ứng đó cần phải được cung cấp hỗ trợ thích hợp để cho phép những trẻ em đó được tiếp tục đi học cho đến khi nào đủ lớn
8 Cấm cưỡng bức Lao động và các Biện pháp kỷ luật: Tất cả các hình thức
lao động cưỡng bức, chẳng hạn như phải nộp tiền đặt cọc hoặc các hồ sơ nhận diện của cá nhân đối với việc thuê mướn lao động đều bị cấm và xem như là lao động của tù nhân vi phạm các quyền cơ bản của con người Cấm sử dụng các hình phạt về thể xác, tinh thần hoặc ép buộc về tinh thần cũng như việc lạm dụng bằng lời nói
Trang 259 Các vấn đề an toàn và môi trường: Các thủ tục và tiêu chuẩn xử lý chất
thải, xử lý các chất thải hóa học và các chất có hại khác, các xử lý phát ra hoặc thải ra phải đạt đến hoặc vượt quá yêu cầu tối thiểu mà pháp luật quy định
10 Các Hệ thống quản lý: Công ty cung ứng sẽ đặt ra và thực hiện một
chính sách đối với khả năng chịu trách nhiệm về mặt xã hội, một hệ thống quản
lý để đảm bảo rằng các yêu cầu của Bộ luật ứng xử BSCI có thể được thiết lập
và tuân thủ chính sách chống hối lộ/ chống tham nhũng trong tất cả các hoạt động kinh doanh của họ Ban quản lý phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng và cải thiện liên tục bằng cách thực hiện các biện pháp sửa chữa và đánh giá định kỳ về Bộ Luật ứng xử cũng như việc trao đổi thông tin về các yêu cầu của Bộ Luật ứng xử cho mọi người lao động Cũng cần phải chỉ rõ những mối quan tâm về việc tuân thủ Bộ Luật ứng xử này của người lao động
Thực hiện "Trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp Việt Nam"14 là sự cần thiết khách quan trong quá trình hội nhập, tuy nhiên đây là vấn đề rất mới và trên thực tế nhiều khi có sự nhận thức và vận dụng rất khác nhau Bởi vậy, theo nghiên cứu của các chuyên gia Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, để áp dụng Trách nhiệm xã hội vào các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải có nhận thức đúng và lưu ý các điểm sau:
1 Trước hết cần khẳng định là việc gắn tiêu chuẩn lao động với thương mại quốc tế đã không được thừa nhận tại WTO cũng như các diễn đàn quốc tế khác Bởi vậy, các CoC không phải là các công ước quốc tế, cũng không phải thoả thuận giữa chính phủ với chính phủ mà chỉ là thoả thuận giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (bên bán và bên mua hàng hoá, dịch vụ)
2 Các CoC không thay thế, không đứng trên luật quốc gia Việc thực hiện các CoC ở bất cứ quốc gia nào phải phù hợp với luật quốc gia và hỗ trợ việc thực hiện luật quốc gia
3 Phần lớn nội dung của CoC dựa trên các công ước và thông lệ quốc tế (ví
dụ ILO) và luật quốc gia Tuy nhiên vấn đề quan trọng ở các CoC là đưa ra cách
14 Nguyễn Hữu Dũng, “Trách nhiệm xã hội daonh nghiệp của Việt Nam”, Viện Khoa học và Lao động xã hội,
http://hanoi.vnn.vn/chuyen_de/ttvhdn/clbdn/bai06.asp
Trang 26thức quản lý, theo dõi, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện những quy định này (các công ty bạn hàng hay công ty đánh giá độc lập)
4 Việc thực hiện các CoC là tự nguyện, hoàn toàn không mang tính bắt buộc Tuy nhiên, có thể một công ty bạn hàng nước ngoài nào đó quy định việc thực hiện một bộ CoC nào đó là bắt buộc để có thể ký kết hợp đồng thương mại thì đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, không phải là sự bắt buộc
từ phía chính phủ sở tại cũng như chính phủ nước nhập hàng
5 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định trong các CoC được hiểu là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình Đây là việc làm thường xuyên, liên tục, chủ yếu ngay tại nơi làm việc Đó cũng chính là quá trình chuyển từ mối quan tâm thuần tuý đến tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp, của mỗi nền kinh tế sang mối quan tâm đến sự phát triển mà mỗi doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội
