6. Kết cấu của đề tài
2.1.2. Tình hình thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp
Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp thành công nhờ thực hiện CSR, có những doanh nghiệp từ một công ty nhỏ đã trở thành công ty phát triển vượt bậc nhờ CSR. Tuy nhiên, những doanh nghiệp thực hiện CSR không phải là công ty nào cũng thành công, mà cũng có những công ty thất bại. Dưới đây là một số doanh nghiệp điển hình cho việc thực hiện CSR.
- Những công ty thành công trong việc thực hiện CSR:
2.1.2.1. Procter&Gamble (P&G).
P&G được thành lập năm 1837 tại Mỹ với việc sáp nhập công ty sản xuất nến Procter và cơ sở sản xuất xà phòng Gamble. Khởi đầu là một
công ty nhỏ với mặt hàng sản xuất chính là xà phòng, P&G đã trở thành một trong những công ty sản xuất hàng tiêu dùng nổi tiếng nhất thế giới. Theo kết quả khảo sát của Tạp chí Fortune năm 2008, P&G dẫn đầu các công ty được yêu thích nhất trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng tại Mỹ. Bên cạnh đó, P&G lần thứ 16 nằm trong tốp 10 công ty toàn cầu được yêu thích nhất. Không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm của mình, vị trí của P&G trên thị trường tiêu dùng thế giới còn được xây dựng từ những chương trình, những hoạt động có trách nhiệm xã hội của công ty. Ngay từ rất sớm, khái niệm về CSR vẫn chưa được đưa ra, nhưng những nhà lãnh đạo của công ty đã nhận thức được trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận mà còn là với các đối tượng liên quan khác và đã hiện thực nó bằng những việc làm cụ thể.
Đối với người lao động: P&G luôn được đánh giá là lựa chọn tốt nhất, là điểm đến cho các nhân tài. Các nhân viên của P&G luôn hài lòng với môi trường làm việc của mình, ở đó họ có cơ hội thăng tiến phát triển sự nghiệp và được trả
lương xứng đáng, được học hỏi, nâng cao năng lực bản thân. Ngay từ năm 1887, P&G trở thành một trong các công ty đầu tiên của Mỹ áp dụng chương trình chia sẻ lợi nhuận với người lao động. P&G cũng có những chính sách hiệu quả trong tạo ra môi trường làm việc bình đẳng và điều kiện phát triển cho các nữ nhân viên của mình. Điển hình hơn cả là có tới 3 nữ lãnh đạo của P&G: Deb Henretta - Chủ tịch P&G Châu Á, Susan Arrnold - Chủ tịch bộ phận kinh doanh toàn cầu, Malanie Healey - Chủ tịch nhóm sản phẩm Chăm sóc sắc đẹp và sản phẩm Dành cho phái Đẹp lọt vào “50 nữ doanh nhân quyền năng nhất thế giới” năm 2008 do Fortune bầu chọn. Các nhân viên của P&G cũng luôn nhận được sự quan tâm không chỉ về vật chất mà cả tinh thần từ phía lãnh đạo của công ty. Điển hình là trong cơn thảm họa động đất tại thành phố Kobe, Nhật Bản năm 1995. Chủ tịch điều hành P&G lúc đó là Alan G. Lafley đã đến tận nơi, gặp gỡ, động viên, chia sẻ và trợ giúp cho các nhân viên tập đoàn cùng gia đình của họ san sẻ bớt khó khăn. Điều này đã gây ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp về hình ảnh công ty trong người lao động.