6 Việc thực hiện các quy định thể hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các CoC là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của doanh nghiệp, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp cuả doanh nghiệp mang tính chất nhân đạo, từ thiện được trích ra
từ lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã bán sản phẩm
7 Nếu CSR và CoC được hiểu đúng và thực hiện đúng, phù hợp với luật pháp quốc gia thì việc thực hiện CSR chính là một việc làm mà các bên đều có lợi: thứ nhất là uy tín và tính cạnh tranh của doanh nghiệp được tăng lên; thứ hai
là quyền lợi và nhân phẩm của người lao động được bảo đảm tốt hơn; và thứ ba
là việc thực hiện luật pháp quốc gia cũng được tốt hơn, tính cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng cao hơn, môi trường đầu tư tốt hơn
8 Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội chính là việc cụ thể hoá một số quy định chính của Bộ luật Lao động và một số văn bản luật pháp khác chứ không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải lấy chứng chỉ nào đó Việc đi lấy một chứng chỉ của một bộ tiêu chuẩn cụ thể nào đó sự lựa chọn và tự quyết định của doanh nghiệp trong quan hệ với bạn hàng
Trang 279 Cơ sở luật pháp, hệ thống thiết chế của Việt Nam có thể thực hiện được mục tiêu của CSR hay của các CoC sao cho phù hợp với luật pháp của Việt Nam
và hài hoà lợi ích của các bên tham gia
Như vậy, việc đưa ra các công cụ thực hiện CSR đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình
1.4 Tác dụng của việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
1.4.1 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội Thực tế cho thấy, khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốt với Chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy
họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình”15 Theo bà Leif Iversen - Giám
đốc điều hành công ty ETI Na Uy: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề hàng đầu ở các nước phát triển Ở Na Uy, tất cả các doanh nghiệp đều thực hiện tốt vấn đề này Doanh nghiệp không thực hiện tốt thì chính họ sẽ bị đào thải ra khỏi guồng quay phát triển Việc doanh nghiệp có trách nhiệm với
xã hội không chỉ có nghĩa là doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý mà còn phải tuân thủ và đầu tư nhiều hơn vào nguồn lực con người, môi trường và mối quan hệ với các bên liên quan”16 Xét trong phạm vi môi trường kinh doanh thì những gì doanh nghiệp nhận được ngày mai là kết quả tất yếu của những quyết định kinh doanh của ngày hôm nay Sự tồn vong của doanh nghiệp không
15 Http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/VanHoaXaHoi/Thuc_hien_Trachnhiem_xahoi)
16 Http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/VanHoaXaHoi/Thuc_hien_Trach_nhiemxahoi)
Trang 28chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu
do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp Hành vi ứng xử của các doanh nghiệp trong mối quan hệ với cán bộ, công nhân viên, người lao động, cổ đông, với môi trường, với cộng đồng sẽ thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức
Để đảm bảo lợi nhuận của mình, các doanh nghiệp ý thức rằng không thể phát triển mà phớt lờ sức ép của dư luận vốn vừa là khách hàng, công nhân viên hoặc cả đối tác, chủ đầu tư trong nước lẫn quốc tế Các nhà quản lý doanh nghiệp quốc tế không những biết cách làm tăng tối đa lợi nhuận của công ty, mà còn ý thức rất rõ việc tạo nên những điều kiện để duy trì và phát triển bền vững những lợi ích Và trong chiều hướng ấy, việc thực hiện CSR trở thành một nhân
tố chiến lược có tính định hướng trong việc phát triển doanh nghiệp
1.4.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp
lý để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, mà niềm tin chính là cảm xúc - yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cổ phiếu Một ví dụ điển hình đã có một công ty chứng khoán đã thổi phồng thông tin về hợp tác chiến lược với đối tác quốc tế uy tín; công ty chứng khoán đó giả đưa ra thông tin là một nhân vật uy tín nhận lời làm Tổng giám đốc nhằm đẩy giá cổ phiếu lên cao, nhưng giá cổ phiếu lại rớt giá mạnh, cổ phiếu công ty đó giảm tới 90% Về phần nhà cung cấp, công việc rút gọn vào điểm mấu chốt là trả tiền đúng thời hạn và truyền thông tốt Một khi đã bắt tay vào kinh doanh, việc giữ được mối quan hệ tốt đối với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lý; từ đó, sản phẩm được phân phối tới người tiêu dùng kịp thời và đúng chất lượng cam kết
Đối với khách hàng, CSR thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng Thực tế cho
Trang 29thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng Trong kinh doanh, dùng hiệu ứng Donimo tâm lý là việc cũng rất quan trọng, “thông tin truyền miệng” cũng có sức lan tỏa rất mạnh Doanh nghiệp giữ vững khách hàng và mở rộng thị phần là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào, phản ánh tinh thần
“khách hàng là thượng đế" Bà Lurita Doan, người phụ nữ đầu tiên đứng đầu cơ quan Cung cấp dịch vụ và Giám sát kỹ thuật của chính phủ Mỹ (General Services Administration) cũng đã từng phát biểu “khách hàng là thượng đế, nếu bạn không cung cấp dịch vụ tốt, bạn sẽ không có cơ hội lần thứ hai, và như vậy
sẽ không có sự bền vững” Đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng, việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều
Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, khí hậu thay đổi là những vấn đề đang gây sốt sắng toàn thế giới và giải thưởng Nobel Hoà Bình 2007 trao cho Cựu Phó Tổng thống Mỹ Albert Gore đã phản ảnh tâm điểm này Doanh nghiệp bảo vệ môi trường, ngoài việc tuân thủ các quy định của chính phủ còn không bị hao tổn chi phí khắc phục hậu quả hay bồi thường do kiện tụng Các khoản đầu tư xanh là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia phát triển
Như đã nêu trên, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế - xã hội cho họ, nhưng không có lợi ích về chính trị Tuy nhiên, cũng không nên đồng nhất việc cứ làm từ thiện giỏi đã là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, cho dù làm từ thiện là một hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Thực tế là đã có doanh nghiệp tích cực làm từ thiện nhưng vẫn vì chạy theo lợi nhuận mà vi phạm pháp luật, vi phạm sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội “Sự kiện Vedan” cùng một số doanh nghiệp khác ở Đồng Nai đã “đầu độc” sông Thị Vải làm huỷ hoại môi trường mới đây là một minh chứng điển hình cho trường hợp này
Trang 30CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể
Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn nay
là của Pháp chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cả hợp
lý của mình mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội
1.4.3 Việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Theo ông Charles Moore, giám đốc điều hành Uỷ ban khuyến khích doanh
nghiệp hoạt động từ thiện CECP, "Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay hiểu rất rõ vai trò của các hợp đồng xã hội giúp định vị doanh nghiệp để đạt được những thành công thực tế rõ rệt."