Đối với khách hàng: P&G luôn giành cho người tiêu dùng của mình sự
quan tâm, chăm sóc chu đáo bên cạnh chất lượng sản phẩm ngày càng cải thiện. Năm 1924, P&G đã đi tiên phong trong thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu hành vi và sở thích của người tiêu dùng để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu từ phía khách hàng. Bộ phận marketing và hệ thống quản lý nhãn hiệu bắt đầu được hình thành từ đầu những năm 1930 nhằm phục vụ cho khách hàng nhanh nhất và thuận tiện nhất. Công ty đã lắp đặt số điện thoại miễn phí (800 chiếc), để khách hàng mọi nơi có thể gọi trực tiếp cho P&G, để trình bày những yêu cầu, kiến nghị và khiếu nại về sản phẩm P&G. Bởi vậy, P&G luôn là nhãn hiệu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Đối với cộng đồng và môi trường: Trong thập niên 90, P&G cũng đã đi đầu
và gặt hái nhiều thành công trong việc sử dụng thành phần và bao bì sản phẩm không gây hại cho môi trường, có thể tái chế và sử dụng lại. Tại P&G, phát triển bền vững được xem như là một lời cam kết của doanh nghiệp với cộng đồng và chính là nguồn lực để phát triển trong tương lai. Hiện nay, P&G đang triển khai
các chương trình nhằm giảm thiểu năng lượng sử dụng trong quá trình sản xuất. Cụ thể, năm 2008, P&G đã giảm thiểu được năng lượng, 8% lượng khí thải CO2, 7% lượng nước, tiết kiệm 21% sự lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, và đưa ra 5 chiến lược cải thiện môi trường. Ngoài việc tung ra các sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu tiêu chí của phát triển sản phẩm bền vững bằng cách tiết kiệm các nguồn lực. P&G cũng rất quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thông qua các chương trình có trách nhiệm trên toàn cầu mà tiêu biểu là chương trình: Live, Learn and Thrive (sống, học tập và phát triển). Năm 2008, công ty đã xây dựng 1408 trường học tại Trung Quốc, giúp đỡ những trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tới trường. P&G cũng đã cung cấp hơn 1 tỷ lít nước sạch thông qua chương trình Children’s Safe Drinking Water. Và công ty cũng đã kết hợp cùng UNICEF cung cấp hơn 50 triệu liều vác xin ngăn ngừa uốn ván cho các bà mẹ đang mang thai ở các nước đang phát triển...20.
Bằng sự đổi mới sản phẩm, các chính sách phát triển phù hợp với những hoạt động CSR hiệu quả, P&G đã giữ vững được vị trí dẫn đầu trong thị trường hàng tiêu dùng thế giới trước sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ cạnh tranh. Như vậy, P&G là một trong những công ty thành công trong việc thực hiện CSR.
2.1.2.2. Tập đoàn CSC.
Tập đoàn CSC thành lập năm 1957 tại Mỹ là công ty chuyên cung cấp các giải pháp quản trị kinh doanh và dịch vụ tiên tiến trên nền tảng công nghệ qua 3 lĩnh vực dịch vụ chính: Dịch vụ và Giải pháp kinh doanh, Dịch vụ Gia công và Quản lý kinh doanh, Dịch vụ Công cho Thị trường Bắc Mỹ. Năm 2010, CSC được công nhận là “Công ty IT được ngưỡng mộ nhất thế giới” do Tạp chí FORTUNE bình chọn. Các năng lực vượt trội của CSC bao gồm thiết kế và tích
hợp hệ thống; gia công dịch vụ công nghệ thông tin và quy trình kinh doanh, gia công phần mềm; trang Web ứng dụng; hỗ trợ nghiệp vụ và tư vấn quản lý kinh doanh. CSC có trụ sở chính tại Fall Churchs, bang Virginia, Mỹ với 94.000 nhân
viên, doanh thu cho năm tài chính tính đến ngày 2 tháng 4 năm 2010 đạt 16.1 tỷ USD.
Trong hơn 50 năm qua, CSC đã và đang thực hiện những dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn quản trị trong hầu hết các ngành công nghiệp lớn trên thế giới. CSC là nhà cung cấp dịch vụ cấp 1 về các lĩnh vực như Dịch vụ Bảo hiểm - Tài chính, Dịch vụ Y tế, Hàng không - Năng lượng, Quốc phòng và Chính phủ, thị trường Công nghệ và Hàng Tiêu dùng, Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên.
CSC được trang bị mạng lưới toàn cầu, chuyển giao giải pháp thống nhất và đồng bộ. CSC áp dụng các quy trình chuẩn hóa từ các nguồn lực quốc tế của CSC vào các hệ thống vận hành của CSC. Vì thế, khách hàng luôn tin tưởng vào khả năng chuyên nghiệp của CSC - đó là cung cấp những giải pháp chất lượng cao mọi lúc, mọi nơi, từ khắp nơi trên thế giới.
Những cam kết của CSC với khách hàng luôn được thực hiện triệt để. CSC luôn hiểu rằng các doanh nghiệp đã tin tưởng vào các giải pháp của CSC để đạt được thành công trong kinh doanh. Vì thế, CSC luôn nỗ lực cố gắng phát triển thành công những dự án đã ký kết với khách hàng .