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những vấn đề vừa nêu, nhưng nhìn chung đây là các vấn đề trọng tâm Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức Một mặt, CSR giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm Bởi vậy, những doanh nghiệp thành công nhất chính
là các doanh nghiệp nhận thấy được vai trò quan trọng của CSR và áp dụng nó vào thực tiễn sản xuất Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan
đã tiết kiệm được 12 triệu Đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí17
Đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn, và nhờ đó tăng doanh thu
17Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Tư vấn Quản trị doanh nghiệp, “Tôi là giám đốc bền vững”,
Trang 31Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại ấn Độ, vào đầu những năm 1970 chỉ hoạt động được với 50% công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa
bò từ địa phương, và do vậy đã lỗ trầm trọng Để giải quyết vấn đề này, công ty
đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương Nhờ chương trình này, số lượng làng cung cấp sữa bò đã tăng từ 6 tới hơn 400, giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn Rất nhiều công ty sau khi có được chứng chỉ về CSR đã tăng được doanh thu đáng kể Ví dụ, Aserradero San Martin, một công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia, sau khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững (FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc Mỹ và bán sản phẩm với giá cao hơn từ 10-15%18
1.4.4 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần thu hút nguồn lao động giỏi
Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp Những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt Grupo M, một công ty dệt cỡ lớn ở Cộng hoà Dominique, đã tổ chức đưa đón công nhân, có trung tâm y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân và gia đình họ, tổ chức đào tạo công nhân và trả lương gấp đôi mức lương tối thiểu do quốc gia này quy định Tổng Giám đốc, đồng thời là sáng lập viên của công ty, không lo lắng nhiều về những chi phí này
mà cho rằng đó là khoản đầu tư sáng suốt Ông nói : "Tất cả những gì chúng tôi
18Mạnh Vỹ, “Thực hiện trách nhiệm xã hội mang lại gì cho doanh nghiệp và xã hội”,
http://www.tapchibcvt.gov.vn/vi-vn/ghinhantraodoi/2010/7/21591.bcvt
Trang 32dành cho người lao động đều đem lại lợi ích cho công ty - đó là hiệu quả công việc, chất lượng sản phẩm, lòng trung thành và sự sáng tạo"
1.4.5 Trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia
Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn các yêu cầu của Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; quản lý, nâng cao tiêu chuẩn lao động và thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện hoàn thiện và nâng cao tiêu chuẩn lao động theo xu hướng quốc tế Còn vai trò của Thanh tra lao động là giúp doanh nghiệp hiểu đúng pháp luật lao động; thực hiện phương thức thanh tra viên lao động phụ trách vùng và phiếu tự kiểm tra pháp luật lao động; tăng tần suất thanh tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp không chấp hành
tự kiểm tra, báo cáo; tổ chức đào tạo, huấn luyện cho chủ sử dụng lao động về quản lý rủi ro trong sản xuất và tổ chức triển khai công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp Những kết quả này sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, đồng thời tăng cường vai trò như liên kết nỗ lực của tất cả các bên liên quan, tạo nền tảng cho việc xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng bền vững trong tương lai Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại càng có ý nghĩa đối với nền kinh tế đang phát triển trong quá trình mở cửa và hội nhập
Trang 33TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chúng ta có thể thấy đạo đức kinh doanh hay CSR hiện đang nhận đươc sự quan tâm lớn của thế giới Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đưa CSR vào thưc hiện hay chưa? Vấn đề này đã được chương 1 luận văn trình bày mục đích nhằm giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản chất của CSR Thấy được phạm vi ảnh hưởng của nó rất rộng và thực hiện CSR là vấn đề không dễ, CSR đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những hiểu biết và thực hiện từng bước một cách chặt chẽ Khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới CSR các doanh nghiệp phải chủ động tuân thủ để các bước đi sẽ theo đúng một quy trình Nếu thực hiện theo một trình tự thì các doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều thành công
Trang 34CHƯƠNG 2 THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc và phát triển thành một môn khoa học, cả về lý luận và thực tiễn vào nửa sau thế kỷ XX ở các nước công nghiệp phát triển phương Tây, khi các công ty phải đối đầu với các vấn đề nảy sinh từ việc quản lý các công ty khổng lồ hoạt động trên toàn cầu với các mối quan hệ trong lao động, sản xuất ngày càng phức tạp Nửa thế kỷ sau, vấn đề này trở thành một công cụ quan trọng, một biện pháp không thể thiếu để các doanh nghiệp tồn tại và giành lợi thế trong cạnh tranh Vậy tình hình thực hiện CSR trên thế giới và tại Việt Nam ra sao sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 2 này
2.1 Vài nét về tình hình thực hiện CSR trên thế giới
2.1.1 Những tổ chức quốc tế về CSR
CSR xuất hiện năm 1970 đã trở thành phong trào được hưởng ứng rộng rãi
ở các nước đang phát triển trên thế giới Trước áp lực của dư luận, các công ty lớn đã chủ động đưa CSR vào các chương trình hành động của mình một cách nghiêm túc và coi đó là mục tiêu, chiến lược giành ưu thế trên thị trường cạnh tranh khốc liệt Nhiều doanh nghiệp đã hài hòa mục tiêu lợi nhuận và lợi ích cộng đồng, xã hội Hàng nghìn các chương trình được thực hiện như: tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải Cacbon, sử dụng nguyên vật liệu tái chế, năng lượng mặt trời, xóa mù chữ, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, thành lập các quỹ và trung tâm nghiên cứu vắc-xin phòng chống AIDS, các bệnh dịch khác ở các nước đang phát triển, cung cấp các xuất học bổng hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ các nạn nhân thiên tai… CSR không chỉ phổ biến ở phạm vi các doanh nghiệp, ở cấp độ quản lý Nhà nước, vấn đề CSR cũng nhận được sự quan tâm, và là một trong những mục tiêu, chiến lược để xây dựng một nền kinh tế vững mạnh Nhà nước có vai trò quan trọng trong điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp để đảm bảo an toàn cho môi trường cũng như cho xã hội, trước cơn sóng vươn tới lợi nhuận cực đại của các doanh nghiệp
Trang 35Chính vì thế, nhiều nước đã thể chế hóa nội dung của CSR vào các văn bản pháp luật hay các quy định khác dưới những hình thức thể hiện khác nhau Trên bình diện rộng hơn, nỗ lực đưa CSR thành thông lệ quốc tế phổ biến và đã trở thành hiện thực Năm 1999, một thỏa thuận toàn cầu được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Kofi Annan đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Tháng 7/2000 Hiệp ước Toàn cầu LHQ (viết tắt là UNGC) đã chính thức ra đời nhằm hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp ở tất cả các quốc gia hoạt động kinh doanh
có trách nhiệm với xã hội, trên cơ sở tuân thủ và triển khai hiệu quả 10 nguyên tắc của UNGC được thừa nhận trên toàn cầu thuộc 4 lĩnh vực:
- Quyền con người;
- Lao động;
- Chống tham nhũng nhằm giải quyết các vấn đề: tôn trọng nhân quyền, dân sinh, chống lạm dụng trẻ em, lao động cưỡng bức, bảo vệ môi trường, và phòng ngừa tình trạng tham nhũng19
Đối với các thiết chế khu vực, CSR cũng được Ủy ban Châu Âu công nhận
từ rất sớm: “CSR là việc các doanh nghiệp đưa mối quan tâm về xã hội và môi trường vào các hoạt động kinh doanh và mối quan hệ của họ với cộng đồng của mình trên cơ sở tự nguyện”