Đối với khách hàng: Khách hàng luôn hoàn toàn tin tưởng vào khả năng chuyên nghiệp của CSC trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp các dịch vụ phần mềm, phần cứng và những dịch vụ kinh doanh phù hợp nhất cho từng ngành công nghiệp khác nhau. Khách hàng khắp nơi trên thế giới thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau luôn đặt trọn niềm tin vào CSC - vì CSC luôn biết rõ nhu cầu khách hàng và đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất. CSC gặt hái những thành tích vượt trội trong lĩnh vực cung cấp SAP. SAP là thực hiện đổi mới kinh doanh với năng lực công nghệ thông tin. Đây là nhà cung cấp phần mềm quản trị, thành lập năm 1972 tại phố Wall, Mỹ và hoạt động chính thức ở Việt Nam năm 2007. CSC là Đối tác Cao cấp Toàn cầu của SAP. CSC cung cấp hệ thống máy chủ, cung cấp Chương trình Ứng dụng cho SAP. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lãnh vực cung cấp dịch vụ SAP, CSC luôn mang đến thành công cho khách hàng.
CSC luôn quan niệm: sáng tạo là trái tim của sự thành công. Những ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển các giải pháp thực tiễn đã mang lại thành công cho khách hàng và đưa CSC vào khắp các lĩnh vực công nghiệp, đồng thời gia tăng giá trị trên thị trường toàn cầu. CSC luôn nâng cao giá trị công ty bằng những hoạt động sáng tạo và đổi mới trong kinh doanh, đó là động lực thúc đẩy cho các thành công của CSC.
Đối với người lao động: Từ các phương pháp thực hành hiệu quả nhất, chẳng hạn như Catalyst cho đến các khóa học ý tưởng về quản lý quá trình thay đổi dành cho các cán bộ quản lý. CSC đã và đang tập trung đầu tư vào nhiều chương trình, quy trình và công cụ nhằm cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhất cho khách hàng toàn cầu21. Bên cạnh những công ty thành công trong việc thực hiện CSR thì cũng có những công ty gặp thất bại.
2.1.2.3. Green Mountain Coffee Roaster.
Green Mountain Coffee Roaster là công ty có quy mô vừa của Mỹ chuyên kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận chỉ rất khiêm tốn so với các tập đoàn khổng lồ trên thế giới (doanh thu quý 1 năm 2009 là 197
triệu USD, lợi nhuận là 14,4 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 200822 ) nhưng công ty này lại là một điển hình cho các doanh nghiệp thực hiện CSR hiệu quả. Kể từ khi thành lập năm 1981, Green Mountain Coffee Roaster đã có những hoạt động xã hội và môi trường một cách tích cực. Năm 1988, công ty đã tặng hơn 500.000 USD cho Coffee Kids, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em và các gia đình trong các cộng đồng trồng cà phê. Thông qua các chương trình hành động của Tổ chức Coffee Kids, công ty đã cung cấp chương trình hỗ trợ tín dụng cho những nông dân trồng cà phê ở Huatusco, Mexico và hệ thống bảo vệ sức khoẻ, an toàn vệ sinh bền vững tại Cosaulan, Mehico. Năm 1989, Green Mountain đã thành lập một
21“Giới thiệu về CSC”
http://www.csc.com/vn_vn/ds/26717/49626gi%e1%bb%9bi_thi%e1%bb%87u_v%e1%bb%81_csc.
uỷ ban bảo vệ môi trường và phát triển hệ thống rừng cà phê nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm gia tăng độ bao phủ của diện tích rừng đang ngày càng bị thu hẹp, đây là một hoạt động phi lợi nhuận nhằm bảo vệ môi trường sinh thái. Công ty được xem là doanh nghiệp tiên phong trong phong trào công bằng thương mại (trả tiền cho người trồng cà phê ổn định, công bằng giá cả). Nhưng những thay đổi lớn nhất bắt đầu từ những năm 2000, công ty đã cung cấp tài chính nhằm kiếm soát, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo giúp người trồng cà phê thu được lợi nhuận cao hơn từ cây cà phê. 45% lượng cà phê nguyên liệu của Green Mountain Roaster Coffee được mua trực tiếp từ người nông dân mà không thông qua trung gian với giá không thấp hơn 1,26$/pound ngay cả khi giá thị trường ở mức thấp. Công ty cũng luôn tạo ra sự khác biệt về sản phẩm dựa trên thói quen, văn hóa, truyền thống của mỗi quốc gia, chính vì vậy người tiêu dùng luôn hài lòng với các sản phẩm của họ.