Ngoài ra, CSR cũng đã được đưa vào Chương trình nghị sự chính thức của Hội nghị thượng đỉnh APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương) tổ chức vào tháng 11/2008 tại Lima, Peru
Giới đầu tư và các Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư cũng đã bắt đầu xem xét đến chính sách trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định việc đầu tư Các nhà đầu tư coi đó là các hạng mục đầu tư đáng giá bởi nó không chỉ làm tăng thêm giá trị xã hội của họ mà đây còn có biện pháp nhằm giảm bớt rủi ro, đảm bảo tính an toàn, sinh lời của nguồn vốn nhờ thiện cảm của xã hội dành cho doanh nghiệp và sự trung thành của đội ngũ nhân viên, khách hàng
19 Nghiên cứu được thực hiện bởi Mạng lưới Hiệp ước Toàn cầu Việt Nam hợp tác cùng CSR Châu Á và Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, “Đánh giá tổng quan điều kiện xã hội và môi trường của những ngành nghề tại Việt Nam dựa trên các nguyên tắc của Hiệp ước Toàn cầu”
Trang 36Như vậy, vấn đề CSR đã trở thành mối quan tâm của mọi cộng đồng, mọi chính phủ ở tầm thế giới, và liên quan trực tiếp đến lợi ích các doanh nghiệp CSR trở thành nhân tố thành công cho các doanh nghiệp thực hiện vấn đề này, nhưng đó cũng là nguyên nhân gây nên sự phá sản, suy vong, đổ vỡ của các công ty coi thường CSR
2.1.2 Tình hình thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp
Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ thực hiện CSR, có những doanh nghiệp từ một công ty nhỏ đã trở thành công ty phát triển vượt bậc nhờ CSR Tuy nhiên, những doanh nghiệp thực hiện CSR không phải là công ty nào cũng thành công, mà cũng có những công ty thất bại Dưới đây là một số doanh nghiệp điển hình cho việc thực hiện CSR
- Những công ty thành công trong việc thực hiện CSR:
2.1.2.1 Procter&Gamble (P&G)
P&G được thành lập năm 1837 tại Mỹ với
việc sáp nhập công ty sản xuất nến Procter và cơ
sở sản xuất xà phòng Gamble Khởi đầu là một
công ty nhỏ với mặt hàng sản xuất chính là xà phòng, P&G đã trở thành một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng nổi tiếng nhất thế giới Theo kết quả khảo sát của Tạp chí Fortune năm 2008, P&G dẫn đầu các công ty được yêu thích nhất trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng tại Mỹ Bên cạnh đó, P&G lần thứ 16 nằm trong tốp 10 công ty toàn cầu được yêu thích nhất Không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm của mình, vị trí của P&G trên thị trường tiêu dùng thế giới còn được xây dựng từ những chương trình, những hoạt động có trách nhiệm
xã hội của công ty Ngay từ rất sớm, khái niệm về CSR vẫn chưa được đưa ra, nhưng những nhà lãnh đạo của công ty đã nhận thức được trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận mà còn là với các đối tượng liên quan khác và đã hiện thực nó bằng những việc làm cụ thể
Đối với người lao động: P&G luôn được đánh giá là lựa chọn tốt nhất, là
điểm đến cho các nhân tài Các nhân viên của P&G luôn hài lòng với môi trường làm việc của mình, ở đó họ có cơ hội thăng tiến phát triển sự nghiệp và được trả
Trang 37lương xứng đáng, được học hỏi, nâng cao năng lực bản thân Ngay từ năm 1887, P&G trở thành một trong các công ty đầu tiên của Mỹ áp dụng chương trình chia
sẻ lợi nhuận với người lao động P&G cũng có những chính sách hiệu quả trong tạo ra môi trường làm việc bình đẳng và điều kiện phát triển cho các nữ nhân viên của mình Điển hình hơn cả là có tới 3 nữ lãnh đạo của P&G: Deb Henretta
- Chủ tịch P&G Châu Á, Susan Arrnold - Chủ tịch bộ phận kinh doanh toàn cầu, Malanie Healey - Chủ tịch nhóm sản phẩm Chăm sóc sắc đẹp và sản phẩm Dành cho phái Đẹp lọt vào “50 nữ doanh nhân quyền năng nhất thế giới” năm 2008 do Fortune bầu chọn Các nhân viên của P&G cũng luôn nhận được sự quan tâm không chỉ về vật chất mà cả tinh thần từ phía lãnh đạo của công ty Điển hình là trong cơn thảm họa động đất tại thành phố Kobe, Nhật Bản năm 1995 Chủ tịch điều hành P&G lúc đó là Alan G Lafley đã đến tận nơi, gặp gỡ, động viên, chia
sẻ và trợ giúp cho các nhân viên tập đoàn cùng gia đình của họ san sẻ bớt khó khăn Điều này đã gây ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp về hình ảnh công ty trong người lao động
Đối với khách hàng: P&G luôn giành cho người tiêu dùng của mình sự
quan tâm, chăm sóc chu đáo bên cạnh chất lượng sản phẩm ngày càng cải thiện Năm 1924, P&G đã đi tiên phong trong thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu hành vi và sở thích của người tiêu dùng để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu từ phía khách hàng Bộ phận marketing và hệ thống quản lý nhãn hiệu bắt đầu được hình thành từ đầu những năm 1930 nhằm phục vụ cho khách hàng nhanh nhất và thuận tiện nhất Công ty đã lắp đặt số điện thoại miễn phí (800 chiếc), để khách hàng mọi nơi có thể gọi trực tiếp cho P&G, để trình bày những yêu cầu, kiến nghị và khiếu nại về sản phẩm P&G Bởi vậy, P&G luôn là nhãn hiệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới
Đối với cộng đồng và môi trường: Trong thập niên 90, P&G cũng đã đi đầu
và gặt hái nhiều thành công trong việc sử dụng thành phần và bao bì sản phẩm không gây hại cho môi trường, có thể tái chế và sử dụng lại Tại P&G, phát triển bền vững được xem như là một lời cam kết của doanh nghiệp với cộng đồng và chính là nguồn lực để phát triển trong tương lai Hiện nay, P&G đang triển khai
Trang 38các chương trình nhằm giảm thiểu năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất
Cụ thể, năm 2008, P&G đã giảm thiểu được năng lượng, 8% lượng khí thải CO2, 7% lượng nước, tiết kiệm 21% sự lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, và đưa ra 5 chiến lược cải thiện môi trường Ngoài việc tung ra các sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu tiêu chí của phát triển sản phẩm bền vững bằng cách tiết kiệm các nguồn lực P&G cũng rất quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thông qua các chương trình có trách nhiệm trên toàn cầu mà tiêu biểu là chương trình: Live, Learn and Thrive (sống, học tập và phát triển) Năm 2008, công ty đã xây dựng 1408 trường học tại Trung Quốc, giúp đỡ những trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tới trường P&G cũng đã cung cấp hơn 1 tỷ lít nước sạch thông qua chương trình Children’s Safe Drinking Water Và công ty cũng đã kết hợp cùng UNICEF cung cấp hơn 50 triệu liều vác xin ngăn ngừa uốn ván cho các bà mẹ đang mang thai ở các nước đang phát triển 20
Bằng sự đổi mới sản phẩm, các chính sách phát triển phù hợp với những hoạt động CSR hiệu quả, P&G đã giữ vững được vị trí dẫn đầu trong thị trường hàng tiêu dùng thế giới trước sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ cạnh tranh Như vậy, P&G là một trong những công ty thành công trong việc thực hiện CSR
2.1.2.2 Tập đoàn CSC
Tập đoàn CSC thành lập năm 1957 tại Mỹ là công ty chuyên cung cấp các giải pháp quản trị kinh doanh và dịch vụ tiên tiến trên nền tảng công nghệ qua 3 lĩnh vực dịch vụ chính: Dịch vụ và Giải pháp kinh doanh, Dịch vụ Gia công và
Quản lý kinh doanh, Dịch vụ Công cho Thị trường Bắc Mỹ Năm 2010, CSC được công nhận là “Công ty IT được ngưỡng mộ nhất thế giới” do Tạp chí FORTUNE bình chọn Các năng lực vượt trội của CSC bao gồm thiết kế và tích
hợp hệ thống; gia công dịch vụ công nghệ thông tin và quy trình kinh doanh, gia công phần mềm; trang Web ứng dụng; hỗ trợ nghiệp vụ và tư vấn quản lý kinh doanh CSC có trụ sở chính tại Fall Churchs, bang Virginia, Mỹ với 94.000 nhân
Trang 39
viên, doanh thu cho năm tài chính tính đến ngày 2 tháng 4 năm 2010 đạt 16.1 tỷ USD