Với những thành tích trong hoạt động CSR, Green Mountain đã có mặt liên tục 4 năm (2003-2007) trong Top 10 doanh nghiệp thực thi ĐĐKD hiệu quả nhất do tạp chí Bussiness Ethics bình chọn trong đó năm 2006, 2007 doanh nghiệp đã đứng đầu trong danh sách.
Bên cạnh những doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện CSR là những doanh nghiệp vì lợi nhuận mà đã làm trái pháp luật, đi ngược lại lợi ích xã hội, gây ô nhiễm môi trường. Điển hình trong số đó là vụ đổ vỡ của tập đoàn Enron, công ty kiểm toán Arthur Anderson, hay hàng loạt các cây xăng gian lận bị rút giấy phép và gần đây là vụ việc gây xôn xao dư luận về sữa nhiễm melamine của tập đoàn sữa Tam Lộc - Trung Quốc.
- Những công ty chƣa thành công trong việc thực hiện CSR:
2.1.2.4. Tập đoàn sữa Tam Lộc.
Tập đoàn Tam Lộc thành lập năm 1956. Trong thập niên 90, Tam Lộc đã có những bước phát triển như vũ bão, không chỉ là nhà sản xuất sữa số một của Trung Quốc, mà còn là doanh nghiệp tiêu biểu của nền kinh tế Trung Quốc. Năm 1993, doanh thu của công ty này đứng đầu toàn ngành và liên tục giữ vị trí này trong một thời gian dài. Với những thành công như vậy, năm 2005, Tập
đoàn Fonterra của New Zealand mua 43% cổ phần của tập đoàn, cũng ngay sau đó, Tam Lộc được Tổng cục Kiểm tra Chất lượng Trung Quốc ban giấy chứng nhận “miễn kiểm” đối với sản phẩm sữa bột cho trẻ em trong thời hạn ba năm 2006 - 2008. Tháng 1/2008, sữa bột thế hệ mới của Sanlu được nhận giải thưởng tiến bộ khoa học kỹ thuật bậc II. Đến tháng 6/2008, Sanlu trở thành đơn vị duy nhất sản xuất sữa uống cho ngành hàng không vũ trụ nước này. Tuy nhiên, để thành công như vậy doanh nghiệp này đã coi thường sự an toàn, sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng khi không kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm. Mặc dù có nông trường nuôi bò lấy sữa nhưng để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, doanh nghiệp đã nhập sữa từ bên ngoài và nguồn nguyên liệu này đã không đảm bảo chất lượng do bị pha melamine (một hoá chất độc hại gây sỏi thận và có thể dẫn tới tử vong) vào sữa tươi để tăng khối lượng nhằm kiếm lời. Kết quả là trong 1 kg thành phẩm của Tam Lộc có tới 2563 mg melamine, trong khi đó theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ hàm lượng melamine tối đa là 15mg/kg sữa dùng cho trẻ em23.
Mặc dù, Tam Lộc đã biết sản phẩm của họ có chứa melamine nhưng công ty vẫn tung sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, tập đoàn này giấu diếm thông tin và không thu hồi sữa nhiễm độc trên thị trường. Khi xã hội bắt đầu lên tiếng về vụ việc, tập đoàn Tam Lộc đã dùng mọi thủ đoạn hòng dập tắt dư luận. Và hậu quả của những hành động phi nhân đạo này là gần 300.000 trẻ em sử dụng sản phẩm sữa đã mắc bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu trong đó có 6 trẻ em đã tử vong. Đang là một doanh nghiệp hàng đầu của Trung Quốc, song vì chạy theo lợi nhuận, coi thường tính mạng người tiêu dùng, Tam Lộc đã rơi vào con đường nợ nần và phá sản. Và điều này đã kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng khác: hơn 10.000 nhân công đang làm việc tại nhà máy sữa này đã bị mất việc, hàng vạn gia đình công nhân viên rơi vào cảnh khó khăn; tình trạng sữa nguyên liệu không được tiêu thụ đổ thành những “dòng sông trắng”; những người nông dân
23 Nguyễn Thành Tuệ (2008), “Con đường của Sanlu”,
chăn nuôi buộc phải bán bò sữa chuyển sang hướng kinh doanh khác, giá cổ phiếu của các công ty sữa khác cũng liên tục giảm…