Trong hơn 50 năm qua, CSC đã và đang thực hiện những dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn quản trị trong hầu hết các ngành công nghiệp lớn trên thế giới CSC là nhà cung cấp dịch vụ cấp 1 về các lĩnh vực như Dịch vụ Bảo hiểm - Tài chính, Dịch vụ Y tế, Hàng không - Năng lượng, Quốc phòng và Chính phủ, thị trường Công nghệ và Hàng Tiêu dùng, Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên
CSC được trang bị mạng lưới toàn cầu, chuyển giao giải pháp thống nhất
và đồng bộ CSC áp dụng các quy trình chuẩn hóa từ các nguồn lực quốc tế của CSC vào các hệ thống vận hành của CSC Vì thế, khách hàng luôn tin tưởng vào khả năng chuyên nghiệp của CSC - đó là cung cấp những giải pháp chất lượng cao mọi lúc, mọi nơi, từ khắp nơi trên thế giới
Những cam kết của CSC với khách hàng luôn được thực hiện triệt để
CSC luôn hiểu rằng các doanh nghiệp đã tin tưởng vào các giải pháp của CSC
để đạt được thành công trong kinh doanh Vì thế, CSC luôn nỗ lực cố gắng phát triển thành công những dự án đã ký kết với khách hàng
Đối với khách hàng: Khách hàng luôn hoàn toàn tin tưởng vào khả năng
chuyên nghiệp của CSC trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các dịch vụ phần mềm, phần cứng và những dịch vụ kinh doanh phù hợp nhất cho từng ngành công nghiệp khác nhau Khách hàng khắp nơi trên thế giới thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau luôn đặt trọn niềm tin vào CSC - vì CSC luôn biết rõ nhu cầu khách hàng và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất CSC gặt hái những thành tích vượt trội trong lĩnh vực cung cấp SAP SAP là thực hiện đổi mới kinh doanh với năng lực công nghệ thông tin Đây là nhà cung cấp phần mềm quản trị, thành lập năm 1972 tại phố Wall, Mỹ và hoạt động chính thức ở Việt Nam năm 2007 CSC là Đối tác Cao cấp Toàn cầu của SAP CSC cung cấp hệ thống máy chủ, cung cấp Chương trình Ứng dụng cho SAP Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lãnh vực cung cấp dịch vụ SAP, CSC luôn mang đến thành công cho khách hàng
Trang 40CSC luôn quan niệm: sáng tạo là trái tim của sự thành công Những ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển các giải pháp thực tiễn đã mang lại thành công cho khách hàng và đưa CSC vào khắp các lĩnh vực công nghiệp, đồng thời gia tăng giá trị trên thị trường toàn cầu CSC luôn nâng cao giá trị công ty bằng những hoạt động sáng tạo và đổi mới trong kinh doanh, đó là động lực thúc đẩy cho các thành công của CSC
Đối với người lao động: Từ các phương pháp thực hành hiệu quả nhất,
chẳng hạn như Catalyst cho đến các khóa học ý tưởng về quản lý quá trình thay đổi dành cho các cán bộ quản lý CSC đã và đang tập trung đầu tư vào nhiều chương trình, quy trình và công cụ nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng toàn cầu21 Bên cạnh những công ty thành công trong việc thực hiện CSR thì cũng có những công ty gặp thất bại
2.1.2.3 Green Mountain Coffee Roaster
Green Mountain Coffee Roaster là công ty có
quy mô vừa của Mỹ chuyên kinh doanh trong lĩnh
vực thực phẩm Mặc dù doanh thu và lợi nhuận
chỉ rất khiêm tốn so với các tập đoàn khổng lồ
trên thế giới (doanh thu quý 1 năm 2009 là 197
triệu USD, lợi nhuận là 14,4 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 200822 ) nhưng công ty này lại là một điển hình cho các doanh nghiệp thực hiện CSR hiệu quả Kể từ khi thành lập năm 1981, Green Mountain Coffee Roaster đã có những hoạt động xã hội và môi trường một cách tích cực Năm 1988, công ty đã tặng hơn 500.000 USD cho Coffee Kids, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em và các gia đình trong các cộng đồng trồng cà phê Thông qua các chương trình hành động của Tổ chức Coffee Kids, công ty đã cung cấp chương trình hỗ trợ tín dụng cho những nông dân trồng cà phê ở Huatusco, Mexico và hệ thống bảo vệ sức khoẻ, an toàn vệ sinh bền vững tại Cosaulan, Mehico Năm 1989, Green Mountain đã thành lập một
21“ Giới thiệu về CSC”
http://www.csc.com/vn_vn/ds/26717/49626gi%e1%bb%9bi_thi%e1%bb%87u_v%e1%bb%81_csc.